Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tài nguyên năng lượng và khoáng sản: đá vôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.46 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN TÀI NGUN NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐNG SẢN
CHUN ĐỀ: ĐÁ VÔI


Mục lục
Lời mở đầu....................................................................................................................1
Chương 1: Giới thiệu chung về đá vôi...........................................................................2
1.1. Khái niệm:...................................................................................................................2
1.1.1. Đá vôi.......................................................................................................................2
1.1.2. Bột đá vôi.................................................................................................................. 2
1.2. Những loại đá vôi phổ biến nhất..................................................................................2
1.3. Phân loại......................................................................................................................2
1.4. Phân bố........................................................................................................................3
Chương 2: Nguồn gốc hình thành..................................................................................4
2.1. Nguồn gốc hình thành..................................................................................................4
2.1.1. Mơi trường hình thành đá vơi: từ biển......................................................................4
2.1.2. Mơi trường hình thành đá vôi: bay hơi......................................................................4
Chương 3: Khai thác và sử dụng....................................................................................5
3.1. Khai thác......................................................................................................................5
3.2. Sử dụng........................................................................................................................ 6
Chương 4: Tác hại của đá vôi........................................................................................8
4.1. Ảnh hưởng đến môi trường..........................................................................................8
4.1.1. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí......................................................................8
4.1.2. Ảnh hưởng đến mơi trường nước..............................................................................8
4.1.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất.................................................................................9
4.1.4. Ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường.......................................................................9
4.1.5. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái..........................................................................9
4.2. Ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân mỏ......................................................................10
Chương 5: Biện pháp bảo vệ và phát triển...................................................................12
5.1. Biện pháp bảo vệ........................................................................................................12


5.1.1. Giảm nhẹ nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.................................................................12
5.1.2. Giảm nhẹ nguy cơ xói mịn đất, hoang mạc đá hóa.................................................12
5.2. Biện pháp bảo vệ và tiềm năng phát triển.................................................................13
Kết luận :..................................................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................16


Lời mở đầu
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải tạo hóa ban tặng cho con người. Đó
cũng là ngọn nguồn của sự phát triển cũng như nhiều tranh chấp trong lịch sử phát
triển của nhân loại. Trên hành tinh chúng ta đang sống, không phải quốc gia nào cũng
được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn của cải này. Chỉ có khoảng 50 quốc gia may
mắt có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, việc chuyển
hóa nguồn của cải thiên nhiên ban tặng thành sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia không
phải là một quá trình dễ dàng.
Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia may mắn được tạo hóa ban tặng
nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ. Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác, khoáng sản được xem là nguồn của cải chung của mọi thành viên trong xã hội.
“Ðất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng
biển, thềm lục địa và vùng trời, […], đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Một tài ngun khống sản khơng thể kể đến đó chính là đá vơi – một trong
những loại đá góp phần tạo nên vẻ đẹp về cảnh quan và địa hình đối với nước ta và
còn làm phong phú vốn tài nguyên nước ta.
Qua bài tiểu luận, chúng ta sẽ có những chính sách và chiến lược khai thác, sử
dụng và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đá vôi này, bởi vì nó là một nguồn tài
ngun mà thiên nhiên ban tặng nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi thành viên trong
xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn.
Bài tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đá vơi
Chương 2: Nguồn gốc hình thành

Chương 3: Khai thác và sử dụng
Chương 4: Tác hại của đá vôi
Chương 5: Biện pháp bảo vệ và phát triển


Chương 1: Giới thiệu chung về đá vôi
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Đá vôi
- Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khống vật
canxit và aragonit.
- Đá vơi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic,
silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum.
- Đá vôi không cứng bằng đá cuội và bị sủi bọt khi nhỏ giấm chua vào
- Màu sắc: từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
1.1.2. Bột đá vôi
- Bột đá vôi CaCO3 là một chất thường được sử dụng nhiều trong y tế như một chất bổ
sung canxi cho người bị loãng xương, cung cấp canxi cho cơ thể hay một chất khử
chua.
- Cacbonat canxi là một thành phần cấu thành hoạt hóa trong vơi nơng nghiệp. Chất
này thường được tìm thấy dưới dạng đá ở khắp nơi trên thế giới, là thành phần chính
trong mai hay vỏ của các lồi sị, ốc hoặc vỏ của ốc.
1.2. Những loại đá vơi phổ biến nhất
- Đá vơi nhiều silic có cường độ cao hơn, tuy nhiên đá vơi này giịn và cứng.
- Đá vơi chua nhiều sét thì độ bền nước kém.
- Đá tufa là loại đá vơi xốp được tìm thấy gần các thác nước hay là được hình thành
khi các khoáng chất cacbonat tạo ra kết tủa ra khỏi vùng nước nóng.
- Đá vơi đơlơmit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường.
- Đá vôi travertine là một loại đá vơi đa dạng, được hình thành dọc theo các dịng suối,
đặc biệt là nơi có thác nước và quanh suối nước nóng hoặc lạnh.
- Đá vơi có mặt ở khắp nơi trên trái đất vì thế đây là một trong những vật liệu thô được

sử dụng rộng rãi trong 5000 năm trở lại đây. Tuy nhiên, mắc dù canxi cacbonat phong
phú nhưng chỉ có một số ít là có chất lượng đủ cao để được đưa vào sử dụng.
1.3. Phân loại
- Dựa trên cách hình thành, sự xuất hiện hoặc thành phần của nó và các yếu tố khác,
chia đá vôi thành:


+ Phấn: Một loại đá vơi mềm có kết cấu rất mịn thường có màu trắng hoặc xám nhạt.
Nó được hình thành chủ yếu từ phần vỏ vơi cịn sót lại của các sinh vật biển siêu nhỏ
hoặc phần còn lại từu nhiều loại tảo biển.
+ Coquina: Một loại đá vơi xi măng kém có thành phần chủ yếu là ác mảnh vụn vỏ vỡ.
Nó thường hình thành trên các bãi biển nơi các hành động sóng phân tách các mảnh
nhỏ có kích thước tương tự nhau.
+ Đá vơi hóa thạch: Một loại đá vôi chứa thạch rõ ràng và phong phú. Đây thường là
hóa thạch vỏ và xương của các sinh vật tạo ra đá vôi.
+ Đá vôi Litva: Một đá vơi dày đặc với kích thước hạt rất mịn và rất đồng đều, dễ dàng
tách ra để tạo thành một bề mặt rất mịn.
+ Đá vôi Oolitic: Một loại đá vơi có thành phần chủ yếu là “oolite” canxi cacbonat,
hình cầu nhỏ được hình thành bởi sự kết tủa đồng tâm của canxi cacbonat trên một hạt
cát hoặc mảnh vỏ.
+ Travertine: Một loại đá vơi hình thành bởi kết tủa bay hơi, thường là trong hang
động, để tạo ra các thành tạo như nhũ đá, măng đá và đá lưu lượng.
1.4. Phân bố
Đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng ở Việt Nam cịn
nhiều hơn, tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức là khoảng 60.000 km2 .
Đặc biệt, đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc , có nơi chiếm tới 50% diện tích tồn
tỉnh như Hồ Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%), Hà Giang
(38,01%). Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi như Mai Châu (Hịa Bình),
Mộc Châu, n Châu, Sơn La (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu), Đồng
Văn, Mèo Vạc (Hà Giang, một diện tích nhỏ tại Đà Nẵng và Kiên Giang. Núi đá vơi

tại Việt Nam được hình thành ước tính vào khoảng Liên đại Nguyên sinh đến Kỷ Đệ tứ
(khoảng 2.500 triệu năm đến 2,6 triệu năm trước đây).


Chương 2: Nguồn gốc hình thành
2.1. Nguồn gốc hình thành
Để có được cảnh quan chúng ta thấy hiện nay, phải mất đến 400 triệu năm hoạt
động và kiến tạo của vỏ Trái Đất, q trình tích lũy canxi của các sinh vật và các yếu
tố về khí hậu, nước.
Q trình lắng đọng canxit bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khống chất.
Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vịng mỏng chứa canxit. Mỗi giọt
tiếp theo được hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng,
các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), gọi là “cọng thạch nhũ”.
Quá trình này diễn ra rất chậm, người ta đã ước tính trong khoảng 100 năm thì
“cọng thạch nhũ” chỉ dài ra khoảng 2,5 cm! Các “cọng thạch nhũ” mọc ra chậm chạp
nhưng lại rất dễ gãy.
2.1.1. Môi trường hình thành đá vơi: từ biển
Hầu hết đá vơi hình thành trong vùng nước biển nông, yên tĩnh. Loại môi
trường đó là nơi các sinh vật có khả năng hình thành vỏ canxi cacbonat và bộ xương
có thể dẫn đến chiết xuất các thành phần cần thiết từ nước biển. Khi những con vật này
chết, vỏ và mảnh vụn xương của chúng tích tụ lại như một lớp trầm tích có thể hóa
thành đá vơi.
2.1.2. Mơi trường hình thành đá vơi: bay hơi
Đá vơi cũng có thể hình thành thơng qua sự bốc hơi. Trong một hang động,
những giọt nước thấm từ trên xuống vào hang thông qua các khe nứt hoặc lỗ rỗng khác
trên trần hang. ở đó học có thể bốc hơi trước khi rơi xuống trần hang. Khi nước bay
hơi, bất kỳ canxi cacbonat nào được hòa tan trong nước sẽ được lắng đọng trên trần
hang. Theo thời gian, q trình bay hơi này có thể dẫn đến sự tích tụ canxi cacbonat
trên trần hang.



Chương 3: Khai thác và sử dụng
3.1. Khai thác
Công tác thăm dị đá vơi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ trước đến nay đã cấp 38
giấy phép, UBND tỉnh Phú Thọ cấp 36 giấy phép sử dụng đá vôi làm vật liệu xây dựng
thông thường; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 02 giấy phép đá vôi làm nguyên liệu
xi măng. Tổng diện tích thăm dị đá vơi vơi làm vật liệu xây dựng thông thường là
5.641,86 ha. Tổng trữ lượng là 78.426.942m3, trong đó cấp 121 là 51.653.938,61m3
cấp 122 là 26.773.003,38m3.
Công tác khai thác mỏ đá vôi đến thời điểm hiện nay trong 36 mỏ làm vật liệu
xây dựng thơng thường có 18 mỏ đang hoạt động, 05 mỏ đang xây dựng cơ bản mỏ;
03 mỏ đang tạm dừng hoạt động; 07 mỏ đang làm thủ tục gia hạn, 03 mỏ đang lập dự
án khai thác. Trong những năm qua sản lượng khai thác đá vơi đã đóng góp cho phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Sản lượng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng
thông thường theo giấy phép là 1.827.000m 3/năm; thực tế năm 2011 đạt 844.296m3,
năm 2012 đạt 1.367.254m3, năm 2013 đạt 1.342.925m3, năm 2014 đạt 1.076.535m3.
Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm mới đạt 64% so với sản lượng của giấy
phép. Sản lượng khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng theo giấy phép là 1.510.400
tấn/năm; thực tế năm 2011 đạt 962.496 tấn, năm 2012 đạt 945.580 tấn, năm 2013 đạt
946.990 tấn, năm 2014 đạt 1.560.600 tấn. Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm
mới đạt 73% so với sản lượng của giấy phép.
Tổng giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản trong năm 2014 như sau:
Cao lin-fenspat 596.752,8 tấn/năm; Khống chất cơng nghiệp 61.552 tấn/năm; Sắt
114.986 tấn/năm; Đá vôi xi măng 1.560.600 tấn/năm; Đá vơi làm VLXD thơng thường
1.076.535m3/năm; Sét gạch ngói 99,684m3/năm; Cát sỏi 313,650m3/năm. Tổng giá trị
nộp ngân sách nhà nước từ khai thác khống sản 107.768.000.000 đồng. Trong đó đá
vơi làm vật liệu xây dựng thông thường và đá vôi xi măng 49.329.000.000 đồng bằng
45,6% tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước. Đến thời điểm hiện tại đã tính tiền cấp
quyền khai thác khống sản đá vơi trên địa tỉnh là 12 đơn vị 34.611.575.000 đồng; số
lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án cải tạo phục hôi môi trường của

các đơn vị khai thác sử dụng đá vôi đã thẩm định, phê duyệt được 33 dự án; số tiền ký
quỹ là 3.242.090.377 đồng.


Trong những năm qua các doanh nghiệp khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh đã
chấp hành các quy định của Luật Khống sản, chủ động thăm dị nâng cấp trữ lượng
khoáng sản trong khu vực được cấp giấy phép khai thác, báo cáo UBND tỉnh phê
duyệt kết quả thăm dò theo đúng quy định, làm cơ sở để gia hạn giấy phép khai thác,
làm căn cứ thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số
203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; thực hiện tiến độ xây dựng cơ bản
mỏ theo dự án được phê duyệt, khai thác theo sản lượng của giấy phép, chủ động đầu
tư đổi mới cơng nghệ, thiết bị máy móc khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao giá
trị, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho
thị trường; thực hiện nghĩa vụ tài chính như thuế, phí bảo vệ mơi trường cịn một số
doanh nghiệp chưa kịp thời, năng lực điều hành hoạt động khai thác, chế biến khống
sản cịn hạn chế; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác cịn chưa được
đầy đủ; hệ thơng khai thác tầng tuyến chưa tuân thủ thiết kế mỏ như vượt độ cao, góc
nghiêng sườn tầng chưa đảm bảo...
Nền kinh tế thị trường trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do suy thoái
kinh tế, nhu cầu hạn chế, các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khống sản
nói chung và đá vơi nói riêng trên địa bàn tỉnh thì đa số có quy mơ nhỏ, năng lực tài
chính có hạn; các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh nằm dải rác, phân tán chủ yếu ở khu vực
vùng núi, vùng sâu, vùng xa có trữ lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, việc vận chuyển
đến cơng trình rất khó khăn giá thành rất cao. Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trên
địa bàn tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng
của địa phương, vẫn phải mua của các tỉnh lân cận.
Trong những năm tới các mỏ đá vôi đang hoạt đông và được quy hoạch, thăm
dò khai thác sẽ phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế đầu tư chiều sâu,
cải tiến công nghệ khai thác, chế biến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu,
nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ mơi trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền

đề cho sự phát triển bền vững ngành cơng nghiệp khai khống nói chung và đá vơi nói
riêng, giải quyết cơng ăn việc làm người lao động trên địa bàn; tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
3.2. Sử dụng
Đá vơi có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống vì tính phổ biến và giá
thành khá rẻ. Một số ứng dụng nổi bật của canxi cacbonat:


Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là
thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi.
Chúng được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn, trong đó CaCO3 được xem là
chất độn chính. Độ mịn và sự phân bố kích thước hạt canxi cacbonat ảnh hưởng đến
độ trắng sáng của quá trình sơn phủ.
Ngồi ra, chúng giúp gia tăng độ sáng cao, độ hấp thu dầu thấp, độ phân tán tốt
vè rất bền trong mơi trường, khả năng ăn mịn thấp, độ ổn định pH ổn định, nâng cao
tính năng chống ăn mòn sản phẩm.
Chúng còn được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn nước, canxi cacbonat góp
phần tăng khả năng quang học của sơn và trọng lượng của sơn, trong đó phải chiếm
60% hàm lượng trong sản xuất sơn.
Là chất xử lý môi trường nước: Canxi cacbonat hấp thu các khí độc tích tụ ở
đáy ao như: NH3, H2S, CO2 ...và axit trong nước, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc
hại trong ao nuôi. Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi,
giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. Canxi cacbonat giúp ổn định màu
nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Đá vơi cịn
giúp hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao
nuôi...
Được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi
giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất
nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
Ngoài ra, CaCO3 còn được biết đến là chất làm trắng trong việc trắng men đồ

gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết
bảng, phấn viết ngày nay có thể làm ngay canxi cacbonat hoặc thạch cao, sunfat canxi
ngậm nước.


Chương 4: Tác hại của đá vôi
4.1. Ảnh hưởng đến mơi trường
4.1.1. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí
Ngồi tiếng ồn thì chất ơ nhiễm lớn nhất phải kể đến trong hoạt động khai thác
đá là bụi, sau đó mới đến các loại khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc
thiết bị thi cơng. Các khí thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NOx, H2S, CO,
muội,…
Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên
khói quang hố, phá huỷ tầng ơzơn, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng
chung đến thời tiết toàn cầu. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với
hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước
xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hoà tan các kim loại
nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng
suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc
phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm
khả năng hấp thụ ôxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy
nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống
mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử
vong.
Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Các loại bụi khống
vơ cơ kim loại, silíc amiang, bụi plastic gây ra các bệnh bụi phổi ở động vật
(aluminose, Silicoe, siderose…). Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả
năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ
(1-5mm) dễ dàng lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho
người và động vật. Tác động lên mơi trường khơng khí ở giai đoạn này có mức độ

khơng lớn và mang tính tạm thời.
4.1.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn
trên bề mặt khu mỏ. Lưu lượng nước chảy tràn phụ thuộc vào mùa và chế độ khí hậu
khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất và các tạp chất rất cao.
Ngoài nước mưa chảy tràn là nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong khu
vực mỏ. Tuy nhiên, đây là dự án mỏ rộng khai thác mỏ đá nên về căn bản cơ sở hạ


tầng đã có sẵn. Vì thế khu vực mỏ đã có khu vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Nước thải
sinh hoạt được thu gom xử lý tại bể yếm khí trước khi thải ra môi trường.
Trong khi khai thác các khống vật chứa sunfua trong đá có thể tiếp xúc với
khơng khí thành các sunfat dễ hồ tan vào nước. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong
nước ngầm khi chảy qua khu vực mới khai thác. Và nếu chảy tràn trên bề mặt vào hệ
thống suối xung quanh khu vực sẽ làm tăng độ axit của nước suối.
Các kim loại nặng phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca+2, Mg+2… làm
thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước. Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy
tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước.
4.1.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Đối với các công trường khai thác đá hầu hết là hoạt động tại khu vực miền núi.
Đối với khu vực này diện tích đất có thể sử dụng trồng trọt được rất hạn chế. Hoạt
động khai thác của các mỏ đá sẽ sử dụng một diện tích đất lớn cho việc hình thành khu
mỏ, bãi thải, sân cơng nghiệp, bến bãi, khu lưu khơng,… Như vậy có thể nói khai thác
đá khơng những làm mất diện tích đất trồng mà cịn làm biến đổi chất lượng đất do xói
mịn, phong hố và ơ nhiễm.
4.1.4. Ảnh hưởng tới cảnh quan mơi trường
Khai thác đá vơi là hoạt động có tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng
tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh
hưởng đến cảnh quan mơi trường như: làm thay đổi bề mặt địa hình, đất đá thải gây
bồi lấp lịng sơng suối, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực. Một dãy núi

dài với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ sẽ bị mất đi thay vào đó là các cơng trường khai thác
đá ngổn ngang.
4.1.5. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ khá lớn nhất là vào mùa mưa. Nước mưa
chảy tràn trong khu vực mỏ kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loạ nặng có
mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi độ pH của nước…
Độ đục trong nước mặt tăng đã ngăn cản độ xuyên thấu của ánh sáng, làm cản trở q
trình quang hố trong nước ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống các loại thuỷ sinh. Trong
trường hợp độ đục quá lớn còn dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động thực vật sống
trong nước.
Trong khu vực mỏ đá thảm thực vật tự nhiên của vùng núi và các loại cây ăn
quả. Hoạt động khai thác đá vơi sẽ sử dụng một diện tích đất lớn và việc sử dụng đất


này làm mất đi thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Khơng những thế, các chất thải
của q trình khai thác như bụi, khí thải, chất thải rắn cũng có ảnh hưởng nhất định tới
hệ thực vật khu vực xung quanh do khả năng lan truyền trong môi trường. Bụi là một
trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá
làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng.
Đối với các loài động vật, nhất là động vật hoang dã rất nhạy cảm với sự biến
đổi môi trường. Hầu như các chất ô nhiễm môi trường đều có tác động rất xấu đến
động vật. Chất thải rắn và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động
vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng
loạt các loài động vật.
Hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng
đến các loài động vật hệ quả là làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc
trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo nàn,
khơng có lồi động vật hoang dã đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình triển
khai thực hiện dự án mở rộng khai thác tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.
Hoạt động khai thác mỏ lộ thiên có ảnh hưởng tới mực nước ngầm khu vực.

Với độ sâu khai thác càng lớn thì mực nước ngầm càng hạ xuống thấp. Như vậy, hoạt
động khai thác đá dẫn đến hệ quả là làm nghèo kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo ảnh
hưởng đến thế hệ mai sau.
4.2. Ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân mỏ
Công nhân lao động trong các khu vực khai thác là người chịu ảnh hưởng trực
tiếp do các hoạt động sản xuất của mỏ. Các tác nhân ơ nhiễm như khí độc hại, bụi,
tiếng ồn, nhiệt gây nên các bệnh nghề nghiệp mãn tính như bụi phổi, tim mạch, giảm
thính lực… Ngồi ra, do tác động của các tác nhân ơ nhiễm trên nên rất hay gặp các
bệnh như viêm đường hơ hấp, đau mắt, đau đầu, chóng mặt…
Trong q trình hoạt động khai thác đá thường xảy ra các tai nạn đáng tiếc như:
Đổ xe trong q trình thi cơng, vận chuyển. Tai nạn do đá văng khi nổ mìn, đá
rơi từ trên cao do chấn động. Tai nạn do sạt lở núi, lật xe có thể dẫn tới nguy hiểm tới
tính mạng. Các tai nạn lao động khác. Tai nạn do chập điện, cháy nổ kho xăng dầu,
kho thuốc nổ…
Các sự cố do thiên tai thường xảy ra vào mùa mưa bão như: Cháy nổ do sét
đánh. Vào mùa mưa bão hay xảy ra sự cố sét đánh vào các máy móc thiết bị trong khu


vực mỏ. Sự cố do bão lũ làm trôi sạt bãi thải ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Sự
cố do mưa bão kéo dài gây sụt lún, sạt lở đường giao thông làm gián đoạn sản xuất.
Không thể phủ nhận lợi ích và những đóng góp tích cực của hoạt động khai
thác đá xây dựng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, song phát triển cần đi đơi với bảo
vệ mơi trường đó mới là sự phát triển bền vững.


Chương 5: Biện pháp bảo vệ và phát triển
5.1. Biện pháp bảo vệ
5.1.1. Giảm nhẹ nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Để giảm nhẹ nguy cơ ô nhiễm môi trường karst cần:
- Giảm bớt lượng chất ô nhiễm trước khi chúng xâm nhập được vào hệ thống karst:

+ Không đổ rác thải, chất thải xuống các hố, phễu sụt karst;
+ Không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, làm nhà vệ sinh, chuồng gia súc hoặc nơi đổ
rác ở quá gần hoặc ngay phía trên các hố, phễu sụt karst (cách ít nhất 50 m);
+ Trồng các loại cây cỏ (thí dụ cỏ Vetiver) thành hàng rào kín bao quanh các hố, phễu
sụt karst;
+ Làm các loại bẫy, chặn/lọc bùn đất do nước mặt chảy tràn vận chuyển;
- Bảo vệ các giếng, mó nước bằng cách:
+ Tìm hiểu kỹ nguồn nước, đặc điểm địa chất, thủy văn của khu vực;
+ Cùng mọi người giữ vệ sinh xung quanh các nguồn nước và hạn chế các hoạt động
có thể làm ơ nhiễm nguồn nước;
+ Đào giếng hoặc xây bể nước cách các nguồn nước mặt bị ô nhiễm, các hố ga, bể
phốt hoặc chuồng gia súc ít nhất 50 m. Khơng khoan lấy nước ở những nơi nghi có
hang động ngầm v.v.
5.1.2. Giảm nhẹ nguy cơ xói mịn đất, hoang mạc đá hóa
* Để giảm nhẹ xói mịn ở các vùng đá vơi cần:
- Giữ đất ẩm và mầu mỡ bằng cách trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống;
- Hạn chế cày ải ngay trước và trong mùa mưa. Nên dành thời gian cho đất nghỉ,
không nên gối vụ liên tục; Sản xuất nơng nghiệp cũng tác động đến xói mịn, bồi lắng
đất ở các vùng đá vơi, chẳng hạn có thể làm lớp phủ thực vật suy giảm, thay đổi hướng
dòng chảy, làm mất dần lớp đất phủ hoặc tăng lượng nước thải v.v. Trồng các loại cây
rễ nông, tán nặng trên đất dốc cũng có thể làm trầm trọng thêm q trình xói mịn đất.
* Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý có thể giúp giảm nhẹ nguy cơ này, chẳng hạn:
- Áp dụng nông lâm kết hợp ở một số diện tích có khả năng xói mịn cao;
- Chọn các loại cây, thời vụ thích hợp đối với đất karst;
- Chỉ nên cày ải đất trong mùa khơ;
- Sau khi thu hoạch ở các diện tích có khả năng xói mịn cao, nên phủ xanh lại ngay
bằng các loại cây ngắn ngày hoặc lâu năm;


- Tạo nhiều hàng rào chắn bằng cây cỏ quanh các phễu, hố sụt, bờ suối hoặc các đường

tiêu thoát nước v.v. Ở các vùng đá vôi, nước thường tiêu thốt qua mạng lưới thủy văn
ngầm, nhưng hệ thống dịng chảy mặt cũng có ảnh hưởng lớn đến các dịng chảy
ngầm. Tốc độ và mức độ xói mịn phụ thuộc phần lớn vào tốc độ, lưu lượng dòng chảy
cũng như kiểu loại đất chịu tác động của dòng chảy. Như vậy, nguy cơ xói mịn đất ở
các vùng đá vơi cũng có thể giảm bớt nếu có được mạng lưới thủy văn hợp lý, và điều
này đòi hỏi phải hiểu biết rõ về khu vực, về khả năng tiêu thoát nước của nó, cả trên
mặt lẫn dưới đất.
Có thể tạo nên mạng lưới thủy văn hợp lý bằng cách:
- Hạn chế thay đổi hướng dòng chảy;
- Tránh để các dòng nước mặt chảy vào các phễu, hố sụt;
- Kênh mương gần các phễu, hố sụt cần được lót chống thấm;
- Làm các hàng rào chắn bùn đất, tạo điều kiện cho cây cỏ mọc;
- Xây một số hồ, đập nhỏ hạn chế tốc độ dòng chảy và thu giữ phù sa v.v. Địa hình đất
dốc ở các vùng đá vơi rất dễ bị xói mịn. Do vậy nên làm bậc thang và trồng cây tạo
rào chắn giảm nhẹ xói mịn. Nên hạn chế tối đa tập quán chặt cây, đốt nương làm rẫy
v.v. Nên trồng cây gây rừng ở những diện tích đất xấu, bạc mầu, dễ bị xói mịn. Bắt
đầu trồng bằng các loại cây cỏ nhỏ, ổn định sườn dốc dần dần trước khi trồng tiếp các
loại cây lớn, thân gỗ v.v.
5.2. Biện pháp bảo vệ và tiềm năng phát triển
Tiềm năng bảo tồn và phát triển bền vững ở các vùng đá vôi mà may mắn thay,
các vùng đá vơi lại có nhiều đặc điểm độc đáo, cực kỳ giá trị mà nếu được hiểu biết
đầy đủ và sử dụng, khai thác hợp lý, có thể sẽ góp phần xố đói giảm nghèo, tiến tới
phát triển bền vững. Ở đây chỉ điểm qua một số nét chính yếu nhất:
- Hệ thống hang động và nguồn nước ngầm
- Đặc điểm độc đáo thứ nhất là hệ thống hang động, nhiều nơi rất phát triển và liên
thông với nhau, khơng chỉ trên mặt đất mà cịn ở ngầm dưới sâu. Do vậy các vùng đá
vơi có thể khơng có nước mặt nhưng lại thường có nguồn nước ngầm phong phú trong
hệ thống các hang động, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, thậm chí cho cả sản xuất.
- Đa dạng sinh học
- Các vùng đá vơi cịn có hệ sinh thái rất đa dạng và độc đáo. Địa hình hiểm trở, hẻo

lánh, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, nhiều vùng đá vôi của Việt Nam hiện nay, vì


thế lại trở thành những khu vực thuộc loại đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Thậm
chí cịn có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, con người chưa từng biết tới. Ngày nay,
khi bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng thì các
vùng đá vơi chính là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức lớn, để có thể đạt
đến một sự hài hoà cả về phát triển lẫn bảo tồn.
- Cảnh quan và du lịch
- Các vùng đá vơi, với hệ thống hang động độc đáo, địa hình hiểm trở, xa xơi, hẻo
lánh, đi lại khó khăn, đa dạng sinh học, lịch sử phát triển địa chất lý thú v.v. từ xưa đã
từng được biết đến với những cảnh quan kỳ thú, mê đắm lòng người. Chúng đã và
đang có một tiềm năng du lịch cực kỳ to lớn, kể cả những loại hình du lịch mới, như
du lịch địa chất, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm v.v. Nhiều khu du lịch nổi tiếng ở
Việt Nam chính là các vùng đá vơi, như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng, Cúc Phương, Ba Bể v.v.
- Nền văn hoá dân tộc đa dạng, giầu bản sắc
- Các vùng đá vôi là nơi sinh sống của đồng bào hàng chục dân tộc ít người với nhiều
nền văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc. Cùng với những nét độc đáo về cảnh quan tự
nhiên, những đặc trưng văn hoá, xã hội đã và đang đem đến rất nhiều ngạc nhiên, thích
thú cho khách du lịch và cũng có thể coi đó là nguồn tài nguyên độc đáo của các vùng
đá vôi. Những đặc điểm độc đáo kể trên, ở nhiều nơi, tuy nhiên lại không dễ dàng
nhận biết và khai thác, sử dụng. Chúng cần được nghiên cứu, đánh giá trước khi quyết
định đầu tư phát triển hoặc bảo tồn.
Các vùng đá vơi thường có hệ sinh thái nhạy cảm, nguồn nước hạn chế, tầng đất mỏng
và dễ bị thối hóa, nguy cơ xói mịn đất, hoang mạc đá hoá. Lũ quét, lũ bùn đá hay xảy
ra tại các thung lũng, do mưa lớn kéo dài ở thượng nguồn có thể gây thiệt hại đến tính
mạng con người, phá hủy nhà cửa, cầu đường và các công trình xây dựng khác. Hạn
hán cũng là hiện tượng thường thấy vì phần lớn nước mưa nhanh chóng theo các khe
nứt, hang hốc đi xuống dưới sâu. Đổ lở, trượt lở đất đá thường xảy ra do đá vôi bị dập

vỡ, nứt nẻ, độ dốc địa hình lớn.


Kết luận :
Những điều nêu trên cho thấy môi trường đá vơi rất giịn, dễ đổ vỡ, khơng thể
phục hồi, và đặc biệt, rất nhạy cảm với tác động của con người. Việc khai thác, sử
dụng tài nguyên đá vôi khơng hợp lý, thiếu quy hoạch, thậm chí đến mức hủy diệt,
không những trực tiếp đe dọa đời sống hiện tại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các thế hệ mai sau. Do vậy, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng đá vôi là trách
nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi người, kể cả những người sống ở bên ngoài những
vùng này.


Tài liệu tham khảo
1.Trang26
/>2. Trang 7
/>%20da%20voi%20o%20VN.pdf
3. />4.

/>
%20vung%20da%20voi%20o%20VN.pdf



×