Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.89 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
I. LƯỢC SỬ VỀ SỰ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
Thời cổ xưa, con người nguyên thủy chỉ dùng sức mạnh của cơ bắp đề sản sinh ra
năng lượng cho cuộc sống, năng lượng nầy do thức ăn cung cấp; ở giai đoạn hái lượm
vào khoảng 2.000 kcalo/người /ngày. Sau khi phát hiện ra lửa và cải biến công cụ săn bắt
các thú lớn thì năng lượng mà con người tiêu thụ được từ thức ăn đã tới 4.000 - 5.000
kcalo/ngày (khoảng 100.000 năm trước công nguyên), đến cuộc cách mạng nông nghiệp
vào thời đại đồ đá mới (5.000 năm trước công nguyên) thì năng lượng tự nhiên bắt đầu
được khai thác là sức nước và sức gió, đốt than củi để lấy nhiệt năng.
Vào đầu thế kỷ thứ 15 sau công nguyên, năng lượng tiêu thụ theo đầu người một ngày
là 26.000 kcalo. Ðến thế kỷ 18 với cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, sự phát minh ra
máy hơi nước đầu tiên đẩy bằng piston, sau đó là vận động bằng tourbine; loại năng
lượng mới nầy đã tăng cường gấp bội khả năng của con người trong sản xuất và trong lưu
thông phân phối. Vì thế năng lượng tiêu thụ theo đầu người ở đầu thế kỷ thứ 19 ước tính
khoảng 70.000 kcalo / ngày.
Từ đầu thế kỷ thứ 19 trở về trước thì năng lượng cung cấp do than, củi, rơm, rạ chiếm
50% trong cơ cấu sử dụng nhiên liệu của nhân loạivà sau đó dần dần được thay thế bằng
than đá trong suốt nửa đầu thế kỷ 20.
Ðến khi sự phát minh ra động cơ đốt trong thì dầu mỏ trở thành nguồn nhiên liệu
chính thay thế dần than đá trong công nghiệp.
II. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
1. Tài nguyên năng lượng truyền thống ở Việt Nam
1.1 Than đá
Từ thế kỷ 20 trở về trước, trong hàng ngàn năm, nguồn năng lượng được con
người sử dụng cho cuộc sống hằng ngày chủ yếu lấy từ gỗ củi, rơm rạ, thân lá thực vật.
Than đá được khai thác vào thế kỷ thứ 10 ở Ðức nhưng không được con người ưa chuộng
vì khó cháy và lại tỏa nhiều khí độc khi đốt.
Ðến thế kỷ 15, ngành công nghiệp luyện kim ra đời và ngày một phát triển, nhất là
đến đầu thế kỷ 19 vơí sự ra đời của các nhà máy nhiệt điện thì nhu cầu sử dụng than đá
chiếm tỷ trọng ngày một lớn
Trử lượng than Việt Nam được xác định là từ 3 đến 3,5 tỉ tấn, chủ yếu tập trung ở


vùng Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở 1 số nơi khác trử lượng ít. Than ở vùng Quảng Ninh
là than đen có chất lượng tốt còn các nơi khác là than nâu có chất lượng xấu hơn. Hầu hết
than được khai thác từ các mỏ lộ thiên.
Ngoài ra người ta còn phát hiện có mỏ than dưới đáy biển Vịnh Hạ Long và một
mỏ than rất lớn ở đồng bằng Bắc Bộ
Đối với ngành than, hiện nay chúng ta đang khai thác hàng năm trên 40 triệu tấn
than, trước đây việc khai thác chủ yếu là các mỏ than lộ thiên, cùng với các mỏ than hầm
lò, nhưng những năm gần đây than lộ thiên đã gần hết, ngành than đã chuyển sang khai
thác bằng hầm lò. Hiện nay, các hầm lò đã xuống độ sâu dưới 300-400m, điều kiện khai
thác và môi trường khai thác ở đây hết sức khắc nghiệt, mặc dù ngành than đã có rất
nhiều giải pháp để hạn chế việc tai nạn xảy ra, cũng như xử lý môi trường xấu ở các hầm
lò (các khí độc hại như CO2, SO2,…) làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người
công nhân. Mỗi năm, ngành than phải đào từ 320km-350km chiều dài của hầm lò để lấy
được than, đây là một ngành lao động hết sức khổ cực và độc hại, chủ yếu là khai thác
bằng thủ công, hàm lượng cơ giới hoá trong khai thác hầm lò chỉ mới đạt được 2,8%.
Theo Quyết định của Chính phủ, giao cho ngành than từ năm 2011 - 2015 phải xây
dựng được 28 mỏ mới, mở rộng 61 mỏ cũ, đảm bảo năm 2015 có 55 triệu tấn than sạch,
đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi có nhiều vốn, đòi hỏi có thời gian, ví dụ mở 1
mỏ mới thời gian phải 6-7 năm, vốn đầu tư từ 300-400 triệu USD. Trong 7 năm vừa qua,
ngành than chỉ xây dựng được 1 mỏ mới, với số vốn trên 7.000 tỷ đồng. Hiện tại ngành
than đang đứng trước những thách thức hết sức to lớn, không thể đảm bảo được nhiệm vụ
mà Chính phủ giao. Đến năm 2020, nhu cầu than cho điện phải đáp ứng được từ 75-80
triệu tấn/năm, đây là con số cần được quan tâm một cách thoả đáng.
Việc khai thác, vận chuyển, sàng tuyển của ngành than cũng gây ô nhiễm môi
trường, do vậy, ngành than cần phải đầu tư công nghệ mới, nâng hàm lượng cơ khí hoá
lên cao và có các thiết bị che chắn, bảo vệ các bụi than và các khí phát thải CO2 thải
nước bẩn ra môi trường.
.
1.2 Dầu mỏ
Tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ đã thực hiện từ lâu trong thời kỳ chiến tranh ở cả 2

miền Nam và Bắc; trong những năm đầu của thập niên 1960 - 1970 đã tìm thấy dầu và
khí ở vùng châu thổ Sông Hồng song chưa xác định được dầu thương mại, còn ở miền
Nam việc thăm dò chủ yếu ở thềm lục địa vào những năm cuối của thập niên 60
Sau đó đến tháng 12 -1983 chính phủ ta mới bắt đầu thăm dò tìm kiếm trở lại và
đã phát hiện được dầu ở tầng Miocene hạ (5/ 1984) rồi ở tầng Oligocene (2 / 1986). Tấn
dầu được khai thác đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ (6/1986), tháng 9/1988 bắt đầu khai thác
chính thức.
Khối lượng dầu đã được khai tác trên đây từ 3 mỏ lớn là Bạch Hổ, Rồng và Ðại
Hùng với 133 giếng khai thác và 247 giếng thăm dò. Ngoài ra một đường ống dẩn khí dài
trên 100 km từ mỏ Bạch Hổ đã được dẩn vào đất liền đến Bà Rịa từ ngày 1 -5 -1995 đã
cung cấp 1 triệu m3/ngày đêm và dự kiến đến năm 2000 cung cấp từ 3 - 4 triệu m3/ ngày
đêm. Ngày 15 - 12 - 2000 bắt đầu xây dựng đường ống dẩn khí đốt dài khoảng 300 km từ
mỏ Lan Tây và Lan Ðỏ vào bờ.
Ngoài liên doanh dầu khí Việt Xô, hiện có hơn 10 công ty nước ngoài cũng đang
tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở các thềm lục địa phía Nam và phía Bắc.
Ngành dầu khí trong nhiều năm qua đã có tốc độ phát triển rất mạnh, là ngành chủ
chốt trong việc đóng ngân sách và tăng trưởng GDP của đất nước, từ 25-30% năm. Đặc
biệt từ năm 2006 đến nay, theo kết luận 41/TW của Bộ Chính trị, ngành Dầu khí đã khai
thác được 111,35 triệu tấn dầu thô trong nước, khai thác ở nước ngoài được trên 2 triệu
tấn, khai thác khí đạt được 56,06 tỷ m3. Từ năm 2013 - 2017, ngành dầu khí phải đảm
bảo khai thác dầu thô từ 30-40 triệu tấn/năm và từ năm 2017 - 2025 đảm bảo khai thác
được mức từ 30-40 triệu tấn/năm. Đảm bảo quy hoạch khí và cung cấp đủ khí cho điện,
đạm và cho các lĩnh vực kinh tế khác, cần chú trọng tới việc quy hoạch, xây dựng cơ sở
hạ tầng để cho việc nhập khẩu khí hoá lỏng LNG. Song song với nhiệm vụ thăm dò, khai
thác, lọc hoá dầu, cung cấp khí, PVN còn phải đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện
và thuỷ điện. Theo Tổng sơ đồ điện VII, tới năm 2020, ngành dầu khí phải đảm bảo được
từ 14-15% tổng sản lượng điện quốc gia.
Trong quá trình khai thác, vận chuyển, lọc hoá dầu ngành dầu khí không tránh
khỏi việc phát thải khí CO2 ra môi trường, để đảm bảo việc phát triển ngành dầu khí từ
nay về sau cần chú ý đầu tư công nghệ hiện đại, có các biện pháp, thiết bị để hạn chế phát

thải khí ra môi trường. Hiện nay, việc cung cấp khí đồng hành vào bờ cho vận hành các
nhà máy điện, đạm và các lĩnh vực khác để cân bằng áp lực đường ống đang phải xả ra
những ngọn đuốc lớn cũng gây ảnh hưởng tới môi trường. Ngành dầu khí cần phải khắc
phục tình trạng này, vừa để tiết kiệm tận thu lượng khí, vừa bảo vệ môi trường.
Ngành dầu khí vừa qua rất quan tâm tới nhiên liệu sinh học như xăng ethanol và
đã đầu tư xây dựng 1 số nhà máy sản xuất Ethanol, cùng một số nhà máy do các nhà đầu
tư khác đã sản xuất ra được etanol. Đây là một loại nhiên liệu sinh học ít gây ra ô nhiễm
môi trường, nhưng hiện tại sản xuất ra Ethanol gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ.
Nhà nước chưa có quy định sử dụng xăng E5 (pha trộn từ 15-20% cồn etanol) chỉ có lác
đác một số nơi đã bán loại xăng này, nên chưa được phổ biến rộng rã
1.3Khí đốt thiên nhiên
Trong nửa sau thế kỷ 20, khí đốt là nguồn cung cấp quan trọng sau dầu mỏ. Trử
lượng khí đốt ở độ sâu hiện đang khai thác (3.000 m) là 72,9 ngàn tỉ m3 trong đó có 20%
nằm ở đại dương. Nếu tính ở độ sâu 5000 mét thì trử lượng khí đốt là 86 ngàn tỉ m3. Mức
độ khai thác khí đốt cũng khác nhau tùy theo khu vực và từng nước là do nhu cầu thực
tiển của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước
1.4 Ðiện năng
Về ngành điện: những năm trước 1990, cả nước chỉ có khoảng 8.000MW điện, đến
nay chúng ta đã có khoảng 30.000MW điện; ngành điện Việt Nam dưới sự chỉ đạo của
Đảng và Chính phủ, bằng các Tổng sơ đồ phát triển điện lực đã đầu tư hàng trăm dự án
nguồn điện, trong đó có thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, và xây dựng đồng bộ
hệ thống truyền tải phân phối điện trên khắp cả nước, đảm bảo cung cấp điện đến tận các
hộ tiêu dùng.
• Thuỷ điện
là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc xây dựng nhà máy đòi hỏi
vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng và khả năng thu hồi vốn lâu. Đó là chưa kể việc
phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về môi trường sinh thái có thể xảy ra do hình
thành các hồ chứa nước lớn.
Từ trước đến nay, chúng ta đã xây dựng được khoảng gần 300 các dự án thuỷ điện
lớn, vừa và nhỏ đã và đang vận hành trong nhiều năm qua, trong đó hầu hết các dự án

thuỷ điện lớn và vừa do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, như: Sơn La, công
suất 2.400MW, Hoà Bình, công suất 1.920MW, Lai Châu 1.200MW, Yaly 720 MW và
hàng trăm dự án thuỷ điện khác đều do EVN đầu tư, chiếm tỷ lệ các dự án thuỷ điện 90%
của cả nước. Còn lại các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ do Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Vinaconex đầu tư xây dựng và nhiều dự án
thuỷ điện nhỏ khác do các tư nhân đầu tư. Đây là một nguồn năng lượng sạch không gây
ô nhiễm môi trường và đã tạo ra một lượng công suất điện trên 15.000MW, góp phần vào
việc đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Song
việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện đã lấy đi hàng chục nghìn ha rừng để xây dựng
lòng hồ, đập, nhà máy, đường giao thông, các trạm biến áp, các đường dây truyền tải…
các công trình thuỷ điện lớn làm nhiệm vụ đa mục tiêu như: đảm bảo cung cấp điện, đảm
bảo điều tiết nước vào mùa khô, đảm bảo cắt lũ vào mùa mưa.
Nhưng do phát triển quá ồ ạt nên rất nhiều dự án thuỷ điện vừa và nhỏ do tư nhân đầu
tư không đảm bảo chất lượng, quản lý vận hành không đúng quy trình, nhất là vận hành
hồ đập. Nhiều năm qua, lũ lụt ở miền Trung nước ta xảy ra liên tục, trong đó có tác nhân
gây hại, đó là việc xả lũ của các nhà máy điện này. Việc cây rừng bị chặt phá với hàng
nghìn ha cũng là tác nhân gây ra lũ lụt lớn. Để giảm thiểu việc phát triển ồ ạt các thuỷ
điện nhỏ còn lại, hiện nay, theo quy hoạch, sau khi loại ra trên 440 dự án thuỷ điện nhỏ,
hiện còn khoảng 400 dự án nằm trong quy hoạch, các dự án này đều ở sâu trong rừng,
núi, có các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật thấp không đảm bảo tính khả thi của dự án. Vừa qua,
Quốc hội đã có quyết định phải xem xét lại quy hoạch các dự án thuỷ điện nhỏ nên loại
trừ các dự án hiệu quả kinh tế kém, lại gây phá rừng, gây lũ lụt, vậy nên hạn chế một
cách tối đa việc đầu tư các dự án đó.
Nhiệt điện
Cũng trong nhiều năm qua, ngành điện đã xây dựng rất nhiều dự án nhiệt điện như: nhiệt
điện than, nhiệt điện khí, điện chạy dầu với công suất trên 15.000MW, trong đó nhiều
dự án do EVN đầu tư, một số dự án còn lại do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đầu tư đã góp phần
đảm bảo nguồn điện cung cấp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, để có được thành tựu to lớn

như hiện nay, nếu không có sự phát triển vượt bậc của ngành điện thì đất nước sẽ gặp rất
nhiều khó khăn.
Mặc dù trong việc đầu tư các dự án nhiệt điện trước đây và hiện tại, các chủ đầu tư đã
chú ý sử dụng công nghệ, thiết bị để khử SOx, CO2, NOx … trong đó có lọc bụi tĩnh
điện để hạn chế phát thải khí CO2 và các loại khí bụi, nhưng không thể triệt để còn gây
ảnh hưởng đến môi trường.
Để giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường làm tăng nhiệt độ khí hậu cần
phải quan tâm đến việc phát triển năng lượng tái tạo. Ở nước ta có bờ biển dài trên
3.200km, quanh năm đều có gió, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam, việc phát
triển điện gió hết sức có hiệu quả. Những năm qua, một số nhà đầu tư trong nước đã xây
dựng thành công một số công trình điện gió, trong đó ở Bạc Liêu, xây dựng trên biển với
tổng công suất 90MW đã hoàn thành và nối lưới quốc gia được trên 10MW; Tuy Phong -
Bình Thuận xây dựng điện gió 50MW, đã nối lưới được hơn 10MW; đảo Phú Quý do
PVN đầu tư đã xây dựng được công trình điện gió trên 6MW, để phục vụ cho nhân dân
trên đảo. Nhưng do Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến dạng năng lượng này, chủ yếu là
về giá điện còn quá thấp, trong lúc đó, suất đầu tư của điện gió lại cao, nếu có giá điện từ
9 cens/kWh trở lên thì tiềm năng phát triển điện gió có thể lên tới hàng nghìn MW.
2. Năng lương mới
Trong nhiều thập kỷ qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc, tập trung vào các lĩnh vực phát triển ngành điện, dầu khí, Công nghiệp Than -
Khoáng sản, và năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo năng lượng cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
đó, cũng mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường như: phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà
kính, trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán, động đất gây thiệt hại về
người và của cải.
Do tính hạn hữu của nguồn năng lượng cổ điển truyền thống, nên việc tìm kiếm
các nguồn năng lượng mới để có thể khai thác và sử dụng rộng rải trở nên cấp bách. Hiện
nay, sự nghiên cứu, thăm dò tập trung chủ yếu vào ba lãnh vực: bức xạ mặt trời, địa nhiệt
và năng lượng hạch nhân
2.1. Năng lượng mặt trời

Mặt trời có đường kính chừng 1, 4 triệu km và cách xa trái đất 150 triệu km. Nguồn gốc
của năng lượng mặt trời là do những phản ứng nhiệt hạch xảy ra liên tiếp bên trong lòng
mặt trời ở nhiệt độ rất cao (15 - 20 triệu độ C), các phản ứng này phát ra năng lượng dưới
các dạng bức xạ nhiệt, quang và các hạt mang điện Năng lượng mặt trời mà trái đất nhận
được là rất nhỏ, ước chừng 5 x 1024 J / năm (tương đương vớí 115.000 tỉ tấn than đá và
gấp 10 lần toàn bộ trử lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất). Ưu thế của năng
lượng này là vô tận, không đổi dạng và trong sạch nhưng nhược điểm là sự biến thiên của
năng lượng nầy theo ngày và mùa, theo khí hậu và theo vị trí của trái đất đối với mặt trời;
nên vấn đề được đặt ra là cần phải suy tính để sử dụng kinh tế nhất.
Người ta chia nguồn năng lượng của mặt trời ra làm hai dạng là năng lượng trực tiếp và
năng lượng gián tiếp:
* Năng lượng trực tiếp
Là dòng năng lượng chiếu sáng trực tiếp và khuếch tán. Năng lượng này có thể sử dụng
để sản xuất ra nhiệt hay một loại năng lượng thứ cấp như điện, nhiên liệu tổng hợp Về
kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời được biết như sau:
- Cần sức nóng ở nhiệt độ thấp (<100oC): kỷ thuật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
bằng hệ thống bản phẳng hứng bức xạ (capteurplans) gọi là giàn thu nhiệt. Hiện nay đã
được sử dụng rộng rải để sưởi ấm và làm cho nước nóng.
- Cần sức nóng ở nhiệt độ cao (>100oC): thì phải có kỷ thuật hội tụ bức xạ gọi là Lò mặt
trời (pour solaire) chẳng hạn như lò mặt trời Odeillo ở miền Tây Nam nước Pháp có thể
đạt tới nhiệt độ 3.800oC. Với nhiệt độ cao như vậy nên cần thiết cho một số ngành công
nghiệp như ngành chế tạo vật liệu xây dựng hoặc được chuyển đổi thành cơ năng hay
điện năng.
- Một ứng dụng quan trọng nữa của dạng năng lượng trực tiếp là sự chuyển đổi quang
điện nhờ những tế bào quang điện, hiện nay được sử dụng phổ biến trong các thiết bị vũ
trụ.
* Năng lượng gián tiếp
Năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời là gió, sóng biển, thủy triều và chuyển đổi năng
lượng sinh học (bioconversion).
- Năng lượng gió:

- Năng lượng sóng biển. Năng lượng sóng biển bắt nguồn từ gió. Giá trị năng lượng do
sóng biển tạo nên trên cả hành tinh ước chừng 2, 7.1012 kw (tương đương với 85.1018 J)
rất nhỏ so với năng lượng mặt trời. Mục tiêu khai thác ở đây là tìm một biện pháp có hiệu
quả để chuyển đổi một phần năng lượng trong vận động của sóng biển thành cơ năng,
điện năng. Ðiều kiện địa lý và kinh tế phải được tính toán thận trọng khi khai thác nguồn
năng lượng này.
- Năng lượng thủy triều. Thủy triều là do sức hút của mặt trăng và mặt trời kết hợp lại.
Toàn bộ công suất thủy triều trên hành tinh khoảng 8.1012 kw (gấp 100 lần công suất của
các nhà máy thủy điện của toàn thế giới cộng lại. Con người sử dụng năng lượng thủy
triều không nhiều.
- Năng lượng do chuyển đổi sinh học. Ðây là dạng năng lượng gián tiếp được khai thác
tương đối có hiệu quả là sự chuyển đổi khí sinh học từ các chất thải Ðộng vật và Thực
vật. Lợi ích của sự chuyển đổi nầy có nhiều mặt: giảm sử dụng trực tiếp gổ củi, giảm tàn
phá rừng, đảm bảo vệ sinh môi trường, phế liệu còn lại sau quá trình chuyển đổi dùng
làm phân bón hữu cơ có chất lượng tốt.
2.2. Năng lượng địa nhiệt
Ðược sử dụng sớm nhất ở Ý từ đầu thế kỷ này, nhưng mãi cho đến nay mơí được chú ý
do triển vọng của nó trong tương lai. Mọi người trong chúng ta đều biết khi sâu xuống
mặt đất từ 30 m - 40 m thì nhiệt độ tăng lên 10C, như vậy sâu từ 30 km - 40 km nhiệt độ
sẽ đạt tơí 100oC; ở những miền gần núi lửa thì có thể đạt tới 100oC ở mức cạn hơn
nhiều. Trên thế giới, các vành đai địa nhiệt được xác định rõ là nhờ vào các hoạt động
động đất liên tục và lịch sử phún xuất của núi lửa trong lịch sử từ xa xưa, vành đai địa
nhiệt bao phủ chừng 10% diện tích của trái đất và sức nóng mà các vành đai này tạo ra
phần lớn do sự phân rả dần những yếu tố phóng xạ tự nhiên có trong các lớp đá.
Tài nguyên địa nhiệt gồm có bốn dạng cơ bản:
- Dạng thủy nhiệt. Gặp trong các lớp đá có các lổ và kẻ thông nhau và chứa đầy nước,
sự vận động của nước trong các đá này tải năng lượng nhiệt từ lớp đá mẹ dưới sâu từ nơi
này đến nơi khác và có thể theo các kẻ nứt chảy tràn trên mặt đất.
- Dạng thủy nhiệt mà thành phần khí là chủ yếu. Ít gặp hơn dạng thủy nhiệt trên. Tuy
nhiên, một vài quốc gia đã khai thác và sử dụng loại năng lượng này như nhà máy địa

nhiệt Larderello ở Ý, nhà máy Geyser ở California, nhà máy Matsukawa ở Nhật Bản
- Dạng thạch nhiệt. Ðá bị đun nóng ở thể rắn hoặc thể nóng chảy, loại này nằm rất sâu
trong lòng đất. Hướng nghiên cứu là đưa nước lạnh tới các miền sâu này rồi khai thác
nước nóng bằng các hệ thống giếng song song.
- Dạng địa áp nhiệt. Nằm sâu trong lòng đất, nước bị kẹp giữa các lớp sét, khi bị nén
chặt nước đi vào các lớp đá kết (gres) kế cận với nhiệt độ cao trên vài trăm độ C. Trong
nước nóng có khí methane hòa tan, có khi bảo hòa làm thành một nguồn hydrocarbur
quan trọng. Hiện nay, chưa có một kỷ thuật nào khai thác được nguồn tài nguyên này.
2.3. Năng lượng nhiệt hạch
Ðã được nghiên cứu để khai thác chừng 30 năm qua và thành tựu thu được ngày càng sâu
rộng hơn. Năng lượng nhiệt hạch được tạo ra từ những phản ứng hạt nhân được thực hiện
giữa những nguyên tố nhẹ dùng làm nguyên liệu như các đồng vị của Hydrogen, Helium,
Lithium, Bor Hiện nay, việc sử dụng hai đồng vị phóng xạ của Hydrogen là Deuterium
(D) và Tritium (T) đòi hỏi những điều kiện mà có khả năng thực hiện được. Nguyên liệu
được nung nóng ở nhiệt độ rất cao (20 triệu độ C) sẽ bốc hơi tạo nên một trạng thái ion
hóa cực mạnh (plasma) để xảy ra lượng nhiệt hạch. Trong lò phản ứng nhiệt hạch (hay
trong bom H) xảy ra sự kết hợp hạt nhân giữa D2 (1proton và 1 neutron) với nhân T3 (có
1 proton và 2 neutron) sinh ra nhân helium (có 2 proton và 2 neutron) và phóng xạ 1
neutron, đồng thời giải phóng một năng lượng rất lớn bằng mấy chục tấn thuốc nổ. Trong
lò phản ứng nguyên tử (hay trong bom nguyên tử) năng lượng được giải phóng là do
phản ứng phân hạch phá vỡ các hạt nhân nặng của Uranium 235.
Deuterium khá phổ biến trong tự nhiên được lấy từ nước có trử lượng 46.1012 tấn.
Tritium là chất phóng xạ nhân tạo từ Lithium, trong lò phản ứng nhiệt hạch chất đồng vị
Li6 sẽ biến thành Tritium do hấp thu thêm các neutron nhanh:
3 Li
6
+
o
n
1

> 2 He
+
+ T
3
+ Q
Lithium cũng có nhiều, nếu không kể phần hòa tan trong nước thì có chừng 106 tấn, nếu
khai thác phần hòa tan trong nước biển thì trử lượng gần như vô tận là 184.109 tấn.
Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này rất khó khăn vì một vấn đề được đặt ra
là làm sao khống chế được nguồn năng lượng khổng lồ tạo ra được trong lò phản ứng
nhiệt hạch và nhà máy điện nhiệt hạch để nguồn năng lượng nầy phát ra từ từ và điều
khiển được nó để sử dụng, chứ không thì sẽ nổ ra trong khoảnh khắc như quả bom.
Người ta hy vọng rằng việc khống chế và điều khiển nguồn năng lượng nhiệt hạch này có
triển vọng thực hiện được trong tương lai.
2.4 Ðiện nguyên tử
Trong tình hình các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống cạn dần thì nền công
nghiệp điện nguyên tử ra đời. Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng thành công nhà máy
điện nguyên tử (1954) với công suất 5.000 kwh, sau đó là Anh (1956), Hoa Kỳ (1957),
Pháp (1959) và một số quốc gia khác như Ấn độ, Pakistan
Một kg Uranium - 235 bị phân rả hoàn toàn phát ra một năng lượng là 23 triệu
kwh tương đương với 2.600 tấn than đá. Vì thế nên nhà máy điện nguyên tử chiếm diện
tích nhỏ, máy móc gọn nhẹ, tiêu thụ điện của bản thân nhà máy cũng ít, tránh được việc
làm nhiễm bẩn môi trường như các nhà máy nhiệt điện. Nhưng ở đây có một vấn đề phải
được đặc biệt quan tâm và phải giải quyết tốt là xử lý chất thải phóng xạ.
Theo các nhà hoạch định chính sách, điện hạt nhân (ĐHN) đem lại nhiều lợi ích
như: Đáp ứng cân đối nhu cầu điện năng cho đất nước khi khả năng khai thác tài nguyên
đã hạn chế; Tăng cường tính an ninh cung cấp năng lượng, giảm phụ thuộc vào các cuộc
khủng hoảng dầu mỏ vốn đã hoành hành; Giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường từ các
nhiên liệu hóa thạch; Tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ; Phát triển cơ
sở hạ tầng không chỉ trong ngành năng lượng hạt nhân, ngành điện mà còn thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác.

Dự tính, Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam sẽ được xây dựng tại Ninh
Thuận, ở địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải. Trong đó, Việt Nam lựa chọn chu trình công
nghệ sử dụng một lần, nghĩa là nhiên liệu sau khi đã sử dụng trong lò sẽ được cất giữ,
không tiến hành tái xử lý để chế tách urani và plutoni.
Ngoài ra, để an toàn cho môi trường, các nhà khoa học cũng đang tính toán đến một khu
vực chôn cất thải quốc gia; trước mắt là cho các loại chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và
trung bình, ngoài ra chuẩn bị trước địa điểm cho khu vực cất giữ chất thải hoạt độ cao và
nhiên liệu hạt nhân đã cháy, mặc dù nhu cầu này sẽ chỉ xuất hiện sau năm 2050.
3. năng lượng tái tạo
Để giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường làm tăng nhiệt độ khí hậu,
Việt Nam cần phải quan tâm đến việc phát triển năng lượng tái tạo. Năng lương tái tạo
hiện nay đang nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế
giới. Ngay cả những nước phát triển như Mỹ cũng đã có những chính sách để thay thế
dần nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân là do
các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần và chi phí cho nhiên liệu này ngày
càng tăng cao. Nếu với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì trữ lượng dầu của thế giới
được dự báo sẽ cạn kiệt trước năm 2050 và các nguồn năng lượng này còn là một trong
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó những
nguồn năng lượng tái tạo như: mặt trời, gió, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt,… lại là
những nguồn năng lượng vô tận và “sạch” hơn rất nhiều so với năng lượng không tái tạo.
Rào cản lớn nhất để tiếp cận và khai thác những nguồn năng lượng này chính là công
nghệ và chi phí thiết bị đắt hơn so với thiết bị sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Mặc dù chưa được đầu tư đúng mức nhưng năng lượng tái tạo hiện cũng đã thu
hút sự chú ý của một số cơ quan nghiên cứu trong nước. Thách thức chung của các
nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay là giá thành vật liệu cao, do đó, các sản phẩm làm ra khó
có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Trong khi đó, các nhà khoa học Nguyễn Tiến Khiêm, Ngô Quý Thêm (Viện Cơ
học) cùng Đỗ Đình Khang (Công ty phát triển công nghệ) và Vũ Anh Tuấn (Công ty Yên
Đông) đưa ra báo cáo về “Công nghệ pin Mặt trời vô định hình Silic và khả năng ứng
dụng vào Việt Nam”. Theo nghiên cứu này, Việt Nam là một trong những nước nằm trong

giải phân bố ánh sáng nhiều nhất trong năm theo bản đồ bức xạ Mặt trời của thế giới nhờ
bờ biển dài tới hơn 3.000 km. Trong khi đó có hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống
mà nhiều nơi không thể đưa điện lưới tới được, vì vậy sử dụng năng lượng Mặt trời tại
chỗ để thay thế cho năng lượng truyền thống là một kế sách vô cùng có ý nghĩa về mặt
kinh tế, văn hóa giáo dục và an ninh quốc phòng.
Việc ứng dụng năng lượng Mặt trời ở Việt Nam hiện chưa phát triển là do nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu là do giá cả của điện Mặt trời hiện còn quá cao so với thủy
điện và nhiệt điện . Đối với Việt Nam việc phát triển công nghệ a-Silic có thể coi là bài
toán tối ưu, thích hợp cho điều kiện địa hình dài và nhiều bờ biển.
Các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt, mặt
trời, thuỷ triều Tuy mới được sử dụng từ những năm cuối của thế kỉ XX, nhưng đây sẽ
là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại. Do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên
năng lượng không tái tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ
bản ở cả các nước phát triển và đang phát triển từ nửa sau của thế kỉ XXI.
Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế thải hữu
cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu, thắp sáng cho cư
dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
Năng lượng Mặt Trời được sử dụng dưới hai dạng điện và nhiệt. Đây là nguồn
năng lượng vô tận để đun nước, sưởi ấm, sấy nông sản, pin quang điện phục vụ cho các
ngành kinh tế và đời sống. ở nước ta, nguồn năng lượng này mới bước đầu được khai
thác với quy mô nhỏ, thí dụ như pin mặt trời phục vụ các chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa.
Nguồn năng lượng gió trong thiên nhiên là rất lớn. Việc khai thác và đưa vào sản
xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều nước như Tây Âu, Bắc Âu, Hoa
Kỳ, Ấn Độ
Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử dụng dưới
dạng nhiệt và điện. Địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch được đánh giá là có nhiều tiềm
năng ở Việt Nam. Quảng Trị đã cấp phép cho xây dựng nhà máy địa nhiệt đầu tiên tại
Đakrông với công suất 25MW, mở ra hy vọng ngành điện sẽ có thêm một nguồn cung
cấp mới cho điện lưới quốc gia trong tương lai gần.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì

nhiêu vv nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm
nghiệp vô cùng phong phú và ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nông, lâm
nghiệp. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang bị
bỏ phí hoặc lại chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (như tình trạng đốt rơm rạ
ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống song, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long, đốt bỏ mùn
cưa tại Yên Bái,…). Năng lượng sinh khối nằm trong trong chu trình tuần hoàn C ngắn
(UNEP), được các tổ chức về phát triển bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng.
Tận dụng được nguồn nhiên liệu này vừa cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và
đảm bảo bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên năng lượng sinh khối cũng có một số nhược điểm như phân bố không
tập trung, nhiệt trị thấp, khối lượng riêng nhỏ nên rất phức tạp khi vận chuyển và chứa
trữ, bù lại giá thành cực kỳ rẻ, thích hợp nhất với sự tiêu thụ trong các hộ gia đình và các
mô hình công nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, cùng với hoàn thiện công nghệ sử dụng nhiên
liệu thì phát triển công nghệ phụ trợ như tiền xử lý, đóng gói, chuyên chở vv cũng là
một trong những yêu cầu phụ trợ và là cơ hội phát triển công ăn việc làm cho các địa
phương.
Để tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên tái tạo vô cùng phong phú này, hiện
nay, dự án Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN) đang tiến hành phát triển các kỹ thuật,
thiết bị và triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ khí hóa
nhiên liệu sinh khối, cùng với các thiết bị phụ trợ hỗ trợ toàn diện cho công nghệ này như
nhà sấy năng lượng mặt trời, máy băm chặt sinh khối, tấm phủ toptex vv Với gói công
nghệ và thiết bị đầy đủ này, các doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu
giá rẻ và sẵn có tại địa phương thay thế cho nhiên liệu hóa thạc hiện nay, qua đó cắt giảm
lượng chi phí vô cùng đáng kể cho quá trình sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sự tham gia của các doanh nghiệp
Không chỉ có các nhà khoa học và cho tới giờ, đã có rất nhiều doanh nghiệp tư
nhân và nước ngoài tiên phong trong việc khai thác thị trường năng lượng tái tạo tại Việt
Nam.
Liên doanh giữa Công ty Năng lượng Gió Fuhrlaender AG của Đức và Công ty cổ
phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam (REVN) hiện đang đầu tư xây dựng những tuabin gió

đầu tiên tại Bình Thuận, mỗi tuabin có công suất phát điện là 1,5 MW và đây là những
tuabin gió hiện đại nhất ở Việt Nam.
Trước đó, Trang trại Gió Phương Mai 3 cũng đã được khai trương và đặt tại Bình
Định nhằm khai thác năng lượng gió tại Việt Nam. Dự kiến trong năm 2010, một số trại
gió khác cũng sẽ được đưa vào hoạt động tại thành phố Đà Lạt và Côn Đảo. Tuy vậy, các
chuyên gia cho rằng về phần lớn công nghệ năng lượng gió ở Việt Nam vẫn là một tiềm
năng chưa thực sự được khai thác.
Vào tháng 4/2009, nhà máy sản xuất pin Mặt trời đầu tiên tại Việt Nam đã được
khánh thành với mức đầu tư 10 triệu USD, do Công ty cổ phần năng lượng Mặt trời Đỏ
TP HCM kết hợp với hai đối tác là Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. HCM (thuộc Sở
Khoa học Công nghệ TP. HCM) và Công ty TNHH Tân Kỷ Nguyên xây dựng.
Giai đoạn 1, nhà máy đặt tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có thể cung cấp các tấm pin
năng lượng Mặt trời, mỗi tấm công suất 80-165 Wp điện với hiệu suất 16%. Nhà máy có
thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến 5 MWp điện một năm. Đặc biệt, giá bán sản phẩm
này sẽ thấp hơn 30% đến 40% giá bán lẻ trên thị trường hiện tại.
Giai đoạn 2, nhà máy sẽ sản xuất luôn linh kiện để lắp ráp pin từ nguyên liệu trong nước.
Bên cạnh đó, nhà máy cũng thiết kế, lắp ráp và chế tạo các sản phẩm tiết kiệm năng
lượng như hệ thống máy nước nóng Mặt trời, bóng đèn tiết kiệm năng lượng và những
thiết bị tiết kiệm năng lượng khác.
Một công ty khác là Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Kim Đỉnh, có trụ sở tại Hà
Nội lại hướng mục tiêu hoạt động của mình không chỉ trong việc nghiên cứu, phát triển
năng lượng mới, năng lượng tái tạo mà còn cung cấp các sản phẩm và thực hiện các dự
án trong lĩnh vực này. Thí dụ như các thiết bị năng lượng gió, năng lượng Mặt trời và các
hệ thống kết hợp cả năng lượng gió và Mặt trời, các hệ thống viễn thông điều khiển tự
động, các giải pháp năng lượng cho vùng sâu, vùng xa, phục vụ sản xuất nông-lâm-ngư
nghiệp và chiếu sáng công cộng… Một dự án đã được thực hiện thành công là hệ thống
đèn chiếu sáng sử dụng sức gió và năng lượng Mặt trời tại Khu Công nghệ cao Láng-Hòa
Lạc.
Như vậy, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, người ta mới thấy có sự nỗ lực của các
doanh nghiệp tư nhân và các nhà khoa học. Theo một chuyên gia năng lượng đến từ châu

Âu, tại các nước phát triển mạnh năng lượng tái tạo trên thế giới hiện nay đều có sự tài
trợ và tham gia của Nhà nước vào các dự án lớn, kể cả nghiên cứu hay ứng dụng. Tuy
nhiên, ngân sách hạn chế của Nhà nước đối với năng lượng tái tạo sạch có lẽ là cản trở
lớn nhất để loại hình năng lượng này có thể đi vào cuộc sống và phát triển mạnh tại Việt
Nam.
III. Tiêu thụ năng lượng
Theo bảng 5 trích từ thống kê của WEC dựa trên trữ lượng đã được chứng minh và
nhịp khai thác năm 2005 thì tối đa 33 năm nữa là không còn tài nguyên năng lượng hóa
thạch nữa. Khí tự nhiên còn có thể khai thác được trong hơn 90 năm nữa nhưng tài
nguyên dầu mỏ và than sẽ cạn trong vài năm tới. Nếu kể thêm tăng trưởng của nhu cầu
năng lượng thì tình hình này nguy cập.
Bảng 5 – Trữ lượng những năng lượng không tái tạo (WEC, 2005)
Năng lượng Dầu thô
(Mt)
Khí
tự nhiên
Than đá
(Mt)
Uranium
(Kt)
(Gm3)
Trữ lượng 413 365 150 5(*)
Khai thác 19 4 35 ?
Số năm khai thác còn lại 22 91 4 ?
(*) Với giá thị trường 130 USD/kg
Theo bảng 5 quy ra đơn vị TWh thì trữ lượng năng lượng hóa thạch hiện nay của
Việt Nam tổng cộng 9.900 TWh. Nếu Việt Nam không có chính sách năng lượng độc đáo
nào và, với giả thuyết :
* sản lượng thủy điện đã đạt tiềm năng kinh tế, 78 TWh mỗi năm,
* nhờ trao đổi những loại năng lượng với các nước khác,

* nhờ biến đổi công nghiệp, có thể chuyển từ loại năng lượng hóa thạch này
sang loại năng lượng hóa thạch khác,
* nhu cầu năng lượng cơ bản sẽ tăng 7,1 % mỗi năm như trung bình từ mười
năm trước,
* sản xuất năng lượng cơ bản sẽ tăng 8,4 % mỗi năm như trung bình từ mười
năm trước
thì sẽ có hai thời điểm trữ lượng năng lượng hóa thạch sẽ cạn hết tùy ở chính sách tiếp
tục xuất khẩu năng lượng hay không.
Theo thống kê của EIA, Việt Nam sử dụng 27.400 BTU (8,0 TWh) để sản xuất một
đôla Mỹ GDP (Gross Domestic Product, Tổng Sản Lượng Quốc Nội). Cường độ tiêu thụ
năng lượng này gần gấp hai lần Hàn Quốc, gấp ba lần rưỡi Pháp, gấp ba lần Hoa Kỳ,
quốc gia nổi tiếng là phung phí năng lượng. Từ một chục năm nay, cường độ tiêu thụ
năng lượng trên thế giới giảm trung bình 0,5 % mỗi năm. Cường độ này ở các nước Châu
Á và Châu Đại Dương cũng giảm theo nhịp đó. Nhờ tiến bộ công nghệ, các nước công
nghiệp giảm cường độ tiêu thụ năng lượng mau hơn.
Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có cường độ tiêu thụ năng lượng gia tăng
(hình 3). Trung Quốc có cường độ tiêu thụ năng lượng cao hơn nhiều và cường độ tiêu
thụ năng lượng đó tăng từ năm 2000 cho tới nay. Nhưng Trung Quốc không phải là một
kiểu mẫu để noi theo.
Hình 3 Tiêu thụ năng lượng để sản xuất một nghìn USD
(Tính từ số liệu của IEA)
-Thống kê của IEA cho thấy nguyên nhân của sự lãng phí này. Trung bình trên thế
giới, năng lượng khả dụng được chia đồng đều cho công nghiệp, giao thông vận tải, tiện
nghi nhà ở và những sử dụng khác. Những sử dụng khác chủ yếu là các ngành lọc dầu và
hóa chất, hai ngành sản xuất công nghiệp. Thương mại và dịch vụ công cộng là những
hoạt động sản xuất dịch vụ. Các nước có chính sách kinh tế nghiêm chỉnh ưu tiên dành
năng lượng cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Thí dụ, Hàn Quốc dành 87 % năng lượng
cho sản xuất, Pháp ba phần tư. Ở Việt nam thì 60 % năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở
và không sinh lợi gì (hình 4).
Hình 4 Tiêu thụ năng lượng theo ngành

(Tính từ số liệu của IEA, 2005)
- Nhận xét này thể hiện rõ hơn với phân bố tiêu thụ điện (hình 5). Ở Pháp, một
nước khuyến khích sử dụng điện trong những áp dụng gia dụng và dịch vụ nhờ có nhiều
nhà máy điện hạt nhân, 35 % điện dùng cho tiện nghi nhà ở. Ở Hàn Quốc chỉ có 14 % . Ở
Việt Nam thì 42 % điện dùng cho tiện nghi nhà ở thay vì dùng để sản xuất sản phẩm và
dịch vụ. Tiêu thụ điện tăng gấp rưỡi lần tăng trưởng của kinh tế mà lại chủ yếu ít dùng
cho sản xuất. Mọi chuyện diễn ra như điện lực ở Việt Nam là một xa xỉ phẩm được cấp
cho người có tiền mua những thiết bị cơ điện nội thất chứ không phải là một nhân tố sản
xuất.
Hình 5 – Tiêu thụ điện theo ngành
(Tính từ số liệu của IEA, 2005)
Theo TCTK, từ 1990 đến 2005, lượng hàng luân chuyển tăng 9,4 % mỗi năm, cao
hơn tăng trưởng trung bình của tổng sản lượng quốc nội chừng 1,5 điểm %
(hình 6).
Hình 6 Thị phần và tăng trưởng những phương tiện giao thông vận tải
(Tính từ số liệu của TCTK, 2005)
Nhưng thống kê chi tiết cho thấy, ngược lại với xu hướng các nước công nghiệp tiên tiến
đang tìm cách giảm tỷ số lượng hàng vận chuyển bằng đường bộ :
* ngành đường sắt và đường sông gia tăng ít hơn tăng trưởng của tổng sản lượng
quốc nội,
* và ngành hằng hải chỉ tăng có 10 % mỗi năm ít hơn tăng trưởng 14 % mỗi năm
của ngoại thương mà hàng ngoại thương thì chủ yếu được luân chuyển bằng đường
biển.
Tỷ số tăng trưởng lớn của ngành hàng không không có ý nghĩa vì lượng hàng luân
chuyển bằng phương tiện này không đáng kể. Nhưng cũng là một nguồn gia tăng nhu cầu
năng lượng. Đặc biệt, không có lý do gì phải lập một công ty hàng không giá rẻ (low cost
airline) nội địa như Pacific Airlines để sinh ra một thị trường đi lại bằng đường hàng
không
12
.

- Chính sách đô thị với nhiều cao ốc và trung tâm thương mại gây ra tiêu thụ năng
lượng và ùn tắc giao thông nhiều hơn là những khu nhà ít tầng với những cơ sở thương
mại bán lẻ kế bên. Ùn tắc giao thông gây ra tiêu thụ sản phẩm dầu một cách vô ích và gây
ra ô nhiễm khí quyển tới độ xâm phạm tới sức khỏe của cư dân. Ùn tắc mỗi năm mỗi
trầm trọng hơn vì :
* những cao ốc và trung tâm thương mại làm tăng nhu cầu đi lại bằng cơ giới,
* dân số những thành thị lớn tăng làm cho nhu cầu giao thông tăng và số xe vận tải
vào nội thành để tiếp tế cư dân cũng tăng.
- Nhà riêng cũng như chung cư mới xây thường không theo những quy tắc của kiến
trúc khí hậu sinh học truyền thống. Đặc biệt, nhiều nhà không được cách nhiệt, không tự
nhiên thông gió và không có bộ phận chắn nắng. Những nhà như vậy, đặc biệt những cao
ốc, cần rất nhiều năng lượng để bảo đảm một tối thiểu về tiện nghi.
IV. Phát triển năng lượng bền vững ở việt nam
An ninh năng lượng vốn được coi là “chìa khóa” để mỗi quốc gia và nền kinh tế
của mình được “bảo vệ” khỏi các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trạng thái kinh tế - xã
hội của quốc gia và làm chậm hoặc ngăn cản đà tăng trưởng kinh tế vì vậy chúng ta cần
phát triển năng lượng bền vững.
1. Điểm mạnh
Những nguồn năng lượng
Ưu điểm chính của Việt Nam là chỉ số độc lập năng lượng cao. Năm 2005, chỉ số
này là 158 phần trăm, gấp đôi chỉ số trung bình của tất cả các nước Châu Á và Châu Đại
Dương (bảng 1). Từ 1996 đến 2005, mỗi năm chỉ số đó tăng trung bình 1,5 điểm % nhờ
mỗi năm sản xuất tăng trung bình 8,7 % và tiêu thụ chỉ tăng trung bình có 7,1 phần trăm.
Bảng 1 : Sản xuất và tiêu thụ năng lượng cơ bản
của Việt Nam và của một số quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương
(Tính từ số liệu của EIA, 2005)
Tiêu thụ Sản xuất
Chỉ số
độc lập
(TWh) (%) (TWh) (%) (%)

Ấn Độ 4 749 3,8 3 438 2,9 72
Australia 1 610 2,6 3 290 3,9 204
Đài Loan 1 318 3,8 142 0,1 11
Hàn Quốc 2 719 3,1 440 6,1 16
Indonesia 1 571 4,2 2 730 2,3 174
Malaysia 746 4,4 1 142 3,2 153
Nhật Bản 6 615 0,7 1 202 0,3 18
Philippines 392 2,7 144 7,6 37
Thailand 1 063 4,0 515 6,0 49
Trung Quốc 19 663 6,3 18 531 5,7 94
Việt Nam 359 7,1 568 8,7 158
Châu Á và
Châu Đại Dương
43 403 4,2 33 750 4,4 78
Ưu điểm này được tăng cường bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- 38 % nguồn năng lượng cơ bản là năng lượng tái tạo. So với 13 % trung bình của
thế giới, đây là một tỷ lệ rất lớn. Ở dạng cơ bản, chất đốt rắn tái tạo và rác dồi dào hơn
dầu thô và than đá (bảng 2). Nguồn năng lượng này cung ứng hơn một nửa năng lượng
khả dụng của Việt Nam.
Bảng 2 – Sản xuất, cung ứng và và tiêu thụ năng lượng
(Tính từ số liệu của IEA, 2005)
Cơ bản
(TWh)
Cung ứng
(TWh)
Khả dụng
(TWh)
Than 211 95 70
Dầu thô 226 5 0
Sản phẩm dầu 0 139 139

Khí 72 57 1
Thủy năng 21 21 0
Chất đốt rắn tái tạo và rác 279 279 270
Điện 0 0 46
Tổng cộng 809 597 526
- Với hơn 3 400 km bờ biển và nhiều sông với lưu lượng nước lớn, khả năng xây
nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có thể coi là vô tận. Một nhà máy nhiệt điện, cổ điển
hay hạt nhân, cần đến nhiều nước để làm nguội bộ ngưng và cũng cần đến một bến cảng
chuyên dụng để tiếp nhận nhiên liệu. Một nhà máy nhiệt điện phải được xây ở bờ biển
hay bờ một sông lớn và, nếu có thể, ở một nơi có thể xây bến cảng. Đa số người Việt
Nam sống gần bờ biển hay bờ sông. Tải điện từ những nhà máy nhiệt điện đến nơi tiêu
dùng không tốn kém mấy.
- Tiềm năng kinh tế của thủy điện (tính với giá năng lượng năm 2005) là 78 TWh
mỗi năm. Việt Nam mới khai thác chưa tới phần tư tiềm năng kinh tế đó và non 15 %
tiềm năng kỹ thuật (bảng 3). Tiềm năng kinh tế đó mỗi ngày mỗi tăng với gia tăng của giá
năng lượng trên thị trương quốc tế. Trong vòng vài năm nữa những nhà máy đang lắp đặt
thêm sẽ nhân đôi sản lượng thủy điện. Đây là tỷ số tăng trưởng cao nhất thế giới.
Bảng 3 – Tiềm năng và công suất của thủy năng (WEC, 2005)
Tiềm năng (TWh/năm)
Lý thuyết 300
Khả thi kỹ thuật 123
Khả thi kinh tế 78
Sản lượng (2005) 18
Công suất (GW)
Hiện có 4,2
Đang lắp đặt thêm 7,8
Dự trù lắp đặt thêm 4,6
- Nông nghiệp sinh ra nhiều phụ phẩm và phế liệu có thể dùng làm nguồn năng
lượng sinh học. Việt Nam là một nước xuất khẩu nông nghiệp có tầm vóc lớn và nông
nghiệp Việt nam tăng trưởng khoảng 4 % mỗi năm. Trong số những chất đốt rắn thì Việt

Nam có nhiều củi gỗ, phế liệu những nhà máy chế biến gỗ, phế liệu nông phẩm và rác đô
thị. Thêm vào đó, bờ biển dài cho phép lập nhiều trại trồng rong làm nguyên liệu để sản
xuất nhiên liệu sinh học.
- Tiềm năng của năng lượng gió có thể dự đoán là rất lớn vì Việt Nam ở vùng gió
mùa thổi và bờ biển dài với đáy biển nông cho phép lập nhiều trang trại phong điện (wind
power farm). Nếu lắp đặt những trại phong điện ở ngoài khơi thì giảm được ô nhiễm
thẩm mỹ và ô nhiễm âm thanh. Những quạt phong điện sẽ hoàn vốn mau hơn trung bình
những nước khác nhờ đáy biển nông và gió ở ngoài khơi thổi đều dặn suốt năm.
- Những nguồn năng lượng tái tạo khác chưa được khai triển nhưng tiềm năng cũng
có nhiều dấu hiệu lạc quan :
* những hệ thống dùng bản mặt trời để hấp thụ năng lượng mặt trời sẽ hoàn vốn
mau hơn những nước khác nhờ mặt trời chiếu đều đặn quanh năm,
* dọc bờ biển miền Trung có một luồng nước ngầm có thể chạy những tuabin khai
thác năng lượng biển,
* những suối nước nóng tự nhiên trên khắp lãnh thổ là dấu hiệu một nguồn năng
lượng từ lòng đất tiềm tàng quan trọng.
Tiêu thụ năng lượng
Cơ cấu năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam thuộc loại thân thiện với môi trường :
* hơn một nửa năng lượng khả dụng là năng lượng tái tạo (bảng 2 và hình 1),
* tổng cộng 80 % điện lực được sản xuất từ thủy năng và khí đốt (hình 2), hai loại năng
lượng dùng để sản xuất điện ô nhiễm môi trường ít nhất.
Hình 1 – Tiêu thụ năng lượng chia theo nguồn năng lượng
(Tính từ số liệu của IEA, 2005)
Hình 2 – Tiêu thụ năng lượng để sản xuất điện chia theo nguồn năng lượng
(Tính từ số liệu của IEA, 2005)
- Theo EIA, năm 2005, tổng công suất những nhà máy điện của Việt Nam là
11,3 MW sản xuất 51,3 TWh. Từ mười năm nay, công suất tăng trung bình 9,4 % mỗi
năm và sản lượng điện tăng 7,1 % mỗi năm. Những tỷ số tăng trưởng này lớn hơn gấp hai
lần trung bình các nước Châu Á và Châu Đại Dương (bảng 4).
Bảng 4 Sản xuất và tiêu thụ điện

của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương
(Tính từ số liệu của EIA, 2005)
Tiêu thụ Sản xuất
Công suất
lắp đặt
(TWh) (%) (TWh) (%) (GW) (%)
Ấn Độ 489 4,1 662 4,7 138 3,6
Australia 220 3,4 237 3,4 49 2,3
Đài Loan 202 5,8 210 5,6 37 5,3
Hàn Quốc 352 5,6 366 5,5 62 7,1
Indonesia 105 6,2 120 6,3 23 3,7
Malaysia 79 6,0 82 5,3 24 8,4
Nhật Bản 974 0,6 1 025 0,6 248 1,9
Philippines 47 4,9 54 4,3 16 4,7
Thailand 118 4,4 125 4,1 26 5,6
Trung Quốc 2 197 8,7 2 372 8,6 442 7,1
Việt Nam 45 12,3 51 11,3 11 9,4
Châu Á và
Châu Đại Dương
5 075 5,2 5 589 5,2 1 150 4,7
-Đốt khí tự nhiên thải ít bụi và ít khí có hiệu ứng nhà kính hơn là đốt than và sản
phẩm dầu. Theo thống kê của IEA, năm 2005, Việt Nam sản xuất 72,1 TWh khí tự nhiên
trong đó 56,0 TWh đã được dùng để sản xuất 20,6 TWh điện. Nhờ dùng tuabin khí với
chu trình kết hợp hiệu suất năng lượng đạt 37 phần trăm, hơn hiệu suất trung bình của thế
giới một chút.
- Than Việt Nam chủ yếu đào từ vùng mỏ Quảng Ninh. Đây là loại than anthracit,
nghĩa là một loại than có hàm lượng năng lượng cao. Hiện nay chính phủ không cho xuất
khẩu than để dành than chạy những nhà máy nhiệt điện. Vì những nhà máy đã được xây
trong thời gian gần đây nên thụ hưởng công nghệ CCT (Clean Coal Technology, Công
nghệ Than Sạch), ít ô nhiễm hơn những nhà máy cũ của các nước láng giềng.

- Hầu như tất cả lưu vực các sông Việt Nam đều có thể được quy hoạch thành
thang thủy lợi. Đây là phương pháp tối ưu việc cung ứng nước cho thủy điện cũng như
cho các nhu cầu của nông nghiệp, giao thông, du lịch, giải trí, Trên phương diện kinh
tế, điện của giờ cao điểm được tích trữ dưới dạng nước được bơm lên những hồ tích năng
và, vào những giờ thấp điểm, nước ở trong những hồ tích năng đó sẽ được quấy ráo để
sản xuất điện trở lại.
2. Điểm yếu
Khuyết điểm lớn nhất của ngành năng lượng Việt Nam là sự phung phí tài nguyên năng
lượng và khả năng tài chính để đầu tư vào những cơ sở sản xuất năng lượng.
- Chất đốt rắn tái tạo và rác tổng cộng hơn một nửa lượng năng lượng khả dụng đã
được tiêu thụ. Nhưng tỷ lệ đó biểu hiện một nước lạc hậu người dân đốt củi, than củi và
phế liệu của nông nghiệp để nấu thức ăn và dùng vào vài sinh hoạt khác. Rừng cây bị phá
để có củi và than củi. Những phế liệu nông nghiệp bị đốt thay vì dùng làm phân bón tự
nhiên.
Điện là nguyên do chính của những khó khăn hiện nay của Việt Nam về năng
lượng :. Xây một nhà máy thủy điện thì sau này sẽ có điện gần như miễn phí. Nhưng so
với một nhà máy nhiệt điện thì nhu cầu vốn đầu tư cho một đơn vị công suất của một nhà
máy thủ điện cao hơn và thời gian để hoàn tất công trình cũng lâu hơn. Kết quả là một
nhà máy nhiệt điện hoàn vốn mau hơn, vốn hoàn lại đó có thể dùng để xây dựng một
công trình khác. Như thế, một hệ thống nhà máy nhiệt điện có thể tăng trưởng mau hơn là
một hệ thống thủy điện
Một nhà máy thủy điện có thể phản ứng trong vòng vài phút để phát điện hay ngưng phát
điện, một nhà máy nhiệt điện cần đến vài giờ và một nhà máy điện hạt nhân cần đến vài
ngày. Vì thế người ta thường dùng thủy điện để cân bằng mạng phân phối điện chứ ít khi
dùng để sản xuất lượng điện cơ sở. Thêm nữa, lượng mưa có thể biến đổi từ mùa này
sang mùa khác, từ năm này sang năm khác. Dùng thủy điện làm cơ sở thì những mùa hạn
hán, những năm mưa ít sẽ thiếu điện.
- Thay vì có một chính sách năng lượng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và thiên
nhiên, Việt Nam chạy theo thị hiếu đương thời với những dự án phiêu lưu hay, ít ra, lãng
phí tiền của và công lao của người dân.

- Những dự án đã đưa vào thi công bị chậm trễ vì nguồn tài trợ không được dự trù đủ
và vì cán bộ cũng như công nhân thiếu kỹ năng nghiệp vụ.
3. Tiềm năng lớn
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào,
nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều
hạn chế ở Việt Nam
Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu
hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ
khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng đang gia tăng ở mức chóng mặt ở Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt
Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát
triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng,
gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui
đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai
đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ
năm 2015.
Trong bối cảnh ngày càng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu thế giới
tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp
ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở thành một thách
thức lớn. Như vậy, “việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sạch có ý nghĩa hết
sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh lượng thực và phát triển bền vững”, Thứ
trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải phát biểu trong một buổi hội thảo về các
nguồn năng lượng mới, vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ông cũng cho rằng “Việt Nam là
nước có nguồn tài nguyên tái tạo sạch khá dồi dào, có khả năng thay thế các nguồn năng
lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới môi trường”.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) Lê Tuấn Phong, mỗi năm
Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình khoảng
150kCal/cm2, tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui đổi/năm. Trong

khi đó năng lượng gió cũng khá hấp dẫn, có thể đạt công suất phát điện khoảng 800-
1.400 kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m2/năm tại các khu vực bờ biển, Tây
Nguyên và phía Nam và dưới 500 kwh/m2/năm ở các khu vực khác. Năng lượng sinh
khối qui đổi cũng vào khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong đó 60% đến từ các phế phẩm gỗ
và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp.
Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng lượng gió
và năng lượng Mặt trời bởi yếu tố khí hậu thì các nghiên cứu cho thấy năng lượng địa
nhiệt lại tương đối ấn tượng. Nhóm nghiên cứu gồm các Tiến sĩ Đoàn Văn Tuyến, Đinh
Văn Toàn và Nguyễn Đức Lợi thuộc Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) cho biết các dấu hiệu địa nhiệt khá phong phú, gồm bồn địa nhiệt vùng Đông Nam-
Tây Bắc với nhiệt độ đạt tới 160oC tại độ sâu 4km (có khả năng sinh điện vào khoảng
1,16% tổng sản lượng điện của Việt Nam sản xuất năm 2006), đới địa nhiệt đứt gãy Sông
Lô-Vĩnh Ninh có nhiệt độ trung bình khoảng 114oC, các nguồn nước địa nhiệt 40-50oC ở
các điểm Hưng Hà, Phù Cừ, Hải Dương, Ba Vì (Hà Nội)…
Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ riêng sử dụng bơm địa nhiệt dùng cho
điều hòa không khí ở Hà Nội cũng sẽ tiết kiệm được khoảng 800 tỉ đồng/năm về mặt kinh
tế và hơn thế nữa là giảm mức phát thải CO2 ở mức tương đương với 252.000 tấn do sử
dụng khí thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nước nóng ở vùng đồng
bằng sông Hồng với nhiệt độ 40-50oC là hoàn toàn khả thi trong các qui hoạch xây dựng
đô thị mới, công viên du lịch và khu vui chơi, nghỉ dưỡng…
4. Thời cơ
Thời cơ rất thuận lợi cho Việt Nam hợp tác quốc tế trong mọi lãnh vực tài chính, khảo sát
tài nguyên, phát triển công nghệ hạt nhân và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Việt Nam đang xuất siêu năng lượng và giá năng lượng cao hiện nay tham gia
vào những cố gắng kiềm chế nhập siêu của toàn bộ ngoại thương. Từ khi gia nhập WTO
(World Trade Organization, Tổ chức Mậu dịch Quốc tế), xí nghiệp nước ngoài ồ ạt đăng
ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Một số lớn vốn này có thể được hướng vào những dự
án sản xuất và nghiên cứu triển khai cung ứng và sử dụng năng lượng hợp lý.
- Nhiều nước bạn muốn Việt Nam tham gia vào những dự án năng lượng của họ.
Những mỏ hydrô cácbua ở Trung Đông đã bị các cường quốc công nghiệp và các hãng

dầu lớn dành hết rồi. Nhưng vẫn còn nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ và một số nước
khác đang tìm đối tác thân thiện để vừa khai thác chung tài nguyên của họ vừa trao đổi
kinh nghiệm cải cách kinh tế xã hội. Với thành tích hơn hai chục năm chính sách Đổi
Mới Việt Nam là một đối tác lý tưởng.
- Uy tín quốc tế của Việt Nam sẽ giúp khai triển những kế hoạch về năng lượng
trên quy mô quốc tế. Việt nam đã được kết nạp vào WTO, được bầu vào Hội đồng Bảo an
Liên hiệp quốc, Với những hiệp ước NPT (Nuclear Non Proliferation Treaty, Hiệp ước
Chống tăng sinh vũ khí hạt nhân) và hiệp ước Bangkok (Southeast Asia Nuclear Weapon
Free Zone Treaty, Hiệp ước Đông Nam Á là Vùng không có vũ khí hạt nhân)
13
và những
hiệp ước khác Việt Nam đã ký, không còn ai phủ nhận Việt Nam cương quyết khai triển
năng lượng hạt nhân với mục đích duy nhất là củng cố hoà bình. Chính sách "làm bạn với
mọi người" tạo cơ hội hợp tác quốc tế trên mọi mặt thương mại, kỹ thuật cũng như khoa
học liên quan đến năng lượng hạt nhân. Với uy tín đó Việt Nam đã và đang được IAEA,
các tổ chức quốc tế khác và các xí nghiệp siêu quốc gia trợ giúp khai triển những nhà
máy điện hạt nhân tương lai.
- Nông nghiệp và năng lượng là nhu cầu cốt yếu của nhân loại. Hai ngành này sẽ
là trung tâm của những cuộc cách mạng công nghệ sắp tới. Những công trình nghiên cứu
triển khai cần đến nhiều vốn, những bước tiến nhảy vọt sẽ không xảy ra thường xuyên và
những công nghiệp năng lượng sẽ không biến chuyển mau chóng như công nghệ thông
tin. Với triển vọng nguồn năng lượng không tái tạo một ngày nào đó sẽ cạn, nhiều vốn
đang được đổ vào những dự án khai triển ứng dụng cũng như những dự án nghiên cứu cơ
bản liên quan đến sản xuất, tiết kiệm và tiêu thụ năng lượng. Nhờ đó các nước đang nhoi
lên, như Việt Nam, vẫn còn cơ hội tham gia vào những dự án nghiên cứu triển khai về
năng lượng của thế giới.
5. Đe dọa
Đe dọa chính là những nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi Việt Nam, vì hiện nay
thiếu điện và rủi ro trung hạn sẽ thiếu năng lượng. Nguyên do là Việt Nam đã không đầu

×