Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH UKVFTA ĐẾN
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG VƯƠNG QUỐC ANH
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ THỊ TUYẾT MAI


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý luận: Trong thời gian gần đây khi việc tự do thương mại hoá trở
thành xu hướng tất yếu, các hiệp định thương mại được ký kết nhằm đẩy mạnh giao
thương hàng hoá giữa các quốc gia và giữa các châu lục. Các hiệp định thương mại
tự do đều có những ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia tham gia. Việt Nam
cũng đã rất tích cực, chủ động tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do
này. Tính đến tháng 5 năm 2021, theo báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập
(VCCI 2021), Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự
do, trong đó có 14 hiệp định đã có hiệu lực, 1 hiệp định sắp có hiệu lực và 2 hiệp
định đang đàm phán. Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do này đã giúp Việt
Nam từ một quốc gia nhập siêu trong suốt nhiều thập niên đã cân bằng được cán
cân thương mại, có thặng dư và trở thành quốc gia đứng thứ 22 thế giới về quy mô
kim ngạch và năng lực xuất khẩu. Đây là kết qủa rất đáng ghi nhận trong bối cảnh
thương mại tồn cầu có nhiều biến động, đại dịch covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh


hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu. Các hiệp định thương mại đã và đang đem
lại những kết qủa tích cực cũng như nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với nhiều áp lực và thách
thức khi việc thương mại tự do được đẩy mạnh. Chính vì vậy cần có những nghiên
cứu đánh giá tác động của các hiệp định tự do này tới các mặt hàng/ nhóm mặt hàng
cụ thể giúp đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp của Việt Nam khi tham gia
các thị trường tự do này tránh gặp những bất lợi khơng đáng có.
Về mặt thực tiễn: Vương quốc Anh vẫn luôn là quốc gia có nền kinh tế,
chính trị, luật pháp ổn định trên thế giới. Quốc gia này được đánh giá là một trong
những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối Liên minh Châu Âu
(Hoang and Hanh). Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Anh đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng khơng ngừng. Với đặc điểm của một nước
công nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp tại Anh đều tập trung vào sản xuất các sản
phẩm cơng nghệ cao, y tế, dược phẩm, máy móc thiết bị… hơn là sản xuất hàng tiêu
dùng thiết yếu. Vương quốc Anh còn là quốc gia nhập siêu các mặt hàng thuỷ sản,


2

là một trong mười khu vực nhập khẩu thuỷ sản nhiều nhất trên thế giới (Số liệu của
World Intergrated Trade Solution- WITS, 2019). Cũng trong năm 2019, Việt Nam
cũng là một trong 5 đối tác nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Anh (WITS, 2019).
Đặc biệt, sau khi Anh chính thức rời khỏi EU từ ngày 31/01/2020, Việt Nam đã
vươn lên trở thành đối tác nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 của Anh trong năm 2020,
chỉ xếp sau Iceland và Trung Quốc (Elise Uberoi, Georgina Hutton et al. 2021).
Điều này khẳng định thị trường Anh đã và sẽ thị trường tiềm năng quan trọng của
ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới đây.
Trước diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam vẫn đạt
được thặng dư thương mại trong suốt năm 2020 và năm 2021. Nhóm hàng thuỷ sản
Việt Nam - 1 trong 10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất, đã đóng góp một

phần khơng nhỏ trong kết quả đáng ghi nhận này. Trong những năm gần đây, nhờ
việc tiếp cận các công nghệ hiện đại mới trong chế biến thuỷ sản, các doanh nghiệp
Việt Nam dần đáp ứng được rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường
khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản với một số mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt
Nam như cá tra, tôm, cá ngừ… Báo cáo về tình hình thuỷ sản của Anh năm 2020
cho thấy quốc gia này có nhu cầu rất lớn các loại thuỷ sản mà nước ta hiện đang có
lợi thế. Cụ thể, khối lượng cá ngừ nhập khẩu vào Anh đạt hơn 100 nghìn tấn, tơm là
mặt hàng có giá trị nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Anh đạt 600 triệu bảng anh,
theo sau là cá tuyết và cá hồi (Elise Uberoi, Georgina Hutton et al. 2021). Với kinh
nghiệm khai thác, sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng này, trong thời gian tới
ngành thuỷ sản Việt Nam hồn tồn có thể nắm bắt cơ hội đáp ứng nhu cầu của thị
trường khó tính này.
Ngày 29/12/2020 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh
(UKVFTA) chính thức được ký kết dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có
trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song
phương giữa Việt Nam và Anh. Trong bối cảnh Anh đã chính thức rời khỏi Liên
minh Châu Âu, Hiệp định UKFTA như một cầu nối tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh - quốc gia có nền kinh tế lớn


3

thứ 5 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội năm 2020 (WorldBank 2020). Là mặt
hàng có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Anh, mặt hàng thủy sản Việt
Nam cũng có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu nhờ vào hiệp định này. Theo báo cáo
tháng 10/2021 của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng thuỷ sản phục hồi khá tốt
sau khi giảm vào các tháng giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid, xuất
khẩu sang Anh đạt giá trị 33 triệu USD, tăng 35% so với các tháng trước(Nam
2021). Bên cạnh những kết quả đáng kể này, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

của Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều thách thức như việc đáp ứng quy tắc xuất
xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm hoặc những
cáo buộc phá giá hàng hố…
Vì những lý do về lý luận và thực tiễn như trên, nghiên cứu về “Tác động
của Hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Vương quốc
Anh” sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nắm bắt và biết
cách tận dụng các cơ hội và giảm thiểu những trở ngại trong quá trình thực thi Hiệp
định giúp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về tác động những tác động nổi bật của FTA thế hệ mới đối với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang and Thanh 2018), các tác giả đã chỉ ra các FTA
đã tạo ra hai tác động chính gồm tác động tĩnh (tác động thương mại) và tác động
thúc đẩy đối với thương mại quốc tế. Đồng thời các tác giả cũng phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hai loại tác động này. Các tác giả dùng các mô hình khác nhau để
đánh giá tác động của FTA đến xuất khẩu các mặt hàng hoặc các nhóm mặt hàng.
Điển hình như (Hoang and Tan 2020) sử dụng mơ hình SMART để phân tích tác
động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị
trường EU. Cũng sử dụng mơ hình SMART này để đánh giá tác động của hiệp định
đó tới xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU. (Long 2020)
đã chỉ ra mơ hình ba nhóm tác nhân ảnh hưởng tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường EU khi hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu - Việt Nam
được triển khai. (TRAN, BUI et al. 2021) đã sử dụng mơ hình SMART/WITS để
phân tích tác động của EVFTA đến mặt hàng hoa quả của Việt Nam. Nghiên cứu về


4

những cơ hội và trở ngại trong xuất khẩu và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung khi thực thi Hiệp định UKVFTA được tác giả Ngô Thị Tuyết Mai

phân tích trong bài nghiên cứu của mình (Mai 2021).
Nhìn chung, đã có rất nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động của các Hiệp
định thương mại tự do nói chung đến xuất khẩu thương mại một số loại hàng hố.
Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào chỉ rõ tác động của Hiệp định
UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Vương quốc Anh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác
động của Hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Vương
quốc Anh.
- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung luận văn nghiên cứu tập trung vào tác động
của hiệp định UKVFTA tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Luận văn không xem
xét tác động của các cam kết trong hiệp định liên quan tới thương mại dịch vụ, đầu
tư cũng như tác động tới các mặt hàng khác trong khuôn khổ của Hiệp định. Nghiên
cứu được thực hiện trong giai đoạn trước (từ năm 2016 đến năm 2020) và sau khi
Hiệp định bắt đầu được thực thi cho tới nay (2021-2022). Về mặt khơng gian, luận
văn phân tích xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và Anh.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá tác động của Hiệp
định UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Vương quốc Anh, đề tài đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng những cơ hội từ Hiệp định để thúc đẩy
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về tác động của các hiệp định thương
mại tự do đến xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia.
Phân tích tác động của Hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam thời gian qua; Chỉ rõ những tác động tích cực, tiêu cực của Hiệp định đến xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh và những nguyên



5

nhân gây ra.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng những cơ hội, hạn chế
những thách thức của Hiệp định UKVFTA để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của
Việt Nam sang Vương quốc Anh trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu;
(1) Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp định tính được sử dụng gồm phỏng vấn một số doanh nghiệp
và chuyên gia trong ngành nhằm đánh giá tác động của Hiệp định đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp đồng thời khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới xuất
khẩu thuỷ sản sang thị trường Anh. Bên cạnh đó, khai thác thực trạng khai thác, sản
xuất và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này. Từ đó, tổng
hợp, so sánh kết quả để đánh giá tác động của Hiệp định này đến xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam sang Anh.
(2) Phương pháp nghiên cứu định lượng
Do Hiệp định UKVFTA chỉ vừa có hiệu lực từ ngày 1/5/2021, thời gian thi
hành còn rất ngắn và chưa đủ dữ liệu thực hiện đánh giá các tác động thực tế của
hiện định. Do đó, nghiên cứu lựa chọn đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định
UKVFTA. Một số mơ hình được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tác động
tiềm tàng gồm mơ hình trọng lực, mơ hình cân bằng tổng thể CGE, mơ hình cân
bằng cục bộ SMART… Đặc biệt mơ hình SMART của Hệ thống cơ sở dữ liệu và
phần mềm về thương mại của Ngân hàng thế là phương pháp để phân tích tác động
của FTA theo ngành một cách hiệu quả.

6. Kết cấu của luận văn.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tác động của hiệp định

thương mại tự do đến xuất khẩu hàng hoá của quốc gia
Chương 2: Thực trạng tác động của hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu thuỷ
sản của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp tận dụng các cơ hội từ hiệp định
UKVFTA để thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Vương quốc Anh


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA CỦA QUỐC GIA
1.1. Khái niệm và phân loại hiệp định thương mại
1.1.1. Khái niệm hiệp định thương mại và hiệp định thương mại tự do
1.1.1.1. Khái niệm hiệp định thương mại
Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau được các tổ chức, quốc gia
đưa ra về hiệp định thương mại. Trong từ điển Cambridge (2022) định nghĩa Hiệp
định thương mại là một thoả thuận chính thức giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm
cải thiện quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Mở rộng hơn, theo Hội đồng xúc
tiến thương mại Ấn Độ định nghĩa Hiệp định thương mại là thoả thuận của hai hay
nhiều quốc gia về các điều khoản cụ thể về thương mại, giao dịch hàng hoá dịch vụ,
quá cảnh hoặc đầu tư. Chủ yếu dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Các hiệp
định thương mại đóng vai trị xúc tác trong việc tăng cường thương mại giữa các
đối tác bằng cách giúp họ tận dụng sự bổ sung lẫn nhau và cung cấp khả năng tiếp
cận tốt hơn vào các ngành của nhau. Tuỳ thuộc vào các điều khoản và thoả thuận
được các bên tham gia đồng ý, hiệp định thương mại được chia thành một số loại
khác nhau trong đó bao gồm hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện,…

1.1.1.2. Hiệp định thương mại tự do

Theo cách hiểu truyền thống, Hiệp định thương mại tự do là một thoả thuận
ưu đãi về thuế quan đối với các nước không phải là thành viên (Krueger 1997). Bên
cạnh các thoả thuận và cam kết loại bỏ thuế quan giữa các thành viên, các bên tham
gia hiệp định vẫn duy trì chế độ thuế quan thương mại với các quốc gia bên ngoài
hiệp định một cách độc lập (Plummer 2010). Theo Bộ ngoại giao và thương mại Úc
(2011) chỉ ra nội dung của các hiệp định thương mại cần thoả mãn 2 điều kiện gồm:
loại bỏ thuế quan và các hạn chế khác đối với phần lớn hàng hố bn bán giữa các


7

quốc gia thành viên; loại bỏ phần lớn tất cả các phân biệt đối xử đối với các nhà
cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên. Như vậy, có thể hiểu hiệp định thương mại
tự do là một hiệp ước quốc tế nhằm loại bỏ các rào cản thuế quan đối với hàng hóa
và dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa
các nước ký kết chặt chẽ hơn từ đó hình thành nên một liên minh hải quan.
Nghiên cứu theo hướng hiện đại, các tổ chức, nhà nghiên cứu đã mở rộng
định nghĩa của hiệp định thương mại tự do không chỉ dừng ở phạm vi loại bỏ thuế
quan, hàng rào phi thuế quan. Bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong
khuôn khổ GATT/WTO cũng như những vấn đề chưa được đề cập bởi WTO. Điển
hình, theo cục quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho rằng Hiệp định thương mại
tự do (Free Trade Agreement) là một thoả thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong
đó các quốc gian đồng ý về các nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng
hoá và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ và
trong các nội dung khác. Các hiệp định thương mại tự do mới gần đây còn quy định
về hoạt động kinh tế bên cạnh thương mại hàng hóa và dịch vụ như đầu tư nước
ngồi, mua sắm chính phủ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đối xử với lao động và mơi
trường, phát triển bền vững. Hiệp định thương mại tự do không chỉ dừng lại ở việc
tạo ra các khu vực thương mại tự do (Free Trade Areas) mà cịn có thể tạo ra các
hình thức hội nhập kinh tế cao hơn như liên minh hải quan, thị trường chung, liên

minh kinh tế. Trong đó, liên minh hải quan là nơi các thành viên tham gia tự do trao
đổi thương mại lẫn nhau và duy trì mức thuế quan chung và những chính sách
thương mại khác nằm ngồi khn khổ thoả thuận. Ở mức độ cao hơn là hình thành
thị trường chung, ở đó các quốc gia tham gia tiến xa hơn một liên minh hải quan
bằng giảm thiểu các rào cản về lao động và dịng vốn xun biên giới. Hình thức
hội nhập cao nhất là liên minh kinh tế, mơi các quốc gia tham gia hợp nhất nền kinh
tế với nhau bởi việc tạo ra đồng tiền chung từ đó hợp nhất chính sách tiền tệ và tạo
ra thị trường, thể chế kinh tế chung. Liên minh kinh tế Châu Âu (EU) là ví dụ điển
hình nhất về hình thái hội nhập sâu rộng dựa trên hiệp định thương mại tự do. Tuỳ
thuộc vào mối quan hệ giữa các thành viên tham gia ký kết hiệp định thương mại tự


8

do mà phạm vi và mức độ phức tạp của các hiệp định cũng khác nhau. Tuy nhiên,
các hiệp định thương mại tự do đều dựa trên sự tự do hố trong thương mại và có sự
tham gia của các nước đang phát triển.
Như vậy, dựa trên các quan điểm của các tổ chức, nhà nghiên cứu phía trên,
tác giả tổng hợp Hiệp định thương mại tự do là một thỏa thuận thương mại tự do
giữa hai hoặc nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ nhằm mục tiêu tự do hoá thương mại
thông qua các thỏa thuận cắt giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
theo lộ trình giữa các bên tham gia. Đồng thời thực hiện cam kết về các vấn đề như
đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, lao động… Từ đó, tạo điều kiện cho các
quốc gia tận dụng lợi thế so sánh, chun mơn hóa sản xuất và phân bổ nguồn lực
để tận dụng lợi ích từ thương mại quốc tế và thúc đẩy thị trường quốc tế rộng mở,
cạnh tranh.
Với phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung phân tích các tác
động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại hàng hoá.

1.1.2. Phân loại hiệp định thương mại

Dựa vào thoả thuận và các điều khoản mà hiệp định được chia thành nhiều
loại khách nhau. Phổ biến nhất là cách phân loại dựa trên số lượng thành viên tham
gia. Trong đó bao gồm:
- Hiệp định thương mại song phương là hiệp định giữa hai quốc gia/ vùng
lãnh thổ tham gia ký kết và chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này. Nội
dung và các phạm vi được thoả thuận trong hiệp định được thông qua bởi hai nước
tham gia dẫn đến quá trình đàm phán và thực hiện đạt được kết quả dễ dàng và
nhanh chóng hơn so với các loại hiệp định khác. Bên cạnh những hệ quả tích cực
mà hiệp định này mang lại như thúc đẩy thương mại song phương và kích thích nền
kinh tế của các nước tham gia, việc ký kết hiệp định thương mại song phương giữa
quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển cũng dẫn đến một số tác động tiêu
cực. Điển hình, (1) là tác động chuyển hướng thương mại; (2) trong quá trình đàm
phán, các nước đang phát triển thường có vị thế đàm phán thấp hơn do trình độ phát
triển công nghệ thấp hơn cũng như hệ thống luật pháp chưa bao quát toàn diện dẫn


9

đến quốc gia này thường phải chấp nhận nhiều yêu cầu mà đối tác nước phát triển
đưa ra; (3) đối với các nước đang phát triển việc ký kết nhiều hiệp định song
phương cùng lúc sẽ làm tăng sức ép về nguồn lực, về cơng tác quản lý…; (4) do
trình độ phát triển giữa hai bên tham gia ký kết cịn có sự khác biệt lớn dẫn đến
ngun tắc bình đẳng trong đàm phán rất khó đạt được (Matsushita 2018); (5) Các
nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các nội dung đã cam kết như
việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về lao động và môi trường cũng như các nội
dung liên quan tới mua sắm của chính phủ. Khơng những vậy, các quốc gia này cịn
có thể bị mất đi khả năng bảo vệ thị trường nội địa với những ngành công nghiệp
non trẻ trước sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp lớn của nước ngồi. Điển
hình của hiệp định song phương là hiệp định VJEPA Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp
định song phương về bảo hiểm xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc…

- Hiệp định thương mại đa phương là hiệp định có sự tham gia ký kết của 3
quốc gia/ vùng lãnh thổ trở lên. Hiệp định này tác động toàn diện và sâu rộng hơn
các hiệp định song phương thơng thường. Cũng vì vậy mà việc đàm phán đa
phường thường rất khó và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh tồn cầu hố là xu
thế, các nước đều muốn mở rộng thị trường và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
các nước khác hoặc khản định vị thế cũng như tiếng nói của quốc gia trên trường
quốc tế. Đây là động lực để các quốc gia tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định
đa phương này. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và hiệp định
khung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO là hai ví dụ điển hình của loại hiệp
định này.
- Hiệp định thương mại khu vực cũng giống hiệp định thương mại đa phương
ở khía cạnh số lượng thành viên tham gia (từ 3 quốc gia trở lên). Tuy nhiên, với loại
hiệp định này, các quốc gia thành viên phải có vị trí địa lý gần nhau nhằm tận dụng
lợi thế về địa lý để thúc đẩy thương mại cũng như tạo ra thị trường chung hoặc các
liên minh kinh tế. AFTA, EU hay NAFTA (nay là USMCA) là ví dụ cho loại hiệp
định này.
- Hiệp định thương mại hỗn hợp là dạng kết hợp giữa hiệp định thương mại


10

song phương và hiệp định thương mại đa phương. Là sự kết hợp giữa một liên kết
kinh tế quốc tế với một quốc gia, một số quốc gia hoặc một số liên kết kinh tế quốc
tế khác. Đây là một dạng đặc biệt của hiệp định thương mại song phương bởi số bên
tham gia hiệp định chỉ là 2 bên. Mặc dù quá trình đàm phán loại hiệp định này
nhiều phức tạp, song đây lại là loại hình hiệp định đang phát triển nhanh chóng điển
hình như các hiệp định thương mai hỗn hợp của khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
AJCEP, AANZFTA, AIFTA, ACFTA hay Việt Nam - EAEU, EC-Isarel…
Với mỡi loại hình hiệp định thương mại, việc đàm phán ký kết và thực thi
các nội dung trong hiệp định sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng. Nhìn chung,

với mục tiêu mở rộng thị trường cũng như gắn kết sâu rộng với các quốc gia, việc
tham gia các hiệp định thương mại là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia. Với đặc
điểm về số lượng các bên tham gia cũng như sự linh hoạt trong quá trình đàm phán,
các hiệp định thương mại song phương, hỡn hợp hay khu vực sẽ phát triển nhanh và
nhiều hơn hiệp định thương mại đa phương. Song các hiệp định này cũng chính là
những bước đệm giúp các quốc gia này tiến tới các hiệp định thương mại đa
phương.

1.2. Nội dung của các hiệp định thương mại tự do
Hiệp định thương mại tự do thường bao gồm các nội dung chính liên quan
đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ và các nội
dung khác như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, pháp lý và thể chế...Đối với các hiệp định
thương mại tự do nói chung thì thương mại hàng hóa là nội dung mà các thành viên
tham gia thường quan tâm, cắt giảm thuế quan và tạo thuận lợi cho thương mại
hàng hóa là nền tảng của các FTA. Thúc đẩy tự do hóa thương mại là mục tiêu
chính giúp các bên mở rộng thị trường, tạo thuận lợi cho di chuyển của hàng hóa.
Nội dung chính của các thỏa thuận trong FTA gồm:

1.2.1. Nội dung liên quan tới thuế quan
- Loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan: Trong hiệp định thương mại tự do mức độ
cắt giảm thuế quan thường cắt giảm nhanh và sâu hơn (đưa thuế suất về 0%) so với
trong cam kết của WTO đối với các lĩnh vực mà các thành viên tham gia quan tâm.


11

FTA là một thỏa thuận mang tính pháp lý và ràng buộc các thành viên tham gia phải
thực hiện, mục đích của FTA là thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách giảm hoặc
loại bỏ rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch thuế quan. Đối với các nước
kém hoặc đang phát triển thì thời gian cắt giảm thuế quan đối với một số lĩnh vực

có thể kéo dài và linh hoạt trong điều chỉnh thuế quan theo từng thời kỳ. Theo điều
XXIV của hiệp định GATT/WTO (1994), các quốc gia tham gia khu vực mậu dịch
tự do hay liên minh thuế quan phải cam kết xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các
dịng hàng hóa. Theo cách hiểu như vậy thì các FTA dỡ bỏ thuế quan đối với ít nhất
90% dịng thuế cắt giảm. Đối với các sản phẩm nhạy cảm hoặc liên quan đến an
ninh quốc gia các bên sẽ khơng cam kết hoặc có cam kết nhưng có lộ trình kéo dài
và khơng đưa về mức thuế suất 0%. Cam kết cắt giảm thuế quan trong FTA chia
thành 5 nhóm gồm: (1) đưa thuế suất về 0% ngay tại thời điểm FTA có hiệu lực; (2)
thuế suất giảm về 0% theo lộ trình (phụ thuộc vào quá trình đàm phán và trình độ
phát triển của từng quốc gia); (3) thuế quan được cắt giảm nhanh trong những năm
đầu và sau đó cắt giảm từng bước một trong những năm tiếp theo; (4) không cắt
giảm thuế quan trong thời gian đầu, việc cắt giảm thuế quan được thực hiện vào
năm cuối của lộ trình cắt giảm; (5) không cam kết cắt giảm hẳn.
- Cắt giảm hàng rào phi thuế quan: FTA cũng có thể đưa ra cam kết về hạn
ngạch thuế quan, như đối với hàng hóa nhạy cảm như hàng nơng sản, hàng tiêu
dùng xa xỉ (áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt). Mức thuế suất ưu đãi đối hàng hóa trong
hạn ngạch đối với các thành viên của FTA, hàng hóa ngồi hạn ngạch sẽ phải chịu
thuế suất theo quy chế tối huệ quốc trong WTO mà các bên tham gia. Ngoài ra, các
thành viên trong FTA cịn có thể đàm phán và cam kết cắt giảm thuế quan phụ thuộc
vào chính sách thương mại của mình. Hơn nữa, khi ký kết FTA thành viên cam kết
giảm các biện pháp gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu theo hai nhóm chính là (1)
hàng rào thương mại; (2) hàng rào kỹ thuật. Hàng rào thương mại gồm các quy định
liên quan đến hoạt động cấm xuất, nhập khẩu, giấy phép, hạn ngạch, hạn chế xuất
khẩu tự nguyện, thủ tục hải quan, kiểm hóa, thơng quan hoặc tỷ lệ nội địa hóa bắt
buộc; và hàng rào kỹ thuật là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định


12

đối với hàng hóa nhập khẩu như đóng gói, nhãn hiệu hoặc các yêu cầu liên quan đến

an toàn và bảo vệ sức khỏe con người. Các nước thành viên FTA không được áp
dụng biện pháp hạn chế liên quan đến thương mại trừ trường hợp những hàng hóa
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sức khỏe con người.
Các quốc gia cũng có thể sử dụng các rào cản kỹ thuật khác để bảo hộ sản
xuất các ngành công nghiệp non trẻ trong nước bằng rào cản kỹ thuật (TBT) và biện
pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Các hiệp định sẽ quy định các nguyên tắc và
công cụ để đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật của một nước thành viên không tạo ra
rào cản đối với tự do hóa thương mại giữa các thành viên cịn lại. Ngoài ra, các
quốc gia thành viên sẽ đưa ra các nguyên tắc nhằm hợp tác trong các lĩnh vực ưu
tiên như công nhận tương đương, đánh giá hợp chuẩn và hỗ trợ kỹ thuật.
Nội dung liên quan tới quy tắc xuất xứ hàng hố
- Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Là một nội dung quan trọng trong FTA liên quan
đến việc xác định nguồn gốc sản phẩm của các quốc gia trong hiệp định, hàng hóa
đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan quy
định trong FTA. Theo Mutrap (2012) thì quy tắc xuất xứ “giúp ngăn chặn việc
chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế suất
quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thông
thường quy định là hàm lượng giá trị khu vực), các thành viên cũng thường đàm
phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể”. Quy
tắc xuất xứ cũng là cơ sở cho các quốc gia áp dụng tiêu chí phân loại thuế quan, các
tiêu chí khác là tiêu chí về tỷ lệ phần trăm của giá trị hoặc tiêu chí về sản xuất hay
chế biến. Theo quy định trong GATT/WTO thì khơng có các quy tắc cụ thể điều
chỉnh việc xuất xứ hàng hóa trong thương mại quốc tế, các bên tham gia ký kết FTA
tự do xác định nguyên tắc xuất xứ mà các thành viên tự thỏa thuận trong hiệp định.
Ngoài ra, một số FTA còn cho phép cộng gộp về xuất xứ, cụ thể hàng hóa nhập
khẩu vào các quốc gia đối tác được phép sử dụng nguyên liệu từ quốc gia thứ 3 có
FTA với cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.


13


Nội dung liên quan tới thuận lợi hoá thương mại và hải quan
- Thuận lợi hóa thương mại và hải quan: Đây là biện pháp liên quan đến
minh bạch các quy trình và thủ tục hải quan, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
thương mại và hỗ trợ kỹ thuật... Theo điều VIII, mục 1c trong GATT/WTO đề cập
“các bên ký kết cũng thừa nhận nhu cầu hạn chế xuống tối thiểu các tác động cũng
như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu cầu giảm bớt và đơn
giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu”. Quy tắc thuận lợi hóa
thương mại và hải quan giúp nâng cao sự hợp tác về hải quan của các thành viên
tham gia, theo quy tắc này các thành viên sẽ hướng đến sự hài hòa các yêu cầu về
chứng từ và dữ liệu với mục đích thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên
thông qua việc xây dựng kênh đối thoại và một cửa thơng quan tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp. Ngồi ra, hiệp định cũng thúc đẩy thực thi mạnh mẽ quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại và tăng cường an ninh đối với hoạt động vận tải
đường biển.
Nội dung liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ và chống
trợ cấp
- Các biện chống bán phá giá, tự vệ và chống trợ cấp: Trong khuôn khổ của
hiệp định, các thành viên tham gia cũng thỏa thuận thực hiện các biện pháp chống
bán phá giá, tự vệ và chống trợ cấp theo các quy định của WTO. Điều này tạo cơ
hội cho các quốc gia phát triển mở rộng hệ thống sản xuất của mình hoặc các nhà
cung cấp địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu thơng qua tự do hóa đầu
tư sang các quốc gia khác, và ngược lại các quốc gia đang phát triển sẽ hưởng lợi từ
sự dịch chuyển của dịng vốn đầu tư, cơng nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý. Các
FTA thế hệ mới gần đây như CPTPP, EVFTA còn quan tâm tới các nội dung như sở
hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững, cơ chế giải quyết tranh chấp, mua sắm
chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó vấn đề mơi trường và phát triển bền
vững là các ràng buộc không thể thiếu của các quốc gia phát triển đưa ra trong đàm
phán đối với các quốc gia đang phát triển khi ký kết FTA này.



14

- Mua sắm chính phủ: Trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều
có điều khoản liên quan đến vấn đề này. Mua sắm chính phủ được hiểu là hoạt động
mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ mục đích cơng của các cơ quan do nhà nước
quản lý.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn bao gồm các nội
dung như sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, lao động và môi trường, thương mại
điện tử, phát triển bền vững và các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh
chấp, trong đó đề ra các quy trình và cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện hiệp định cũng như phạm vi áp dụng. Như vậy, có thể thấy rằng hiệp
định thương mại tự do có thể bao gồm các nội dung đa dạng chứ khơng chỉ bó hẹp
liên quan đến cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào thương mại. Trong luận án này,
tác giả chỉ giới hạn phân tích và đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do
đến thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia.

1.3. Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu
1.3.1. Tác động tích cực
việc tham gia các FTA góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu. Theo
thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt
trên 545 tỷ USD trong năm 2020. Chỉ trong hai quý đầu năm 2021 ghi nhận 5 mặt
hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 25 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD.
Việc ký kết và thực thi các FTA với các đối tác, như Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và
Niu Di-lân,... giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường
này. So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng hơn 9
lần (từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên hơn 53 tỷ USD trong năm 2020). Tương tự, kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA của ASEAN cũng
đạt được những bước tăng trưởng đáng kể so với thời điểm trước khi thực hiện
FTA, trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng lớn


15

nhất (tăng 15 lần) sau hơn 15 năm; kế đến là Hàn Quốc (tăng 6 lần); Ấn Độ (tăng
5,2 lần); Nhật Bản (tăng 3 lần),...
Đối với khu vực châu Âu (EU), trong 11 tháng thực thi Hiệp định EVFTA (từ
đầu tháng 8-2020 đến hết tháng 6-2021), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường EU đạt 35 tỷ USD (tăng 11,4% so với cùng kỳ). Riêng 6 tháng đầu năm
2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 27,67 tỷ USD (tăng
18,4% so với cùng kỳ năm 2020). Như vậy, trong số các nước ASEAN, Việt Nam
vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào EU. Đặc biệt, các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản đáp ứng ngày một tốt hơn những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật “khắt
khe” của thị trường EU(2). Bên cạnh đó, nhiều nhóm hàng cơng nghiệp đã có tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU ở mức khá cao trong 11 tháng Hiệp định
EVFTA có hiệu lực(3).
Đối với các nước là thành viên của Hiệp định CPTPP, sau hai năm Hiệp định
CPTPP đi vào thực thi, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê
chuẩn Hiệp định CPTPP khu vực châu Mỹ (Ca-na-đa và Mê-hi-cô) đã tăng trưởng
mạnh, lần lượt là 45% và 41% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù chịu tác động của
đại dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối
tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ vẫn tăng trưởng rất tích cực. Tổng
kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,32 tỷ USD (tăng 35,7% so với cùng kỳ năm
2020), trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này đạt 5,48 tỷ USD (tăng
46,8%), nhập khẩu đạt 833,3 triệu USD (giảm 9,2%).
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, sau khi FTA giữa Việt Nam với Vương
quốc Anh đưa vào thực thi, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 3,29 tỷ USD (tăng

28% so với cùng kỳ năm 2020). Nhiều mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu sang Anh
cao nhất trong 6 tháng Hiệp định UKVFTA có hiệu lực (4). Với một số đối tác trong
Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 cũng tăng
14,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam ước tính đạt 1,66
tỷ USD (tăng 31,3%); nhập khẩu từ các nước EAEU ước tính đạt hơn 1 tỷ USD
(giảm nhẹ 4,5%) so với cùng kỳ năm 2020.


16

Như vậy, mặc dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đã có tác động
tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang một số thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn vào
tổng thể, xuất khẩu của cả nước vẫn có tăng trưởng dương do các doanh nghiệp đã
tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thay thế, đặc biệt là
các thị trường có quan hệ FTA với Việt Nam. Điều này cho thấy, việc đẩy mạnh các
hoạt động đàm phán, ký kết các FTA đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,
tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường.
Đặc biệt, với các FTA thế hệ mới, đòi hỏi đặt ra rất cao nhưng bên cạnh đó,
lợi ích thu được cũng cao hơn so với các FTA thế hệ cũ mà Việt Nam tham gia thực
hiện trước đây. Việc đưa các FTA vào thực thi kịp thời, cộng với sự triển khai thực
thi quyết liệt của các bộ, ngành ngay từ những ngày đầu cũng góp phần giảm nhẹ
các khó khăn đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp do đại dịch COVID19 gây ra.
Về tác động theo ngành, đối với lĩnh vực công nghiệp, các FTA góp phần
chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo hướng tích cực, tăng tỷ
trọng xuất khẩu hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng thô, sơ chế; tăng tỷ trọng hàng
công nghệ chế biến, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng của khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và khu vực kinh tế tư nhân, giảm tỷ
trọng xuất khẩu khu vực kinh tế nhà nước. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải
thiện theo hướng tích cực như đã đề ra trong Chiến lược Xuất, nhập khẩu hàng hóa

thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, với sự gia tăng tỷ trọng của nhóm
hàng chế biến, chế tạo (từ mức 82,9% của năm 2018 lên 84,3% năm 2019).
Đối với một số lĩnh vực khác, như trong nơng nghiệp, việc tham gia các FTA
góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm
xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho nông dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, chất
lượng, khả năng cạnh tranh của hàng nông, lâm, thủy sản và tăng cường hệ thống
tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh thực phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất và phát


17

huy cao hơn lợi thế so sánh của các ngành hàng trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.

1.3.2. Tác động tiêu cực
sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam
trên chính thị trường “sân nhà”, đặc biệt trong những lĩnh vực còn yếu của Việt
Nam. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc
dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu
vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra
chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo
các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Một số sản phẩm đã bắt đầu gặp
khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng
giảm, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào các mặt hàng nông sản,
thủy sản, dệt may, giày dép,... Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
doanh nghiệp, nền kinh tế cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, như hoàn thiện
thể chế, cải cách hành chính, chính sách kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, trình
độ khoa học - cơng nghệ, do vậy, chỉ khi các yếu tố này có sự chuyển biến tích cực,
năng lực cạnh tranh mới được cải thiện. Bên cạnh đó, trình độ nguồn nhân lực trong
nhiều doanh nghiệp của Việt Nam còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

với các doanh nghiệp nước ngồi.
tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực chưa cao, công tác phối hợp về hội
nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh
nghiệp chưa tốt. Nhiều vấn đề mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là
trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển đồng
bộ các yếu tố kinh tế thị trường. Bản thân hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề
liên ngành, song trên thực tế, công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các FTA
vẫn được các bộ, ngành, địa phương triển khai một cách riêng rẽ trong khuôn khổ
ngành, lĩnh vực, địa phương. Do vậy, xuất hiện tình trạng “vênh” giữa các cơ quan,
địa phương.
Năm là, các FTA đang thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần xử lý. Khả năng
tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp FDI tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước.


18

Các doanh nghiệp lớn có xu hướng tận dụng cơ hội từ các FTA tốt hơn các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Sáu là, khả năng nhận định, đánh giá và dự báo trước tình hình diễn biến trên
thực tế để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các FTA
cịn nhiều hạn chế. Các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm trong
các lĩnh vực Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìn chung cịn yếu.
Bảy là, cùng với quá trình phát triển, các điểm nghẽn về thể chế, kết cấu hạ
tầng, nguồn nhân lực,... đã và vẫn đang tồn tại, ngày càng bộc lộ rõ và tác động
mạnh hơn, gây cản trở cho quá trình phát triển. Nhiều cam kết mới, như về lao động
- cơng đồn, mơi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, đầu tư,...
địi hỏi các thiết chế quản lý mới phù hợp. Trong số đó, nhiều cam kết dự kiến sẽ có
tác động tương đối tồn diện, như các cam kết về lao động, môi trường, bảo hộ đầu
tư thông qua việc cho phép nhà đầu tư kiện Chính phủ,... Nếu khơng có được các
chuẩn bị tốt trong nước, bao gồm việc xây dựng các thiết chế quản lý mới mang

tính đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, khó có thể bảo đảm khai thác tồn diện
và hiệu quả các FTA.
Tuy hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, ngành công nghiệp vật liệu của Việt
Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức khác nếu muốn có được thị phần tại thị
trường quốc tế, bao gồm các hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật (TBT),
các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tự vệ… Đặc biệt, các
thị trường trong khối FTA thế hệ mới của Việt Nam như Canada, Mexico và các
nước EU… đều là các thị trường khó tính, có địi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và
có truyền thống sử dụng các biện pháp phi thuế quan và phòng vệ thương mại để bảo
vệ thị trường trong nước. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sử
dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời trang bị kiến thức
liên quan. Ngoài ra, do hệ thống tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuộc ngành hàng
công nghiệp vật liệu của Việt Nam cịn chưa hồn thiện nên chất lượng sản phẩm của
Việt Nam còn chưa cao, chưa đồng bộ với chất lượng tồn cầu, do đó sản phẩm của
Việt Nam chưa thể có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.


19

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ví dụ điển hình có thể thấy với
ngành cao su, hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam chưa
đồng bộ và chưa có cơ quan chức năng quản lý chất lượng cao su tiểu điền. Mặt
khác, Việt Nam chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su thiên nhiên đầu
ra, chưa có tiêu chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào, nên chưa có cơ sở pháp
lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất
lượng của các nhà máy chế biến mủ cao su.
Ngồi nỡ lực giành thị phần trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần
lưu ý đến việc đối phó với áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà. Do Việt Nam cam
kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhóm ngành cơng nghiệp vật liệu,
sẽ có một lượng đáng kể sản phẩm công nghiệp vật liệu từ các nước thành viên

CPTPP và các nước EU được nhập khẩu về Việt Nam. Xu hướng này một mặt giúp
giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp và tăng chất lượng nguồn nguyên vật
liệu đầu vào, mặt khác, lại tạo sức ép cạnh tranh đối các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp vật liệu trong nước.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về tác động của hiệp định thương mại tự do đến
xuất khẩu hàng hóa của quốc gia
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là một trong số những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế
giới, Trung Quốc đã có nhiều chính sách năng động giúp thúc đẩy mặt hàng này tới
các thị trường lớn. Nổi tiếng với cơng nghệ chế biến thuỷ sản, Trung Quốc đã có
những lối đi riêng.
Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản sang EU lớn thứ hai sau Na Uy. Năm
2015, khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đạt 494 nghìn tấn, tương
đương với kim ngạch 1,61 tỷ Euro. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Trung Quốc sang EU binh quân đạt 3,59%/năm, trong giai đoạn 2007 – 2015.
Mặt hàng Trung Quốc có thể mạnh là cá phi lê, thịt cá, động vật thân mềm và
loài giáp xác. Năm 2015, Trung Quốc xuất khẩu sang EU 322,6 nghìn tấn cả phi lê
và thịt cá, đạt 1.012 triệu Euro và cũng là nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này


20

sang EU. Động vật thân mềm cũng là mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc có thể mạnh
trên thị trường EU, đạt khối lượng 66,2 nghìn tắn, tương đương 164,6 triệu Euro.
Để đạt được những thành tựu trên, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp
mang tinh phối hợp đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản
xuất khẩu sang EU.
Về chiến lược phát triển: Tích cực điều chỉnh có tính chiến lược kết cấu nghề
cả, tiến hành cải cách cơ cấu ngành, chuyển hướng từ nghề cả truyền thống sang

nghề cả hiện đại từ chú trọng hoạt động đánh bắt sang hoạt động nuôi trồng, tăng
hàm lượng chế biến, chú trọng việc đầu tư vào các chủng loại sản phẩm có giá trị
gia tăng cao, liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu và phản ứng nhanh chóng khi thị
trường EU xuất hiện nhiều rào cản.
Bảng 2.2. Xuất khẩu thủy săn của Trung Quốc sang EU theo giá trị, theo mặt
hàng, giai đoạn 2007 -2015
Đơn vị: 1.000 Euro
Về nuôi trồng thủy sản: Bên cạnh việc tạo con giống bằng phương pháp nhân
tạo, Trung Quốc đang chuyển dần nghề nuôi thủy sản biển từ phương thức quảng
canh sang thăm canh. Với việc đưa ra các loài nuôi phổ biến chất lượng cao, nghề
nuôi thủy sản biển sẽ được đẩy mạnh. Trung Quốc sẽ sử dụng tốt nhất thành tựu của
các cơ quan nghiên cứu và phát triển thủy sản, như phát triển các công nghệ nuôi
lồng hiện đại đủ sức để chống sóng to giỏ lớn, nghiên cứu xử lý ảnh hưởng về kinh
tế và thực tiễn của các trại nuôi, phát triển các hệ thống cho ăn tự động, cũng như
các phương tiện bảo vệ, quản lý và giảm sát tốt hơn. Sử dụng các loại thức ăn chất
lượng cao có vai trị then chốt trong việc tăng cường chất lượng sản phẩm nuôi,
giảm giá thành và dịch bệnh, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh
tế. Tăng cường kiểm tra kiểm sốt thủy sản ni nhằm đảm bảo an tồn, chất lượng
cho các sản phẩm thủy sản.
Về khai thác thủy sản: Tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lược
kết cấu nghề cả, chuyển hướng mạnh từ nghề cả truyền thống sang nghề cả hiện đại.


21

Cân bằng hoạt động khai thác, đánh bắt xa bờ trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
môi trường sinh thái, chú trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Về chế biến thủy sản: Chủ trọng đầu tư cho công nghệ chế biển, nhất là đối
với các sản phẩm có giá trị gia tăng, sản phẩm mới, chú trọng an tồn thực phẩm
thơng qua việc xây dựng tiêu chuẩn trong chế biến và hệ thống giảm sát kiểm tra

chất lượng thủy sản. Tăng nhập khẩu để chế biến, chính phủ Trung Quốc có chủ
trương rất rõ ràng về việc ưu tiên mở rộng ngành chế biến thủy sản để thúc đẩy xuất
khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Hàng năm, Trung Quốc nhập khoảng 1,95
triệu tấn thủy sản, phần lớn được sử dụng để tái xuất khẩu.
Về sản phẩm: Tập trung sản xuất và đa dạng hoá các mặt hàng thủy sản giá
trị gia tăng. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Trung Quốc gồm philê cả,
giáp xác chế biến sẵn hoặc đóng túi và nhuyễn thể, cả và trứng cá chế biến sẵn hoặc
đóng gói đều tăng lên, phản ảnh rõ xu hưởng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của
ngành chế biến thủy sản Trung Quốc.
Về nuôi trồng thủy sản: Bên cạnh việc tạo con giống bằng phương pháp nhân
tạo, Trung Quốc đang chuyển dần nghề nuôi thủy sản biển từ phương thức quảng
canh sang thăm canh. Với việc đưa ra các lồi ni phổ biến chất lượng cao, nghề
ni thủy sản biển sẽ được đẩy mạnh. Trung Quốc sẽ sử dụng tốt nhất thành tựu của
các cơ quan nghiên cứu và phát triển thủy sản, như phát triển các công nghệ ni
lồng hiện đại đủ sức để chống sóng to giỏ lớn, nghiên cứu xử lý ảnh hưởng về kinh
tế và thực tiễn của các trại nuôi, phát triển các hệ thống cho ăn tự động, cũng như
các phương tiện bảo vệ, quản lý và giảm sát tốt hơn. Sử dụng các loại thức ăn chất
lượng cao có vai trị then chốt trong việc tăng cường chất lượng sản phẩm nuôi,
giảm giá thành và dịch bệnh, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh
tế. Tăng cường kiểm tra kiểm sốt thủy sản ni nhằm đảm bảo an tồn, chất lượng
cho các sản phẩm thủy sản.
Về khai thác thủy sản: Tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lược
kết cấu nghề cả, chuyển hướng mạnh từ nghề cả truyền thống sang nghề cả hiện đại.
Cân bằng hoạt động khai thác, đánh bắt xa bờ trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản,


22

môi trường sinh thái, chú trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Về chế biến thủy sản: Chủ trọng đầu tư cho công nghệ chế biển, nhất là đối

với các sản phẩm có giá trị gia tăng, sản phẩm mới, chú trọng an tồn thực phẩm
thơng qua việc xây dựng tiêu chuẩn trong chế biến và hệ thống giảm sát kiểm tra
chất lượng thủy sản. Tăng nhập khẩu để chế biến, chính phủ Trung Quốc có chủ
trương rất rõ ràng về việc ưu tiên mở rộng ngành chế biến thủy sản để thúc đẩy xuất
khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Hàng năm, Trung Quốc nhập khoảng 1,95
triệu tấn thủy sản, phần lớn được sử dụng để tái xuất khẩu.
Về sản phẩm: Tập trung sản xuất và đa dạng hoá các mặt hàng thủy sản giá
trị gia tăng. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Trung Quốc gồm philê cả,
giáp xác chế biến sẵn hoặc đóng túi và nhuyễn thể, cả và trứng cá chế biến sẵn hoặc
đóng gói đều tăng lên, phản ảnh rõ xu hưởng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của
ngành chế biến thủy sản Trung Quốc.

1.4.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ là một nước khai thác thủy sản lớn vào bậc nhất nhì trong các nước
đang phát triển và đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Ngành thủy sản hưởng đến xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sản phẩm tôm
đông lạnh, chiếm trên 30% khối lượng và 70% giá trị xuất khẩu thủy sản của nước
này. Hiện nay, Ấn Độ là nước cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất sang Nhật Bản và
lớn thứ 3 sang Mỹ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất về khối lượng xuất khẩu thủy sản của
Ấn Độ là cá, đứng đầu là cá hồ.
Ấn Độ nằm trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn vào thị trường EU, giai
đoạn 2007 – 2015 mức tăng trưởng bình quân 8,6%/năm. Năm 2015, khối lượng
thủy sản xuất sang EU đạt 179,4 nghìn tấn với kim ngạch 915,26 triệu Euro.
Các mặt hàng Ấn Độ có thể mạnh là lồi giáp xác và động vật thân mềm.
Đây là hai mặt hàng thủy sản có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất sang EU. Năm 2015,
khối lượng xuất khẩu loài giáp xác đạt 75,84 nghìn tấn, với kim ngạch 547,9 triệu
Euro. Xuất khẩu động vật thân mềm đạt sản lượng 84,04 nghìn tấn, với kim ngạch
282,67 triệu Euro.



23

Bảng 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang EU theo giá trị, theo mặt hàng,
giai đoạn 2007 -2015
Đơn vị: 1.000 Euro
Để đạt được những thành tựu trên, Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp mang
tính phối hợp đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất
khẩu sang EU, trong đó đáng chú ý là những biện pháp sau:
Nuôi trồng thủy sản: Áp dụng các phương pháp nuôi trồng và sản xuất hiệu
quả để đảm bảo sản phẩm có tính cạnh tranh. Chính phủ bảo trợ tiến hành dự án
"Ni trồng thủy sản sinh thái" theo đó mọi quy trình sản xuất như ươm giống, sản
xuất thức ăn, trại nuôi, chế biển, và xuất khẩu đều tuân thủ theo tiêu chuẩn sinh thái
toàn cầu. Đây là biện pháp nhằm đảm bảo các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng
được yêu cầu khắt khe trong kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về chế biến: Để tăng cường xuất khẩu thủy sản, Ấn Độ đã phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ chỗ biến thủy sản, từ tàu cá đến kho lạnh. Mặc dù, sản lượng khai thác
hiện nay còn thấp hơn tiềm năng, nhưng Ấn Độ có lợi thế về tôm và là một trong
những nước xuất khẩu lớn nhất sản phẩm này. Chủ trương nhập khẩu nguyên liệu
thủy sản đễ đưa vào chế biến, gia tăng giá trị và tái xuất khẩu, nhằm phục vụ cung
cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất của Ấn Độ, hiện mới chỉ hoạt động
được 20% công suất. Thiết bị chế biển và bao gói hiện đại ln sẵn có ở Ấn Độ.
Công nghệ tiên tiến được áp dụng ở mọi cấp độ nhằm đảm bảo chất lượng.
Về phát triển bền vững thủy sản: Để bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, Chính phủ
Ấn Độ đã cắm tàu cả hoạt động tại một số khu vực trong vùng kinh tế độc quyền
(EEZ- Exclusive Economic Zone). Bên cạnh đó, cịn cấm sử dụng một số hình thức
khai thác như đánh cả ngữ bằng lưới vây, câu mực, đánh cả nỗi bằng lưới giã và bẫy
cả. Sau chuyển biển, những người khai thác thủy sản phải khai bảo tại cơ quan có
thẩm quyền của chính phủ về khu vực hoạt động và cỡ thủy sản đánh bắt được. Ấn
Độ ban hành một số văn bản pháp lý để đảm bảo quản lý chất lượng và đưa ra tiêu



24

chuẩn bắt buộc đối với một số loại thủy sản và sản phẩm thủy sản, quản lý kế hoạch
kiểm tra trước khi giao hàng.
Thu hút đầu tư. Ấn Độ luôn đón chào đầu tư nước ngồi vào xuất khẩu thủy
sản và luôn quan tâm đến việc nền kinh tế hội nhập với thị trường quốc tế tuy vẫn
bảo vệ một số lợi ích nhất định. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ hiện đang nhận được sự
ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hợp tác, liên doanh về công
nghệ, sản phẩm và thị trường mới. Bên cạnh đó, Ấn Độ đang đẩy mạnh cổ phần
hố, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới. Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy ngành
thủy sản tăng trưởng thông qua các chính sách phát triển nhanh cơ sở hạ tầng, luật
cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, huy động nguồn lực và
tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng. Với nguồn lợi tự nhiên dồi dào và
phong phú, Ấn Độ đang đứng trước cơ hội trở thành một trong những trung tâm
thương mại, xuất khẩu và chế biến thủy sản quan trọng nhất thế giới.

2.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU
Thái Lan là một trong mười nước xuất khẩu thủy sản lớn vào thị trường EU.
Giai đoạn 2007 -2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang EU có mức
tăng trưởng dương, bình qn 8,9%/năm, sang giai đoạn 2011 – 2015, mức tăng
trưởng âm, bình quân – 14%/năm. Nếu tính cả giai đoạn 2007 – 2015, kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang thị trường EU có tăng trưởng binh quân âm,
-2,7%/năm. Năm 2015, khối lượng xuất khẩu của Thái Lan sang EU đạt 110 nghìn
tấn, với kim ngạch 477,74 triệu Euro.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan sang EU là cá đã chế biến,
giáp xác đã chế biến và động vật thân mềm. Năm 2015, xuất khẩu cá đã chế biến
đạt 71,18 nghìn tấn, với kim ngạch 237,9 triệu Euro; Khối lượng xuất khẩu loài
động vật thân mềm đạt 20,16 nghìn tấn, với kim ngạch 99,6 triệu Euro.



×