Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÁO cáo kết QUẢ NGHIÊN cứu THỰC TIỄN QUẢN lý GIÁO dục QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học tại TRƯỜNG TIỂU học TRƯNG TRẮC QUẬN 11, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.79 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG
TRẮC QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên:
Lớp….Khóa….

Hà Nội, năm 2022


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN

PHẦN 2.

CỨU THỰC TẾ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.1.
2.2.
2.3.
PHẦN 3.


Nội dung tìm hiểu, nghiên cứu
Phương pháp tìm hiểu nghên cứu
Kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục
KẾT LUẬN

1
4
4
11
12
14


PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
THỰC TẾ
Quận 11 nằm về phía Tây - Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố 6 km; là cửa ngõ thông thương giữa nội thành và vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Quận nằm giữa 10038’ đến 10010’ vĩ bắc, 106022’ - 106054’ kinh
đơng: Phía Tây Bắc giáp quận Tân Bình được giới hạn bởi kênh Tân Hóa, đường
Âu Cơ, đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường Thiên Phước. Phía Đơng giáp Quận
10, được phân cách bằng đường Lý Thường Kiệt. Phía Nam giáp Quận 5 và 6,
được giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và đường Hùng Vương. Như vậy,
Quận 11 có vị trí quan trọng nằm giữa các Quận 5, 6, Tân Bình và Quận 10, là
những quận có tiềm năng kinh tế, văn hóa và nhiều mặt khác.
Quận 11 có diện tích tự nhiên là 5 km2 chiếm 0,25% diện tích đất đai
thành phố và 3,5% đất đai của nội thành, là một quận có đất đai thuộc loại nhỏ
so với các quận khác trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Phù hợp với tình
hình địa lý và mối quan hệ kinh tế của từng khu vực hành chính, Quận 11được
phân chia thành 16 phường. Khu trung tâm quận nằm ở đường Bình Thới nơi tập
trung các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể của Quận. Ngồi ra trong địa

bàn Quận cịn các khu trung tâm khác như trung tâm công nghiệp Phú Thọ; khu
du lịch văn hóa Đầm Sen, khu liên hiệp thể thao Phú Thọ, khu thương mại dịch
vụ đường 3/2.
Nhìn bao quát về địa lý, dân cư hiện nay, Quận 11 là quận nhỏ, nhưng dân
số đông, phân bổ cư dân và trình độ phát triển kinh tế khơng đồng đều. Đặc
điểm đó có nguồn gốc từ q trình hình thành và phát triển của Quận.
Trường tiểu học Trưng Trắc, quận 11, địa chỉ: 160 Nguyễn Thị Nhỏ,
Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường tiểu học Trưng Trắc là địa chỉ tin cậy để giáo dục học sinh, để các
bậc cha mẹ học sinh yên tâm gửi gắm con em mình trong giai đoạn quan trọng
bậc nhất của cuộc đời mỗi con người.
Qua quá trình phát triển, trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có
chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giáo dục của thời kì hiện đại. Hiện
1


nay, nhà trường có 61 cán bộ giáo viên, nhân viên. Tất cả cán bộ giáo viên đều
đạt chuẩn trở lên, có kinh nghiệm giáo dục học sinh trên tất cả các khía cạnh của
giáo dục tiểu học. Hơn 90% giáo viên trong trường có trình độ cao đẳng, đại
học. Nhiều thày cơ giáo đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi giáo viên giỏi
các cấp.
Nhiều thày cô giáo u nghề, mến trẻ, giảng dạy có uy tín được phụ
huynh và học sinh tin u. Trường có mơi trường học sinh rất thuận lợi cho từng
cá nhân học tập, phát triển. Học sinh trên địa bàn nối theo truyền thống cha ơng,
phần lớn chăm chỉ học hành, ngoan ngỗn. Phong trào học tập, tu dưỡng của học
sinh có nền nếp và có động lực tốt. Học sinh vừa chăm ngoan theo nét văn hóa
truyền thống, vừa năng động để tham gia và tiếp thu các thành quả giáo dục mới.
Rất nhiều tấm gương học sinh tiêu biểu làm gương cho các em noi theo. Nhiều
học sinh của trường đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Chỉ tính trong 5
năm gần đây, trường đã có 688 học sinh giỏi cấp quận, 74 học sinh giỏi cấp

thành phố, 03 học sinh giỏi cấp quốc gia. Gần đây, nhiều em tham gia vào các
hoạt động học tập và tham gia các cuộc thi bằng các hình thức mới, hiện đại.
Học thày không tày học bạn. Môi trường học sinh như vậy là điều kiện rất
tốt để các em học tập, tu dưỡng trong những năm niên thiếu của mình.
Hiện nay, Trường tiểu học Trưng Trắc là một trong những trường có cơ sở
vật chất, kĩ thuật tốt bậc nhất trong các trường tiểu học trên địa bàn quận 11. Từ
năm 2010, Trường đã được công nhận là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ
I. Cơ sở vật chất của trường từ đó tiếp tục được nâng cấp. Khn viên của
trường khá rộng rãi, thống đãng. Với diện tích gần 1,3 hecta, có cổng, hệ thống
tường bao và khung cảnh sư phạm đẹp, an toàn. Trường được chia thành các khu
chức năng rất khoa học đáp ứng cho các hoạt động học tập khác nhau. Trang bị
trong phòng đạt chuẩn và có thể dễ dàng nâng cấp khi có nhu cầu. Nhiều lớp học
đã tự trang bị máy móc để thực hiện giảng dạy theo các hình thức hiện đại với
máy chiếu hoặc chương trình tương tác. Trường có thư viện mới đạt chuẩn xuất
sắc cấp Thành phố với nhiều đầu sách được luân chuyển hàng tháng. Khu vực
giáo dục thể chất rộng rãi cùng nhiều thiết bị hỗ trợ đảm bảo cho học sinh học
2


tập, rèn luyên trong mọi thời tiết. Phòng y tế có đủ phương tiện để giải quyết các
tình huống theo đúng tiêu chuẩn y tế học đường. Khu bếp bán trú với trang bị
đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh, an tồn có thể đáp ứng nhu cầu cho tồn bộ học sinh
cũng như cán bộ giáo viên của trường.
Ngoài các khu chức năng nói trên, trường cịn có khơng gian xanh thoáng
đãng với sân trường rộng, xanh, sạch và tạo cảnh quan mơi trường và đảm bảo
cho học sinh có thể vui chơi thoải mái ngoài giờ học.
Nhà trường kế hoạch và chương trình giáo dục, hoạt động phù hợp với các
yêu cầu của ngành, phù hợp với xu hướng xã hội và điều kiện của địa phương.
Trường thực hiện nghiêm túc mọi nội dung, kế hoạch của ngành. Việc dạy và học
theo chương trình chung được thực hiện nghiêm theo phương châm “dạy thật, học

thật”, “Nhà trường thân thiện - Nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch”.
Trường thực hiện linh hoạt các nội dung mềm nhằm phát huy tốt hơn năng
lực của học sinh, đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhà trường có
chương trình liên kết với các tổ chức có uy tín để dạy ngoại ngữ cho tất cả các
khối lớp với giáo viên bản ngữ. Ngoài sự đầu tư của thị xã, nhà trường đã và
đang thực hiện xã hội hóa, tạo điều kiện để đưa hình thức dạy học hiện đại vào
các lớp theo xu hướng “điện tử hóa” việc dạy, học. Nhà trường cũng tạo điều
kiện để thu hút các hình thức bồi dưỡng nâng cao kĩ năng thể thao, âm nhạc,
bóng đá, khiêu vũ,... cho học sinh.
Trường nằm tại địa phương giàu truyền thống văn hóa. Trong những năm
gần đây, q trình đơ thị hóa đã diễn ra nhanh. Sự kết hợp truyền thống và hiện
đại đã tạo ra những thuận lợi trong việc đảm bảo điều kiện cho trẻ em học tập và
sinh hoạt tại trường. Trong đó, nhận thức và sự quan tâm của từng cá nhân cha
mẹ học sinh cũng như của Ban Đại diện cha mẹ học sinh các cấp các lớp, Ban
Đại diện cha mẹ học sinh nhà trường có vai trị đặc biệt.
Với những thuận lợi trên, cùng với sự cố gắng của cán bộ, giáo viên, học
sinh và sự quan tâm của các cấp quản lí, trường ln thu hút đơng đảo học sinh
theo học và được ghi nhận là trường có nhiều thành tích cao trong hệ thống các
3


trường tiểu học ở Quận 11. Chính vì lẽ đó, Trường tiểu học Trưng Trắc thật sự là
một địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao chất
lượng giảng dạy ở các khối lớp, hướng tới hoàn thiện hệ thống giáo dục của
quận là một trong những mục tiêu mà ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 11 luôn
hướng đến. Trong những năm học vừa qua, công tác quản dựa vào nhà trường đã
được lãnh đạo nhà trường tiểu học chú trọng đầu tư. Nhà trường đã quán triệt
yêu cầu và nội dung đổi mới tổ chức hoạt động quản lý trong nhà trường bao
gồm đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của

học sinh; xây dựng kế hoạch dạy học và phân phối chương trình mới phù hợp
với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường; điều chỉnh nội dung dạy học
theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa
phương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học; tổ chức
các hình thức dạy học phù hợp.
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.1. Nội dung tìm hiểu, nghiên cứu
* Thực hiện chương trình, nội dung dạy học
Những năm qua, bên cạnh việc chỉ đạo các trường tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các Nghị quyết của Đảng, trường đã thường xuyên tổ chức tốt công tác
giáo dục pháp luật, đạo đức cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Đồng thời, tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị 03/BCT về việc “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đề cao việc nêu gương của cán bộ,
đảng viên trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và
thực hiện các nhiệm vụ chun mơn. Tiếp tục duy trì, phát huy kết quả của
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặc biệt
là việc trang trí trường lớp học thân thiện - xây dựng thư viện thân thiện, theo
mơ hình trường Tiểu học mới (VNEN) được phát động và triển khai mạnh mẽ
trong các nhà trường. Nhiều đơn vị đã thực hiện tốt nội dung này tạo nên cảnh
quan sư phạm xanh - sạch đẹp và thân thiện.
4


Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch điều chỉnh các môn học phù hợp
với thực tế, phù hợp đối tượng và phát huy năng khiếu của học sinh. Can bộ
quản lý, giáo viên trường tiểu học Trưng Trắc đã quan tâm đến việc dạy học theo
đối tượng, tổ chức các lớp học theo năng khiếu, tạo cơ hội cho học sinh được
tham gia nhiều hoạt động giáo dục và phát triển năng khiếu bản thân.
Trường tiểu học Trưng Trắc đã quan tâm chỉ đạo giáo viên dạy lớp 4,5
tiếp cận với phương pháp dạy học của khối trung học cơ sở, rèn cho học sinh kỹ

năng nghe - ghi bài. Quan tâm đến việc soạn, dạy hoạt động nối tiếp để học sinh
chuẩn bị bài chu đáo cho tiết học sau.
Giáo viên trong các trường toàn thành phố thực hiện dạy lồng ghép một số
nội dung mới theo tinh thần chỉ đạo của ngành vào nội dung các môn học như:
giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục an
tồn giao thơng, an ninh trường học trong các nội dung dạy học, các hoạt động
ngoại khóa.
* Sử dụng phương pháp, hình thức giảng dạy của giáo viên
Cùng với hoạt động trên, Phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố triển khai
áp dụng thí điểm dạy học theo mơ hình trường học mới (VNEN) ở khối lớp 3.
Theo đó nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học theo nhóm và thực
hiện ở 100% số tiết học các mơn: Tốn, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội. Các mơn
cịn lại khuyến khích giáo viên khối lớp 3 (không bắt buộc) tổ chức lớp học và
giảng dạy theo mơ hình VNEN.
Thực tiễn cho thấy, việc vận dụng mơ hình (VNEN) ở trường tiểu học
Trưng Trắc đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh có
tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn, nhận thức được nhiệm vụ học tập
của mình, chăm chỉ học bài, làm bài đầy đủ, tích cực tham gia các hoạt động học
tập. Nề nếp học tập được duy trì khá tốt, các em biết xây dựng kế hoạch học tập
ở nhà, phương pháp tự học đã được hình thành trong từng lớp học, tạo ra phong
trào tự học, tự rèn. So sánh kết quả học lực yếu kém của học sinh qua từng năm
học của trường tiểu học Trưng Trắc thấy tỷ lệ học sinh yếu kém giảm dần. Số
lượng học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi không ngừng tăng lên.
5


* Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học ở trường tiểu học
Trưng Trắc
Trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồn thể ở địa
phương đã xác định rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của

toàn dân”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” nên có những chỉ đạo
cụ thể, sát sao các nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng cải
thiện điều kiện trường, lớp đáp ứng yêu cầu dạy học, đồng thời chỉ đạo các đoàn
thể trong địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ,...
phối kết hợp chặt chẽ cùng nhà trường góp phần giáo dục tồn diện cho học
sinh. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh cùng nhân dân
địa phương đã tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường học tập
lành mạnh, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất và trang trí trường lớp học thân
thiện; tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu
học Trưng Trắc.
Hằng năm, trường tiểu học Trưng Trắc tổ chức mua sắm, bổ sung trang
thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp day học như : máy chiếu,
máy tính, các mơ hình dạy học...
* Hoạt động học tập của học sinh và kết quả dạy học
Thực hiện chương trình dạy học theo mơ hình VNEN và áp dụng phương
pháp dạy học tích cực trong giảng dạy ở trường tiểu học Trưng Trắc, học sinh cơ
bản đã thay đổi được thói quen học tập, các em đã làm quen với cách học theo
nhóm, dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. Học sinh được rèn luyện nhiều hơn
về kỹ năng nghe, nói, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. Các em bước đầu hình
thành khả năng và năng lực: Tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết
vấn đề.
Đánh giá kết quả xếp loại học sinh cho thấy tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi
qua 2 năm đều trên 90.0%, nhưng tỷ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình, yếu
vẫn chiếm tỷ lệ gần 10.0%. Điều đó nhắc nhở trường tiểu học Trưng Trắc trong quá
trình dạy và học cần quan tâm tới học sinh yếu, kém và phải có kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên phần nay có trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
6


* Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn
chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc quản lý
xây dựng, thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên có tầm quan trọng đặc
biệt trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học. Thực trạng quản lý hoạt động xây
dựng, thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thể hiện thông qua kết
quả điều tra xã hội học. Kết quả điều tra cho thấy quản lý của đội ngũ cán bộ
quản lý với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên được
đánh giá khá tốt, đảm bảo quy trình giữa các khâu.
Trường tiểu học Trưng Trắc quán triệt cho giáo viên nắm vững Kế hoạch
giảng dạy năm học. Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy và duyệt kế họach
của giáo viên là nội dung được đa số cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở mức
độ rất tốt. Điều này cho thấy, cán bộ quản lý các trường rất quan tâm, thường
xuyên tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
Đó là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy
học trường tiểu học Trưng Trắc.
* Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên. Phân công giảng dạy cho
giáo viên thực chất là công tác tổ chức, là việc sử dụng con người. Quản lý việc
phân cơng giảng dạy cho giáo viên địi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm thật
chắc chất lượng đội ngũ giáo viên, hiểu rõ đặc điểm, đáng giá chính xác từng
giáo viên và phân công hợp lý khoa học. Nếu phân công phù hợp với năng lực
chuyên môn của từng giáo viên thì sẽ làm cho họ tự tin, phát huy hết khả năng
và khẳng định mình trong tập thể.
Thực trạng quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Soạn bài và chuẩn
bị bài tốt là yếu tố cơ bản góp phần cho sự thành cơng của giờ lên lớp. Quản lý
việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên tiểu học là nhiệm vụ cần thiết
của cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, việc đưa ra những quy định cụ thể
về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp theo theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
7



học đã được cán bộ quản lý các nhà trường chú ý, cơ bản cán bộ quản lý và giáo
viên đánh giá ở mức độ rất tốt. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo được thực
hiện thường xuyên, mức độ đánh giá khá tốt. Đây là vấn đề mà trường tiểu học
Trưng Trắc cần tiếp tục duy trì và phát huy bởi vì với việc triển khai chương
trình và sách giáo khoa mới như hiện nay thì việc chuẩn bị nội dung, lựa chọn và
sử dụng các phương tiện dạy học. Trước khi lên lớp và sử dụng tốt các trang
thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất
lượng học tập của học sinh.
Thực trạng quản lý giảng dạy trên lớp của giáo viên. Quản lý tốt nền nếp
lên lớp của giáo viên có tác dụng nâng cao chất lượng giờ dạy. Qua kết quả điều
tra việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên cho thấy cán bộ quản lý trường
tiểu học Trưng Trắc đã thường xuyên quản lý giờ lên lớp của giáo viên. Tuy
nhiên, việc tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất, rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại
giờ dạy chưa được cán bộ quản lý thực hiện một cách thường xuyên. Như vậy,
qua kết quả đánh giá trên cho thấy cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc đã
có những quy định và tổ chức thực hiện quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên
đạt hiệu quả, song việc thực hiện các biện pháp này chưa thật đồng bộ.
Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm
sư phạm. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở cuối cùng, là đơn vị nền tảng để tổ
chức các hoạt động sư phạm, nghiệp vụ của giáo viên. Đây cũng là nơi quản lý
trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu,
thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học. Do đó, cán bộ quản
lý trường tiểu học Trưng Trắc cần phải chỉ đạo hoạt động của đơn vị này thật sâu
sát, có chất lượng và hiệu quả. Cán bộ quản lý thông qua hoạt động của tổ
chuyên môn để quản lý chất lượng, quy chế, nền nếp, chất lượng giảng dạy của
giáo viên.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và
rút kinh nghiệm cho thấy, cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc đã nhận

thức rõ vai trò quan trọng của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy trong nhà trường.
8


Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả
học tập của học sinh. Kết quả thuyết phục nhất trong việc giảng dạy của giáo
viên là chất lượng học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học
sinh cịn có ý nghĩa là biết được hiệu quả của quá trình giảng dạy, phát hiện
những thiếu sót hoặc những điểm chưa hoàn chỉnh trong việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Đây là
một yêu cầu quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý đối
với việc giảng dạy của giáo viên.
Qua kết quả điều tra về thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá của
giáo viên đối với kết quả học tập cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học Trưng
Trắc cho thấy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học
tập của học sinh của cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc được thực hiện
nghiêm túc, được đánh giá ở mức độ tốt.
* Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh
Chúng tôi thấy rằng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh là
khâu đặc biệt, trực tiếp quyết định chất lượng học tập của học sinh, nó có mối
quan hệ chặt chẽ với các mặt quản lý khác trong nhà trường. Nếu quản lý tốt thì
sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Nhận thức tầm quan trọng của vấn
đề này, cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc đã thực hiện nghiêm túc khâu
quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
Qua kết quả điều tra cho ta thấy, cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng
Trắc đã chú trọng đến việc xây dựng nội quy học tập; kế hoạch hoạt động học
tập; tăng cường việc kiểm tra đánh giá việc chấp hành quy định học sinh bằng
cách quản lý chặt chẽ nề nếp chuyên cần của học sinh, kết hợp với việc biểu
dương, khen thưởng, xử phạt kịp thời nhằm động viên, khích lệ các em có tiến

bộ, có thành tích tốt trong q trình học tập; điều chỉnh, uốn nắn cho những học
sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn, còn vi phạm quy định nhà trường.
Trong quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học Trưng Trắc thì
việc chỉ đạo xây dựng nội quy học tập cho học sinh là hết sức cần thiết nhằm tạo
cho học sinh thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người học sinh; tinh thần,
9


nghĩa vụ học tập, rèn luyện đạo đức tích cực, chủ động, sáng tạo. Bên cạnh việc
chỉ đạo cho học sinh thực hiện tốt các quy định, nội quy học sinh thì việc “Tăng
cường kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định của học sinh”. Việc xây dựng
nội quy, kế hoạch hoạt động học tập, tăng cường kiểm tra thực hiện nội quy phải
được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các tổ chức, cá nhân
trong nhà trường; đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học,
việc biên chế các lớp, giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức biên chế
lớp; tổ chức học tập nội quy, giao nhiệm vụ học tập, rèn luyện, chỉ tiêu phấn đấu
cho từng học sinh, từng lớp để tạo động lực cho các em phấn đấu.
Bên cạnh đó, việc định hướng, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo
viên, phương pháp học tập đối với học sinh; ý thức học tập, động cơ học tập
đúng đắn; tăng cường xây dựng hệ thống bài tập nâng cao theo mức độ khó dần
sẽ giúp học sinh có những biện pháp, phương pháp học tập phù hợp; phát triển
kỹ năng từ dễ đến khó.
* Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học
Điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy học là cơ sở vât chất, thiết bị dạy
học, nguồn kinh phí. Quản lý các yếu tố đó là một trong những đặc trưng chủ
yếu và là yêu cầu bắt buộc của hoạt động dạy học, nhất là ở bậc tiểu học.
Tuy nhiên, để việc quản lý sử dụng có hiệu quả thì cán bộ quản lý nhà
trường phải có những biện pháp thích hợp. Kết quả nghiên cứu thực tế thu được
cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá công tác “tham mưu với cơ
quan quản lý cấp trên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

giảng dạy” rất tốt. Việc “quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy
học hiện có ở trường” được đánh giá ở mức độ khá tốt. Điều đó cho thấy sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý tới cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong quá trình sử dụng các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học trong nhà
trường của các cán bộ quản lý. Điều đó, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác,
sử dụng các thiết bị dạy học của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực trong các nhà trường hiện nay.
10


* Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Hoạt động dạy học bao gồm hai mặt hoạt động: hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh. Hai mặt hoạt động này có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cùng hướng vào thực hiện có chất
lượng, hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Do vậy, trong quản lý hoạt động
dạy học đòi hỏi các chủ thể quản lý cần thực hiện tốt khâu tổ chức kiểm tra,
đánh giá kết quả dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
Qua khảo sát thực tế, thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên, học sinh trường tiểu học Trưng Trắc được thể hiện như sau:
cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá việc thực hiện nội dung trên chưa có sự đồng
nhất. Cụ thể, hình thức đánh giá kết quả dạy học của các chủ thể quản lý nhà
trường thông qua “Kiểm tra qua dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên” được
đánh giá tốt. “Kiểm tra kết quả học tập của học sinh thông qua chất lượng đầu
năm, giữa kỳ và cuối kỳ”, “Kiểm tra theo báo cáo của tổ trưởng, nhóm trưởng,
chun mơn” được đa số cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ
rất tốt. Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường đã nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả trong hoạt động
dạy - học của giáo viên và học sinh.
Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả xếp
loại học sinh theo định kỳ, năm học đã được các cán bộ quản lý chỉ đạo thực
hiện nhưng chỉ mới theo định kỳ chưa chú ý đến chất lượng, nó mang tính chất

thời vụ, hình thức.
2.2. Phương pháp tìm hiểu nghên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp luận của giáo dục học, và khoa học
quản lý giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Hệ thống - Cấu trúc, Lịch sử - Logic, phân tích tổng hợp,
tổng kết thực tiễn…
11


* Phương pháp nghiên cứu
- Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của
trường tiểu học Trưng Trắc từ khi thành lập cho đến nay.
- Nghiên cứu Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm
2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
cơ sở giáo dục phổ thông.
- Nghiên cứu Kế hoạch phát triển chiến lược của trường tiểu học Trưng
Trắc giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025 định hướng đến năm 2030,
thống kê thực trạng kết quả dạy và học của nhà trường.
- Nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo về tình hình kết quả giáo dục của
quận và của trường (tham khảo các báo cáo Tổng kết năm học).
- Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn, trò chuyện, hội thảo, phương pháp sử
lý số liệu bằng thống kê toán học được sử dụng để xác định tính cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp được đưa ra.
- Tìm kiếm thơng tin thơng qua trang web của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quận 11 và trang web của trường tiểu học Trưng Trắc.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục
* Ưu điểm
Cùng với sự lớn mạnh của bậc học, đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu

học Trưng Trắc ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý đã khắc phục nhiều
khó khăn để quản lý tốt các mặt hoạt động của nhà trường.
Đa số cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc thực hiện được các nội dung
quản lý hoạt động giảng dạy, dựa trên các cơ sở pháp lý như Luật giáo dục, Điều lệ
trường tiểu học, Pháp lệnh công chức và các văn bản chuyên môn của ngành.
Các nội dung quản lý hoạt động dạy học đã được nhà trường tiến hành
đúng theo quy định. Cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc đã quan tâm đến
quản lý các nội dung thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên, quan tâm đến
việc xây dựng nề nếp trong quản lý.
Cán bộ quản lý các cấp đã tổ chức xây dựng và quản lý kế hoạch, quản lý
chương trình dạy học, theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các mặt
12


như hồ sơ giáo viên, soạn bài, giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá chất lượng
học tập của học sinh.
Ban Giám hiệu trường tiểu học Trưng Trắc đã thường xuyên tổ chức kiểm
tra, đánh giá năng lực giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đồng thời quan
tâm đến việc trang bị tài liệu, sách giáo khoa, các phương tiện phục vụ cho hoạt
động giảng dạy. Chú ý tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” để kích thích
sự nỗ lực của giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện tốt việc kết hợp
nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục học sinh.
Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Trưng Trắc nhiệt tình, tận tâm với nghề,
có tinh thần trách nhiệm, ln có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức nhà giáo và
có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ln ln có ý thức trong đổi mới phương
pháp dạy học và trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh làm tốt
điều này sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên làm việc với hội cha mẹ học

sinh nhà trường, có nội dung hành động thiết thực góp phần động viên anh chị
em cán bộ và giáo viên trong quản lý và giảng dạy, góp phần chăm lo giáo dục
thế hệ trẻ. Chất lượng giáo dục đào tạo đã từng bước đã được duy trì đảm bảo
phổ cập tiểu học theo tiêu chuẩn quốc gia.
* Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, quản lý hoạt động dạy học trường tiểu học
Trưng Trắc vẫn cịn một số nhược điểm, đó là:
Một số cán bộ quản lý có lúc chưa thực sự quan tâm đến hoạt động dạy
học và quản lý hoạt động dạy học. Các nội dung quản lý hoạt động dạy học chưa
tồn diện, thiếu đồng bộ, cịn có biểu hiện xem nhẹ một số nội dung.
Đa số cán bộ quản lý trường tiểu học Trưng Trắc chỉ chú ý đến kế hoạch
năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ khối chuyên môn và
của giáo viên thì cịn hình thức, sơ sài và làm kế hoạch như để đối phó nên thiếu
tính thực tế và tính khả thi của kế hoạch.
13


Kế hoạch thời khóa biểu chưa khoa học, chưa chú ý tới lợi ích của học
sinh mà cịn đặt lợi ích của giáo viên lên trên. Tổ chức thi đua dạy và học của
giáo viên và học sinh chưa đồng đều; quản lý ra đề, coi thi, chấm thi chưa được
quan tâm đúng mức, nó chưa tạo ra động lực để nâng cao chất lượng dạy và học
phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đó cũng chính là những nguyên
nhân dẫn tới quản lý chất lượng dạy và học còn nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng
mục tiêu giáo dục và đổi mới sự nghiệp giáo dục.
Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo viên cịn chậm, có giáo viên
cịn dạy theo lối mịn. Trình độ giáo viên chủ nhiệm chưa đồng đều. Học sinh
còn thiếu động cơ học tập, yếu tố xã hội chi phối nhiều, gia đình quản lý cịn
lỏng lẻo. Đầu tư kinh phí cho dạy học còn thấp; sự kết hợp giáo dục giữa nhà
trường - gia đình - xã hội cịn yếu.
PHẦN 3. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng dạy học gắn liền với việc thực hiện tốt nhiệm vụ bồi
dưỡng nhân cách cho học sinh, chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh
bậc tiểu học có đủ điều kiện bước lên bậc học cao hơn. Để từng bước nâng cao chất
lượng dạy học thì việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động dạy học giữ vị
trí vai trị rất quan trọng trong quản lý các mặt, các hoạt động của nhà trường.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu, tiểu luận đã đánh giá một cách
khái quát thực trạng về chất lượng dạy học, thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý, điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học ở trường tiểu học
Trưng Trắc. Qua kết quả khảo sát, điều tra, có thể khẳng định quản lý hoạt động
dạy học ở trường tiểu học Trưng Trắc đã và đang có sự chuyển biến lớn, trường
tiểu học Trưng Trắc đã có nhiều cố gắng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối
hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường nên bước đầu đã thu được
những thành quả nhất định. Song nhìn chung vẫn cịn có những yếu kém, bất cập,
cần phải tiếp tục đổi mới để khắc phục những trì trệ, hạn chế, tạo động lực cho
việc nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong nhà trường, để trường tiểu học
Trưng Trắc thực sự là nơi đào tạo ra những học sinh có đầy đủ kiến thức, kỹ năng,
thái độ, nhân cách tốt chuẩn bị bước vào bậc học Trung học cơ sở.
14



×