Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam theo nghị quyết đại hội XIII của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.09 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP
I.
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà
1.1.
nước và pháp luật kiểu mới
Khái niệm, đặc trưng cư bản của Nhà nước pháp quyền xã
1.2.
hội chủ nghĩa Việt Nam

1
2
2
2
4

II.

LIÊN HỆ VÀO XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII
CỦA ĐẢNG

6

2.1.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân


dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay

6

2.2.

Các giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII

8

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
12


2
MỞ ĐẦU
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã hình thành từ thời cổ đại, bởi các
nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị tại Trung Hoa cổ đại, nhưng mãi
đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản, nhà
nước pháp quyền mới từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một nhà nước hiện thực.
Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ
biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ, gắn liền với một nền dân
chủ, nhưng không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình
thái kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước pháp quyền vừa là một giá trị chung của
nhân loại, vừa là một giá trị riêng của mỗi một dân tộc, quốc gia và cũng khơng

thể có một nhà nước pháp quyền chung chung như một mơ hình chung thống
nhất cho mọi quốc gia, dân tộc mà nó tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính
trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển để xây dựng cho mình một mơ hình nhà
nước pháp quyền thích hợp.
Quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước là đòi hỏi khách quan. Đảng ta
khẳng định: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Ở đó quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát
huy trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nhà nước đó, dân chủ được
bảo đảm bằng pháp luật, dân chủ đi đơi với kỷ cương trật tự, được thể chế hố
bằng pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam biểu hiện trực tiếp sức mạnh của của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền
lực của nhân dân, mọi tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và do
đó, bằng pháp luật và vì cơng lý. Điều đó đã được thực tiễn chứng minh từ khi
nhà nước ra đời đến nay. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Xây dựng, hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng” làm đề tài thu hoạch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


3
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.1. Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà nước và
pháp luật kiểu mới
* Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
Mặc dù, khái niệm nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa
được C.Mác, Ph.Ăngghen sử dụng nhưng những giá trị cốt lõi và đặc trưng cơ
bản của nhà nước pháp quyền đã được kế thừa, phát triển sâu sắc theo quan

điểm khoa học và cách mạng, đó là xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến,
hợp pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân; một hệ thống pháp luật dân chủ triệt
để giải phóng con người, bảo vệ quyền con người.
Về nhà nước, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xây dựng một chế độ dân
chủ triệt để trong đổ “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người” [1, tr.628]; đồng thời, nhà nước kiểu mới phải giải phóng
con người, bảo đảm sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người.
Muốn vậy phải biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn
toàn phục tùng xã hội. Dân chủ trong nhà nước kiểu mới là dân chủ do nhân dân
tự quy định, dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ
không phải nhà nước tạo nên nhân dân, là bước chuyển từ “nhân dân của nhà
nước” sang “nhà nước của nhân dân” và quyền lực nhà nước là thống nhất.
Về pháp luật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, pháp luật ln có
tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về chính trị và kinh tế. Mặt
khác, pháp luật phải phản ánh thực tại khách quan và lợi ích chung của xã hội,
quan hệ xã hội. Mọi thành viên xã hội, kể cả nhà nước, cán bộ, công chức nhà
nước đều phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêu cầu của pháp luật, khơng có
ngoại lệ. Chỉ có như vậy, pháp luật mới trở thành chuẩn mực chung, là thước đo
hành vi của mọi người.
Trong nhà nước kiểu mới phải bảo đảm đạo đức, phẩm chất, năng lực và
trách nhiệm của công chức trong khi thi hành công vụ.


4
* Tư tưởng, quan điểm của VI.Lênỉn về nhà nước và
pháp luật kiểu mới
Những tư tưởng về nhà nước pháp luật của C.Mác và Ph.Ăngghen được
V.LLênin tiếp thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới.
Về nhà nước, V.I.Lênin chỉ rõ: “Chính quyền mới, với tính cách là
chun chính của tuyệt đại đa số, đã có thể duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ

vào sự tín nhiệm của quần chúng đơng đảo, chỉ bằng cách lôi cuốn một cách tự
do nhất, rộng rãi nhất và mạnh mẽ nhất toàn thể quần chúng tham gia chính
quyền... Đó là chính quyền cơng khai đối với mọi người, làm mọi việc trước mặt
quần chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó, nó trực tiếp sinh ra từ quần chúng,
là cơ quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng nhân dân và cho ý chí của họ” [6,
tr.378]. V.I.Lênin đã khái quát nhiều quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới,
đó là “nhà nước khơng cịn nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước
quá độ”, chuyển dần tới một chế độ tự quản của nhân dân. Muốn vậy, trước mắt
phải thực hiện chế độ dân chủ mà nội dung cơ bản là bảo đảm cho nhân dân có
quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền bãi miễn, quyền kiểm tra
giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước; kiểm
soát quyền lực để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước, để quyền lực của
nhà nước không lấn át quyền lực nhân dân.
Về pháp luật, V.LLênin khẳng định, vai trò của pháp luật và pháp chế
trong quản lý xã hội mới, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải dùng “luật lệ
của minh” như là điều kiện cần và đủ cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi triệt để.
Đặc biệt, khi chuyển sang Chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin nhấn mạnh những
hỉnh thức quan hệ mới được xác lập trong q trình cách mạng và trên cơ sở của
chính sách kinh tế do chính quyền thực hiện phải được thể hiện trong pháp luật
và được bảo vệ về mặt tư pháp. Mặt khác, chính V.I.Lênin là người đã xây dựng
lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa và ỉà người trực tiếp chỉ đạo xây dựng viện
kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật nghiêm minh và


5
thống nhất trên quy mơ tồn quốc, nhất là u cầu tuân thủ pháp luật của bộ máy
nhà nước và cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân

dân ta giành chính quyền, xây dựng Nhà nước và pháp luật kiểu mới ở Việt
Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận thức rất sớm về nhà nước và
pháp luật. Năm 1919, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bản Yêu sách của nhân
dãn An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây., Trong đó, Người yêu cầu thực dân Pháp
(yêu sách thứ 7) “thay chề độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [3,
tr.178], phải ban hành Hiển pháp, quản lý nhà nước bằng luật pháp theo tinh
thần “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [4, tr.513]. Tư tưởng về “thần linh
pháp quyền” của Nguyễn Ái Quốc là tư tưởng về xây dựng một nhà nước hợp
hiến, theo tinh thần pháp quyền và thượng tôn pháp luật, đã được hiện thực hóa
trong Tun ngơn độc ỉập ngày 2-9-1945, trong Hiến pháp năm 1946 và đã đặt
nền tảng cho quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù trong di sản lý luận của Người không đề cập đến khái niệm nhà
nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng,
nhưng xét theo những yêu cầu và nội dung khoa học của nhà nước pháp quyền
thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu
mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa - đã thể hiện khá đầy đủ, sâu sắc những đặc
trưng, nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vi nhân dân. Quan điểm, tư tường của Người về nhà nước
pháp quyền thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan đỉểm của chủ nghĩa
Mác-Lênỉn với việc kế thừa, tỉếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kỉnh nghiệm,
tỉnh hoa văn hóa trỉ tuệ của nhãn loại và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
1.2. Khái niệm, đặc trưng cư bản của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
* Khái nỉệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng, quan điểm về nhà nước pháp


6
quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, những giá trị phổ biến trong nội dung tư

tưởng về nhà nước pháp quyền trên thế giới và nền tảng tư tưởng, lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, nhận thức và thực tiễn
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 2) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Những nội dung, yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thể hiện trong nhiều quy định của
Hiến pháp năm 2013. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định: “bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [2, tr.101].
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam như sau: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhăn dân, thực hiện nguyên tắc pháp
quyền, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm bảo đảm quyền con người,
quyền công dân.
* Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thể hiện bản chất, đặc điểm, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp với nhận thức và vận dụng tinh hoa văn hóa, trí
tuệ, kinh nghiệm của nhân loại trong xây dựng nhà nước pháp quyền, được kiểm
nghiệm bằng thực tiễn tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta từ năm 1945, nhất là
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Những đặc trưng cơ bản đó đã được
đúc kết, thể hiện trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể:
Thứ nhẩt, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn



7
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Thứ bay Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ; tơn trọng và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, có thiện chí các điều ước
quốc tế mà Nhà nước đã ký kết hoặc thừa nhận.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức theo
nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối họp và
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền
hành pháp, quyền tư pháp”.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
II. LIÊN HỆ VÀO XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI
HỘI XIII CỦA ĐẢNG
2.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay
* Nhà nước của nhân dân
Ở nước ta hiện nay, quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Hiến Pháp năm
2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”. Để đảm bảo thực
thi quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, cần phải xây dựng nhà nước pháp
quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Hiến pháp xác định: “Nhà nước Cộng



8
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Trước hết, cần phải xác định rõ ràng rằng: Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là nhà nước mà ở đó mọi
quyền lực Chính trị - quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được tổ chức tập
trung thành Nhà nước và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ
trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Quyền lực chính trị là do Nhà nước
nắm giữ, nhưng quyền lực ấy là của nhân dân giao cho. Chính nhân dân là người
tổ chức ra nhà nước và trao quyền lực cho Nhà nước. Nhà nước là công cụ của
nhân dân, thay mặt nhân dân để thực thi quyền lực chính trị mà nhân dân giao
cho. Muốn quản lý và điều hành tốt xã hội, Nhà nước phải thông qua nhân dân,
tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra, kiểm
soát và giám sát hoạt động của Nhà nước. Chính nhân dân là người quản lý nhà
nước và xã hội, đồng thời, là người tổ chức và thực thi quyền lực chính trị quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Nhà nước do nhân dân
Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng và là người sáng
tạo ra lịch sử, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần nuôi sống xã hội. Trong sự
nghiệp cách mạng của mọi thời đại, nhân dân giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của chế độ chính trị xã hội.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp
luật, tơn trọng tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Hiến pháp quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Theo đó, Nhà nước pháp quyền là cơng cụ


9

quyền lực của nhân dân, do nhân dân tổ chức ra, thay mặt nhân dân, thực thi
quyền lực chính trị được nhân dân giao cho. Điều quan trọng, cốt yếu trong tổ
chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là phải đảm bảo tuân thủ
đúng Hiến pháp và pháp luật, lấy pháp luật làm tiêu chí chung để kiểm soát, điều
hành và quản lý xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Nhà nước vì nhân dân
Trước hết nhà nước phải tơn trọng và bảo vệ quyền con người và quyền
công dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị , xã hội, đảm bảo quyền làm chủ
của nhân dân trong phạm vi cả nứơc, từng địa phương, từng cơ sở và tập thể lao
động. Trong thực tế, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc thảo luận, phát huy
sáng kiến và tìm cách giải quyết mọi vấn đề của nhân dân. Người chỉ rõ rằng:
“Nghị quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa
vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” 4, tr.188].
Nhà nước vì dân thể hiện ở tinh thần “bao nhiêu lợi ích đề vì dân” để thực
sự nhà nước vì dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ; các cơ quan của chính phủ, cán bộ từ
trung ương đến cơ sở là người “đầy tớ”, “công bộc” của nhân dân, ở đây cũng
phải hiểu rằng “đầy tớ” khơng có nghĩa là người ăn ở phục dịch “bị sai khiến”
mà là những công chức chuyên thực thi công vụ (tức là việc công) trong các cơ
quan nhà nước, khơng vì tư lợi, mà vì lợi ích của toàn thể nhân dân , trước hết là
nhân dân lao động. Vì vậy, Hồ Chí Minh u cầu” việc gì có lợi cho dân phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Người nhấn mạnh: “phải
thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ” [5, tr.171]. Cán bộ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là người phải là cho dân yêu, dân yêu, không tự kiêu, không
mắc các bệnh làm quan cách mạng, phải siêng năng, siêng nghe, siêng đi, siêng
nghĩ và siêng làm. Một nhà nước vì dân khơng chỉ thể hiển trên lời nói mà phải
bằng những việc làm thiết thực như: bảo đảm nhu cầu của nhân dân về ăn, mặc,
ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, quyền tự do dân chủ. Nhà nước phấn đấu không
ngừng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ban hành nhiều
chế độ chính sách như; xố đói giảm nghèo, xây dựng quỹ giúp đỡ những gia



10
đình chính sách, người có cơng với cách mạng, người già cơ đơn, người khơng
cịn nơi lương tựa, người tàn tật…để mọi người đều được hưởng những quyền
lợi như những người khác.
2.2. Các giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Một trong những thành tố chủ đề mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng nhấn mạnh là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Trong hệ thống chính trị của chúng ta
có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh,
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặc biệt quan tâm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng định hướng: “Xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh,
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển
của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm
sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà
nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” [2, tr.118].
Trên cơ sở định hướng này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định
mục tiêu chung là: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [2, tr.174]. Để thực
hiện được mục tiêu này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra 08 giải
pháp cụ thể để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong giai đoạn tới. Cụ thể như sau:
Một là, Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và



11
tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước.
Hai là, Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng
tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Ba là, Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm
Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Để thực hiện được giải pháp
này, cần tiếp tục thực hiện tốt ba biện pháp cụ thể sau:
Bốn là, Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ,
pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh
bạch”. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện tốt năm biện pháp cụ thể sau:
Năm là, Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện
đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần thực hiện tốt bốn biện pháp cụ thể sau:
Sáu là, Tiếp tục hồn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa
bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định.
Bảy là, Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất,
năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước. Để thực hiện
được giải pháp này, cần thực hiện tốt ba biện pháp cụ thể sau:
Tám là, Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành
pháp luật. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần thực hiện ba biện pháp cụ thể sau:

Nội dung các giải pháp mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng đề ra cho việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cho thấy những điểm mới về tính hệ thống, tính đồng bộ,


12
toàn diện nhưng cũng cụ thể hơn so với các kỳ Đại hội trước đây của Đảng. Đây
là kết quả kế thừa tinh thần các kỳ Đại hội trước, đồng thời là kết quả tổng kết
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


13
KẾT LUẬN
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương,
đường lối có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đòi hỏi tất
yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Từ các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, nhận thức, quan điểm của Đảng ta về các đặc trưng cơ bản, về các
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được hình thành, phát triển và hồn thiện dần qua các văn kiện, nghị
quyết của Đảng và được thể chế, cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là q trình
lâu dài, địi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tổng kết thực tiễn, khơng ngừng bổ sung,
hồn thiện hệ thống lý luận; phải thực hiện đổi mới đồng bộ trên các mặt hoạt
động lập pháp, hành pháp, tư pháp; đổi mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ... đổi mới tổ chức, bộ máy
nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy, ngồi việc xây dựng
chiến lược, xác định chủ trương, giải pháp đúng đắn phải có kế hoạch và bước đi
thích hợp. Điều quan trọng nhất là thống nhất nhận thức, biến thành quyết tâm

thực hiện trong ồn bộ hệ thống chính trị. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể xây
dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ẳngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2002.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011.
6. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Gíao trình Nhà nước và
pháp luật (Dùng cho hệ cao cấp lý luận), Nxb. Lý luận Chính trị, H.2021.
7. V.I.Lênin, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005.



×