Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giữ gìn sức khoẻ khi đi du lịch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 5 trang )



Giữ gìn sức khoẻ khi đi
du lịch

Du lịch là một trong những hoạt động vui chơi giải trí của mỗi
người không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Du lịch giúp chúng
ta mở mang kiến thức, giảm stress, phục hồi sức khoẻ sau những
ngày làm việc và học tập căng thẳng.
Những ngày nghỉ lễ dài ngày là dịp thuận lợi cho những chuyến du
lịch thú vị. Tuy nhiên, để cho chuyến đi được vui vẻ trọn vẹn, chúng
ta cần giữ gìn sức khoẻ cho tốt bằng cách lưu ý những điều cơ bản sau
đây:

1. Phòng tránh say tàu xe:

Say tàu xe là rối loạn sự hoạt động của cơ quan tạo thăng bằng của cơ
thể, cơ quan này nằm ở tai trong của mỗi người. Sự say tàu xe này có
thể gặp ở một số người khi đi xe hơi, máy bay, tàu thủy.

Triệu chứng thường gặp là khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi,
xanh tái, buồn nôn.

Cách phòng ngừa:

- Không nên ăn quá no trước khi đi tàu, xe.

- Đề nghị mọi người không hút thuốc lá trong xe.

- Đối với những người quá nhạy cảm nên xin đổi chỗ ngồi ở khoảng
giữa xe, tránh ngồi ở vị trí trục bánh xe và cuối xe.



- Trước khi đi tàu xe khoảng ½ giờ, uống thuốc chống say tàu xe như
Dimenhydrinate 50mg, người lớn uống 1 viên; trẻ em 8 - 12 tuổi uống
½ - 1 viên; trẻ em 2 - 8 tuổi uống ¼ - ½ viên. Có thể uống lần thứ 2
sau 4 tiếng nếu cần.

2. Phòng chống mất nước:

Nhiều người do ngại đi tiểu trong lúc di chuyển bằng tàu xe nên
không dám uống nước, điều này không nên vì sẽ dẫn đến cơ thể bị
thiếu nước và muối khoáng do đổ mồ hôi, do hô hấp, lượng nước tiểu
bị cô đặc khiến dễ bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu…

Do đó cần phải uống nước đầy đủ theo nhu cầu (nước khoáng, nước
dừa, nước trái cây ép… ) và khoảng 2 -3 giờ nên dừng xe đi vệ sinh 1
lần.

3. Phòng chống bệnh đường ruột:

Nên ăn chín, uống chín, không nên ăn uống quà rong dọc đường do
điều kiện vệ sinh không được bảo đảm khiến dễ mắc bệnh lây lan qua
đường tiêu hoá như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, lỵ, hội chứng tay -
chân - miệng ( ở trẻ em )…

Nên đem theo vài gói Oresol để pha vào nước uống (1 gói pha trong 1
lít nước chín) khi bị tiêu chảy trước khi đến cơ sở y tế để khám và
điều trị.

4. Khi đi đến vùng cao:


Cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, nhất là trẻ em để phòng tránh bệnh về
hô hấp. Những người có tiền căn suyễn nên đem theo thuốc xịt khí
dung trị suyễn để đề phòng lên cơn hen bất ngờ.

5. Nên đem theo túi cấp cứu cá nhân:

Gồm bông, băng, gạc tiệt trùng, nước oxy già, cồn… để rửa vết
thương và sơ cứu khi bị tai nạn.

6. Có thể đem theo vài vỉ thuốc giảm đau (như Paracetamol 500mg
), kháng sinh (như Amoxicilline 500mg, Erythromycine 500mg…) để
uống tạm thời khi bị vết thương. Đem theo thuốc chống say tàu xe
như Dimenhydrinate 50mg khi cần phải di chuyển nhiều bằng tàu xe.

Tóm lại để cho vui và khoẻ khi đi du lịch là điều mà mọi người đều
mong muốn. Muốn vậy phải hết sức chú ý giữ gìn trong ăn uống và
phòng tránh tai nạn trong khi tham quan du lịch thì chuyến đi sẽ vui
vẻ và ý nghĩa biết bao.

×