Kim Lân - một nhà văn chuyên viết tr.ngắn với biệt tài viết về những
người nông dân. Người ndan trong trang viết của Kim Lân dù nghèo khổ
nhưng luôn sáng ngời với những phẩm chất: yêu đời, thật thà, chất phác,
hóm hỉnh... "Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất khi ông
viết về đề tài ấy. Tác phẩm nằm trong tập truyện "Con chó xấu xí” (1962),
là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực. Tác phẩm vừa cho thấy hiện
thực cuộc sống nghèo khổ của nhân dân, đồng thời ánh lên giá trị nhân
đạo sâu sắc, thể hiện sự trân trọng, nâng niu những ước mơ đổi đời của
con người.... Tất cả những điều đó đã được cụ thế hóa qua nghệ thuật
dựng truyện và xây dựng nhân vật độc đáo của nhà văn Kim Lân. Trong
đó k thể k kể đến nhân vật Tràng- hình tượng đại diện cho số phận người
ndan trong nạn đói năm 1945.
Số phận của những người nơng dân trước Cách mạng tháng
Tám 1945 trong những trang văn của nhiều tác giả ln ln được khắc
họa bởi những hình ảnh thể hiện sự khốn khổ đến mức cùng cực. Đó là
hình bóng chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố, là Chí Phèo ngật
ngưỡng bước ra từ trang truyện của Nam Cao,... Cũng viết về đề tài người
nông dân thấp hèn trong xã hội cũ, Kim Lân đã xây dựng các nhân vật
tưởng chừng như mang hình bóng của chính mình: một con người hiền
hậu, chất phác, giàu tình thương.. Trong “ Vợ nhặt”, hình tượng nhân vật
Tràng chính là ngọn lửa được thắp lên để ta thấy những tia sáng ấm áp
của mong ước con người về tình cảm lứa đơi, về hạnh phúc gđinh trong
hồn cảnh khốn cùng ấy.
Có thể nói, Kim Lân đã rất tài tình khi “đặt nhân vật kề bên
nanh vuốt của cái chết” (Nguyễn Đăng Mạnh). Bối cảnh là một xóm ngụ
cư những năm nạn đói năm 1945. Khi mà cái chết hiện lên thành hình
những người chết “nằm cịng queo, nằm ngổn ngang, đi lại dật dờ”, cái
chết vẩn lên thành mùi “ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. mùi
khét lẹt khi đốt đống rấm”. Cái chết hiện hình trong cả những âm thanh
người hờ khóc tỉ tê, tiếng quạ trên cành cây gạo… Thậm chí là trong cả
màu “xanh xám”, gợi cái cảm giác “heo hút, ngăn ngắt”, lạnh lẽo trong
cảm nhận của mỗi người. Đặc biệt hơn cả là cảm quan hiện thực sắc sảo
của nhà văn khi miêu tả “những người sống đi lại dật dờ như những bóng
ma”. Ta thấy ở đó rùng rợn một bức tranh mà ranh giới giữa sự sống và
cái chết vơ cùng mỏng manh, cõi âm nhập nhịa trong cõi dương, trần
gian mấp mé miệng vực của âm phủ.
Trước cái bối cảnh thực tại đó, nhân vật Tràng xuất hiện.
Tràng là con nhà nghèo, dân xóm ngụ cư, cha mất sớm, nhà có hai mẹ
con, hắn làm nghề kéo xe thuê sống qua ngày. Tràng sống với mẹ già
trong một “cái nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn
những búi cỏ dại”. Đã nghèo, nhưng bên trong nhà còn bừa bãi, lộn xộn:
một tấm phên rách, những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường,
dưới đất, mấy cái quần rách như tổ đỉa vắt khươm mươi niên, cái ang
nước khô cong, đống rác mùn không buồn quét… Cuộc sống bấp bênh ấy
chứng tỏ rằng, Tràng chính là một trong những nạn nhân của nạn đói bị
đẩy vào miệng vực của cái chết. Cuộc sống đã lận đận, con đường tình
duyên của Tràng cũng kh mấy tốt đẹp, nói một cách hóm hỉnh thì Tràng là
thanh niên ế vợ. Bởi lẽ, gia cảnh nhà hắn kh chỉ nghèo mà cịn thêm cái
ngoại hình xấu xí thơ kệch. Ngoại hình ấy đã được Kim Lân chắt lọc và
miêu tả rằng: “dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng
như lưng gấu...”, “ Hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, quai
hàm bạnh ra, cái đầu chọc nhẵn cứ chúi về phía trước”... Cuộc đời của
một người đàn ơng cịn gì éo le hơn thế? Nam Cao cũng từng gửi nỗi niềm
tâm sự ấy trong lời nói của Chí Phèo, giãi bày nỗi bất hạnh của giới trượng
phu: “Tỉnh dậy, hắn thấy hắn già mà vẫn cịn cơ độc. Đói rét, ốm đau và
cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau” (Chí Phèo).
Tơi nhớ Thạch Lam từng nói: Cái đẹp nằm trong
cuộc sống, “cái đẹp len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, cái đẹp ở những
chỗ không ai ngờ tới, cái đẹp tiềm tàng che lấp sự vật”. Và quả thật như
vậy. Bề ngoài đói rách, khó ưa khơng có nghĩa là tâm hồn héo úa. Đến
người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở cịn có lúc động lịng
thương đối với một con quỷ mất hết tính người, huống chi Tràng? Và ta
nhận thấy khuất lấp đằng sau cái vẻ ngờ nghệch, thơ kệch của hắn là một
trái tim nóng bỏng u thương, một tấm lịng nhân hậu vơ bờ cho người,
cho đời. Là một người có tâm hồn thuần hậu, hiền lành, chất phác nên
mấy đứa trẻ con trong xóm đứa nào cũng thích. Trong lao động, Tràng vừa
làm việc vừa hát hị cho thấy anh có một tâm hồn thật lạc quan và yêu
đời. Và đặc biệt nhất trong phẩm chất con người ấy chính là tấm lịng
nhân hậu, u thương con ngưịi. Giữa lúc đói khát, Tràng đã dang tay cứu
vớt một cuộc đời, sẵn sàng cho một người đàn bà xa lạ ăn, thậm chí
khơng từ chối khi người đàn bà theo về. Tấm lòng ấy đã thể hiện rõ nét
thông qua diễn biến tâm trạng của Tràng khi nhặt được vợ.
Đâu ai nghĩ được rằng, con người có số phận thấp hèn với
ngoại hình thơ kệch ấy, lại có thể kiếm được vợ. lúc đầu Tràng thấy
"chợn, nghĩ thóc gạo thân mình cịn khơng ni nổi lại còn đèo bòng".
Nhưng rồi sau cái "chậc, kệ", anh chấp nhận đương đầu với những khó
khăn hiện tại và cả sắp tới. Hơn nữa đó khơng phải là sự phó mặc liều lĩnh
mà là niềm khát khao một mái ấm gia đình. Kim Lân đã diễn tả thật chính
xác và cảm động niềm hạnh phúc đang diễn ra trong tâm lý của Tràng
"Trong một lúc, Tràng quên hết tất cả cuộc sống ê chề tăm tối hàng ngày,
quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày
trước mặt. Trong lòng hắn giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên,
một cái gì lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn bà nghèo khổ ấy. Nó ơm ấp
mơn man khắp da thịt Tràng". Những câu văn tinh tế của tác giả đã gieo
vào lòng người đọc niềm cảm xúc sâu xa. Phải chăng sự đói khát đã làm
giảm đi giá trị tình người? Không! Dù thế nào đi chăng nữa niềm hạnh
phúc được yêu thương là quí hơn tất cả. Ngay cả khi người ta tưởng cuộc
sống khơng cịn gì ngồi bát cơm manh áo.
Nhà văn Tơ Hồi cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Và ở Tràng, Kim
Lân đã miêu tả diễn biến hành động để tô đâm vẻ đẹp trong anh. Chính
khát vọng hạnh phúc gđ đã lấn át nỗi sợ trong Tràng. Sau khi quyết định
đưa thị về làm vợ, anh đã bộc lộ ra mình là một người chồng có trách
nhiệm và hết sức tâm lí: “Tràng đưa vợ vào chợ tỉnh “mua cho thị cái
thúng con đựng vài thứ lặt vặt”, rồi đưa ra hàng cơm “đánh một bữa thật
no nê rồi cùng đẩy xe bò về”. Tràng cũng rất “chịu chơi”, chi hẳn “hai hào
mua dầu” về thắp đèn cho đêm tân hôn. Giữa cái cảnh đói khát túng
quần, khơng có gì để ăn thì việc đem “hai hào mua dầu” là một việc thật
“dở hơi”. Nhưng thiết nghĩ, so với một cái “đám cưới ở con số 0 trịn
trĩnh”( Vũ Trọng Phụng) thì Tràng hiểu mình cần làm gì để ăn ủi người vợ
vừa mới “nhặt” được của mình. Tràng chỉ muốn đêm tân hôn sáng thêm
một chút tia sáng trong thảm cảnh tối tăm, để giúp người đàn bà xấu số
đỡ buồn tủi trong ngày đầu về nhà chồng....
Kim Lân đã khắc họa những chi tiết vô cùng sống động về
một gã trai cục mịch nhặt được vợ “ thích ý, hắn vứ vênh vênh tự đắc với
mình”. Khi trên đường đưa dâu về nhà, Tràng vui như nhìn thấy hạnh phúc
trước mắt. Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày, mà “phớn phở
khác thường”, “ hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp
lánh. “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát...” sự xuất hiện của thị như
mang đến một luồng sinh khí mới: “lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống
đói khát, tối tăm”. Khung cảnh như ngưng đọng khi tyeu lứa đôi bắt đầu
nảy nở. Từ nụ cười “tủm tỉm” của Tràng đến nụ cười “tũm tỉm” của thị đã
nhân lên thành cái “bật cười” của Tràng khi ngộ ra bản thân để rồi cuối
cùng lộ ra khoảnh khắc “hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách” rồi “phì
ra cười”, làm hiện rõ một anh Tràng đang ngập tràn hạnh phúc. Quả thật,
"sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian
khổ, hi sinh”. Thật đáng được trân trọng!
“Văn học chân chính là chuyện đời, chuyện người, chính
xác hơn, là tình đời, tình người”. Có thể nói rằng, câu chuyện anh cu Tràng
thưa chuyện với mẹ trong lịch sử văn học là câu chuyện tình đời cao đẹp
nhất. Bởi như Kim Lân từng chua sẻ: "Tôi muốn phân tích tâm trạng và
thân phân của con người trong hồn cảnh cùng đường ấy...Tơi muốn
hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau, không phải là sự giành giựt
nhau”. Với ý nghĩ đó, tâm trạng của Tràng khi đưa vợ về thưa chuyện với
mẹ cũng kh nằm ngoài cái nhìn hướng về sự yêu thương, sự sống và khát
khao được sự chấp thuận từ bà cụ Tứ. Trong lòng Tràng lúc này đang ngổn
ngang trăm thứ cảm xúc, vừa hạnh phúc nhưng cũng vừa lo âu. Nhin
người đàn bà ngồi ngay giữa nhà mình, anh cịn ngờ ngợ như khơng phải
thế: “hắn đã có vợ rồi đấy ư” nhưng rồi nghĩ về mẹ, “hắn thấy sợ. Chính
hắn cũng khơng hiểu sao hắn sợ”. Rồi hắn loanh quanh, bồn chồn “hết
chạy ra đầu ngõ, lại chạy vào sân”. Khi thấy bà cụ Tứ, “Tràng reo lên như
một đứa trẻ”. Anh cẩn thận mời mẹ ngồi rồi mới giới thiệu. Tràng thưa:
“Kìa nhà tơi nó chào u”... Câu giới thiệu về nàng dâu mới của Tràng thật
giản đơn nhưng cũng đầy sự yêu thương và trân trọng. Nó giống như một
cuộc đại lễ trịnh trọng, nghiêm túc của những con người khốn khổ với
nhau trong ngày đói, chứ khơng phải là chuyện tầm phơ tầm phào giữa
đường giữa chợ nữa.
Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn, một cảm giác lạ
đang ngập tràn trong anh. Tràng thấy "trong người êm ái như từ giấc mơ
đi ra". Việc có vợ vẫn hình như khơng phải. Tràng bước ra sân và nhận
thấy xung quanh mình có cái gì đổi mới. Nhà cửa, sân vườn, lối đi được
quét don sạch sẽ. Thấy bà mẹ rẫy cỏ, nàng dâu quét tướ nấu nướng, cảnh
tượng diễn ra thật bình thường đối với Tràng nó thật cảm động thấm thía
biết bao. Có lẽ giờ đây, nhân vật Tràng mới hiểu được giá trị của một gia
đình đầy đủ. Tràng bỗng thấy yêu, gắn bó với ngơi nhà dù nghèo khó
nhưng nó vẫn là nơi che mưa che nắng cho cả gia đình anh. Tràng thấy có
trách nhiệm với mẹ già cả cuộc đời dằng dặc đau khổ, với người vợ và các
con sau này. Trong khung cảnh đói khát chết chóc những người dân đói
khổ như Tràng biết vượt lên trong hồn cảnh trong niềm vui nương tựa lẫn
nhau. “Chỉ có tình người, tình u thương chân thực mới giúp họ có sức
mạnh vượt qua thật nghiệt ngã của cuộc đời khẳng định bên bờ vực thẳm
của cái chết con người ta không nghĩ đến chết, vẫn yêu thương đùm bọc,
vẫn khát khao hạnh phúc và vẫn muốn sống cho ra một con người”. Để
nhân vật của mình thực sự vượt lên những hoàn cảnh và được sống hạnh
phúc nhà văn đã để cái đầu ngờ nghệch của Tràng phút chốc vụt lên ý
nghĩa "cảnh những người nghèo đói ầm ập kéo nhau trên đê sộp cùng
hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới" đi phá kho thóc như hé mở
Tràng vào bước ngoạt mới trong nhận thức và con đường đi lên cách
mạng. Kết thúc truyện, nhân vật Tràng đã để lại nhiều suy ngẫm trong
lòng người đọc, một nhân vật chính thể hiện tư tưởng tác phẩm.
Nhà văn Hê-minh-uê từng bộc bạch: “Tôi quý hơn cả là
những bản thảo vứt đi của mình. Bởi có chúng, tơi mới nhận ra đâu là
những ngôn từ thực sự dành cho tác phẩm của mình”. Với ý nghĩa đó, ta
thấm thía câu nói ấy đến “từng miligam quặng chữ” khi soi vào cuộc
sống. Có cái ác, cái xấu, ta mới nhận ra và trân trọng cái đẹp, cái thanh
cao; có những thứ mất đi rồi ta mới cảm thấy nuốc tiếc, từ đó biết u
hơn những gì mình đang có. Văn chương cũng vậy! Nhờ ngòi bút sắc nét
của một nhà văn, bằng nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật độc
đáo, Kim Lân đã làm ta thêm yêu những trang văn thơm thảo của ông khi
viết về anh cu Tràng- một người nông dân ngụ cư xấu xí, thơ kệch nhưng
lại mang trong mình những phẩm chất đáng quý của một con người.
Nếu như “tương lai của một nhà văn được đánh giá qua
những gì mà anh ta để lại cho đời” như lời của Albert Camus thì nhà văn
Kim Lân có thể tự hào về những gì ơng đem lại cho nền văn học Việt Nam
với tác phẩm “Vợ nhặt”. Ở tác phẩm, việc xây dựng thành công nhân vật
Tràng, Kim Lân đã cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của một con người
nghèo khổ đến cùng cực trong nạn đói năm 1945. Từ đó nhà văn khẳng
định được rằng: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tơn
vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo...”.