Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài giảng giáo dục quốc phòng an ninh xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.83 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: Mục tiêu trọng yếu của quốc
phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả
hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế,
kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo
vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần
tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Chủ trương về xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ; lực lượng dự bị động viên và động viên cơng nghiệp quốc
phịng như thế nào, chúng ta nghiên cứu bài: Xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, dự bị động viên và động viên cơng nghiệp quốc phịng.

1


I. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ.

1. Khái niệm, vị trí, vai trị và nhiệm vụ của lực lượng Dân
quân tự vệ.
a) Khái niệm. “Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng khơng
thốt ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ
tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nịng cốt cùng tồn dân
đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.”1.
- LLDQTV tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; tổ chức ở cơ
quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.


- Đặc trưng cơ bản của LLDQTV là khơng thốt ly sản xuất và công tác vừa
là quân vừa là dân, hoạt động công tác trong LLDQTV đồng thời trực tiếp tham gia
lao động sản xuất ở gia đình và cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc.
b) Vị trí, vai trị của lực lượng Dân quân tự vệ.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược
trong chiến tranh nhân dân, quốc phịng tồn dân, làm nịng cốt cho tồn dân
đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.
+ Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Quốc phòng 2018. (Luật số: 22/2018/QH14), điều 23 qui định: Lực
lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân
quân tự vệ. Như vậy: Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân
dân; là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở.
+ Là lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng khơng thốt ly sản xuất,
cơng tác, có nhiệm vụ SSCĐ, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương,
cơ sở, phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc
phịng tồn dân, xây dựng khu vực phịng thủ, giữ vững an ninh chính trị, tật tự
an tồn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài
sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã chứng minh
LLDQTV là lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. LLDQTV và Bộ đội địa phương tiêu
hao, loại khỏi chiến đấu 70% quân địch, kìm giữ, phân tán 25/56 vạn quân địch.

1

Điều 3, Luật Dân quân tự vệ, 2009.

2



Trong kháng chiến chống Mỹ. Tại Miền Nam LLDQTV và BĐĐP phân
tán căng kéo, kìm giử 253/306 tiểu đồn Mỹ. Tại Miền Bắc 90% vụ đánh bắt
biệt kích thám báo, địch xâm nhập… là do LLDQTV.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “DQTV và du kích là lực lượng của tồn
dân tộc, là lực lượng vơ địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân
hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì cũng phải tan rã”2.
=> Tóm lại: LLDQTV là lực lượng chiến lược quan trọng trong sự nghiêp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c) Nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ (6 nhiệm vụ).
Một là, SSCĐ, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở;
phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
Hai là, phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân, khu
vực phịng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ Đảng,
chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước.
Ba là, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phịng, chống cháy rừng, bảo vệ mơi trường
và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
Bốn là, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng
cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển KT - XH tại địa phương, cơ sở.
Năm là, học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
Sáu là, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trong tình hình mới .
a) Phương châm xây dựng:
Xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng
chất lượng là chính”.

+ Vững mạnh : Được thể hiện là chất lượng phải tồn diện cả về chính trị tư
tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, qn sự và chun mơn nghiệp vụ, biên chế trang bị
hợp lí, thống nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu tốt. Mỗi tổ
chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng.
+ Rộng khắp: Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở hầu hết các
làng, bản, xóm, ấp xã, phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ
chức Đảng, chính quyền và có dân, đều phải tổ chức dân quân tự vệ, kể cả các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trường hợp các doanh nghiệp ngồi quốc
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.132.

3


doanh khơng đủ điều kiện (khơng có tổ chức Đảng) tổ chức dân qn tự vệ nếu
có u cầu thì giám đốc doanh nghiệp đề nghị và được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
(thành phố trực thuộc trung ương) đồng ý thì cơng dân được tham gia dân qn
tự vệ ở địa phương (nơi cư trú). Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian
và tạo điều kiện cho công nhân tham gia dân quân tự vệ hoạt động.
+ Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn đưa vào đội ngũ những
cơng dân có lí lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất
chính trị, đạo đức tốt, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước, các quy định ở địa phương, có sức khoẻ phù hợp.
b) Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ.
- Về tổ chức: Tổ chức dân quân tự vệ có 2 lực lượng chính: Lực lượng nịng
cốt (lực lượng chiến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu).
+ Lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt bao gồm: Dân quân tự vệ bộ binh,
binh chủng (phịng khơng, pháo binh, cơng binh, trinh sát, thơng tin, phịng hố,
y tế) và dân qn tự vệ biển (đối với vùng biển), được tổ chức thành lực lượng

cơ động và lực lượng tại chỗ. Đối với xã thuộc địa bàn trọng điểm có u cầu
chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực.
Nhiệm vụ của lực lượng cơ động là chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt, chi viện
cho lực lượng chiến đấu tại chỗ, khi cần thiết có thể cơ động chiến đấu trên địa
bàn địa phương khác. Nhiệm vụ của lực lượng chiến đấu tại chỗ là chiến đấu,
sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phương theo kế hoạch, phương án, khi cần
có thể tăng cường cho lực lượng cơ động.
Thời hạn của dân quân tự vệ nòng cốt là 4 năm (điều 10 Luật Dân quân tự vệ).
+ Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sỹ dân qn tự
vệ nịng cốt đã hồn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi
quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45 nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi).
Nhiệm vụ của lực lượng này là phục vụ chiến đấu, vận chuyển tiếp tế,
khắc phục hậu quả chiến đấu, bảo vệ và sơ tán nhân dân.
- Biên chế: Biên chế dân quân tự vệ được thống nhất trong toàn quốc. Số lượng
cán bộ, chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng qui định. Hiện nay định hướng chung về
tỷ lệ dân quân tự vệ.
+ Cấp quân khu và tỉnh đạt từ 1,2% đến 1,8% so với dân số.
+ Cấp huyện đạt từ 1,4 đến 2% so với dân số.
+ Cấp xã tuỳ theo số dân để xác định tỷ lệ phù hợp theo quy định. (Điều
11 luật dân quân tự vệ), (Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp
mới phải tương ứng với số đó hồn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra.
- Cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội:
4


+ Cơ cấu biên chế ban chỉ huy quân sự được tổ chức ở xã, phường, thị
trấn, các doanh nghiệp của địa phương và các ngành của nhà nước gồm 3 người:
chỉ huy trưởng, chính trị viên và phó chỉ huy trưởng.
Cấp xã, phường, thị trấn chỉ huy trưởng là thành viên uỷ ban nhân dân, là
đảng viên, thường nằm trong cơ cấu cấp uỷ địa phương. Các cơ sở khác, chỉ huy

trưởng có thể kiêm nhiệm hoặc khơng kiêm nhiệm.
Bí thư đảng uỷ, Bí thư chi bộ các cơ sở kiêm chính trị viên chịu trách
nhiệm về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong dân qn tự vệ.
Phó chỉ huy trưởng ở xã phường là cán bộ chuyên trách, các phó chỉ huy
cơ sở cịn lại là chun trách hoặc kiêm nhiệm.
Xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, xã đội phó và tương đương do chủ
tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm theo đề nghị của uỷ ban nhân dân cấp
xã sau khi đã thống nhất với huyện đội trưởng.
Thôn đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và khẩu đội trưởng dân
quân tự vệ do Huyện đội trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của của xã đội trưởng. Cơ
cấu cán bộ tiểu đoàn, đại đội, gồm chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy
trưởng. Cấp trung đội, tiểu đội và tương đương có một cấp trưởng, một cấp phó.
+ Ban chỉ huy quân sự cơ sở chịu trách nhiệm làm tham mưu giúp cấp uỷ,
chính quyền cấp mình tổ chức triển khai cơng tác hoạt động dân quân tự vệ.
- Vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ:
+ Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, cơng cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ
thuật. Viêc trang bi, chê đô đăng ký quản lý, sư dung vu khi công cụ hỗ trợ và
phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ theo quy đinh cua pháp luât.
+ Vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ từ các nguồn: do Bộ Quốc phòng cấp,
các địa phương tự chế tạo hoặc thu được của địch. Song dù từ nguồn nào, vũ khí
trang bị đó cũng đều là tài sản của nhà nước giao cho dân quân tự vệ quản lý. Do
vậy, phải được đăng ký, quản lý, bảo quản chặt chẽ; sử dụng đúng mục đích và
đúng quy định của pháp luật. Cơ quan quân sự có thẩm quyền phải có quyết định
biên chế, trang bị và cấp giấy phép sử dụng tới từng đơn vị, cá nhân.
c) Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ. (Điều 34)
- Giáo dục chính trị:
+ Mục đích: Nhằm làm cho mọi người nâng cao nhận thức về chính trị,
lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Trên cơ sở đó
phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ, bảo vệ quê
hương, làng xóm, địa phương, đơn vị mình.

+ Nội dung giáo dục cần tập trung:

5


Không ngừng tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giác ngộ giai cấp
cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, trên cơ sở đó, thường xuyên nâng cao cảnh
giác cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ
nghĩa; mục tiêu lý tưởng của Đảng. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng
và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ củng cố
quốc phòng - an ninh, chống "DBHB” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:
công tác quân sự địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Một số nội dung cơ bản về hiến pháp, pháp luật, luật dân quân tự vệ, nội
dung phương pháp tiến hành vận động quần chúng...
+ Trong thời bình, giáo dục theo kế hoạch hàng năm, gắn với huấn luyện
quân sự. Khi cần thiết hoặc có chiến tranh, thời gian giáo dục chính trị có thể
kéo dài từ hai đến sáu tháng liên tục theo chương trình, nội dung, giáo trình, tài
liệu huấn luyện do Bộ quốc phòng quy định.
Thời gian giáo dục chính trị khoảng 15% đến 20% so với tổng số thời
gian huấn luyện chung của lực lượng Dân quân tự vệ.
- Huấn luyện quân sự:
+ Mục đích nhằm nâng cao kiến thức về quân sự cho lực lượng dân quân tự
vệ. Sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ thơn, xóm, làng xã, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
+ Hàng năm lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện theo nội dung
chương trình do Bộ Quốc phịng quy định chung, các nội dung phù hợp và sát với
cơ sở do chỉ huy quân sự địa phương các cấp xác định cụ thể.
Sau mỗi khoá huấn luyện, Dân quân tự vệ đều phải kiểm tra và được cấp
giấy chứng nhận theo phân cấp quản lý.

+ Thời gian huấn luyện quân sự khoảng 80-85% so với tổng thời gian quy
định, trong đó kỹ thuật các quân, binh chủng 35%, các nội dung hậu cần quân y
khoảng 10%, cụ thể: 15 ngày đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất; 12 ngày đối
với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân qn tự vệ phịng khơng,
pháo binh, cơng binh, trinh sát, thơng tin, phịng hố, y tế; 7 ngày đối với dân
quân tự vệ tại chỗ; 60 ngày đối với dân quân thường trực.
3. Một số biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn
hiện nay.
a) Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác Dân quân tự vệ.
- Cơ sở: Xuất phát từ vai trị của giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi
mặt của Dân quân tự vệ. Từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu
cầu mới rất nặng nề. Từ âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.
6


- Nội dung giáo dục.
+ Phải thường xuyên giáo dục quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nâng cao ý thức trách nhiệm
của mỗi người đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
+ Cần tập trung phổ biến luật Dân quân tự vệ.
+ Nghị định, thông tư về thi hành luật Dân quân tự vệ cho các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, đồn thể nhân dân, để mọi người, mọi tổ chức nhận thức đúng về công
tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Đó là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn
dân, của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng Dân quân tự vệ, làm cho công tác
Dân quân tự vệ trở thành việc làm thường xuyên của dân, do dân, vì dân.
b) Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn địa phương trong xây dựng lực
lượng Dân quân tự vệ.
- Cơ sở: Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ là trách nhiệm chung của các
cấp, các ngành và của toàn dân, nhưng trước hết là trách nhiệm của địa phương,

tỉnh, (thành phố), huyện (quận), xã (phường).
- Nội dung:
+ Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ phải được kết hợp với các hoạt
động phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh tại địa phương. Một mặt thông qua
hiệu quả hoạt động phát hiện các ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, từ
đó nâng cao chất lượng mọi mặt của các đơn vị Dân quân tự vệ. Mặt khác, có
tác dụng kiểm tra và thúc đẩy trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương
đối với xây dựng Dân quân tự vệ.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và hoạt động của Dân quân
tự vệ. Kết hợp lực lượng dân quân tự vệ với các thành phần lực lượng khác nhất
là lực lượng an ninh chuyên trách, trong xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh
trên địa bàn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động, chiến đấu và công tác.
c) Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn
diện.
- Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện là xây dựng địa phương vững
mạnh trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, trong đó có một nội
dung quan trọng là xây dựng về quốc phịng - an ninh.
- Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nội dung quốc phịng làm tốt
sẽ bảo đảm sự ổn định ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân lao động sản xuất thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, góp phần
xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện.
Ngược lại, cơ sở vững mạnh toàn diện là mơi trường xã hội có tính quyết định
đến xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh; là hậu phương trực tiếp
7


vững chắc của lực lượng dân quân tự vệ chiến đấu ở cơ sở, bảo đảm cho lực
lượng dân quân tự vệ ln sẵn sàng hồn thành các nhiệm vụ được giao.
+ Xây dựng lực lượng DQTV gắn với xây dựng địa phương vững mạnh trên
mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...

+ Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng tổ chức Đảng, chính
quyền địa phương, cơ sở vững mạnh tồn diện.
d) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với lực lượng dân qn tự vệ.
- Chế độ chính sách có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm chăm sóc của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với lực lượng Dân quân tự vệ.
- Trước mắt, cần phối hợp các ban ngành tổ chức hướng dẫn, thực hiện tốt
chế độ, chính sách, chế độ khen thưởng, ngân sách bảo đảm trong tổ chức huấn
luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ đã được qui định trong Luật số
43/2009/QH12 của Quốc hội: Luật dân quân tự vệ. Nghị định Số: 03/2016/NĐCP, quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật dân quân tự vệ.
II. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN:
1. Khái niệm, vị trí vai trị cơng tác xây dựng lực lượng dự
bị động viên:
a) Khái niệm: Lực lượng dự bị dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và
phương tiện kĩ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực
của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự
thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ
sĩ quan, binh sĩ dự bị.
Phương tiện kĩ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông
tin liên lạc, y tế và một số phương tiện khác. Danh mục phương tiện kĩ thuật do
Chính phủ quy định (Pháp lệnh về Lực lượng Dự bị động viên năm 1996).
Quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật trong kế hoạch biên chế cho lực
lượng thường trực của quân đội, thông qua các đơn vị dự bị động viên. Trong
thời bình, lực lượng dự bị động viên được đăng kí, quản lí, huấn luyện theo
chương trình quy định và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
b) Vị trí vai trị cơng tác xây dựng lực lượng DBĐV.
* Xây dựng lực lượng DBĐV là một nhiệm vụ cơ bản chuẩn bị đất nước,
chuẩn bị lực lượng vũ trang để chủ động đối phó với mọi tình huống.
Chỉ thị 16-CT/TW Ngày 05/10/2002, Ban chấp hành Trung ương Đảng về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với LLDQTV và lực lượng DBĐV trong
tình hình mới. Chỉ thị chỉ rõ: LLDQTV, lực lượng DBĐV là bộ phận trong lực
lượng vũ trang của Đảng. Xây dựng LLDQTV, lực lượng DBĐV là nội dung
8


quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Từ đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, tăng
cường sức mạnh của cả lực lượng và thế trận quốc phịng tồn dân, trong đó
phải xây dựng Qn đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Trong khi đó, nước ta cũng như bất cứ nước nào, thời bình cũng khơng có khả
năng xây dựng và duy trì đội quân thường trực đủ biên chế thời chiến. Do đó,
xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh từ thời bình là một nhiệm vụ cơ bản của
chuẩn bị đất nước, chuẩn bị lực lượng vũ trang để chủ động đối phó với mọi tình
huống có thể xảy ra, là một giải pháp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
* Xây dựng lực lượng DBĐV là thể hiện sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh là trực tiếp xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân hùng mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, tạo ra sức
mạnh bảo vệ Tổ quốc vững chắc, bảo vệ công cuộc xây dựng phát triển đất nước
về mọi mặt. Xây dựng kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần vật
chất cho quốc phòng - an ninh, tăng cường khả năng bảo vệ.
Xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh sẽ là điều kiện để Nhà nước tập
trung sử dụng nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua xây dựng lực
lượng DBĐV, các ngành kinh tế sẽ phục vụ cho cả nhu cầu quân sự và dân sự.
* Xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh, động viên kịp thời là một trong
những yếu tố quan trọng, nhanh chóng làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho
ta, nhất là thời kỳ đầu khi chiến tranh xảy ra.

- Để đối phó thắng lợi với chiến tranh, địi hỏi chúng ta phải kịp thời động
viên lực lượng lớn quân dự bị để thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khi mới bắt đầu, chúng ta phải dựa vào
quân thường trực là chủ yếu để đánh trả địch, tạo điều kiện cho đất nước chuyển vào
trạng thái thời chiến. Trong đó, khi mở đầu chiến tranh, quân xâm lược thường chủ
động tiến công với quy mô, lực lượng lớn trên phạm vi rộng. Để đối phó thắng lợi
với chiến tranh, địi hỏi chúng ta phải kịp thời động viên lực lượng lớn quân dự bị để
nhanh chóng làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lúc đầu, Liên Xơ có 4,2 triệu quân thường
trực. Để bổ sung cho quân đội, chỉ 8 ngày sau khi chiến tranh bùng nổ, đã động viên
vào quân đội 5,3 triệu quân và trong vòng nửa năm tăng lên 10 triệu quân, đến năm
1945 lên tới 22 triệu quân (trong đó có 17 triệu quân dự bị được động viên).
Cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, I-xra-en bị tiến công trước,
nhưng sau 48 giờ, I-xra-en đã động viên được 75% quân dự bị (20 vạn). Do đó,
bất ngờ làm chuyển hố tương quan lực lượng, tiến cơng lại 4 nước (Ai Cập,
9


Siri, Li băng, Gicđani) ngay ngày đầu tiến cơng, đã chiếm được diện tích gấp
4 lần nước mình, thu 2 tỉ đô la chiến lợi phẩm.
Ở Việt Nam, từ năm 1965-1969 miền Bắc đã động viên vào quân đội 94
vạn, năm 1969-1972 là 51 vạn, 2 tháng đầu năm 1975 là 7,5 vạn.
=> Từ thực tế trên cho thấy, xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh từ thời
bình, động viên được kịp thời là yếu tố quan trọng làm thay đổi so sánh tương quan
lực lượng có lợi cho ta để đủ sức đánh bại kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
* Xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh, là cơ sở để giảm lực lượng thường
trực đến mức cần thiết, bảo đảm tiết kiệm, giảm chi phí ngân sách cho quốc phòng.
Đối với nước ta hiện nay thu nhập còn thấp so với nhiều quốc gia trên thế
giới, việc xây dựng LLDBĐV vững mạnh là hết sức quan trọng, là điều kiện để từng
bước giảm lực lượng thường trực đến mức cần thiết, giảm chi phí quốc phịng, tạo

điều kiện đầu tư nhiều hơn cho phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội mà vẫn bảo đảm
tốt sức mạnh chiến đấu của LLVT.
+ Trên thế giới hiện nay, do sự phát triển về công nghệ khoa học kỹ thuật
ngày càng hiện đại. Các nước đang có xu hướng giảm dần lực lượng thường trực
và tăng cường xây dựng lực lượng DBĐV để giảm chi ngân sách quốc phịng.
Thực tế chi phí cho một qn nhân dự bị thấp hơn nhiều lần so với chi phí cho
một quân nhân thường trực. ở I-xra-en và Singapore số quân dự bị gấp 4 lần
quân thường trực, Thuỵ Sĩ số quân dự bị gấp 3,5 lần quân thường trực, ở
Rumani số quân dự bị gấp 7 lần quân thường trực, Hàn Quốc lực lượng lục quân
dự bị gấp 8 lần lực lượng lục qn thường trực.
+ Theo tính tốn của các nhà kinh tế học thế giới, nếu một quốc gia chỉ
cần duy trì một lực lượng quân đội từ 0,5 đến 0,8% so với tổng dân số, thì phải
chi phí tốn kém 1,5% tổng thu nhập quốc gia.
2. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên.
a) Xây dựng lực lượng dự bị động viên bảo đảm số lượng đủ, chất lượng
cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
- Cơ sở xác định:
Việc tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ở nước ta là một vấn đề
hệ trọng, quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, đặc biệt khi phải đối phó với
chiến tranh quy mơ lớn. Do đó, ngay từ thời bình, phải xây dựng lực lượng dự bị
động viên hùng hậu theo kế hoạch đã xác định mới có khả năng giành thắng lợi
khi có lệnh động viên.
- Nội dung: Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải bảo đảm đủ số lượng,
có chất lượng cao.
+ Chất lượng cao được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tinh thần,
tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, trình độ kĩ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ,
10


trang bị, khả năng bảo đảm hậu cần kĩ thuật. Vì vậy, để có chất lượng cao, u cầu

đầu tiên là phải xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực hồn thành thắng lợi mọi
nhiệm vụ, trong đó tập trung vào khâu quản lí, giáo dục, tạo nguồn.
+ Cùng với xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, phải nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ. Việc
huấn luyện quân sự cho lực lượng dự bị động viên phải được tiến hành nghiêm
túc theo chương trình quy định của Bộ Quốc phòng.
b) Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị.
- Vị trí: là một quan điểm cơ bản, mang tính ngun tắc trong xây dựng nền
quốc phịng toàn dân, XD lực lượng vũ trang nhân dân, XD lượng DBĐV.
Nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng, là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do
vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở các cơ quan, tổ chức,
địa phương, cơ sở trong xây dựng lượng DBĐV là một quan điểm cơ bản, mang
tính nguyên tắc trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân, xây dựng lượng DBĐV.
- Nội dung: Sức mạnh tổng hợp đó là sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về
mọi mặt của Đảng bộ (Chi bộ); sự quản lý điều hành của chính quyền, các tổ
chức kinh tế - xã hội và sự chăm lo công tác xây dựng lực lượng DBĐV của
nhân dân tại địa phương, cơ sở.
c) Xây dựng lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các
cấp ở địa phương, bộ, ngành.
- Cơ sở xác định: Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng
lực lượng dự bị động viên như trên nên xây dựng lực lượng dự bị động viên phải
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng.
- Ý nghĩa: Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm cho lực lượng này
ln có nội dung, phương hướng, mục tiêu xây dựng đúng đắn, nhằm bảo đảm
sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
- Nội dung: Sự lãnh đạo của Đảng (Đảng uỷ, Chi uỷ) trong xây dựng lực

lượng dự bị động viên được thể hiện trên tất cả các khâu, các bước, từ chuẩn bị
đến thực hành động viên lực lượng.
Đảng uỷ (Chi uỷ) lãnh đạo được thể hiện bằng nghị quyết, cụ thể hoá
bằng chỉ thị, bằng các biện pháp kiểm tra thực hiện; thông qua hoạt động tổ
chức, chỉ đạo, tuyên truyền vận động, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của
Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức đảng và đảng viên.
11


3. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên:
a) Phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên.
- Phương thức chung: Địa phương chuyển việc giao nguồn cho các đơn vị chủ
lực sang tổ chức hình thành các đơn vị dự bị động viên theo nhiệm vụ trên giao.
Phát huy khả năng trách nhiệm cao nhất của địa phương, các ngành kinh
tế, kết hợp chặt chẽ với khả năng, trách nhiệm đầy đủ của các đơn vị quân đội để
tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên. Với phương thức địa phương chuyển
việc giao nguồn cho các đơn vị chủ lực sang tổ chức hình thành các đơn vị dự bị
động viên theo nhiệm vụ trên giao. Trong đó địa phương thực hiện là chính (trừ vũ
khí trang bị và huấn luyện), các đơn vị chủ lực nhận nguồn cung cấp biểu biên chế,
phối hợp cùng địa phương tổ chức thực hiện.
- Phương thức cụ thể: Tổ chức các đơn vị dự bị động viên theo khung
thường trực và đơn vị không biên chế khung thường trực.
b) Nội dung xây dựng.
* Tạo nguồn.
- Tạo nguồn là cơ sở để tổ chức các đơn vị DBĐV; kết quả của tạo nguồn
quyết định đến số lượng, chất lượng lực lượng DBĐV.
Nguồn bao gồm: Các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và số thanh niên đã
được tuyển chọn xếp sẵn vào diện sẵn sàng nhập ngũ (gọi tắt là quân nhân dự
bị). Nguồn còn được tạo từ các đơn vị thanh niên xung phong, đơn vị kinh tế quốc phòng, tự vệ các cơ quan, xí nghiệp, cơng nơng lâm trường, bệnh viện, các
trường trung học dạy nghề, trường đại học, cao đẳng. Nguồn còn bao gồm các

loại phương tiện, vật chất có thể sử dụng theo yêu cầu của quân đội.
- Công tác tạo nguồn, phải làm tốt đầu vào, huấn luyện và giáo dục.
Công tác tạo nguồn, phải làm tốt đầu vào; tuyển quân hàng năm phải được
tuyển chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn vào quân đội theo quy định của
Luật nghĩa vụ quân sự. Quân nhân phải được giáo dục chính trị, huấn luyện
qn sự từ thấp lên cao, có ý thức sẵn sàng chiến đấu tốt, tự giác rèn luyện, khi
xuất ngũ sẽ đăng ký là nguồn dự bị.
* Đăng ký, quản lý nguồn.
- Việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, thực hiện theo quy định của Luật
nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Chế độ, thủ
tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật diện huy động bổ sung cho lực
lượng thường trực của quân đội do chính phủ quy định.
+ Đăng ký, quản lý nguồn phải bảo đảm đầy đủ, chính xác chuyên nghiệp
quân sự, sức khoẻ, hồn cảnh gia đình, ý thức chính trị xã hội, trình độ qn sự,
chun mơn nghiệp vụ. Theo dõi nắm chắc tình trạng kỹ thuật của từng phương
tiện và sự biến động của phương tiện kỹ thuật.
12


+ Trên cơ sở đăng ký nguồn, tiến hành sắp xếp tổ chức biên chế, trang bị,
lập kế hoạch huấn luyện bổ sung và kế hoạch động viên.
- Để làm tốt công tác đăng ký, quản lý nguồn, các đơn vị thường trực từ
cấp trung đoàn và tương đương trở lên cần làm tốt cơng tác giáo dục chính trị,
huấn luyện bổ sung trước khi quân nhân xuất ngũ, kiểm tra hồ sơ đầy đủ chính
xác, hiệp đồng chặt chẽ kế hoạch bàn giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ, các địa phương và cử cán bộ có thẩm quyền đưa quân
nhân xuất ngũ về bàn giao chu đáo.
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các địa
phương cần tổ chức tốt tiếp nhận, đăng ký quân nhân dự bị và phương tiện kỹ
thuật thuộc phạm vi đơn vị mình.

c) Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên.
Tổ chức, biên chế lực lượng dự bị động viên là tổ chức sắp xếp quân nhân
dự bị, phương tiện kĩ thuật thành từng đơn vị đự bị động viên theo kế hoạch để
quản lí, huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Các
đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số, trang bị và phương tiện kĩ thuật.
- Hiện nay, đơn vị dự bị động viên được tổ chức theo các loại hình: đơn vị
biên chế thiếu, đơn vị biên chế khung thường trực, đơn vị khơng có khung
thường trực, đơn vị biên chế đủ nhân đôi và đơn vị chuyên môn thời chiến.
- Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị: Sắp xếp người có trình độ chun
nghiệp qn sự, chuyên môn kĩ thuật phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu
thì sắp xếp người có trình độ chun nghiệp quân sự, chuyên môn kĩ thuật tương
ứng. Sắp xếp quân nhân dự bị hạng một trước, nếu thiếu thì sắp xếp quân nhân dự
bi hạng hai. Sắp xếp những quân nhân dự bị cư trú gần nhau vào từng đơn vị.
Căn cứ vào khả năng quân nhân dự bị và nhiệm vụ của các đơn vị, nguyên
tắc sắp xếp quân nhân dự bị bị vào các đơn vị như sau:
+ Đối với các đơn vị chiến đấu: Sắp xếp những nam quân nhân dự bị
nhóm A (từ 18 đến 35 tuổi) và một số quân nhân dự bị có chun mơn kỹ thuật
nhóm B (từ 36 đến 45 tuổi).
+ Đối với các đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc các quân chủng, binh
chủng, các đơn vị bộ đội địa phương: Sắp xếp các nam quân nhân dự bị nhóm A,
nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị nhóm A ở các vị trí thích hợp.
+ Đối với các đơn vị hậu cần, kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh, các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: Sắp xếp những
nam quân nhân dự bị chủ yếu là nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị nhóm A
ở các vị trí thích hợp.

13


+ Đối với các cơ quan quân sự địa phương, cơ quan quân khu, quân đoàn,

quân chủng, binh chủng, cơ quan Bộ Quốc phòng và các trường: Sắp xếp những
nam quân nhân dự bị nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị ở các vị trí thích hợp.
+ Đối với các đơn vị dự bị do các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức: Sắp xếp
những nam quân nhân dự bị và một số nữ quân nhân dự bị ở các vị trí thích hợp.
d) Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên.
- Giáo dục chính trị:
+ Ý nghĩa: Là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực lượng dự bị động
viên, tang bị cho CB, CS có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng.
+ Nội dung giáo dục cần tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm quốc phịng tồn dân, chiến tranh nhân
dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách
mạng, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
- Công tác huấn luyện:
+ Ý nghĩa: Là nhiệm vụ thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ, khả năng
SSCĐ cho lực lượng dự bị động viên, để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
+ Phương châm huấn luyện: "Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung
có trọng tâm, trọng điểm”.
+ Nội dung huấn luyện gồm kĩ thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng
người đến cấp đại đội; cơng tác hậu cần, băng bó cứu thương và hoạt động
chống "Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ.
+ Phương pháp: Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động
viên hoặc phân tán tại các địa phương, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt
những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tượng, sát thực tế.
+ Hàng năm, sau khóa huấn luyện, lực lượng dự bị động viên sẽ tham gia
hợp luyện, diễn tập. Kết thúc diễn tập tổ chức rút kinh nghiệm để kịp thời bổ
sung, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục trong các đơn vị.
- Kiểm tra đơn vị dự bị động viên: Chế độ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ
được tiến hành theo qui định, giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được tình hình và có
chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng và hiệu quả.
e) Bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, tài chính cho xây dựng lực lượng dự bị động viên.

Nội dung bảo đảm gồm vũ khí trang bị, hậu cần kỹ thuật và tài chính.
Yêu cầu phải bảo đảm đúng mức, đủ để triển khai xây dựng lực lượng dự
bị động viên chất lượng ngày càng cao.
Việc bảo đàm hằng năm do Chính phủ giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho
các bộ, nghành, địa phương thực hiện.
14


4. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên:
- Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong tồn Đảng, tồn dân, tồn qn về vị
trí, NV, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân
sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ
làm công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với lực lượng dự bị động viên.
III. ĐỘNG VIÊN CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG.

1. Khái niệm, ngun tắc, u cầu động viên cơng nghiệp
quốc phịng:
a) Khái niệm:
- Động viên cơng nghiệp quốc phịng là huy động một phần hoặc toàn bộ
năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị cho Qn đội của doanh nghiệp cơng
nghiệp ngồi lực lượng quốc phòng, nhằm huy động mọi nguồn lực của đất
nước hoặc một số địa phương,... phục vụ cho quốc phòng, nhằm giành thế chủ
động, bảo toàn, phát huy tiềm lực mọi mặt của quốc gia, duy trì, ổn định sản
xuất và đời sống của nhân dân, giữ vững chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ trong
mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Khái niệm trên thể hiện khái quát một số nội dung chính sau đây:

+ Động viên cơng nghiệp quốc phịng được chuẩn bị từ thời bình, là việc
làm thường xuyên từ Trung ương đến địa phương.
+ Động viên công nghiệp quốc phịng khơng áp dụng đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
+ Có thể tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
b) Nguyên tắc động viên cơng nghiệp quốc phịng.
+ Động viên cơng nghiệp quốc phòng được tiến hành trên cơ sở năng lực sản
xuất, sửa chữa đã có của doanh nghiệp cơng nghiệp, Nhà nước đầu tư thêm trang thiết
bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
+ Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên cơng nghiệp quốc phịng cho các
doanh nghiệp cơng nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa
của Quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của doanh nghiệp.
+ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp,
người lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên cơng nghiệp quốc phịng.
c) u cầu động viên cơng nghiệp quốc phịng.
15


- Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phịng phải bảo đảm bí
mật, an tồn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng tăng cường sức
mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh.
Đây là u cầu cơ bản, có tính quyết định đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ
động viên cơng nghiệp quốc phịng.
Trước hết về kế hoạch động viên cơng nghiệp quốc phịng của các cấp, theo
quy định của Nhà nước thuộc tài liệu tuyệt mật, vì vậy việc xây dựng, quản lí, khai
thác kế hoạch phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật; các doanh nghiệp
cơng nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lí, sử dụng, bảo mật theo
đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả
là một yêu cầu rất quan trọng, nhất là trong điều kiện ngân sách bảo đảm

cho động viên công nghiệp quốc phòng của Nhà nước và Bộ quốc phòng cịn
nhiều hạn hẹp. Khi có lệnh thực hành động viên công nghiệp, nếu không bảo đảm
đủ số lượng, đúng thời gian quy định theo kế hoạch được giao sẽ gây ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội.
- Chuẩn bị và thực hành động viên CNQP phải bảo đảm cho yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương trong thời chiến.
Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chuẩn bị và thực hành động viên
công nghiệp xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của các địa phương trong thế trận
quốc phịng tồn dân, chién tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là yêu cầu cơ bản, có tính quyết định đến kết quả của cơng tác
động viên cơng nghiệp quốc phịng. Vì vậy, kế hoạch động viên cơng nghiệp
quốc phịng của các cấp các ngành phải theo đúng quy định của nhà nước thuộc
tài liệu mật, phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
2. Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phịng.
a) Chuẩn bị động viên cơng nghiệp quốc phịng.
- Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp cơng nghiệp có khả năng sản xuất, sửa
chữa trang bị.
Nội dung khảo sát gồm: Đặc điểm tình hình; cơ cấu tổ chức, số lượng,
chất lượng cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; Nhiệm
vụ sản xuất, công suất thiết kế, công suất thực tế; số lượng, chất lượng trang
thiết bị hiện có; phương hướng sản xuất và đổi mới công nghệ.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và kết quả
khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp Chính
phủ quyết định các doanh nghiệp cơng nghiệp đủ điều kiện động viên CNQP.
- Xây dựng kế hoạch động viên cơng nghiệp quốc phịng.
16


Nội dung: Quyết định của Bộ, UBND cấp tỉnh, Tổng công ti; kế hoạch thông
báo quyết định ĐVCNQP; quyết định di chuyển địa điểm; KH chỉ huy điều hành; KH

bảo đảm vật tư cho sản xuất, sửa chữa trang bị theo chỉ tiêu ĐVCNQP; KH nghiên
cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ ĐVCNQP (nếu có) theo quy định
của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học; KH bảo đảm kinh phí cho ĐVCNQP.
Trên cơ sở kế hoạch của cấp trên, các doanh nghiệp công nghiệp lập kế
hoạch động viên công nghiệp quốc phong cho doanh nghiệp mình.
Nội dung: Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị do Nhà nước giao; KH
báo quyết định ĐVCNQP; kế hoạch di chuyển địa điểm; kế hoạch chỉ huy
điều hành; kế hoạch bảo đảm vật tư cho sản xuất, sửa chữa trang bị theo chỉ
tiêu ĐVCNQP; kế hoạch sản xuất, sửa chữa trang bị; kế hoạch ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ phục vụ ĐVCNQP (nếu có) theo quy định của pháp
luật về công tác nghiên cứu khoa học; kế hoạch bảo đảm kinh phí .
- Giao chỉ tiêu động viên cơng nghiệp quốc phịng.
- Hồn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị.
- Quản lí, duy trì dây chuyền sản xuất.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động và diễn tập ĐVCNQP.
- Dự trữ vật chất.
b) Thực hành động viên cơng nghiệp quốc phịng: Thực hành động viên gồm:
- Quyết định và thông báo quyết định động viên cơng nghiệp quốc phịng
(do Chính phủ quy định).
ĐVCNQP - Tổ chức di chuyển địa điểm các đơn vị phải di chuyển.
- Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.
- Giao, nhận sản phẩm động viên công nghiệp quốc phịng.
3) Một số biện pháp chính thực hiện động viên cơng
nghiệp quốc phịng.
- Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa
phương, tổng công ti, thực hiện nghiêm Pháp lệnh ĐVCNQP. Các Bộ, cơ quan
ngang bộ, địa phương, Tổng công ti phối hợp hiệp đồng chặt chẽ thực hiện
nghiêm túc nhiệm vụ ĐVCNQP.
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương, các Tổng công ty cần quán

triệt sâu sắc cho cán bộ, công nhân viên về Pháp lệnh, Nghị định, các văn bản
hướng dẫn về động viên CNQP của Nhà nước, Chính phủ.

17


- Các doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn và giao chỉ tiêu động viên
công nghiệp quốc phong cần chủ động lập kế hoạch động viên cơng nghiệp quốc
phịng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ tiêu trên giao.
Tóm lại, động viên CNQP là một vấn đề lớn có tính chiến lược của
quốc gia để đất nước chủ động trong mọi tình huống trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình, cơng tác
động viên CNQP phải được sự quan tâm một cách đầy đủ của toàn xã hội.
KẾT LUẬN

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động
viên công nghiệp quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước nhằm
xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh,chủ động đối phó với mọi tình huống
nhất là khi chiến tranh xảy ra.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần nhận thức đúng vị trí nhiệm vụ, quan
điểm, nội dung và các biện pháp chủ yếu trong xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên cơng nghiệp quốc phịng trong giai
đoạn mới. Chủ động hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, nhất là Bộ quốc
phòng với các địa phương, các bộ, nghành tạo sự thống nhất cao.
Là sinh viên cần đề cao tinh thần trách nhiệm, nắm vững các nội dung về
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên
cơng nghiệp quốc phịng, hồn thành tốt nhiệm vụ học tập, tích cực họat động
góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng
dự bị động viên và động viên cơng nghiệp quốc phịng.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU


1. Phương châm xây dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp,
coi trọng chất lượng là chính”, anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào ? Tại sao
phải coi trọng chất lượng là chính?
2. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay như thế nào?
Là học sinh, anh (chị) có suy nghĩ gì để góp phần nâng cao chất lượng tạo
nguồn dự bị động viên ở các địa phương trong tình hình hiện nay?
3. Những ngun tắc động viên cơng nghiệp quốc phịng của Đảng và Nhà
nước ta như thế nào ? Hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay và trong tương
lai có tác động như thế nào đến tổ chức và thực hành động viên công nghiệp?

18



×