Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.55 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN
ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Khái niệm của đa dạng sinh học?
Định nghĩa do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đề xuất “Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật hay vi sinh vật;
là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường.”
Giá trị đa dạng sinh học?
Giá trị đa dạng sinh học gồm có giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp
- Giá trị trực tiếp:
+ Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Làm thuốc.
+ Gỗ trong xây dựng, cây cảnh, chim cá cảnh.
- Giá trị gián tiếp
+ Điều hịa khí hậu
+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đai
+ Giá trị du lịch sinh thái, giải trí
+ Giá trị giáo dục, khoa học và đào tạo
+ Giá trị thẩm mĩ và sáng tác
+ Giá trị tồn tại
2. Chứng minh Việt Nam là trung tâm đa dạng sinh học.
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa
dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên
thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới,
cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.
 Đa dạng thực vật:
- Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), tổng số loài của hệ thực vật
Việt Nam có thể lên đến 20.000 – 30.000 lồi, trong đó thực vật bậc cao có mạch là
13.747 lồi.
- Có nhiều họ cây giàu loài: họ Lan với 800 loài, họ Đậu với 470 loài, họ Thầu dầu
với 425 loài, họ Hịa thảo với 400 lồi, họ Cà phê với 400 lồi, họ Cúc với 336 lồi,..


- Có nhiều lồi cho gỗ tốt: Lim xanh, Táu, Thiết đinh, Gõ mật, Cẩm lai, Lát hoa, Gõ
đỏ,..
- Việt Nam có 20 lồi Lan hài có giá trị về mặt thẩm mĩ, khoa học và mang lại giá trị
kinh tế cao.
- Có 2.300 lồi cây có ích được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc, thức ăn
gia súc, làm cảnh, nguyên vật liệu,…
- Việt Nam có số lồi đặc hữu rất cao: tồn quốc là 40% tổng số loài thực vật, miền
Bắc Việt Nam là 20%,..
 Đa dạng động vật:

1


- Hệ động vật ở nước ta có rất nhiều lồi và trong số đó có nhiều lồi đặc hữu: có 35
lồi cá; hơn 100 lồi và phân lồi chim; 78 lồi và phân lồi thú; ở phân vùng Đơng
Dương có 21/75 lồi linh trưởng thì Việt Nam có 16 lồi , trong đó có 7 lồi đặc hữu.
- Những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều loài động vật mới, đặc
biệt phát hiện 5 loài thú mới: Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Vooc Chà vá chân
xám, Thỏ vằn Trường Sơn.
- Có 3 lồi chim mới được phát hiện: Khướu Ngọc Linh; Khướu Kon Ka Kinh và
Khướu vằn đầu đen.
- Nhiều lồi bị sát được phát hiện trong những năm gần đây: Thằn lằn đá con ngươi
tròn Tức Dụp; Thằn lằn đá con ngươi trịn Núi Cẩm; Thằn lằn chân ngón Grismer;…
- Vùng biển nước ta hội tụ các hệ sinh thái từ vùng nước nông như rừng gập mặn, rạn
san hô, thảm cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu với
11.000 loài sinh vật, trong đó có 2.500 lồi cá biển, 225 lồi tơm, hơn 500 loài thực vật
nổi, gần 700 loài động vật nổi,…
 Đa dạng hệ sinh thái rừng:
Tác giả Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành các kiểu
rừng:

- Các kiểu rừng kín vùng thấp.
- Các kiểu rừng thưa.
- Các kiểu trảng vng.
- Các kiểu rừng kín vùng cao.
- Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao.
 Đa dạng hệ sinh thái biển và ven biển:
- Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, với 3.000 đảo lớn nhỏ; thềm lục địa rộng và
nông ở Bắc và Nam có nhiều mản cát lầy, hẹp và sâu ở miền Trung là những thềm cát
hình thành các đầm phá hay là những bờ đá ngầm.
- Nước ta có khoảng 1.122 km2 rạn san hô phân bố từ Bắc tới Nam, nhiều ran san hơ
ở: Cơn Đảo, Phú Quốc, Hịm Mun, Cù Lao Chàm,.. là nơi cư trú của nhiều lồi cá. Gần
400 lồi san hơ tạo rạn tại các vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, Côn Đảo, mỗi nơi có
hơn 300 lồi.
- Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta khoảng 150.000ha trong đó diện tích rừng tự
nhiên chiếm 38.1%, cịn lại là diện tích rừng trồng chiếm 69,1%.
- Rừng ngập mặn nước ta là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở
nước, thú quý hiếm; là nguồn cung cấp thức ăn cho các lồi thủy sản và cịn có vai trị
cực kì to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của sóng thần và bão lớn, mở
rộng diện tích đất liền và điều hịa khí hậu.
3. Chứng minh lịch sử sinh vật có 5 lần tuyệt chủng và hiện nay đang ở giai đoạn
tuyệt chủng lần VI.
Đầu tiên là tuyệt chủng Ordovic – Silur xảy ra cách đây 440 - 450 triệu năm. Giả
thuyết về nguyên nhân cuộc tuyệt chủng là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao gần Trái
Đất làm cho carbon dioxide trong khí quyển sụt giảm mạnh. Mực nước biển hạ thấp kết
hợp với sự lạnh giá của băng hà đã đem đến sự tuyệt chủng hàng loạt vào kỷ Ordovic.
2


Vào kỷ Ordovic, khoảng 49% các chi động vật biển đã biến mất hoàn toàn khi cuộc tuyệt
chủng kết thúc, các ngành động vật khác cũng suy giảm đi nhiều.

Tiếp theo là cuộc đại tuyệt chủng Devon. Nó xảy ra cách đây khoảng 360 triệu năm.
Nguyên nhân là do một thiên thạch có đường kính lớn đã va chạm với Trái Đất, gây nên
những đợt sóng thần, tàn phá hệ sinh thái bờ biển, đồng thời gây xáo trộn các tầng biển
sâu. Một nguyên nhân khác là sự phát triển mạnh mẽ của thực vật đã làm giảm CO 2,
khiến khí hậu trở nên lạnh hơn, nhiều sinh vật khơng thích nghi được đã bị tiêu diệt.
Trong cuộc tuyệt chủng này thì các sinh vật biển là nạn nhân chủ yếu. Những rạn san hô
chết hàng loạt kéo theo sự tuyệt chủng của rất nhiều loài.
Tuyệt chủng Permi – Trias xảy ra cách đây khoảng 251 triệu năm trước. Nguyên nhân
chính là do sự vận động kiến tạo vơ cùng mạnh mẽ của lớp vỏ Trái Đất, gây ra nứt gãy và
dồn nén các mảng lục địa. Sự phun trào macma từ các mảng đứt gãy nhấn chìm tất cả bề
mặt Trái Đất trong biển lửa. Bụi và khí carbonic ra tăng gây hiệu ứng ra nhà kính làm
Trái Đất nóng lên. Các dịng hải lưu dưới đại dương thay đổi gây ra tác động lớn đối với
hệ sinh thái, tuần hồn đại dương trở nên trì trệ, thiếu oxy. Sự kiện tuyệt chủng khủng
khiếp này đã tuyệt diệt 95% các loài sinh vật trên Trái Đất.
Tuyệt chủng Trias – Jura xảy ra cách đây 199,6 triệu năm. Vụ va chạm của sao băng
là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cuộc tuyệt chủng này. Nhiều lồi động vật có xương
sống trong đại dương và bò sát biển đã biến mất, ngoại trừ thằn lằn cá, thằn lằn chân
chèo. Các động vật khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề tạo điều kiện cho khủng long thống
trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng (Creta).
Cuộc đại tuyệt chủng Creta – Paleogen xảy ra cách đây khoảng 66,5 triệu năm.
Khoảng 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố kinh hoàng này. Sự kiện tuyệt chủng
này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra, như sự tác động mạnh mẽ của cá
thiên thạch hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ. Các sự kiện
địa chất này đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ
sinh thái Trái Đất trên quy mơ lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ.
Khủng long là loài động vật bị ảnh hưởng đầu tiên khi mơi trường thay đổi, sự đa dạng
lồi giảm đáng kể. Cùng với đó, một số lồi thực vật, động vật không xương sống cũng
biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.
Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính
chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho

nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ. Các nhà khoa học cho biết Trái Đất có thể đã
bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng các loài sinh vật lần thứ sáu. Lần này khơng phải do
thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”. Một số nguyên nhân
dẫn đến nguy cơ này.
Thứ nhất, con người đang làm Trái Đất nóng lên bằng việc đốt các loại nhiên liệu hóa
thạch và chặt bỏ các khu rừng mưa. Con người chúng ta thải vào khí quyển hàng triệu tấn
khí độc hại mỗi ngày. Nó đe dọa và làm mất cân bằng hệ sinh thái. Các đại dương ấm lên
bốc hơi nhanh hơn vào khơng khí gây ra mưa, bão, lũ lụt và lở đất nhiều hơn với cường
độ ngày càng dữ dội. Điển hình các năm gần đây trong nước ta xảy ra nhiều trận bão với
cường độ mạnh, diễn biến phức tạp, khó suy đốn trước được.
3


Thứ hai, các hoạt động nông nghiệp, chăn thả. Cùng với dân số đang tăng chóng mặt, con
người đã chiếm mơi trường sống của nhiều lồi động vật.
Ngun nhân thứ ba là các hoạt động tội phạm đối với môi trường hoang dã. Hàng loạt
các động vật hoang dã như Tê tê, Tê giác, Voi,… bị săn bắt trái phép dẫn đến sự đe dọa
tuyệt chủng cho các loài này.
Nguyên nhân thứ tư là ô nhiễm môi trường. Mỗi năm, hàng triệu tỷ tấn rác thải được vứt
xuống các đại dương. Khi các nhà khoa học giải phẫu các loài chim biển, hầu như trong
bụng con nào cũng có rác từ plastic.
Nguyên nhân cuối cùng là các loại dịch bệnh. Bệnh nấm Chytrid Fungus là nguyên nhân
đe dọa tuyệt chủng cho các lồi lưỡng cư. Chính con người đã góp phần làm dịch bệnh
này lây lan bằng việc đưa những con ếch đi khắp các châu lục.
4. Các thứ hạng trong sách đỏ Việt Nam?
Trong sách đỏ có những lồi nào đã tuyệt chủng, tuyệt chủng trong tự nhiên và có
nguy cơ tuyệt chủng (đại diện 4- 5 lồi).
Các thứ hạng của Sách đỏ IUCN (1994) và Sách đỏ Việt Nam (2007) như hình sau:

Trong sách đỏ có những lồi đã tuyệt chủng, tuyệt chủng trong tự nhiên và có nguy

cơ tuyệt chủng (đại diện 4 - 5 loài):
- Những loài đã tuyệt chủng (EX) ở nước ta
+ Cầy rái
+ Heo vịi
+ Tê giác Hai sừng
+ Bị xám
- Những lồi đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW) ở nước ta
+ Hươu sao
+ Cá Lợ thân thấp
+ Cá Chình Nhật Bản
4


+ Cá Chép gốc
+ Cá sấu hoa cà
+ Lan hài Việt Nam
- Những lồi có nguy cơ tuyệt chủng
+ Voọc (Chà và) chân xám
+ Voọc mũi hếch
+ Voọc đen má trắng
+ Báo hoa mai
+ Hổ
5. Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học.
Có 8 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:
- Mất nơi cư trú
- Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học
- Các lồi sinh vật ngoại lai xâm hại
- Ơ nhiễm mơi trường
- Xây dựng các cơng trình thủy điện
- Thiên tai

- Biến đổi khí hậu
- Sự gia tăng dân số quá mức, di dân tự do và sự nghèo đói
1. Mất nơi cư trú
- Rừng nhiệt đới mất đi do khai phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường sá,
khu dân cư, khu công nghiệp. Gây suy giảm về diện tích và chất lượng rừng, đa dạng sinh
học bị đe dọa, nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng, gây hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu
tồn cầu thay đổi.
Ví dụ: Rừng Amazon đã bị con người đốt phá, khai thác rừng lấy đất phục vụ cho các
mục đích khác. Khoảng 20% diện tích rừng đã bị chặt phá và tình trạng phá rừng vẫn tiếp
tục.
- Sự tương quan giữa tổng số loài sinh vật với diện tích khu phân bố:
Mơ hình sinh địa đảo: những đảo lớn có nhiều lồi hơn các đảo nhỏ. Các lồi ít bị
ảnh hưởng hơn, quần thể có kích thước lớn hơn, tăng tính đặc thù và giảm xác suất bị
tuyệt chủng của các lồi.
Mơ hình sinh địa đảo được sử dụng để dự tính, dự báo số lượng và tỉ lệ lồi có thể
bị tuyệt chủng một khi nơi cư trú bị hủy hoại. Nếu 90% nơi cư trú mất thì khoảng 75%
các lồi bản địa sẽ bị tuyệt chủng.
Sự tuyệt chủng của các loài trên toàn cầu là đáng báo động. Rất nhiều loài đã bị
tuyệt chủng cục bộ trong từng khu vực. Một số loài trước kia rất phổ biến nay chỉ sống
sót giới hạn trong một số vùng nhỏ vốn là nơi sinh sống nguyên bản của chúng. Ví dụ:
lồi Quạ đen, Ác là từng phổ biến ở Việt Nam nhưng nay chỉ gặp ở một vài nơi hẻo lánh
vùng Tây Nguyên.
- Khu phân bố bị chia cắt manh mún:
Một khi rừng bị tàn phá thì nơi cư trú của các loài bị chia cắt manh mún, quần thể
lớn bị phân ra thành nhiều quần thể nhỏ và làm cho chúng dễ bị tổn thương. Diện tích
rừng bị chia cắt nhỏ làm tăng khả năng cháy rừng, làm cho các lồi ngoại lai dễ có khả
5


năng xâm nhập và dịch bệnh từ các loài thuần dưỡng có thể lây sang các lồi tự nhiên và

ngược lại.
- Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:
+ Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp
+ Nhu cầu lấy củi
+ Chăn thả gia súc
+ Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng
+ Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản
+ Cháy rừng
Ngồi ra cịn do chính sách (quản lí rừng, đất đai, di cư, kinh tế xã hội). Các dự án
phát triển kinh tế xã hội (giao thông, thủy điện, khai thác khoáng sản) cũng làm gia tăng
đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Nguyên nhân sâu xa là áp lực của sự gia tăng dân quá mức. Sự gia tăng dân số tỉ lệ
thuận với diện tích rừng bị mất.
2. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học
2.1. Trên thế giới
Tình trạng săn bắt và bn bán các loài động vật quý hiếm quá mức dẫn đến cạn
kiệt tài nguyên động vật rừng. Các loài động vật quý hiếm như Hồ, Voi, Gấu, Tê tê,… có
số lượng ngày càng ít dần, nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Cụ thể, hiện nay do phá hủy môi trường sống và săn bắt q mức nên các lồi hổ
có nguy cơ tuyệt chủng (cấp EN). Việc mua bán ngà voi là nguyên nhân chính làm suy
tàn voi châu Phi và voi châu Á. Ngay cả khi việc buôn bán bị cấm hầu như khắp nơi, nhu
cầu vẫn rất lớn và việc săn bắn trái phép diễn ra trên quy mô lớn rất khó kiểm sốt. Các
lồi tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắn để lấy sừng.
2.2. Ở Việt Nam
Việc khai thác gỗ và các sản phẩm ngồi gỗ thiếu kế hoạch, thiếu kiểm sốt làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ngoài ra, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể
cả trong các khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng.
Một số lồi có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức: Trầm hương, Gỗ Sưa
đỏ. Loài lan Hài Việt Nam đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Khai thác thủy sản quá mức, sử dụng các phương tiện đánh bắt không được chọn

lọc như thả đăng, lưới có mắt nhỏ, dùng chất nổ đã hủy diệt hệ sinh thái thủy vực, suy
giảm đa dạng sinh học. Năm 2011, loài Tê giác một sừng đã tuyệt chủng tại nước ta,
nguyên nhân do mất sinh cảnh sống là chủ yếu, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi
pháp luật khơng thỏa đáng, quản lí thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng
bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài
vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này.
3. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại là những lồi khơng có nguồn gốc bản địa, khi
được du nhập vào nơi nào đó, chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, cạnh tranh lấn
áp, tiêu diệt các loài bản địa hay phát sinh dịch bệnh dẫn đến làm suy giảm đa dạng sinh
học, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng.
6


Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào mơi trường sống mới bằng nhiều cách:
theo con đường tự nhiên như phát tán theo gió, dịng hải lưu, bám theo các lồi di cư hay
có thể do con người khi lưu thông đã mang chúng từ nơi này đến nơi khác. Hoặc du nhập
một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do khơng được
kiểm tra và kiểm sốt tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề.
Một số loài ngoại lai xâm hại ở nước ta: Virus gây bệnh cúm gia cầm, Ốc bươu
vàng, Cá vược miệng bé, Rùa tai đỏ, Cúc liên chi,…
4. Ơ nhiễm mơi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường do các nguồn thải khác nhau là nguyên nhân quan
trọng đang đe dọa đến đa dạng sinh học. Sự ô nhiễm môi trường sống do thuốc trừ sâu,
hóa chất và các chất thải cơng nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm
gây ra bởi các nhà máy, ô tô, cũng như các trầm tích lắng đọng do sự xói mịn đất từ các
vùng cao, sườn núi làm cho nhiều loài bị tiêu diệt, làm giảm số lượng cá thể, phá vỡ cấu
trúc quần thể, hủy hoại nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Hậu quả trực tiếp là gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi
cư trú và mơi trường sống của các lồi sinh vật hoang dại.

Ở vùng nước ven bờ, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ làm tăng
các chất gây độc như dầu, lượng trầm tích, nước thải thu hẹp diện tích hoặc làm suy thối
các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển. Mặt khác, sự ơ nhiễm cịn làm giảm
chất lượng của các nhóm sinh vật có giá trị kinh tế do khả năng tích tụ các độc tố trong
cơ thể.
5. Xây dựng các cơng trình thủy điện
Việc làm thay đổi các kiểu nơi cư trú như vực sông, suối, ghềnh, bãi cát trên sơng,
đồng bằng ngập lụt ven sơng, lịng sơng dẫn đến thay đổi cấu trúc thành phần loài thủy
sinh. Nhịp sống của thủy sinh vật bị thay đổi. Nhiều loài thủy sinh vật, đặc biệt các lồi
có tập tính di cư dài, có tập tính di chuyển kết nối theo chiều dọc sơng bị ảnh hưởng.
Thay đổi dịng chảy tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ngoại lai xâm nhập vào hệ sinh
thái sông.
Xây dựng các hồ chứa cho thủy điện làm mất đi các khu rừng tự nhiên, ngăn cản
đường di cư của cá, phân cắt dịng sơng. Nhiều cơng trình hồ chứa thủy điện khơng vận
hành đúng quy trình gây ra các thiệt hại về người, kinh tế, ảnh hưởng đến hệ sinh thái
vùng hạ lưu. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng còn làm tăng dân số cơ học tạo ra tác
động gián tiếp đến suy thoái đa dạng sinh học.
Xây dựng các hồ chứa nước lớn làm mất đi một số diện tích rừng đồng thời cũng
làm mất một số bãi đẻ trứng của nhiều lồi cá có tập tính di cư lên thượng nguồn các
sông đẻ trứng. Hoạt động điều tiết của các hồ chứa nước lớn cũng đã làm thay đổi một số
đặc điểm tự nhiên vùng hạ lưu và đặc biệt làm thay đổi chế độ mặn vùng nước cửa sông
ven biển.
6. Thiên tai
Thiên tai hủy hoại môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú, hủy hoại nguồn dinh
dưỡng, nguồn nước của các loài sinh vật, làm giảm đa dạng sinh học.
Cháy rừng là nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị suy giảm, phá vỡ cảnh quan,
nơi cư trú, làm tổ, kiếm ăn của nhiều loài, làm giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh các diễn
7



biến bất lợi của yếu tố thời tiết, khí hậu Việt Nam cũng như tồn cầu thì các hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương như đốt rừng làm rẫy, đốt
than, hun khói lấy mật ong, khai thác gỗ chọn để lại cây bụi,… là những nguyên nhân
gây cháy rừng.
Vấn đề được đặt ra là việc nâng cao dân trí cho nhân dân trong cơng tác bảo vệ
rừng, gắn bó chặt chẽ quyền lợi người dân, cán bộ nhân viên lâm ngư trường với rừng,
đồng thời nêu rõ trách nhiệm các cấp trong công tác bảo vệ rừng, nghiêm trị các hành
động phá hoại rừng.
7. Biến đổi khí hậu
Nguy cơ của sự biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người trong sản xuất
công nghiệp, trong giao thông vận tải, do phá rừng đã làm cho lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng cao. Những tác động từ biến đổi khí hậu
làm vấn nạn thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt, đe dọa đến đa dạng sinh học và
cuộc sống của con người.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái bị chia cắt sẽ phản ứng kém cỏi
hơn trước những sự thay đổi này, sẽ không tránh khỏi sự mất mát các loài sinh vật với tốc
độ rất cao.
Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất
than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính
làm gia tăng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm diện tích rừng đầu
nguồn, sử dụng tài ngun nước khơng hợp lí dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,
… xảy ra ngày càng nhiều, hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người
và môi trường.
8. Sự gia tăng dân số quá mức, di dân tự do và sự nghèo đói
Hậu quả của gia tăng dân số đã làm nguồn tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm mơi
trường, giảm diện tích rừng, gây hiệu ứng nhà kính và đa dạng sinh học bị suy giảm.
Khi dân số tăng cao, áp lực khai thác, sử dụng và tiêu thụ tài nguyên càng lớn hơn.
Sức ép lớn nhất là nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng
tăng, dẫn đến việc chặt phá rừng khó kiểm sốt chặt chẽ. Do đó, tài ngun sinh vật ngày
càng cạn kiệt, số lượng các loài hoang dã ngày càng ít đi, khối lượng các quần thể sinh

vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn.
6. Cơng ước Cites là gì? Nội dung?
- Cơng ước cites là công ước về buôn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, được kí kết tại Washinton DC – Hoa kỳ vào ngày 1/3/1973, có hiệu lực vào
ngày 1/6/ 1975.
- Hiện nay có 173 quốc gia và cùng lãnh thổ tham gia vào CITES và Việt Nam là thành
viên thứ 121
- Công ước CITES:
+ là công cụ hữu hiệu, bao gồm các quy định về bn bán quốc tế, các lồi hoang dã
nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.
+ là một thỏa thuận giữa các chính phủ với mục đích đảm bảo các lồi động vật, thực vật
hoang dã được buôn bán quốc tế không bị khai thác quá mức.
8


+ Công ước CITES thiết lập một khung luật pháp quốc tế và cơ chế thủ tục chung cho
việc ngăn chặn việc bn bán quốc tế vì mục đích thương mại các lồi nguy cấp, kiểm
sốt hiệu quả bn bán các loài khác. Khung luật pháp và cơ chế kiểm soát chung được
sử dụng ở 173 quốc gia, kiểm soát và giám sát việc buôn bán quốc tế tài nguyên sinh vật
hoang dã.
- Các lồi thuộc diện quản lí CITES được xếp vào 3 phụ lục:
+ Phụ lục I: Các lồi có nguy cơ tuyệt chủng
+ Phụ lục II: Các lồi này có nguy cơ tuyệt chủng nhưng việc bn bán cần được kiểm
sốt (phải có giấy phép) để tránh nguy cơ tuyệt chủng.
+ Phụ lục III: Bao gồm các lồi được bảo vệ ít nhất ở một nước và nước đó yêu cầu các
thành viên khác hỗ trợ, kiểm sốt bn bán. Các lồi này được phép bn bán nhưng phải
có giấy phép.
Việt Nam đã hưởng ứng cơng ước Cites ra sao?
Việt Nam trở thành thành viên CITES vào năm 1994. Để thực hiện công ước CITES , bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 54/2006/QĐ- BNN, ngày

5/7/2006 về danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục
của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp.
- Ngày 14/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2006/ NĐ-CP, về quản lí thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp quí hiếm.
- Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q hiếm được phân thành hai nhóm như sau:
+ Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những lồi thực
vật rừng động vật có giá trị đặc biệt về khoa học, mơi trường hoặc có giá trị cao về kinh
tế, số lượng quần thể cịn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành:
 Nhóm IA, gồm 15 lồi thực vật rừng.
 Nhóm IB, gồm 62 lồi động vât rừng.
+ Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những lồi thực vật
rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, mơi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số
lượng quần thể cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng nhóm II được phân thành:
 Nhóm IIA, gồm 37 lồi thực vật rừng.
 Nhóm IIB, gồm 89 loài động vật rừng.
7. Vấn đề săn bắt, vận chuyển, bn bán, tiêu thụ các lồi động vật hoang dã nguy cấp
quý hiếm.
 Thực trạng:
- Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trị to lớn trong
cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần hồn
vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, ĐVHD là nguồn sống, chúng đáp ứng
nhiều nhu cầu của con người: cung cấp thực phẩm, giải trí, khoa học, văn hóa…Tuy
nhiên hiện nay tình trạng săn bắt, giết hại và bn bán ĐVHD trái pháp luật có dấu hiệu
gia tăng.

9



- Săn bắt: Từ rừng núi đến các khu bảo tồn quốc gia, tình trạng săn bắt động vật hoang
dã đã lên đến mức báo động, nơi nào động vật hoang dã cũng bị săn đuổi.
- Vận chuyển: Tình trạng buôn bán vận chuyển ĐVHD ngày càng diễn biến phức tạp, rất
quy mô, đặc biệt ngày càng gia tăng ở các cửa khẩu quốc tế.
- Nuôi nhốt:
 Hiện nay, phong trào mở các trang trại gây nuôi ĐVHD phát triển rất nhanh trên diện
rộng. Tại các trang trại này, ĐVHD được sinh trưởng và gây giống trong điều kiện nuôi
nhốt nhằm mục đích khai thác con giống hay các sản phẩm từ chúng vì mục đích thương
mại. Chủ các trang trại gây nuôi khẳng định sản phẩm từ các trang trại của họ không chỉ
giúp đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng dân cư mà đó cịn là biện pháp xố đói
giảm nghèo cho nơng dân.
 Nhiều địa phương, tình trạng ni nhốt động vật hoang dã vì mục đích kinh doanh vẫn
cịn gây khó khăn cho cán bộ kiểm lâm không phân biệt được cá thể hợp pháp và bất hợp
pháp. Điều này đã vơ tình tạo nên một thị trường hợp pháp song song với thị trường bất
hợp pháp, tạo cơ hội cho các đối tượng săn bắt ĐVHD từ tự nhiên và hợp pháp hóa trong
trang trại, thúc đẩy các hoạt động săn bắt bất hợp pháp. Việc khơng kiểm sốt tiêu chuẩn
chuồng trại và điều kiện gây ni, an tồn kỹ thuật đã dẫn đến nhiều trường hợp người
dân gặp nguy hiểm khi tiếp cận các khu vực nuôi nhốt ĐVHD nguy cấp, quý hiếm.
- Buôn bán và tiêu thụ:
 Đáng lo ngại, một số loài, sản phẩm của các loài thuộc Danh mục nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ như tê tê, gấu, sừng tê giác, ngà voi... đang trở thành hàng hóa được
tiêu thụ trong nước và được chung chuyển xuyên biên giới sang một số nước trong khu
vực. Một số loài quý hiếm ở Việt Nam như tê giác Java và bò xám hiện đã tuyệt chủng
trong tự nhiên; các loài khác như hổ, voi và một số loài linh trưởng, rùa quý hiếm, đặc
hữu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng...
 Nhu cầu sử dụng ĐVHD làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, mỹ
nghệ, trưng bày, trang trí, quà biếu, tặng dường như khơng giảm mà có xu hướng tăng.
Do đó tình trạng bn bán, tiêu thụ ĐVHD ở nước ta tiếp tục gia tăng thời gian qua, do
dân số tăng kéo theo áp lực về khai thác, tiêu dùng ĐVHD là thực phẩm và làm thuốc,
nhất là một số loài ĐVHD được quảng bá về những tính năng đặc biệt như bồi bổ sức

khỏe, chữa bệnh nan y. Tuy nhiên, đến nay có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh
được các cơng dụng đó.
 Tình hình bn bán ĐVHD tại Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ
đoạn rất tinh vi. Bọn buôn lậu sử dụng các tuyến đường bí mật và các phương tiên
chuyên chở cũng như liên lạc hiện đại nhằm đối phó với các cơ quan chức năng . Nhiều
chủ buôn bán sử dụng giấy tờ giả mạo, khai báo sai về số lồi, số lượng ĐVHD. Các lồi
bị bn lậu chủ yếu như: rắn, rùa, các loại tê tê, gấu, các loài khỉ, các loài ếch nhái ,
chim…
 ĐVHD trong nước chủ yếu được cung cấp cho các nhà hàng thịt thú rừng. Lợi nhuận
thu được từ việc buôn bán bất hợp pháp các loài ĐVHD là rất lớn.
 Nguyên nhân:
10


- Việc xử lý vi phạm pháp luật về buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái phép còn chưa nghiêm,
chủ yếu là xử phạt hành chính, mức phạt cịn nhẹ, mức phạt cao nhất hiện nay cũng
không quá 500 triệu đồng.
- Lực lượng thực thi kiểm sốt ĐVHD cịn mỏng, trình độ chun mơn kĩ thuật cịn yếu,
trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế; khả năng đấu tranh đối với loại hình vi phạm này
của lực lượng chun trách cịn chưa theo kịp các thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp của các
đối tượng vận chuyển, buôn bán trái phép các ĐVHD nguy cấp, quý hiếm.
- Do thiếu biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả đối với hoạt động gây ni ĐVHD, trên
thực tế việc kiểm sốt cịn theo hồ sơ, giấy phép. Vì vậy, xuất hiện tình trạng lợi dụng
hoạt động này để trà trộn, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐVHD nguy cấp, quý,
hiếm.
- Cơ chế chính sách cho lực lượng thực thi chưa thỏa đáng.
- Nhận thức, trình độ dân trí và ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên ĐDSH của người
dân chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ ĐVHD chưa
được quan tâm đúng mức.
 Giải pháp: Chính sách và cơng cụ thực thi:

- Kiện tồn khung pháp lý và chính sách về quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã;
bổ sung những thiếu hụt, lỗ hổng, bất cập trong các chính sách hiện hành, nhằm bảo đảm
tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, khung hình phạt phải tương quan với lợi nhuận
thu được từ buôn bán trái phép ĐVHD.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực, bổ sung thêm lực lượng và các trang thiết bị cho các
cơ quan thực thi pháp luật, tổ chức kiểm tra việc săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ tại các nhà
hàng, khách sạn, nơi chế biến, kinh doanh ĐVHD....
- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công an, Tư pháp và các cơ quan khác .
- Áp dụng các chính sách đãi ngộ đối với các lực lượng thực thi kiểm soát.
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và huy động sự tham gia của cộng
đồng trong công tác bảo vệ ĐVHD, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức chính
trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động và phổ biến các thông tin về bảo vệ ĐVHD,
đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Các công cụ kinh tế:
+ Đánh thuế cao các sản phẩm ĐVHD
+ Hạn ngạch thương mại ĐVHD bất hợp pháp.
+ Có các hình phạt quy định
+ Khen thưởng cho những người cung cấp thông tin về săn bắt, nuôi nhốt, tiêu thụ, buôn
bán ĐVHD trái phép.
+ Xem xét lại hệ thống lương cho cán bộ kiểm lâm.
8. Thế nào là vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar? Tên của vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar ở Việt Nam? Mục tiêu bảo tồn?
* Vườn quốc gia
- Là một khu vực tự nhiên trên đất liền hay đất ngập nước hoặc có hợp phần đất ngập
nước hoặc biển được thành lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng, bảo tồn
các loài sinh vật đặc hữu cấp quốc gia hoặc/ và quốc tế.
11



- Tên các vườn quốc gia:
+ Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng trên núi cao thuộc hệ thống núi Hoàng Liên với kiểu
sinh thái đặc trưng á nhiệt đới.
 Bảo vệ nhiều loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và đặc hữu, phục hồi sinh
thái rừng và cảnh quan, tạo điều kiện cho các loài động vật tồn tại và phát triển.
 Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần
ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
+ Vườn Quốc gia Ba Bể
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm trên
cạn, dưới nước và cảnh quan thiên nhiên.
 Phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên.
 Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục bảo tồn.
+ Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo vệ hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đá vơi.
 Bảo tồn tính đa dạng sinh học, các nguồn gen của khu hệ động vật, thực vật giao
lưu giữa 2 vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt bảo vệ các loài
động vật, thực vật hoang dã quý hiếm đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng
 Bảo vệ sử dụng và nghiên cứu hệ thống hang động thuộc loại độc đáo nhất Việt
Nam và sinh thái cảnh quan của chúng.
 Góp phần đào tạo nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, duy trì sự cân
bằng mơi trường, sử dụng đất đai và tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời
sống người dân địa phương.
+ Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo vệ hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn, rừng trên cạn.
 Du lịch, nằm trong tổng thể du lịch của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

với nhiều tuyến du lịch sinh thái rừng và biển.
+ Vườn Quốc gia Tam Đảo
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.
 Bảo vệ nguồn gen các lồi động vật, thực vật rừng q hiếm, đặc biệt các loài đặc
hữu và cảnh quan thiên nhiên.
 Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và dịch vụ khoa học; tạo
môi trường tốt phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát.
 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu thiên nhiên và ý
thức bảo vệ rừng.

12


 Điều tiết nước vùn đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái và nâng cao đời sống
người dân địa phương.
 Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm.
+ Vườn Quốc gia Cúc Phương
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo vệ các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên
núi đá vơi.
 Bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật q hiếm, trung tâm cứu hộ các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
 Nơi nghiên cứu khoa học, học tập và phát triển du lich sinh thái.
+ Vườn Quốc gia Cát Bà
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen động vật, thực vật q hiếm, các
lồi đặc hữu của vườn.
 Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hóa lịch sử.
 Nghiên cứu cơ bản và thực địa phục vụ yêu cầu bảo tồn, thực hiện các nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái.
+ Vườn Quốc gia Ba Vì
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo vệ các hệ sinh thái rừng, các nguồn gen động vật, thực vật rừng quí hiếm, các
đặc sản rừng, các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên
trong diện tích được giao quản lí.
 Phát triển rừng trên cơ sở trồng mới, phục hồi rừng và thực hiện các dự án khuyên
nông, khuyến lâm để phát triển vùng đệm.
+ Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sơng Hồng các lồi
đơng vật thực vật đăch trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài
thủy sinh, chim di trú và chim nước
 Nơi tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học và học tập.
+ Vườn quốc gia Bến Én
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái nhiêt đới ẩm thường xanh và nửa rụng lá, bảo tồn các loài thú
quý hiếm.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen.
 Tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên, môi trường, phát triển du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Pù Mát
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo tồn hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới.
 Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Vũ Quang
13


Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái Trường sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng

của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV.
 Góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, bảo đảm an
ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các tỉnh khi vực IV.
 Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch sinh thái.
+ Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng,các hệ sinh thái phong phú và đa dạng trong
phạm vi ranh giới của vườn.
 Phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và
du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Bạch Mã
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền Bắc và miền
Nam; bảo tồn các lồi động vật, thực vật q hiếm tiêu biểu của vườn.
 Tham gia nghiên cứu khoa học
 Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển
du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Phước Bình
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo vệ hệ sinh thái vùng nhiệt đới, á nhiệt đới.
 Góp phần nâng cao năng lực phịng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sơng Cái của
tỉnh Ninh Thuận.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Núi Chúa
Mục tiêu nhiệm vụ:
 Bảo vệ hệ sinh thái rừng khô hạn nhiệt đới và rạn san hô.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Chư Mon Ray
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý hiếm, các thảm thực vật rừng

nguyên sinh, các sinh cảnh quan trọng..
 Bảo vệ phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Ya Ly, các con sông trong
vùng, bảo đảm an ninh môi trường và phát triển bền vững kinh tế tự nhiên,
 Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên.
 Chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để phát triển sinh thái, góp phần nâng cao
đời sống cộng đồng.
 Tham gia hợp tác quốc tế về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên liên biên giới Việt
Nam – Lào – Campuchia.
14


+ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên cao
nguyên Pleiku, đặc biệt là 2000 ha rừng hốn giao các loài cây là rộng và lá kim,
các loài động vật hoang dã của cao nguyên.
 Bảo vệ rừng đầu nguồn các con sông trong vùng, đảm bảo an ninh môi trường và
phát triển bền vững.
 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học và giáo dục môi trường, phát triển khu du lịch sinh thái, góp phần phát triển
kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.
+ Vườn quốc gia Chư Yang Sin
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài
động vật thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu.
 Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần
phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
 Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Srepok, Mê Koong, điều hịa và cung cấp nước cho
nơng nghiệp.

+ Vườn quốc gia Yok Don
Mục tiêu nhiệm vụ:
 Bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng trong
pham vi ranh giới vườn quốc gia.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển di lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
Mục tiêu, nhiệm vụ
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các lồi đơng
thực vật rừng đặc hữu, quí hiếm.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật, các mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh – rụng lá trên đồi.
 Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa nước của các cơng trình thủy điện:
Thác Mơ, Cần Đơn.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia Cát Tiên
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
 Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện các nghiên cứu khoa học, tuyên truyền
giáo dục phục vụ công tác bảo tồn vườn quốc gia,
 Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư góp phần tạo cơng ăn việc làm, nâng
cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương.
15


+ Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng dày bán ẩm, sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng

chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông cửu long.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan học tập.
+ Vườn quốc gia Côn Đảo
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái và động vật, thực vật quý trên đảo và vùng đệm dưới
biển.
 Tôn tạo, bảo tồn rừng gắn với cảnh quan và quần thể di tích văn hóa lịch sử; thực
hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tham quan, du lịch.
+ Vườn quốc gia Tràm Chim
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sơng Cửu Long
thành mẫu chuẩn sinh thái quốc gia về đất ngập nước vùng lụt kín.
 Bảo tồn các giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lí hệ
sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ mơi trường,
sinh thái chung của vùng Đông Nam Á.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan, học tập.
+ Vườn quốc gia Phú Quốc
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động vật, thực vật rừng q
hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo.
 Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng
phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân
dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc.
 Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ
Tây Nam tổ quốc.
+ Vườn quốc gia U Minh Thượng
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tram úng phèn trên đất than bùn, một vùng
ngập nước quan trọng của hạ lưu sông Mê Kong.
 Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước, đặc biệt là các loài

chim nước quan trọng và các lồi động vật q hiếm.
 Góp phần bảo tồn và tơn tạo di tích lịch sử cấp độ về Chiến khu cách mạng U
Minh Thượng trong thời kì chống pháp và chống Mỹ.
+ Vườn quốc gia U Minh Hạ
Mục tiêu, nhiệm vụ:
 Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa
dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn.
 Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
+ Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
16


Mục tiêu, nhiệm vụ;
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn
 Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy q trình bồi tụ bờ
biển.
 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, phục vụ các hoạt động tham quan, du
lịch sinh thái.
* Khu dự trữ sinh quyển: Khu dự trữ Sinh quyển là các vùng có các hệ sinh thái trên cạn
hoặc ven biển nhằm thúc đẩy các giải pháp để cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền
vững đa dạng sinh học. Khu Dự trữ Sinh quyển như là “phịng thí nghiệm sống” cho việc
nghiên cứu và giám sát các hệ sinh thái.
- khu DTSQ Cần Giờ
- khu DTSQ Đồng Nai
- khu DTSQ Cát Bà
- khu DTSQ châu thổ sông Hồng
- khu DTSQ Kiên Giang
- khu DTSQ miền Tây Nghệ An
- khu DTSQ Mũi Cà Mau
- khu DTSQ Cù Lao Chàm

- khu DTSQ Langbiang
* Khu Ramsar: ngày 2/2/1971 tại thành phố Ramsar của Iran, các nhà khoa học thông
qua công ước Quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ các vùng đất ngập
nước, bảo vệ các loài chim nước gọi là công ước Ramsar hay công ước Đất ngập nước.
- Khu Ramsar Xuân Thủy
- Khu Ramsar Bàu Sấu
- Khu Ramsar Ba Bể
- Khu Ramsar Tràm Chim
- Khu Ramsar mũi Cà Mau
- Khu Ramsar Côn Đảo
- Khu Ramsar U Minh Thượng
- Khu Ramsar Láng Sen

17



×