Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

DỊCH SAI tên một CHUYÊN NGÀNH và lời tự KHEN của NGƯỜI DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.13 KB, 23 trang )

DỊCH SAI TÊN MỘT CHUYÊN NGÀNH VÀ LỜI TỰ KHEN CỦA NGƯỜI DỊCH
Phạm Văn Bích
Trong một dịp trước (bài “Một dịch phẩm mắc nhiều lỗi vẫn được giải Sách hay
2020”) tôi đã sơ bộ lập danh sách những lỗi sai trong bản dịch nhan đề “Sự kiến
tạo xã hội về thực tại – khảo luận về xã hội học nhận thức” (Hà Nội, 2015, Nhà
xuất bản Tri thức) mà Trần Hữu Quang và nhóm của ơng dịch sang tiếng Việt.
Ngun ngữ là cuốn “The social construction of reality: a treatise in the sociology
of knowledge” của Peter Berger và Thomas Luckmann (1966). Danh sách đó cịn
chưa đầy đủ, và người viết đã xin khất sang một dịp khác sẽ dành riêng đề cập một
lỗi dịch sai vốn xuất hiện ở rất nhiều chỗ, từ đầu đến cuối sách, ở cả trang bìa lẫn
nhiều trang bên trong, và theo nghĩa đó, lỗi này bao trùm lên hết cả cuốn sách. Bài
viết này là một cố gắng thực hiện lời hẹn ấy. Cái tên chuyên ngành (hay bộ môn)
tiếng Anh là “sociology of knowledge” bị ông Quang dịch thành “xã hội học nhận
thức”. Thêm nữa, người dịch đã đưa ra lời tự nhận xét hồn tồn trái ngược với
cách dịch của mình. Vì thế bài viết này cũng vạch trần sự tương phản giữa thực
trạng bản dịch với lời tự nhận của người dịch.
Đến nay đã có nhiều cuộc tranh luận giữa tác giả bài viết này với ông Quang về
thực trạng bản dịch của ông, nhưng trong hầu hết các trường hợp ông không thừa
nhận, và khăng khăng bào chữa cho bản dịch. Vì thế nên bài này khơng nhằm trao
đổi ý kiến, cũng không nhằm vào những người cả tin ông Quang, mà hướng tới
phục vụ những độc giả nào muốn biết sự thật về sai lệch của bản dịch so với
nguyên ngữ ra sao.
I. Cung cách quái lạ để dịch tên chuyên ngành “sociology of knowledge”
Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, theo thông lệ người dịch sẽ chọn một trong
hai cách sau đây:
- Dùng Từ điển Anh – Việt để tìm từ tương đương trong tiếng Việt của “sociology”
và “knowledge”;
- Đọc, tìm trong sách những cách hiểu, quan niệm hay định nghĩa của các tác giả
về hai từ trên đây, rồi theo đó dịch sang tiếng Việt, chứ không dựa hẳn vào Từ điển
Anh – Việt.
1




Dù chọn cách nào nói trên, hay kết hợp cả hai, thì người dịch đều dựa vào văn bản
của nguyên ngữ (được gọi là “source language - ngôn ngữ nguồn” trong lý luận
dịch thuật quốc tế), chứ không phải tiếng Việt (mà thuật ngữ quốc tế gọi là “target
language - ngơn ngữ đích”).
Tuy nhiên ơng Quang đã khơng đi theo bất cứ cách nào nói trên, như sau đây
chúng ta sẽ thấy.
Về ý nghĩa thông thường của từ “knowledge”
Trong bài giới thiệu nhan đề “Một lý thuyết về xã hội theo lối tiếp cận hiện tượng
học của P. Berger và T. Luckmann” (Trần Hữu Quang, 2015: ix-xciii) đặt ở đầu
sách, ông Quang đã dành các trang lxv-lxvii viết về cách dịch tên chun ngành
của mình và tự ca tụng nó là “xác đáng nhất”.
Với từ “knowledge” ông Quang viết: “Thuật ngữ knowledge trong tiếng Anh có thể
được dịch ra tiếng Việt bằng những từ như: kiến thức, tri thức, nhận thức hay sự
hiểu biết.” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvi)
Ơng khơng dẫn bất cứ nguồn nào làm căn cứ để dịch như trên. Trong khi đó một
Từ điển Anh – Việt thông dụng (Viện ngôn ngữ học, 1992, tr. 946) nêu ra những từ
tương đương “knowledge” trong tiếng Việt như “sự hiểu biết”, “tri thức”, “kiến
thức”, “học thức” v.v., nhưng không hề nhắc tới “nhận thức”. Trên thị trường đã và
đang xuất hiện nhan nhản đủ mọi loại từ điển, dày có mỏng có, cả bản in giấy lẫn
điện tử, thượng vàng hạ cám. Vậy thì ơng Quang dùng Từ điển nào để lấy ra nghĩa
“nhận thức” này? Nếu ông không nêu rõ nguồn thì khơng tránh khỏi nảy sinh một
nỗi hồi nghi sâu sắc: phải chăng ơng đã bịa đặt ra nghĩa đó? Nỗi hồi nghi này
xuất phát từ một thực tế không thể chối cãi: như tôi đã vạch rõ ở bài “Một dịch
phẩm mắc nhiều lỗi vẫn được giải Sách hay 2020”, ông Quang đã nhiều lần bất
chấp từ điển, tự bịa nghĩa cho từ tiếng Anh theo cách hiểu riêng và kỳ quái của
mình, đúng kiểu “một mình một chợ”!
Ơng Quang tiếp tục ở chỗ khác: “Thuật ngữ knowledge trong tiếng Anh tương ứng
với nhiều thuật ngữ trong tiếng Việt như nhận thức, kiến thức, tri thức, hay sự hiểu

biết, tùy theo văn cảnh. Trong bản dịch này, chúng tôi sẽ dịch từ knowledge tương
ứng với từng văn cảnh cụ thể, nhưng trong phần lớn các trường hợp, chúng tôi sử

2


dụng từ “kiến thức” hoặc cụm từ “nhận thức/kiến thức” (N.D.) (Trần Hữu Quang,
2015: 7).
Bốn từ tiếng Việt vừa được dẫn ra ở trên (nhận thức, kiến thức, tri thức và sự hiểu
biết) đều tương ứng với “knowledge” như ông Quang đã nhận xét, và chỗ thì ơng
dùng từ này, chỗ lại dùng từ khác, “tùy theo văn cảnh” như lời ông nêu.
Cần vạch rõ rằng: cái ông gọi là “văn cảnh” rất mơng lung, mơ hồ. Nó làm nảy
sinh nhiều câu hỏi (ví dụ đối với ơng “văn cảnh” cụ thể là gì? nó gồm những yếu tố
nào? dựa trên căn cứ nào để khi thì ơng dùng “kiến thức”, khi thì dùng cả cụm
“nhận thức/kiến thức”?). Nếu những câu hỏi này khơng được trả lời thì “văn cảnh”
chỉ là màn che đậy cho sự cảm tính và tùy tiện.
Thêm nữa, khi ông Trần Hữu Quang coi bốn thuật ngữ tiếng Việt kể trên đều
tương ứng với từ gốc “knowledge” và bản thân ơng lúc thì dịch là “kiến thức”, lúc
thì lại là “nhận thức/kiến thức”. Song mặt khác, với cụm từ “sociology of
knowledge” ông chỉ dịch thành “xã hội học nhận thức”, và thậm chí ơng cịn phê
phán người khác vì họ đã chọn một trong các từ trên đây khi dịch “sociology of
knowledge” là “xã hội học tri thức” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvii)! Đây là gì nếu
khơng phải sự tự mâu thuẫn của chính ơng? Phải chăng ơng dành cho mình và chỉ
riêng mình mới có quyền dịch cùng một thuật ngữ gốc thành nhiều thuật ngữ tiếng
Việt khác nhau? Đây là gì nếu khơng phải là ơng đang áp dụng quy chuẩn kép: tự
cho mình tùy tiện sử dụng tới hai/ba thuật ngữ dịch nhưng lại phê phán người khác
vì họ chỉ sử dụng một trong bốn thuật ngữ ấy.
Về nghĩa của thuật ngữ “sociology of knowledge”
Chúng ta hãy xem ông Quang đã dịch thuật ngữ “sociology of knowledge” sang
tiếng Việt như thế nào? Có thể chia hành động dịch của ông thành mấy thao tác

như sau:
1) Sau khi dịch “knowledge” sang 4 từ Việt vừa trích dẫn ở trên - mà một trong số
đó (nhận thức) chắc hẳn do ông tự bịa đặt ra - ơng Quang đi tiếp một bước như sau.
Ơng trích dẫn các từ điển tiếng Việt như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh và Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên để định nghĩa “kiến thức” và “tri thức”
(Trần Hữu Quang, 2015: lxvi).

3


Như vậy thật kỳ quái là ông Quang dẫn cả Hán - Việt từ điển lẫn Từ điển tiếng
Việt (những thứ chỉ có giá trị tham khảo trong dịch Anh – Việt), nhưng loại công
cụ mang tầm quan trọng không thể thiếu, không thể thay thế – tức từ điển Anh –
Việt - thì ơng khơng hề dẫn bất cứ cuốn nào!
Nhân thể xin tạm dừng để nêu ra một điều tưởng chừng hiển nhiên nhưng vẫn cần
nhắc lại là tầm quan trọng và tác dụng của Từ điển Anh – Việt. Không chỉ cung
cấp những từ tương đương trong tiếng Việt của từ Anh, mà nó cịn là cơ sở, là
chuẩn để đánh giá và phân định đúng sai về bản dịch cụ thể nào đấy. Tất cả những
ai học ngoại ngữ đều biết rằng khi một từ tiếng nước ngoài được dịch nghĩa khác
với từ điển song ngữ thì cách dịch đó là sai, trừ khi người dịch nêu rõ và chứng
minh được thiếu sót và lỗi sai của từ điển ấy.
Nhắc lại điều sơ đẳng, bài học vỡ lịng này thật khơng thừa vì như tơi đã vạch rõ ở
bài “Một dịch phẩm mắc nhiều lỗi vẫn được giải Sách hay 2020”, đã xảy ra nhiều
trường hợp ông Quang hoàn toàn bỏ qua từ điển. Nhiều từ tiếng Anh ông chỉ nhớ
láng máng nghĩa tiếng Việt, nhưng ông không chịu tra cứu cẩn trọng, hay tệ hơn
nữa thì đốn mị, thành ra “chữ tác đánh chữ tộ”, và đã phải trả giá đắt.
Cịn với ví dụ đang bàn, ông Quang không nêu bất cứ Từ điển Anh – Việt nào làm
nguồn, và điều đó càng gia tăng thêm mối nghi ngờ rằng ông đã bịa đặt ra nghĩa
“nhận thức” cho từ “knowledge”!
2) Ông dùng phép “phân loại từ” nhưng không phải với ngôn ngữ nguồn (tức tiếng

Anh), mà với ngơn ngữ đích (tiếng Việt) để phân chia “kiến thức” và “tri thức” vào
loại danh từ, còn “nhận thức” thì vừa là danh từ vừa động từ. Ơng cho rằng “nhận
thức” hàm chỉ q trình, cịn “kiến thức” hay “tri thức” là kết quả (Trần Hữu
Quang, 2015: lxvi).
3) Tiếp đó ơng trích cách giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt về “nhận thức” như
sau: - “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá
trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của q trình
đó”; - “nhận ra và biết được, hiểu được” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvi) (tôi in
nghiêng – PVB).
4) Và rồi ông trích hai đoạn từ sách của Berger và Luckmann như sau:

4


- Bộ mơn này “[…] cịn phải chú ý đến (sic) [ông Quang dịch sai động từ deal
with – PVB] những tiến trình mà nhờ đó bất cứ khối kiến thức nào đó đi đến chỗ
được thiết lập về mặt xã hội là ‘thực tại’” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvi; tương ứng
với trang 3 nguyên ngữ) (tôi in nghiêng - PVB).
- Và “mơn xã hội học nhận thức phải tìm cách hiểu được các tiến trình diễn ra điều
này như thế nào khiến cho một ‘thực tại’ được-coi-là-đương-nhiên trở nên lắng
đọng chắc nịch (sic) [ông Quang dịch sai động từ congeal – PVB] dưới mắt người
bình thường. Nói cách khác, chúng tôi khẳng định rằng môn xã hội học nhận thức
quan tâm đến việc phân tích sự kiến tạo xã hội về thực tại” (Trần Hữu Quang,
2015: lxvi; tương ứng với trang 3 nguyên ngữ) (tôi in nghiêng - PVB).
Tôi xin chua ngay rằng: từ “(sic)” (nghĩa là “đúng như nguyên văn”) đặt trong
ngoặc đơn xen vào các trích đoạn trên có gốc gác tiếng Latin. Nó dùng để chỉ ra lỗi
sai trong đoạn trích, đặt ngay sau chỗ sai, và người trích nhận rõ cái sai nhưng
khơng chỉnh sửa mà vẫn giữ thực trạng nhằm đảm bảo đúng nguyên văn. Tơi thêm
đoạn đặt trong dấu móc vng […] để chỉ rõ nguyên văn đã sai như thế nào.
5) Cuối cùng ông Quang kết luận và tự nhận: “[…] sử dụng cụm từ ‘xã hội học về

nhận thức’ (hay xã hội học nhận thức) là xác đáng nhất […]”.
Không chỉ tự phong như thế, ơng Quang cịn phê phán cách người khác hiểu và
dịch thuật ngữ “sociology of knowledge” là “xã hội học tri thức” với lý do nó “[…]
làm nghèo đi đối tượng nghiên cứu của bộ môn này, theo quan niệm của Berger và
Luckmann” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvii).
Có thật việc ơng Quang dịch cụm từ trên thành “xã hội học nhận thức” là “xác
đáng nhất” (Trần Hữu Quang, 2015: lxvi) như ông tự khen một cách cao ngạo
không? Và xin nhấn mạnh cụm từ ở cuối đoạn ông Quang phê phán những cách
dịch khác với mình (“…theo quan niệm của Berger và Luckmann”). Bằng cụm từ
viện dẫn hai tác giả này, ông muốn chứng tỏ rằng ông và chỉ ông mới hiểu đúng
quan niệm của tác giả. Có đúng ơng mới là người nắm vững hai tác giả không? Để
trả lời những câu hỏi này, không thể dựa vào lời tự khen của ông Quang, mà chúng
ta hãy đối chiếu nó với quan niệm của chính Berger và Luckmann về bộ môn, hay
ngành học thuật này.

5


II. Đối chiếu cách dịch của ông Quang với quan niệm của hai tác giả
Bây giờ chúng ta hãy xem cách ông Quang dịch “sociology of knowledge” như thế
nào. Khi nêu ra 4 từ tương đương trong tiếng Việt của “knowledge”, ơng Quang
khơng sử dụng, khơng trích dẫn quan niệm về “knowledge” trong xã hội học và
triết học phương Tây nói chung, cũng như cách hiểu của Berger và Luckmann nói
riêng về “knowledge” và “sociology of knowledge”. Thay vào đó, như ta vừa nêu,
ông Quang dẫn ra các từ điển tiếng Việt, bao gồm Hán Việt từ điển của Đào Duy
Anh cũng như Từ điển tiếng Việt. Từ đấy ông chọn dịch “sociology of knowledge”
thành “xã hội học nhận thức”.
Cần vạch rõ rằng bằng trích dẫn như trên, ơng Quang đã đi theo một lối khác hẳn,
thậm chí trái ngược với cách tiếp cận thông thường khi dịch. Tức là thông thường
người dịch sẽ đọc kỹ nguyên ngữ tiếng Anh để hiểu đúng, hiểu rõ quan niệm của

Berger và Luckmann, sau đó sẽ tìm cách dịch tương ứng sang tiếng Việt. Nhưng
sau khi liệt kê 4 từ tương đương của “knowledge” trong tiếng Việt, ông Quang
không đối chiếu, so sánh từng từ đó với quan niệm trong sách của hai tác giả, tìm
ra từ nào phù hợp với ý tác giả, mà ông đã xúc tiến thêm một bước đi nữa – rất
quái lạ - là trích dẫn và dựa vào Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên để ấn
định cách dịch các từ Anh ngữ. Bước đi kỳ qi này của ơng Quang chính là “dịch
tiếng Việt sang tiếng Việt”, dù rất có thể ơng khơng tự ý thức được điều đó và
thậm chí phủ nhận nó. Nói cách khác, thay vì dựa theo tiếng Anh, ơng sa đà vào
xem xét tiếng Việt. Vấn đề rắc rối và điểm yếu trầm trọng của lối làm này là cách
hiểu của tiếng Việt có thể hồn tồn khơng khớp với quan niệm mà tác giả nêu ra
trong tiếng Anh.
Chúng ta hãy tìm xem hai tác giả đã hiểu và định nghĩa các khái niệm cơ bản trong
“sociology of knowledge” như thế nào, sau đó đối chiếu, so sánh với cách diễn giải
và phiên dịch của ông Quang. Điều rất tiện lợi là chúng ta khơng phải đi tìm đâu xa
để biết quan niệm của hai tác giả, mà nó sẵn có ngay trong sách. Hai tác giả dành
tồn bộ chương mở đầu của sách (tức “Introduction” hay “Nhập đề”) để trình bày
điều này. Riêng với “sociology of knowledge” thì hai tác giả dành khá nhiều trang
giấy (các trang 4-18 trong ngun ngữ) để nói rõ khơng chỉ đối tượng nghiên cứu,
mà cả nguồn gốc (từ ba tiền đề trực tiếp ở Đức đến các học giả Mỹ), tức lược sử bộ
mơn, những thành cơng và thiếu sót của nó, và bằng việc nêu những thiếu sót đó,
họ tiến tới “xác định lại” môn này.
6


Rất tiếc phép đối chiếu cho thấy ông Quang đã hiểu sai quan niệm của tác giả và
dịch hỏng tên bộ mơn này. Điều đó thể hiện ở ba điểm sau đây.
1) Xác định đối tượng nghiên cứu sai lệch so với quan niệm của tác giả
Ông Quang viết: “Theo hai tác giả này, xã hội học nhận thức là một mơn khoa học
thực nghiệm, có nhiệm vụ nghiên cứu về quá trình nhận thức của con người và về
tất cả những gì được coi là ‘kiến thức’ trong khn khổ một xã hội nhất định […]”

(2015: lxiv). Ở một chỗ khác ông viết: “[…] như Berger và Luckmann đã nhấn
mạnh, đối tượng của bộ môn này không chỉ là ‘những kiến thức’ hay ‘tri thức’
(hiểu theo nghĩa là những kết quả hiểu biết), “mà còn phải chú ý đến những tiến
trình mà nhờ đó bất cứ khối ‘kiến thức’ nào đó đi đến chỗ được thiết lập về mặt xã
hội là‘thực tại’” […], tức là còn phải quan tâm tới q trình nhận thức.” (2015:
lxvi).
Như thế ơng Quang cho rằng theo hai tác giả, đối tượng của “sociology of
knowledge” bao gồm cả kết quả (tức kiến thức, tri thức) lẫn q trình nhận thức.
Nhưng ơng căn cứ vào đâu, dựa vào điều gì để viết rằng hai tác giả quan niệm và
nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu như trên? Phải chăng vì ơng cho rằng “sociology
of knowledge” thì đương nhiên lấy knowledge làm đối tượng nghiên cứu (dù ông
hiểu và dịch knowledge là gì đi nữa)? Lối suy luận này quả là quá giản đơn, thẳng
tuột và hời hợt theo kiểu duy danh định nghĩa (nominal definition). Sau đây một lát
chúng ta sẽ thấy nó sai lệch như thế nào so với định nghĩa dựa trên thực chất (real
definition) mà hai tác giả áp dụng. Hơn nữa, ông Quang đã mắc hai ngộ nhận ở
đoạn trích in nghiêng, ở vế sau của câu trên (nơi ông in đậm 4 chữ “q trình nhận
thức”). Một, đoạn văn trong sách ơng trích ra hồn tồn khơng nói rằng đấy là đối
tượng nghiên cứu, mà chỉ nêu rõ cái mà “sociology of knowledge” cần đề cập “deal with” trong nguyên ngữ nghĩa là “đề cập” (Thompson, 1995: 345) chứ không
phải “chú ý đến” như ông Quang đã dịch sai. Hai, cái cần đề cập đó hồn tồn
khơng phải “q trình nhận thức” (theo nghĩa là “phản ánh và tái hiện hiện thực
vào trong tư duy” mà ông Quang đã dẫn ra và dựa vào) như ông Quang hiểu sai và
diễn giải lầm. Xin đọc lại thật kỹ vế này: Berger và Luckmann khơng hề nhắc tới
“q trình nhận thức”. Họ cho rằng cái cần đề cập là quá trình xác lập, coi “kiến
thức” như “thực tại”. Xác lập “kiến thức” là “thực tại” có nghĩa gì? Như hai tác giả
đã trình bày trong sách, đó là q trình tạo cho kiến thức tính chất độc lập đối với ý
muốn của chính con người chúng ta, khiến ta khơng thể ước mong nó không tồn tại
7


nữa (Berger and Luckmann, 1966: 1), tức là “kiến thức” trở thành “thực tại”. Nếu

tạm nói theo cách phân biệt và ngơn từ của ơng Quang thì đây hồn tồn khơng
phải “q trình nhận thức”, mà là q trình xảy ra với “kết quả” của nó (tức “kiến
thức”), là cái có sau và ngồi nhận thức. Rõ ràng ở đây ông Quang đã hiểu sai
Berger và Luckmann.
Chúng ta hãy so sánh cách ông Quang hiểu về họ và về bộ môn này với định nghĩa
về “sociology of knowledge” của hai tác giả.
Khác hẳn cách hiểu của ông Quang, hai tác giả xác định bản chất bộ môn và phạm
vi nghiên cứu của nó như sau. Xin dẫn ra đây trước hết nguyên văn tiếng Anh:
“There have been different definitions of the nature and scope of the sociology of
knowledge. […] Nevertheless, there has been general agreement to the effect
that the sociology of knowledge is concerned with the relationship between
human thought and the social context in which it arises”, 1966: 4).
Ông Quang đã dịch thế này: “Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tính chất và
phạm vi của mơn xã hội học nhận thức. […] Tuy vậy, người ta (sic) [ông dịch sai
mẫu câu “there is…” – PVB] thường (sic) [ông đã tự tiện thêm từ “thường” –
PVB] đồng ý với nhau rằng (sic) [ông tự tiện lược bỏ, không dịch cụm từ “to the
effect that” – PVB] xã hội học nhận thức là bộ môn (sic) [ông tự tiện thêm cụm từ
“là bộ môn” – PVB] bàn về (sic) [ông dịch sai cụm từ “is concerned” – PVB] mối
liên hệ giữa tư tưởng của con người với bối cảnh xã hội trong đó nó nảy sinh”
(Berger and Luckmann, 1966/2015: 11-12).
Khơng thể bỏ qua những chỗ mà ông Quang dịch sai be bét và tự tiện khi thì thêm
từ vào lời tác giả, khi thì lại cắt xén, bỏ cả cụm từ không dịch (những nơi tôi in
đậm và đánh dấu [sic] ở trên - PVB) vì chúng cho thấy ơng Quang đã ngộ nhận và
dịch sai chủ định của hai tác giả. Trong câu thứ hai (bắt đầu bằng
“Nevertheless…”) của trích đoạn trên, “there has been…” là mẫu câu “There is…”
ở thì hiện tại hồn thành. Ở mẫu câu này, “there” là một loại chủ ngữ trù bị
(preparatory subject), còn chủ ngữ thật (real subject) thì đặt sau động từ “to be”, và
động từ “to be” được chia theo chủ ngữ thật. Câu viết theo mẫu này nói lên rằng
một sự vật nào đó có tồn tại (hoặc khơng) (Swan, 2005: 587). Như vậy chủ ngữ của
câu trên hoàn toàn không phải “người ta” như ông Quang đã dịch, mà là “sự đồng

thuận chung”, và cụm từ “there has been” nghĩa là “có sự đồng thuận chung”.
8


Chúng ta hãy dịch lại và tập trung vào nội dung câu đó. Theo hai tác giả: “Hiện đã
có nhiều định nghĩa khác nhau về bản chất và phạm vi của ‘sociology of
knowledge’. […] Tuy nhiên có sự đồng thuận chung đại để rằng ‘sociology of
knowledge’ quan tâm đến mối quan hệ giữa tư tưởng của con người với bối cảnh
xã hội nơi nó nảy sinh.” (Berger and Luckmann, 1966: 4) (tôi in nghiêng – PVB).
Xin nhấn mạnh rằng: khi giới học thuật định nghĩa một bộ môn, một chuyên ngành,
họ nêu ra đối tượng mà nó nghiên cứu. Nghĩa là câu in nghiêng trên đây nói lên
đối tượng nghiên cứu của “sociology of knowledge” mà giới học thuật (bao gồm
cả hai tác giả) nói chung đã đồng thuận với nhau. Hai tác giả đã xác định đối tượng
của “sociology of knowledge” bằng cách dẫn ra cách hiểu chung mà họ cũng đồng
ý: đó là mối quan hệ giữa tư tưởng con người với bối cảnh xã hội của nó.
Ơng Quang có dẫn ra định nghĩa trên trong bài giới thiệu của mình (2015: lxiv),
nhưng vì ơng dịch sai thành “người ta thường đồng ý với nhau rằng…” nên nảy
sinh hai ngộ nhận.
Thứ nhất, với cách dịch là “người ta”, ông Quang hiểu sai và tạo sự lầm tưởng rằng
sự đồng ý là của ai đó khơng xác định, của kẻ khác nói chung, chứ khơng liên quan
gì đến Berger và Luckmann. Trong khi đó, cụm từ mà hai tác giả đã sử dụng “there
has been general agreement…” hàm chỉ sự đồng thuận chung, và hai ông không
thể hiện bất cứ dấu hiệu gì phản đối, nghĩa là họ đồng ý.
Thứ hai, liền ngay sau khi dẫn ra câu định nghĩa trên, ơng Quang trích lời hai tác
giả phê phán hiện trạng của bộ mơn (rằng nó hầu như chỉ bó hẹp ở lĩnh vực tư
tưởng lý thuyết) (2015: lxiv). Hành động này một lần nữa tạo sự lầm tưởng rằng
Berger và Luckmann không đồng ý với cách xác định đối tượng nghiên cứu của bộ
môn này. Nhưng ông Quang đã “bé cái nhầm”. Hai tác giả nhất trí, chứ không hề
bất đồng với định nghĩa trên về cái mà bộ mơn này nghiên cứu. Điều họ khơng hài
lịng với hiện trạng của bộ mơn thì là những vấn đề khác hẳn, những thiếu sót khác

hẳn, và được họ trình bày ở các trang khác, nằm sau định nghĩa trên rất nhiều
(Berger and Luckmann, 1966: 12-15), chứ không liên quan đến đối tượng của nó.
Và việc chuyên ngành này tự bó hẹp vào lĩnh vực tư tưởng lý thuyết thì đấy chỉ là
một trong hai thiếu sót, hai vấn đề đó (như họ chỉ ra sau đấy và chúng tơi sẽ nêu
dưới đây, ở các trang 15-17 của bài viết này). Ở đây ơng Quang nói đến chỉ một

9


thiếu sót này mà lờ đi thiếu sót thứ hai kia, và cũng sau này chúng tôi sẽ vạch ra
thực chất của hành động ấy.
Như vậy khác hẳn với ông Quang, quan niệm của hai tác giả về cái mà “sociology
of knowledge” nghiên cứu chẳng phải “kiến thức”, “tri thức”, cũng khơng phải
“q trình nhận thức”, mà là mối quan hệ giữa tư tưởng con người với bối cảnh xã
hội! Nghĩa là trong hình dung của tác giả, mơn này khơng tìm hiểu kiến thức, tri
thức và cái gọi là “quá trình nhận thức”, “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái
hiện hiện thực”, “thế giới khách quan” “trong tư duy” v.v. như ông Quang hiểu!
Phép so sánh và đối chiếu sự diễn giải của ông với lời hai tác giả xác định đối
tượng nghiên cứu của bộ môn ở trên đã cho thấy sự khác nhau hồn tồn.
Nói cách khác, cái mà hai tác giả Mỹ nêu ra khi định nghĩa “sociology of
knowledge” không hề và không thể là “nhận thức” theo cách ông Quang hiểu. Câu
chữ của hai tác giả rành rành trong sách và chính ơng Quang đã dịch sang tiếng
Việt như trên, vậy mà ông Quang đã gọi một cách sai lạc cái bộ môn quan tâm đến
mối quan hệ giữa tư tưởng con người với bối cảnh xã hội của nó (chứ khơng tìm
hiểu quá trình nhận thức) là “xã hội học nhận thức”. Cách dịch của ơng thật võ
đốn và đã bất chấp luận điểm của tác giả!
Thật lạ lùng là ông Quang đã khơng chú ý gì đến lời tác giả xác định đối tượng
nghiên cứu của “sociology of knowledge”. Phải chăng vì hiểu sai và dịch sai nên
ơng đã khơng nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của câu này, mà để nó lặng lẽ trơi
tuột khỏi sự lưu tâm của ơng?

2) Tác giả dứt khốt khơng xem xét, nhưng dịch giả bất chấp
Tiếp nữa, ông Quang dẫn ra và hiểu “nhận thức” là “phản ánh và tái hiện hiện thực
vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan,
hoặc kết quả của quá trình đó”. Quan niệm ấy buộc ơng khơng thể bỏ qua, không
thể lẩn tránh vấn đề về sự phản ánh, hay tái hiện hiện thực. Nói cách khác, hiểu
“nhận thức” như thế thì dù muốn hay khơng muốn cái mà ông gọi là “xã hội học
nhận thức” ắt hẳn phải xem xét những chủ điểm và vấn đề liên quan đến nhận thức
luận (tức lý luận về nhận thức: epistemology). Cụ thể như bản chất, nguồn gốc của
tri thức, vị trí của kinh nghiệm và của lý tính trong việc tạo sinh tri thức, làm thế
nào tạo nền tảng vững chắc cho tri thức, phân biệt rạch ròi giữa tri thức có căn cứ
10


vững vàng với định kiến, niềm tin và ý kiến nhận định đơn thuần v.v. và v.v. Nói
gọn lại, nếu coi “nhận thức” là hoạt động hiểu biết, thì cái được gọi là “xã hội học
nhận thức” sẽ phải đề cập đến và trả lời câu hỏi cơ bản sau của nhận thức luận:
chúng ta làm thế nào biết được điều mà ta biết? (How we know what we know)
(Scott, 2014: 218).
Tuy nhiên, Berger và Luckmann không coi những vấn đề nhận thức luận là đối
tượng xem xét của họ. Hai ơng đã mạnh mẽ gạt bỏ khía cạnh nhận thức luận trong
quan niệm của họ về “sociology of knowledge”. Nếu như về mặt nghề nghiệp nhà
triết học bắt buộc phải phân biệt những lời khẳng định có căn cứ về thế giới với
khẳng định vơ căn cứ, thì nhà xã hội học không thể làm được điều này (Berger and
Luckmann, 1966: 2). Họ dứt khốt tách mình ra xa Max Scheler và Karl
Mannheim (hai người đặt nền móng cho “sociology of knowledge” nhưng sa đà
vào những vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận). Khác hẳn hai vị này,
Berger và Luckmann không xem xét những vấn đề nhận thức luận trong bộ mơn:
“Do đó chúng tơi loại trừ khỏi ‘sociology of knowledge’ những vấn đề nhận thức
luận và phương pháp luận vốn gây bận tâm cho cả hai người khởi thủy chủ yếu của
nó” (Berger and Luckmann, 1966: 14). Sau đấy, Berger và Luckmann một lần nữa

nhắc lại lập trường đó: “Suốt từ đầu đến cuối cơng trình này chúng tôi kiên quyết
đặt vào trong ngoặc đơn bất kỳ vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận nào về
giá trị của phép phân tích xã hội học trong bản thân ‘sociology of knowledge’ hay
trong bất kỳ lĩnh vực nào khác” (Berger and Luckmann, 1966: 14).
Lý do: những vấn đề đó thuộc về triết học và phương pháp luận của các khoa học
xã hội chứ không phải của xã hội học. Là một bộ mơn mang tính thực nghiệm,
“sociology of knowledge” “[…] tự bản thân nó khơng thể giải quyết các vấn đề
này bên trong khung quy chiếu đích thực của chính nó” (Berger and Luckmann,
1966: 14). Như vậy, không chỉ tuyên bố rõ ràng luận điểm của mình, hai tác giả
cịn lý giải rất cụ thể. Chưa hết, họ cịn dùng lối ví von hình ảnh sinh động để độc
giả dễ thấy và dễ ghi nhớ quan điểm của họ. Theo họ, “đưa các vấn đề nhận thức
luận liên quan đến giá trị của tri thức xã hội học vào ‘sociology of knowledge’ thì
phần nào đó giống như người ta vừa ở trên một chiếc xe buýt vừa cố đẩy nó đi”
(Berger and Luckmann, 1966: 13). Bằng cách nêu ra thật rõ ràng và nổi bật lập
trường của mình có lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, hai tác giả đã gạt bỏ những
vấn đề nhận thức luận khỏi bộ môn. Điều này khiến độc giả không thể mơ hồ về
lập trường của hai tác giả. Vậy mà ông Quang vẫn dịch cái bộ môn không xem xét
11


những vấn đề nhận thức luận đó là “xã hội học nhận thức”! Gặp những đoạn viết
trên, độc giả không khỏi đặt câu hỏi nghi vấn: ông Quang không hề nhận ra sự
tương phản hoàn toàn giữa lập trường của các tác giả với cách dịch của ông hay
sao? Rõ ràng ông Quang đã bất chấp luận điểm này của hai tác giả, và cách dịch
tên bộ môn của ông đã đi ngược lại với họ.
Ở bài giới thiệu của mình ơng Quang đã hành động khơng nhất qn, thậm chí rất
bất nhất với quan điểm này của hai tác giả. Khi thì ơng lờ đi quan điểm này mặc dù
các tác giả đã dứt khốt khơng xem xét những vấn đề nhận thức luận và phương
pháp luận. Đoạn ông đề cập sự phê phán của hai tác giả với hiện trạng bộ mơn, ơng
chỉ nhắc tới xu hướng nó tự bó hẹp vào lĩnh vực tư tưởng lý thuyết (Trần Hữu

Quang, 2015: lxiv), chứ ông không hề đả động đến thiếu sót thứ hai – sự sa đà vào
những vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận. Đây là hành động cố ý của ơng
để có lợi cho cách ông dịch tên chuyên ngành thành “xã hội học nhận thức”. Lúc
khác và ở chỗ khác ơng Quang có nhắc đến quan điểm này của các tác giả nhưng
bằng một cách rất mập mờ: “Theo Berger và Luckmann, những vấn đề nhận thức
luận (epistemological) và phương pháp luận (methodological) không trực tiếp
thuộc về đối tượng của môn xã hội học nhận thức […]” (Trần Hữu Quang, 2015:
lxiv) (tôi in nghiêng – PVB). Đây là cách viết lập lờ nước đơi của ơng, vì dù các
tác giả đã dứt khốt nói “Khơng”, nhưng với cụm từ “khơng trực tiếp thuộc về đối
tượng của môn xã hội học nhận thức” ông đã tạo ẩn ý rằng: bằng cách gián tiếp thì
những vấn đề ấy có thể làm đối tượng! Tại sao và căn cứ vào đâu mà ông đơm đặt
ra từ “trực tiếp” này? Hay ông tưởng rằng với cụm từ nước đôi “không trực tiếp
thuộc về đối tượng của môn xã hội học nhận thức” ở trên, ơng vẫn có thể nói rằng
những vấn đề nhận thức luận là đối tượng gián tiếp của “sociology of knowledge”?
Phải chăng vì tuy nhận ra rằng cách dịch của mình đã tương phản với quan niệm
của hai tác giả nhưng ông vẫn cố tình tạo ẩn ý trên để bào chữa cho cách dịch
xun tạc đó?
Như vậy ở đây ơng Quang mắc hai sai lầm lớn: khi dịch và khi viết câu nhận xét
trên. Khi ông dịch “sociology of knowledge” là “xã hội học nhận thức” ông đã
xuyên tạc quan niệm của các tác giả. Còn khi viết câu nhận xét vừa dẫn ở trên, ông
đã bao biện, bào chữa cho cách dịch của mình. Người đọc có thể phỏng đốn rằng
việc ơng dịch sai có lẽ phần nào do ngộ nhận hoặc do không lưu ý đầy đủ đến quan
niệm của tác giả, nhưng câu nhận xét sai ở trên chứng tỏ ơng đã cố tình bóp méo
tác giả, chứ khơng phải hiểu lầm.
12


Lẽ ra nên đọc kỹ văn bản để thấu hiểu quan niệm của hai tác giả về những gì
“sociology of knowledge” nghiên cứu, những gì nó khơng nghiên cứu rồi tìm ra
cách dịch đúng tên bộ mơn, thì ơng Quang đã làm ngược lại. Không viện dẫn bất

cứ từ điển Anh - Việt nào, ông tự bịa ra nghĩa “nhận thức” và ấn định cách dịch là
“xã hội học nhận thức” bất chấp quan niệm của tác giả, rồi viết lời bình với ẩn ý
như trên nhằm bao biện cho cách dịch của mình. Khơng thể gọi hành động ngược
đời này của ông bằng cái tên nào khác là “đẽo chân cho vừa giầy”.
3) Cách dịch trái ngược với quan niệm của tác giả
Thêm vào đó, khác biệt căn bản giữa quan niệm của hai tác giả về “sociology of
knowledge” với cái mà ông Quang gọi là “xã hội học nhận thức” cịn mang tính
triệt để hơn nữa ở điểm sau đây.
Nói đến nhận thức thì khơng thể tránh một trong những mối quan tâm trung tâm
của nhận thức luận – đó là bản chất của chân lý (Blackburn, 1994: 123). Càng phải
xem xét vấn đề chân lý vì lý do sau - ấy là cái định nghĩa về nhận thức mà ông
Quang đã chọn sử dụng.
Chúng ta hãy so sánh hai định nghĩa sau đây về nhận thức. Một, “quá trình hoặc
kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận
biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của q trình đó”; “nhận ra và biết
được, hiểu được”.
Hai, “[…] nhận thức là q trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn”.
Phép so sánh cho thấy rõ ràng hai định nghĩa trên đây mang nhiều nét giống nhau
(đều coi nhận thức là “phản ánh” và “tái hiện hiện thực” “thế giới khách quan” vào
“tư duy”, “bộ óc con người”). Tuy ngơn từ sử dụng khơng hồn tồn là một
(trường hợp đầu thì dùng “hiện thực”, “tư duy”; trường hợp sau: “thế giới khách
quan”, “bộ óc”) nhưng các từ đó đều lần lượt đồng nghĩa với nhau. Xin nêu rõ rằng
định nghĩa thứ nhất là của Từ điển tiếng Việt mà ông Quang dẫn ra và dựa vào
(Trần Hữu Quang, 2015: lxvi). Còn định nghĩa thứ hai chính là về nhận thức theo
lý luận Marxist (Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui: 136). Vậy là định nghĩa
mà ông Quang sử dụng đã gợi nhớ tới quan niệm về nhận thức trong lý luận nhận
thức marxist, và hiểu nhận thức như thế thì khơng thể khơng đề cập đến sự chân
13



xác của nhận thức (tức chân lý). Nói gọn lại, cách hiểu của ông Quang ắt đưa đến
quan niệm marxist về chân lý.
Coi chân lý là “[…] tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được thực
tiễn kiểm nghiệm” (Nguyễn Duy Quý và cộng sự, 2014: 372), lý luận nhận thức
marxist rất chú trọng tính chân thực của nhận thức, của chân lý. “Vấn đề chân lý là
một trong những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức” (Nguyễn Duy Quý và cộng
sự, 2014: 372). Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng lý luận nhận thức này đặt chân lý
làm mục đích nhận thức. “Mục đích của nhận thức là đạt tới chân lý khách quan.”
(Rozental, 1975: 407).
Tuy nhiên, như ta sẽ thấy sau đây, điều này khác hẳn, thậm chí trái ngược với quan
niệm của Berger và Luckmann về “sociology of knowledge”.
Hai tác giả khẳng định: “Tự nó ‘sociology of knowledge’ phải quan tâm đến mọi
cái được coi là “tri thức” trong xã hội.” (Berger and Luckmann, 1966: 14-15).
Cần chú ý tới cụm từ “mọi cái được coi là ‘tri thức’” của hai tác giả. Hàm ý của nó
là: bộ mơn này gạt sang một bên câu hỏi rằng liệu kiến thức và tư duy đó mang
tính chân thực hay khơng, mà chỉ tập trung xét xem những gì được coi là tri thức.
Ở một chỗ khác hai ơng nói rõ như sau: “[…] tự nó ‘sociology of knowledge’ buộc
phải quan tâm đến bất cứ thứ gì được chấp nhận là ‘tri thức’ trong một xã hội, bất
kể ‘tri thức’ đó rút cục có mang giá trị (validity) hay không (dù theo bất cứ tiêu
chuẩn nào).” (Berger and Luckmann, 1966: 3; tôi in nghiêng - PVB). Như vậy,
theo hai học giả Mỹ, rõ ràng điều mà “sociology of knowledge” xem xét không
phải sự nhận thức và chân lý, mà chính cái được xem, được tính, được thừa nhận là
tri thức (ví dụ khoa học hay nghệ thuật, hệ tư tưởng, ý thức sai lạc, niềm tin, tun
truyền, v.v. dù nó chân thực hay khơng). Nói cách khác, tuy một điều gì đấy có thể
sai lạc, thiếu căn cứ, khơng chân thực dưới góc độ lý luận nhận thức, song nếu nó
được coi là tri thức trong một xã hội nào đấy, thì nó vẫn được tính đến và quan tâm
tới trong “sociology of knowledge” (1).
Cũng hàm ý tương tự, nhưng theo lời của riêng Berger trong cuốn sách ông không
là đồng tác giả, mà viết một mình (Berger, 1963: 133; 2016: 208), thì “sociology of

knowledge” (xã hội học tri thức) không tự coi bản thân mình là “[…] trọng tài
phán xét về tính chân thực […]”. Nói cách khác, “sociology of knowledge” khơng
phân định chân thực hay giả dối, mà xem xét tất cả những gì được coi là tri thức.
14


Như vậy, do “sociology of knowledge” quan tâm đến tất cả những gì được chấp
thuận và coi là tri thức (dù tri thức đó đúng hay sai), chứ khơng phán xét sự đúng
sai của chúng, nên chỉ có thể dịch nó là “xã hội học tri thức”, chứ tuyệt đối không
phải “xã hội học nhận thức”. Đây là một căn cứ nữa để khẳng định cách dịch
“sociology of knowledge” thành “xã hội học nhận thức” của ông Quang quả là đã
bóp méo quan niệm của hai tác giả.
Chính đặc điểm vừa nêu ra trên đây của bộ môn đã tạo nên khác biệt căn bản về
quan niệm giữa hai tác giả với định nghĩa về nhận thức mà ông Quang dẫn ra và sử
dụng.
Rất tiếc ông Quang đã không chú ý tới luận điểm không thể bỏ qua này của hai tác
giả, nhưng ông vẫn tự cho là ông mới dịch “xác đáng nhất” tên ngành mà hai tác
giả sử dụng. Trong bài giới thiệu của mình, ơng Quang có trích hai đoạn trong
chương Nhập đề của sách mà chúng tơi đã trích lại ở trên, nhưng phải vạch rõ và
nói thật rằng hai đoạn này khơng chứa đựng thơng tin quan trọng để độc giả nắm
được những nét tổng quát về bộ môn này. Bởi thế những đoạn này không cơ bản.
Căn cứ đáng tin cậy để hiểu rõ và dịch đúng tên “sociology of knowledge” là
những đoạn khác ở phần “Introduction” (Nhập đề), nơi mà hai tác giả cung cấp
thơng tin cơ bản về nó. Họ khơng chỉ đưa ra quan niệm về bộ môn (định nghĩa, xác
định đối tượng nghiên cứu), mà cịn tóm lược lịch sử, nêu ra những thành tựu và
hạn chế nhằm xác định lại nhiệm vụ của nó. Mặc dù ở “Preface” (Lời tựa”) các tác
giả viết rằng trong cơng trình này họ không dự định tiến hành “[…] một khảo cứu
lịch sử về sự phát triển bộ môn này” (Berger and Luckmann, 1966: v), nhưng đó
chỉ là cách nói nhún khiêm tốn, vì sau đấy chính họ cũng viết: “Do đó trước khi
chúng tôi bắt đầu lập luận thực thụ của chúng tơi, thiết tưởng sẽ bổ ích khi vắn tắt

điểm lại sự phát triển trước đây của bộ môn này, và giải thích rõ theo cách nào và
vì sao chúng tơi cần đi chệch khỏi sự phát triển đó” (Berger and Luckmann, 1966:
3-4). Tức là ở đây họ đã viết về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lược sử bộ mơn,
những thành cơng và thiếu sót của nó. Đây là nơi Berger và Luckmann tiến hành
một khâu trong quá trình nghiên cứu mà giới học thuật phương Tây gọi là
“literature review” (tổng quan tình hình nghiên cứu) về “sociology of knowledge”.
Nói thật vắn tắt, người làm tổng quan (cụ thể là Berger và Luckmann) điểm lại tình
hình “sociology of knowledge” cho tới thời điểm hiện tại để trả lời những câu hỏi
sau: giới học thuật đã nghiên cứu những gì, và chưa nghiên cứu gì? Trong số
15


những gì đã nghiên cứu thì đâu là thành tựu để người làm tổng quan có thể kế thừa,
đâu là cái chưa thỏa đáng để họ nghiên cứu lại? Còn trong những gì chưa nghiên
cứu thì người làm tổng quan sẽ chọn tìm hiểu cụ thể cái gì? (Phạm Văn Bích,
2013: 79).
Hiểu như thế, ở đây Berger và Luckmann đã chỉ ra khiếm khuyết hiện hữu của
“sociology of knowledge”, rồi dẫn dắt vào những gì mình sẽ thực hiện trong sách
để khắc phục, tức đưa đến luận đề chính của mình. Cụ thể họ cho rằng tính đến
thời điểm họ cơng bố tác phẩm của mình, tình hình ở bộ mơn này đang có những
thiếu sót, hạn chế ở khơng chỉ một, mà cả hai cấp độ xã hội học (lý thuyết và thực
nghiệm). Tức là bộ mơn có hai thiếu sót - chứ khơng chỉ mỗi một như ơng Quang
đã cố tình trình bày bớt xén (Trần Hữu Quang, 2015: lxiv) nhằm bao biện cho cách
dịch sai lệch của mình. Các tác giả chỉ ra như sau: về lý thuyết một vài nhà xã hội
học lại quan tâm đến nhận thức luận, cịn về thực nghiệm thì tiêu điểm gần như chỉ
dành cho lĩnh vực các ý tưởng (tức tư duy lý thuyết). “Nói cách khác, sự quan tâm
hứng thú của ‘sociology of knowledge’ ở cấp độ lý thuyết là dành cho những vấn
đề nhận thức luận, còn ở cấp độ thực nghiệm thì dành cho những vấn đề lịch sử trí
tuệ.” (Berger and Luckmann, 1966: 13). Khơng phủ nhận giá trị của hai hệ vấn đề
trên, nhưng hai tác giả cho rằng thật không may là cho tới thời điểm đó cụm vấn đề

này vẫn đang thống trị “sociology of knowledge”, và hậu quả là che mờ ý nghĩa lý
luận đầy đủ của bộ môn. Hai ông thẳng thắn tun bố: trong cơng trình này họ
muốn đưa ra “[…] một sự xác định lại phạm vi của ‘sociology of knowledge’ một
cách sâu xa, rộng hơn nhiều so với điều mà từ trước cho tới nay người ta vẫn hiểu
về bộ môn này” (Berger and Luckmann, 1966: 15). Cụ thể họ xác định lại như thế
nào?
Nhằm khắc phục tình trạng đó, ở cấp độ lý thuyết, Berger và Luckmann dứt khoát
gạt bỏ những vấn đề nhận thức luận khỏi “sociology of knowledge” (như ta đã dẫn
ở trên).
Ở cấp độ thực nghiệm, về lịch sử trí tuệ (intellectual history) theo nghĩa là lịch sử
các ý tưởng (history of ideas) mà “sociology of knowledge” quan tâm, hai tác giả
cho rằng đây chỉ là một phần của vấn đề lớn hơn, chứ khơng phải phần trung tâm
của nó.Tư duy lý thuyết (tức “các ý tưởng”) là hoạt động của chỉ một số ít người
trong xã hội, nhưng hai ông chú ý đến những kiến thức mà mọi thành viên của xã
hội đều tham gia vào. Nói cách khác, Berger và Luckmann phê phán bộ môn này
16


vì đến lúc đó nó chỉ tìm hiểu những vấn đề cao siêu, kinh viện, sách vở, “tháp ngà”.
Hai ông muốn chuyển tiêu điểm của nó sang hướng khác, sang “kiến thức đời
thường hàng ngày” (commonsense knowledge) của mọi thành viên trong xã hội
(Berger and Luckmann, 1966: 14-15). Họ chủ trương rằng “sociology of
knowledge” tự nó “[…] trước hết phải quan tâm đến cái mà con người ‘biết’ là ‘có
thật’ trong đời sống hàng ngày, đời sống phi lý thuyết và tiền lý thuyết.” (Berger
and Luckmann, 1966: 15). Như vậy rõ ràng phạm vi của “sociology of knowledge”
mở rộng hơn rất nhiều.
Chính theo hai nghĩa đó mà các ơng “xác định lại” (“redefine”; Berger and
Luckmann, 1966: 14; “redefinition” 1966: 18) bộ môn này, chứ không theo cách
mà ông Quang ngộ nhận.
Rút cục hai tác giả “xác định lại” bộ môn này nhằm mục đích gì? Berger và

Luckmann đã vạch rõ ngay ở trang đầu tiên: “The basic contentions of the
argument of this book are implicit in its title and subtle, namely, that reality is
socially constructed and that the sociology of knowledge must analyze the
processes in which this occurs.” (Berger and Luckmann, 1966: 1). Xin chuyển ngữ
như sau: “Các luận điểm cơ bản trong lập luận của cuốn sách này hàm ẩn ngay ở
nhan đề chính và nhan đề phụ của nó, cụ thể rằng thực tại được kiến tạo về mặt xã
hội, và rằng môn ‘sociology of knowledge’ phải phân tích những q trình diễn ra
điều này.” Nói cách khác, hai tác giả muốn bộ mơn phải phân tích các q trình
trong đó thực tại được kiến tạo nên về phương diện xã hội như thế nào.
Được hai tác giả cung cấp sẵn bức phác thảo ngắn gọn nhưng tương đối nhiều mặt
này về “sociology of knowledge”, lẽ ra ông Quang nên triệt để tận dụng các trang
rất hữu ích và tiện lợi ấy, những đoạn cơ bản và quan trọng ấy nhằm nắm vững,
hiểu rõ luận điểm của tác giả và từ đó dịch chính xác tên bộ mơn, nhưng ơng đã bỏ
qua. Thay vào đó, ơng sa đà vào các định nghĩa tiếng Việt rồi đưa ra một cách dịch
vô cùng xa lạ với quan niệm của hai tác giả. Tóm lại, khơng gì có thể thay thế được
những đoạn viết này trong sách – kể cả phép phân loại từ tiếng Việt, cũng như Hán
Việt từ điển của Đào Duy Anh và Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên.
Chính những đoạn này - chứ khơng phải bất kỳ điều gì khác - mới quyết định cách
hiểu đúng và dịch chính xác quan niệm của hai tác giả. Nhắm mắt làm ngơ và bỏ
qua chúng, ông Quang đã đặt “nhận thức” thành đối tượng xem xét của xã hội học
– điều mà tác giả không hề đề cập tới.
17


Rõ ràng ông Quang đã đi sai đường, lạc hướng: thay vì đọc kỹ, nghiền ngẫm tìm
hiểu phần tổng quan về “sociology of knowledge” của Berger và Luckmann để
nắm rõ và dịch đúng tên bộ môn này, ông lại bịa ra từ tiếng Việt tương đương của
“knowledge” là “nhận thức”, rồi “dịch tiếng Việt sang tiếng Việt” và lan man với
ngữ nghĩa tiếng Việt. Rút cục ơng Quang có cách hiểu rất khác với quan niệm của
hai tác giả, và thế là đã xảy ra tình trạng tác giả nói một đằng, người dịch và giới

thiệu nói một nẻo (“ơng nói gà, bà nói vịt”).
Như vậy ơng Quang trích hai đoạn trong cuốn sách của Berger và Luckmann vì và
chỉ vì chúng có chữ “tiến trình” (danh từ ơng dùng để dịch “process” của Anh ngữ)
và chữ này đồng nghĩa, hay ít nhất phù hợp với “q trình” trong định nghĩa của
Từ điển tiếng Việt về nhận thức mà ông đã chọn và dựa vào. Điều có vẻ ăn khớp
này khiến ơng lầm tưởng rằng mình đã hiểu đúng hai tác giả. Còn quan niệm của
hai tác giả về “sociology of knowledge” thì bị ơng hồn tồn phớt lờ.
Cuối cùng câu hỏi đặt ra là: Vì sao ơng Quang bỏ qua luận điểm của hai tác giả,
thậm chí bưng tai bịt mắt làm ngơ những đoạn mà chính ơng đã chuyển ngữ để đưa
ra cách dịch khác hẳn quan niệm của họ, bất chấp những gì họ đã viết và khẳng
định như thế?
Lý do thứ nhất vì ơng Quang đã không bám sát nguyên ngữ tiếng Anh mà sa đà
vào bàn luận tiếng Việt. Bằng việc nêu 4 từ tương đương trong tiếng Việt của
“knowledge” - mà một trong số đó (nhận thức) do chính ơng tự mình bịa đặt ra và
nhất quyết chọn nó - sau đó dẫn ra sự giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên (coi “nhận thức” như một q trình), ơng đã dịch tiếng Việt sang
tiếng Việt.
Thứ hai, sau khi ấn định cách dịch “sociology of knowledge” là nhận thức, ông
Quang chọn chỉ hai đoạn trong cuốn sách có chứa chữ “process” mà ơng dịch là
“tiến trình” để trích ra làm bằng chứng hậu thuẫn cho cách dịch của mình. Nói
cách khác, định nghĩa về nhận thức của Từ điển tiếng Việt mà ơng trích dẫn có chữ
“q trình”, và chữ này giống với “tiến trình” mà ơng dùng để dịch “process” của
hai tác giả (Trần Hữu Quang, 2015: lxvi). Còn những đoạn khác thì ơng cố tình bỏ
qua, phớt lờ, trong khi đấy chính là nơi hai tác giả xác định đối tượng nghiên cứu
của bộ mơn này (những gì nó nghiên cứu, những gì khơng) và điểm lại lược sử của
nó, nêu những vấn đề cần giải quyết, và đây cũng là nơi cho thấy quan điểm của
18


hai tác giả khác hẳn cách dịch của ông. Như thế ơng Quang chỉ trích dẫn từ sách

những chữ những câu nào có lợi cho cách hiểu và dịch của ơng, và cố tình phớt lờ thậm chí xun tạc - những chỗ bất lợi. Bằng việc làm tưởng như khoa học nhưng
thực chất chỉ có vẻ khoa học (quasi-scientific act) đó ơng đã bóp méo quan niệm
của hai tác giả.
III. Kết luận
Ở đầu bài viết này chúng ta đã nêu hai cách xử lý phổ biến trong dịch Anh – Việt
cho cụm từ “sociology of knowledge”.
Với cách thứ nhất (dựa theo Từ điển Anh – Việt để dịch), ông Quang đã không dẫn
bất cứ từ điển nào làm căn cứ để coi “knowledge” tiếng Anh tương đương với
“nhận thức” tiếng Việt. Tức là ông đã bịa đặt ra nghĩa “nhận thức” rồi gán cho từ
Anh.
Về cách thứ hai (bám sát nguyên ngữ để nắm chắc hai tác giả đã hiểu “sociology of
knowledge” như thế nào và họ xác định đối tượng của nó ra sao, những gì nó
nghiên cứu, những gì khơng v.v. nhằm dịch thật chính xác) thì ông Quang hoàn
toàn bỏ qua, bất chấp quan niệm của hai tác giả. Như chúng tôi vừa vạch rõ, trong
phần “Xã hội học về nhận thức” (Trần Hữu Quang, 2015: lxii-lxvii) của bài giới
thiệu đặt ở đầu sách, ông thậm chí vừa cắt xén luận điểm của tác giả vừa trình bày
nó một cách lập lờ hai mặt nhằm có lợi cho cách dịch của ông. Tức là ông đã tìm
cách bẻ cong nguyên tác theo cách dịch sai lệch của mình, và bóp méo tác phẩm.
Tóm lại, tuy đã tham gia dịch, rồi hiệu đính và viết bài giới thiệu tác phẩm, nhưng
ông Quang đã không nắm được hai điểm quan trọng của tác phẩm.
Thứ nhất, ông Quang xác định đối tượng nghiên cứu của “sociology of knowledge”
hoàn toàn sai so với quan niệm của hai tác giả. Tự bịa ra nghĩa “nhận thức” cho
“knowledge”, rồi viện dẫn định nghĩa về nhận thức của Từ điển tiếng Việt, ông
Quang đã coi đối tượng của “sociology of knowledge” là kiến thức (tri thức) và
quá trình nhận thức. Tuy nhiên, Berger và Luckmann cho rằng “sociology of
knowledge” đề cập đến mối quan hệ giữa tư tưởng con người với bối cảnh xã hội
của nó, chứ khơng phải bất kỳ điều gì khác.
Thứ hai, và quan trọng nhất, ông Quang đã không lĩnh hội được một nét căn bản
trong “sociology of knowledge” mà Berger và Luckmann chủ trương. Cụ thể là hai
19



tác giả không xem xét những vấn đề nhận thức luận, khơng tìm hiểu vấn đề chân lý,
mà quan tâm đến tất cả những gì được coi là tri thức trong xã hội. Và vì chuyên
ngành này khác biệt sâu sắc với lý luận nhận thức như thế, việc dịch tên nó thành
“xã hội học nhận thức” là sai cơ bản và nghiêm trọng.
Đến đây có thể thấy rõ ràng rằng: mặc dù tự khen cách dịch “sociology of
knowledge” thành “xã hội học nhận thức” của mình là “xác đáng nhất”, nhưng ông
Quang đã hiểu sai quan niệm của Berger và Luckmann và dịch sai tên chuyên
ngành mà hai tác giả đề cập. Như thế bộ môn này đã bị ông Quang “misnamed”
(gọi sai tên) (Phạm Văn Bích mượn từ dùng của chính Berger and Luckmann,
1966: 16), và thật ra cách dịch của ơng đã bóp méo quan niệm của hai tác giả. Xin
nói thẳng: trái ngược với lời tự khen trên đây, cách dịch của ông là không xác
đáng nhất.
Hãy gọi sự vật bằng đúng tên của nó: “sociology of knowledge” là “xã hội học tri
thức” theo quan niệm của Berger và Luckmann.
Tính gộp lỗi trên đây với những chỗ dịch sai trầm trọng của nhóm ơng Quang mà
tơi đã vạch ra và thống kê ở một bài trước (Một dịch phẩm mắc nhiều lỗi vẫn được
giải Sách hay 2020), cần khẳng định: bản dịch “Sự kiến tạo xã hội về thực tại –
khảo luận về xã hội học nhận thức” là hồn tồn khơng đáng tin cậy, càng khơng
xứng đáng được giải. Nó khơng đáp ứng được u cầu hàng đầu đặt ra cho dịch
phẩm là trung thành với nguyên ngữ (tức “fidelity” trong lý luận dịch thuật phương
Tây, hay “Tín” của phương Đơng). Vì lợi ích của độc giả Việt Nam, bản dịch cần
được sửa chữa triệt để, kỹ càng, và do bên hiệu đính trung lập, khách quan tiến
hành, bất chấp mọi sự bao biện của ông Quang.
Chú thích
(1) Nhằm hiểu rõ và đầy đủ hơn quan niệm của Berger về “sociology of knowledge”
(xã hội học tri thức), có thể tham khảo tác phẩm “Lời mời đến với xã hội học: một
góc nhìn nhân văn” mà Berger viết trước “The Social Construction of Reality: a
Treatise in the Sociology of Knowledge”. Lý do bởi ở cuốn giáo trình nhập mơn đã

trở thành kinh điển này, Berger đã trình bày khá đầy đủ những nét đại cương về xã
hội học tri thức theo quan niệm của mình, từ đối tượng nghiên cứu đến nguồn gốc
và xu hướng của nó.

20


Về xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học tri thức, Berger (1963: 128-137;
1963/2016: 202) khẳng định rằng xã hội học tri thức “[…] quan tâm đến vị trí xã
hội của các ý tưởng”. Tức là xã hội học tri thức tìm cách xác lập mối liên hệ giữa ý
tưởng (tri thức, kiến thức) với cơ sở xã hội của nó. Tuy định nghĩa này quá ngắn
gọn và hàm súc, nhưng nó nêu bật lên rằng xã hội học tri thức “[…] chỉ cho chúng
ta thấy rằng ‘các ý tưởng cũng như con người đều có vị trí về mặt xã hội’” (Berger,
1963/2016: 202).
Trong khi nhiều người quan niệm rằng đối tượng của chuyên ngành này là bản
thân các ý tưởng, và họ tách rời các ý tưởng khỏi bối cảnh xã hội, thì Berger khẳng
định rằng xã hội học tri thức mang xu hướng chống lại việc chỉ xem xét bản thân
các ý tưởng (Berger, 1963: 133; 1963/2016: 208). Theo ông, chuyên ngành này
“[…] bác bỏ điều vờ vịt mà người ta cứ làm ra vẻ như là tư duy hoàn toàn tách biệt
khỏi bối cảnh xã hội trong đó những con người cụ thể tư duy về những điều cụ thể.
Ngay cả trong trường hợp những ý tưởng hết sức trừu tượng vốn có vẻ như chẳng
mấy liên quan gì đến xã hội, xã hội học tri thức vẫn cố gắng vạch ra đường nối từ
tư duy đến nhà tư tưởng và tới thế giới xã hội của anh ta” (Berger, 1963: 129;
Berger, 1963/2016: 202). Nói cách khác, xã hội học tri thức bác bỏ những trị vờ
vịt rằng tư tưởng hồn tồn tách rời, cơ lập với bối cảnh xã hội, nơi những con
người cụ thể suy nghĩ về những điều cụ thể. Cụ thể nó khơng hỏi: “Người ta nói
gì?” (một câu hỏi về nhận thức), mà ln đặt câu hỏi: “Ai nói?” (câu hỏi về vị trí
xã hội của ý tưởng), nhằm cố gắng vẽ ra một đường nối từ tư tưởng của người
đang suy nghĩ tới thế giới xã hội của anh ta. Theo lời ông, “[…] tất cả mọi ý tưởng
đều được soi xét kỹ lưỡng để thấy được vị trí xã hội của chúng trong đời sống xã

hội của những người nghĩ ra chúng.” (Berger, 1963: 133; Berger, 1963/2016: 208).
Tóm lại, ông khẳng định chuyên ngành này xem xét tri thức trong mối quan hệ với
xã hội.
Sách báo trích dẫn
Berger, P. 1963. Invitation to Sociology: a Humanistic Persepective.
Harmondsworth: Penguin Books Ltd
Berger, P. 1963/2016. Lời mời đến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn. Phạm
Văn Bích dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức

21


Berger, P. and Thomas Luckmann. 1966. The Social Construction of Reality: a
Treatise in the Sociology of Knowledge. New York: Anchore Books
Berger, P. và Luckmann, T. 1966/2015. Sự kiến tạo xã hội về thực tại – Khảo luận
về xã hội học nhận thức. Trần Hữu Quang chủ biên dịch thuật và hiệu đính. Hà
Nội: Nhà xuất bản Tri thức
Blackburn, S. 1994. The Oxford Dictionary of Philosophy. Oxford: Oxford
University Press
Nguyễn Duy Quý và cộng sự. 2014. Giáo trình triết học Mác – Lênin. Tái bản có
sửa chữa, bổ sung. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên). (khơng rõ niên đại). Giáo
trình triết học Mác – Lênin (dùng trong các trường đại học, cao đẳng). Tái bản lần
thứ ba có sửa chữa, bổ sung. Bộ giáo dục và đào tạo.
(truy cập ngày 3/11/2017)
Phạm Văn Bích. 2013. “Viết tổng quan về tình hình nghiên cứu trong xã hội học”.
Tạp chí Xã hội học, N. 3
Rozental, M. (chủ biên). 1975. Từ điển triết học. Bản dịch tiếng Việt. Mát-xcơ-va:
Nhà xuất bản Tiến bộ
Scott, J. (ed.). 2014. A Dictionary of Sociology. Fourth edition. Oxford: Oxford

University Press
Swan, M. 2005. Practical English Usage. Third edition. Oxford: Oxford
University Press
Thompson, D. (ed.). 1995. The Concise Oxford Dictionary of Current English.
Ninth edition. Oxford: Oxford university press
Trần Hữu Quang. 2015. “Một lý thuyết về xã hội học theo lối tiếp cận hiện tượng
học của P. Berger và T. Luckmann”. Trong: Berger, P. và Luckmann, T. Sự kiến
tạo xã hội về thực tại – Khảo luận về xã hội học nhận thức. Trần Hữu Quang chủ
biên dịch thuật và hiệu đính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức

22


Viện ngôn ngữ học. 1992. Từ điển Anh - Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã
hội

23



×