Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

PHÂN TÍCH CÁC THỜI KÌ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. ĐÂU LÀ THỜI KÌ HÌNH THÀNH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH CÁC THỜI KÌ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH. ĐÂU LÀ THỜI KÌ HÌNH THÀNH NHỮNG NỘI
DUNG CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

Học phần: Tư Tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Ngơ Thị Huyền Trang
Lớp: 2244HCMI0111
Nhóm: 3

Hà Nội, 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 3
Số thứ tự

Lớp hành chính

Mã sinh viên

Họ và tên

21

19D100015

Nguyễn Quang Hạnh



K55A1

22

20D210256

Lưu Thanh Hiền

K56U4

23

20D130089

Nguyễn Thị Hiền

K56E2

24

20D140135

Nguyễn Thị Hiền

K56I3

25

20D210177


Nguyễn Thị Hiền

K56U3

26

20D210018

Nguyễn Trần Thu Hiền

K56U1

27

20D210178

Vũ Minh Hiếu

K56U3

28

20D210019

Triệu Phương Hoa

K56U1

29


20D210099

Vũ Phương Hoa

K56U2

30

20D210179

Vũ Thị Hoa

K56U3


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

Lớp HC

Mã SV

Họ và tên

21

19D100015

Nguyễn Quang Hạnh


K55A1

Powerpoint

22

20D210256

Lưu Thanh Hiền

K56U4

Nội dung

23

20D130089

Nguyễn Thị Hiền

K56E2

24

20D140135

Nguyễn Thị Hiền

K56I3


25

20D210177

Nguyễn Thị Hiền

K56U3

Nội dung

26

20D210018

Nguyễn Trần Thu Hiền

K56U1

Nội dung

27

20D210178

Vũ Minh Hiếu

K56U3

Nội dung


28

20D210019

Triệu Phương Hoa

K56U1

Nội dung

29

20D210099

Vũ Phương Hoa

K56U2

Nội dung

30

20D210179

Vũ Thị Hoa
(nhóm trưởng)

Nhiệm vụ


Word + Phần mở
đầu
Thuyết trình + Phần
kết luận

Phân cơng nhiệm vụ
K56U3

+ Nội dung + Chỉnh
sửa nội dung


MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI PHỤ:............................................................................1
ĐỀ TÀI CHÍNH:................................................................................................................6
A.

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6

B.

PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH......................8
1. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................8
1.1.Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.............................................8
1.2.Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX................................................8
2. Cơ sở lý luận..........................................................................................................9
2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.............................................9
2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại..............................................................................10
2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin.....................................................................................11

3.

Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.....................................................................11
3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh...................................................................................11
3.2.Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận..................................11

CHƯƠNG 2: THỜI KỲ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...............12
1. Các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.................................................12
1.1.Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường
cứu nước.................................................................................................................. 12
1.2. Thời kỳ 1911 – 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt
Nam theo con đường Cách mạng vô sản.................................................................16
1.3. Thời kỳ 1920 – 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách
mạng Việt Nam........................................................................................................19
1.4. Thời kỳ 1930 - 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp
cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo.................................................................23
1.5. Thời kỳ 1941 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta......................................................25
2. Đâu là thời kỳ hình thành nội dung cơ bản về cách mạng Việt Nam. Tại sao?.26
C.

PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................33


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI PHỤ:
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC? LIÊN HỆ TỚI QUÁ
TRÌNH TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HIỆN NAY?

I.
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:
I.1. Cơ sở lý luận:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: kiên cường, bất khuất trong đấu chống giặc ngoại
-

xâm; đoàn kết, tương thân tương ái, trọng tình, thuỷ chung, độ lượng
Tinh hoa đạo đức phương Đơng, phương Tây:

+ Tư tưởng phương Đơng: Hồ Chí Minh coi trọng và đánh giá cao những giá trị tích cực,
tiến bộ trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo
+ Tư tưởng phương Tây: Hồ Chí Minh rất coi trọng lòng nhân ái cao cả của Chúa Giêsu,
khuyên con người sống trong sạch, thuỷ chung, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, biết hoà đồng
và làm bạn với mọi người
-

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đạo đức cách mạng: Đạo đức đó là những gì
góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao
động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra một xã hội mới của những người

cộng sản”
I.2. Cơ sở thực tiễn:
I.2.1. Cơ sở thực tiễn trên Việt Nam:
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành cơng, chính quyền đã thuộc về nhân dân, Hồ Chí
Minh sớm phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một bộ phận cán bộ, đảng viên như
quan liêu, hách dịch, cậy chức, cậy quyền tham ô, hủ hố...Những tệ nạn đó sẽ làm tổn hại
đến thanh danh của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Để biến nước ta từ một nước
nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giàu mạnh, văn minh, thì việc xây dựng nền đạo đức
mới, đạo đức cách mạng cho nhân dân, cán bộ, đảng viên càng trở nên cấp thiết.
I.2.2. Cơ sở thực tiễn trên thế giới:


1


Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và Người đã nhận thấy, từ khi Chủ nghĩa
Mác - Lênin được xâm nhập vào các nước thuộc địa đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc càng gắn bó mật thiết với nhau hơn, quyền tự quyết của các dân tộc được coi
trọng và đề cao. Bên cạnh đó, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và
cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê
hương đất nước của Lênin, nhất là trên lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng đạo
đức, lối sống mới đã tác động mạnh mẽ và chiếm được cảm tình của đơng đảo quần chúng
nhân dân lao động trên thế giới. Bởi vậy, thực tế đó đã được Hồ Chí Minh nhận thức, tiếp
thu một cách đúng đắn và trở thành một động lực quan trọng, một cơ sở thực tiễn để hình
thành nên tư tưởng của Người về đạo đức.
II.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:
1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:
- Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
- Trong điều kiện cầm quyền, Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương
-

tâm của dân tộc và thời đại
Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế là thước đo. Vì
vậy, Hồ Chí Minh ln đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với

hành động và hiệu quả trên thực tế
- Vai trò của đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
2.1. Trung với nước, hiếu với dân
- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối

-

các phẩm chất khác.
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu được Hồ Chí Minh sử dụng
với những nội dung mới. Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” không những kế thừa
giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà cịn vượt qua những hạn chế của truyền

thống đó.
- Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân.
2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
- Là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi
người. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư cũng là một biểu hiện cụ thể của phẩm
chất “trung với nước, hiếu với dân”.

2


-

Là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ
những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu cách

mạng.
2.3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- “Học chủ nghĩa Mác – Lênin là để sống với nhau có nghĩa, có tình. Nếu sống với nhau
-

khơng có nghĩa có tình thì làm sao coi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”
Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; nó thể hiện


mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.
2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Đây là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi người trong mối quan hệ rộng lớn, vượt
-

qua ranh giới quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối

tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản".
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
3.1. Nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức
- Nói đi đơi với làm:
+ Là nét đẹp trong truyền thống đạo đức của dân tộc; là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong xây dựng đạo đức mới
+ Nguyên tắc cơ bản này sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
+ Đối lập hoàn toàn với thói quen đạo đức giả của giai cấp bóc lột nói một đằng làm một
nẻo, thậm chí nói mà khơng làm
-

Nêu gương về đạo đức:

+ Là nét đẹp truyền thống văn hóa phương Đơng
+ Xây dựng nền đạo đức mới phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương” bằng cách phải chú
ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt để nêu gương và nhân rộng
3.2. Xây đi đơi với chống
- Là địi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo, chiến đấu vì mục tiêu của sự
-

nghiệp Cách mạng

Xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; chống là chống các biểu
hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức
3


-

Xây dựng đạo đức cách mạng cần phả tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất,

-

những đạo đức chuẩn mực đạo đức mới
Đạo đức cách mạng chỉ có thể xây dựng thành cơng trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ

nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tập tục lạc hậu
3.3.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức
của mỗi người.
Đạo đức cách mạng thể hiện trong hành động, chỉ thông qua hành động đạo đức cách

-

mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của nó. Vì vậy, mỗi người cần phải tự giác rèn luyện
thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình
- Mọi người phải thường xuyên giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức
III. Liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương
mại hiện nay
1. Thực trạng đạo đức sinh viên Đại học Thương mại hiện nay:
1.1. Những đạo đức tốt đẹp của sinh viên Thương mại

 Trong học tập, rèn luyện:

-

Đa số xác định nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ trọng tâm
Không gian lận trong kiểm tra, thi cử; khơng có hành vi mua bằng, bán điểm
Ý thức tự lập, tự chủ tài chính, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường về nếp sống văn minh
Trong công cuộc đổi mới đất nước:
Yêu nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Mong muốn được tin tưởng, cống hiến cho đất nước, quyết tâm làm giàu đưa đất nước

ngày càng phát triển
- Sống và làm theo pháp luật
 Trong các mối quan hệ khác:
- Với gia đình: lễ phép; biết kính trên nhường dưới
- Với thầy, cơ giáo: Ln tơn trọng, ứng xử đúng mực, đóng góp những ý kiến chân thành,
có tính chất xây dựng
- Đối với bạn bè: Hòa đồng, cởi mở, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập
1.2. Tồn tại những lối sống, đạo đức chưa tốt:
- Một bộ phận sinh viên Thương mại còn ham chơi chỉ cố gắng học cho xong, thụ động,
-

lười biếng, học theo cảm hứng, học đối phó,...
Một số có những biểu hiện khơng đúng mực, khơng tôn trọng giảng viên như: không tập

-

trung nghe bài giảng, thậm chí cịn nói chuyện trong lớp mặc dù đã bị nhắc nhở,…
Hiện tượng đi học muộn, ngủ trong giờ học, học hộ thi hộ, ... đã xảy ra không ít

4


-

Trong thi cử, một phần nhỏ sinh viên Thương Mại cịn tư tưởng dùng tài liệu để sao

chép, quay cóp, trao đổi trong phòng thi
2. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đưa ra giải pháp nâng cao đạo đức
cho sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay:
-

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thương Mại thơng qua các mơn
học, trong đó mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nịng cốt

-

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thương Mại thơng qua hoạt động
Đồn, Hội và các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm

-

Tuyên truyền về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM” cho
sinh viên qua các kênh thông tin đại chúng, trên mạng xã hội, báo chí.

-

Cần gắn kết ba chủ thể gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên.


5


ĐỀ TÀI CHÍNH:
PHÂN TÍCH CÁC THỜI KÌ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. ĐÂU LÀ THỜI
KÌ HÌNH THÀNH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người đảng viên trung thành và gương mẫu
của cách mạng Việt Nam đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Đã hơn 50 năm từ khi Người đi xa nhưng
tấm gương di sản Người để lại vẫn trường tồn và in sâu vào trong tâm trí mỗi con người Việt
Nam. Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln là biểu tượng ngời sáng về
đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ
đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn để lại cho các thế hệ
sau một di sản tinh thần vơ cùng q báu, đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại, bởi vậy nó là tài sản vơ giá của Đảng và
nhân dân ta. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, sự thắng lợi của cách mạng Việt
Nam một phần là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với hành trang là
chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho
đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy vấn đề giải phóng, dân tộc và con người là nhu cầu
cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức
trên toàn thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người. Đó là sản phẩm tổng hịa của những điều kiện khách quan
và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với thực
tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một
phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam
hiện đại. Đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trị càng vơ cùng to

lớn và quan trọng không những là kim chỉ nam cho hành động, chiến lược của cuộc kháng
chiến trường kỳ mà còn là cơ sở đánh giá phẩm chất đạo đức chiến sĩ cách mạng. Quá trình
6


hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua 5 giai đoạn chính: Trước năm 1911 là hình thành
tư tưởng u nước và có chí hướng tìm đường cứu nước mới; Giai đoạn 1911 – 1920 là hình
thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường Cách mạng vô sản;
Giai đoạn 1920 – 1930 là hình thành nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam; Giai
đoạn 1930 – 1941 là vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp Cách mạng Việt
Nam đúng đắn, sáng tạo và giai đoạn 1941 – 1969 là tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát
triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này mà nhóm chúng em thực hiện nghiên
cứu đề tài thảo luận: “Phân tích các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, đâu là
thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản về cách mạng Việt Nam, tại sao?”.

7


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở thực tiễn
1.1.Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Từ năm 1858 đến
cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra.
Các cuộc khởi nghĩa, trong đó có những cuộc dưới ngọn cờ “Cần Vương” tức giúp vua cứu
nước, tuy đều rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp
bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân

chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách nhưng đều thất bại.
Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đăt ra là: “Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến
thắng lợi?”
Trong bối cảnh đó, sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt
Nam xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời. Công nhân Việt Nam chịu ba
tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến. Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới
chủ.
Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là điều
kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác - Lênin xâm nhập truyền bá vào đất nước ta. Chính Hồ Chí
Minh là người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt
Nam. Sau đó, chính thực tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi; lãnh đạo đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,
vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh trên tất cả các phương diện.
1.2.Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phần lớn các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã trở
8


thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước đế quốc. Sang đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn
này ngày càng phát triển gay gắt. Giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa khơng chỉ địi hỏi
của riêng họ, mà cịn là mong muốn chung của giai cấp vơ sản quốc tế, tình hình đó đã thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác Lênin. Cách mạng Tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong
kiến, lập nên một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài
người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới,
mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Ngày 02/03/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Matxcova trở thành Bộ tham mưu, lãnh
đạo phong trào cách mạng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế Cộng sản đẩy
mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng Tháng Mười Nga ra
khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở
nhiều nước.
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô viết, Quốc tế Cộng
Sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ
phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng
sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
-

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất
khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn
lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

-

Truyền thống đồn kết nhân nghĩa: Hồ Chí Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với u
dân, có tinh thần đồn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiểu
với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa,
thương người của dân tộc Việt Nam.
9


-


Truyền thống hiếu học: Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngơn ngữ, phong tục
tập qn và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc; cần giữ cốt cách văn hóa dân tộc
đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam.

 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: trở thành tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh
2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
 Tinh hoa văn hóa phương Đông
-

Về Nho giáo:
 Tư tưởng trọng dân, lấy dân làm gốc
 Đề cao giáo dục, đạo đức
 Tư tưởng đoàn kết thiên hạ một nhà “tứ hải giai huynh đệ”
 Trung với nước, hiếu với dân

-

Về Phật giáo:
 Kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, thương yêu đồng bào
 Tiếp thu nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo việc thiện
 Đề cao quyền bình đẳng con người và chân lý; khun con người sống hịa đồng, gắn
bó với đất nước của Đạo Phật

-

Về Lão giáo:
 Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão tử, khuyên con người nên sống gắn
bó với thiên nhiên, hịa đồng với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
 Tôn trọng và vận dụng quy luật của tự nhiên: kêu gọi nhân dân ta trồng cây bảo vệ

môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người
 Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vịng danh lợi;
khun cán bộ, Đảng viên ít lịng tham muốn về vật chất; thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy
luật tự nhiên, xã hội

 Tinh hoa văn hóa phương Tây
-

Tự do, bình đẳng, bác ái

-

Tư tưởng dân chủ tư sản
10


 Quan điểm nhân quyền, khẳng định giá trị về con người
 Tư tưởng xây dựng Nhà nước dân chủ, hợp pháp, hợp hiến; đưa Pháp luật vào quản
lý xã hội,…
-

Tư tưởng thiên chúa giáo: Tinh thần bác ái, yêu thương con người rộng lớn, lòng hi sinh
cao thượng, mưu cầu phúc lợi cho xã hội.

2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
-

Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận trong
nhận thức và hoạt động cách mạng. Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp

của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với
thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm

-

cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trị quyết định
trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố quyết
định trực tiếp đến bản chất Cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh
-

Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hồi bão lớn cứu dân, cứu nước. Người có ý chí,
nghị lực to lớn, một mình đi ra nước ngồi khảo sát thực tế chỉ với hai bàn tay trắng.
Người đã làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, biết rất nhiều ngoại ngữ, tự học hỏi
và hoạt động Cách mạng.

-

Là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và
cách mạng

-

Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao qt thời đại

-


Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân

3.2.Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.
Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chế độ thực dân. Người đặc
biệt xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân; thấu hiểu tình cảnh

11


người dân ở nhiều nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Người thấu hiểu về phong trào
giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản,…
Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã hiện thực hóa
tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động; đồng thời tổng kết thực tiễn cách
mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng. Người đã chuẩn bị về nhiều mặt cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, sáng
lập Quân đội nhân dân Việt Nam, khai sinh nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Những phẩm
chất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau là
nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: THỜI KỲ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu
nước

 Q hương
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 tại q ngoại làng Hồng Trù, xã Chung
Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ (từ 1 đến 10 tuổi) Hồ
Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, sau đó đổi tên là Nguyễn Tất Thành.
Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An. Người

dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải chèo chống với thiên tai
khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lũ, mất mùa
thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong tiềm thức của người dân Nam Đàn
nói riêng, xứ Nghệ nói chung. Những khó khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:
“Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.”
Mặc dù, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệ rất giàu
truyền thống văn hoá và lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất, khắc khổ, cứng
cỏi, đánh giặc, giữ nước. Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hố gắn với tên tuổi chiến
cơng của các bậc anh hùng dân tộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm từ bao đời nay.

 Gia đình
12


 Bố - cụ Nguyễn Sinh Sắc
Thân phụ của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), con của một gia đình nơng
dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học
hành. Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học. Nguyễn Sinh Sắc được nhà nho Hoàng
Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Chẳng bao lâu chàng thanh
niên Nguyễn Sinh Sắc đã tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An
(1894) và được người cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái của mình là Hồng Thị Loan
làm vợ. Được gia đình và người vợ trẻ động viên, cùng với ý chí của mình, ơng cử Sắc đã
tiếp tục tham dự các kỳ thi Hội của Triều đình nhưng khơng đỗ, đến kỳ thi Hội lần thứ 3 ơng
mới đỗ Phó Bảng (1901).
Có thể nói, từ khi còn là một thanh niên đến khi lập gia đình và trở thành người đàn
ơng trưởng thành gánh vác trọng trách của một bậc Nho sỹ với gia đình và xã hội, cụ luôn
kiên trung với tư tưởng “thi đỗ cũng khơng nên làm quan, vì làm quan là áp bức, cướp bóc
của dân”. Nhưng sau khi đỗ Phó Bảng (1901), bị Triều đình phong kiến thúc ép nhiều lần,
buộc cụ phải ra làm quan, nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế quốc. Vì vậy, sau một thời

gian làm quan rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân
nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời (1929).
Với phẩm chất liêm khiết của một nhà nho, trong cuộc sống cụ Sắc ln dạy dỗ con cái
ln có ý thức lao động, học tập để hiểu “đạo lý làm người”. Ơng ln dạy dỗ, uốn nắn, định
hình nhân cách và tư tưởng rất thuận theo sự phát triển tự nhiên của con. Cho nên, cụ
Nguyễn Sinh Sắc đối với con cái ln tràn đầy tình thương u và trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị và đô hộ, một
điều đặc biệt là Nguyễn Sinh Cung được sống trong tình yêu thương, giáo dục cấp tiến và ý
chí lớn từ người cha của mình là cụ Nguyễn Sinh Sắc, nên ngay từ nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sớm định hình tư tưởng và ý chí vượt ra ngồi những lẽ sống bình thường của thanh
niên cùng trang lứa bấy giờ, đó là ra đi tìm đường cứu nước.
Tư liệu về cuộc đời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ghi lại, do tư chất thông minh hiếu
học, lại được cha đặc biệt chăm sóc giáo dục, thường xuyên kề cận, nên mọi lời nói, hành
động, ý tưởng hằng ngày của ông Sắc đều có ấn tượng và tác động sâu sắc đối với cậu Cung.
Không những thế, cụ Nguyễn Sinh Sắc còn đặc biệt cho người con Nguyễn Sinh Cung theo
13


học trường Tây học. Việc học ở trường Pháp là một tính tốn có chủ ý của cụ Nguyễn Sinh
Sắc trong việc giáo dục cho con đường hướng hành động. Với nhiều người đương thời, học
trường Tây là để mưu cầu thân cận hoặc làm việc với chính quyền Pháp, nhưng cụ Sắc định
hướng rất rõ ràng và tiên quyết là “Học để hiểu đạo lý làm người”, “học tiếng Pháp để hiểu
nước Pháp”. Cụ Nguyễn Sinh Sắc nói rõ điều này với con trai: “Muốn đánh Pháp thì phải
hiểu Pháp, muốn biết Pháp thì phải học chữ Pháp”.
Được sự hậu thuẫn tư tưởng cao thượng của người cha cho hoài bão vượt khỏi tầm tư
duy xã hội ở đất nước bị đô hộ lúc bấy giờ, năm 1911, Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất
Thành quyết định viết đơn xin học ở trường thuộc địa của Pháp (vì trường thuộc địa đó đào
tạo lên tay sai cho Pháp), quyết định sang tận nước Pháp xa xôi để hiểu đất nước này một
cách rõ ràng tường tận, từ đó vạch ra con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn đánh pháp thì
phải hiểu Pháp”.


 Mẹ - Hoàng Thị Lan
Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Hồng Thị Loan sinh năm 1868 trong một gia
đình nho học có truyền thống, bà lớn lên được thừa hưởng và tiếp thu nền tảng giáo dục yêu
nước tiến bộ của gia đình. Bà là một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương
con hết mực, chịu khó lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái. Bằng lao động,
bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã
vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình. Chính nhờ sự lao động cần cù của bà
và động viên lớn lao đã tạo cơ sở vững chắc cho ông yên tâm thi cử. Năm 1884 bà sinh cô
con gái Nguyễn Thị Thanh. Năm 1888 bà sinh con trai cả Nguyễn Sinh Khiêm. Năm 1890
bà sinh Nguyễn Sinh Cung (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1893, cụ Hoàng Đường
qua đời, bà vẫn tiếp tục động viên chồng “trau dồi văn chương, dùi mài kinh sử” để đền đáp
lại ơn nghĩa tình của cụ.
Từ năm 1883 đến năm 1894, bà là người giúp đỡ, tiếp sức cho chồng xây dựng nên
nghiệp lớn. Năm 1894 kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân, tuy
nhiên hồn cảnh gia đình vẫn khơng có gì thay đổi. Hàng ngày bà Loan vẫn miệt mài làm
đồng, tối về bà vẫn tay bế con, tay vò gạo nhóm củi đun bếp. Bà cịn dùng dây buộc võng
vào bàn đạp khung cửi để khi ngồi dệt vải vẫn có thể kéo võng ru con ngủ. Cuối năm 1895
tạm biệt mẹ già, gửi lại cô Thanh, bà Loan cùng chồng và hai con trai vào Huế để ông Sắc
14


học trường Quốc tử giám. Ở trọ tại ngôi nhà 112 đường Mai Thúc Loan, bà lấy nghề dệt vải
truyền thống của quê hương để sinh sống từ năm 1895 đến 1898. Tuy nhiên, vuông vải dệt
kiểu quê ở kinh thành ít người dùng, bà Loan phải học thêm nghề dệt gấm để có tiền cơng
khá hơn. Ơng Nguyễn Sinh Sắc dạy cho các con nền văn hoá bác học đậm chất yêu nước, thì
bà Loan giáo dục các con nhân cách, đạo lý làm người qua văn hoá dân gian truyền thống
bằng những lời ru, truyện kể.
Năm 1900, ở Huế bà Hoàng Thị Loan sinh người con trai út là Nguyễn Sinh Xin, cuộc
sống vơ cùng gian khó khiến bà đau ốm liên miên, cậu Nguyễn Sinh Cung vừa ẵm em thơ

vừa lo thuốc thang chăm mẹ, nhưng đến ngày 10/02/1901 (tức ngày 22 tháng chạp năm
Canh Tý) bà Loan qua đời khi ở tuổi 33. Khi Bà qua đời, khơng có người thân bên cạnh, chỉ
có cậu Cung (Bác Hồ) tuổi mới lên 10 và em bé Xin đang khát sữa. Được bà con, bạn bè
đùm bọc, giúp đỡ, thi hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi Tam Tầng, xứ Huế. Năm
1922 cô Thanh đưa mộ mẹ về vườn nhà. Năm 1942 cậu Khiêm chuyển hài cốt mẹ lên an
táng ở núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ. Năm 1984, lăng mộ Bà Loan được xây dựng
khang trang, đẹp đẽ tương xứng với công lao của người mẹ có cơng sinh thành, ni dưỡng
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay khu mộ của bà Hồng Thị Loan là một di tích lịch sử, một
điểm du lịch thiêng liêng tại Nam Đàn, Nghệ An.
Cuộc đời bà Loan đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành tình cảm u thương,
kính trọng, hết lịng vì mọi người, vượt khó, dám hi sinh vì lý tưởng lớn lao. Hình ảnh người
mẹ khơng bao giờ phai mờ trong tâm trí Chủ tịch Hồ Chí Minh nên năm 1928 khi đang hoạt
động bí mật ở Xiêm, một đêm vẳng nghe một bà mẹ Việt kiều ru con khiến Người xúc động:
Xa nhà chốc mấy mươi niên; Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con.
 Anh, chị em
Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) còn gọi là
Bạch Liên và anh cả của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888 - 1950).
Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích cực tham gia các
phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kết án tù đày.
Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả bà Thanh và ơng Cả Khiêm đều không màng
danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước, trở thành
tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao cả, nghĩa khí và lịng vị tha.
15


 Được ni dưỡng, giáo dục từ gia đình và tiếp thu văn hóa từ q hương, Hồ Chí Minh đã
có một hành trang vững chắc như vốn văn hóa dân tộc, Nho học, hiểu biết ban đầu về văn
hóa Pháp, kinh nghiệm thực tiễn để lựa chọn con đường sang Pháp ra đi tìm đường cứu
nước.
1.2. Thời kỳ 1911 – 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam

theo con đường Cách mạng vô sản
 Giai đoạn từ 1911 đến 1917
Hồ Chí Minh đi đến nhiều nơi trên đất nước, Người “đi qua ba đại dương, bốn châu
lục” và xác định đúng bản chất, thủ đoạn tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh của
nhân dân thuộc địa. Hồ Chí Minh chứng kiến những tên đế quốc thực dân sống một cuộc
sống xa hoa, hào nhống, cịn những người dân bị áp bực thì sống một cuộc sống khổ cực.
Logic con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu qua hành trình đến các nước
đế quốc, tư bản, thuộc địa. Ngày 05/06/1911, lấy tên là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành rời xa Tổ
quốc Việt Nam thân yêu trên chiếc tàu buôn Đô Đốc Latút Sơ Tơrêvilơ (Amiral Latouche
Trêville) thuộc hãng Sác giơ Rêuyni của Pháp bằng công việc làm phụ bếp trên chuyến tàu.
Trên hành trình này Người khơng chỉ dừng lại ở Pháp và còn đi đến rất nhiều nơi: Châu Âu,
Châu Phi, Châu Mỹ... Đặt chân đến nước Châu Phi, nơi mà phần lớn nằm dưới sự cai trị của
thực dân Châu Âu, Người đã chứng kiến cảnh những người da đen nơi đây bị đối xử tàn bạo,
không giống như một con người mà chỉ là một thứ hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các ơng
chủ bn người. Sự thống trị hà khắc, nỗi thống khổ vô cùng với cảnh nhân phẩm bị chà đạp
của những người da đen đã làm quặn đau trái tim Nguyễn Tất Thành. Hành trình Châu Phi
đã góp phần cho sự trưởng thành trong nhận thức và tâm hồn của nhà Cách mạng trẻ tuổi
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ),
Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở Mỹ. Khi đến thăm tượng nữ thần tự do,
Người đã ghi lại những dòng cảm tưởng: “Ánh sáng trên đầu Nữ thần Tự do tỏa rộng khắp
trời xanh, cịn dưới chân tượng Nữ thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận
người phụ nữ cũng vậy. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ
có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.

16


Trải qua những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế
giới, Nguyễn Tất Thành đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản. Người vô cùng
xúc động trước cảnh sống cùng khổ của lớp người lao động ở các nước và Người đã rút ra

kết luận “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái mà thơi; tình hữu ái vơ sản”.
Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành một nhận thức mới về bạn và thù: Nhân
dân lao động các nước, trong đó có giai cấp cơng nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của nhau;
còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao
động.
 Giai đoạn từ 1917 đến 1919
Ngày 03/12/1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện hoạt động
trực tiếp trong phong trào Việt Kiều và phong trào công nhân Pháp. Trở lại Pháp, lúc đầu
Người sống ở phố Sarơnnơ, sau đó đến ở ngơi nhà số 6 Vila đờ Gôbơlanh và nhà số 9 ngõ
Công Poanh, quận 17 Paris. Cuộc sống của Người gặp nhiều khó khăn, vừa hoạt động chính
trị, vừa phải làm thuê để kiếm sống, nhưng Người vẫn luôn lạc quan, hăng hái học tập, hoạt
động.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của một số Đảng viên tiên tiến của Đảng xã hội Pháp, năm
1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp (đây là chính Đảng lớn nhất lúc bấy giờ ở Pháp),
bởi theo Người, đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nhân dân Việt Nam, là tổ chức duy
nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái. Lúc này
cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công làm chấn động cả thế giới. Như tiếng sấm
mùa xuân, cách mạng tháng Mười đã thức tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao động các
dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng dậy đấu tranh. Nó đã mở ra một thời đại mới trong lịch
sử loài người. Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người quyết tâm đi theo con đường cách
mạng của Lênin. “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự
nhiên. Tơi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tơi kính u Lênin vì Lênin là một
người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tơi chưa hề đọc một quyển
sách nào của Lênin viết.”
17


Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Đầu năm 1919 các nước đế quốc

thắng trận họp hội nghị Véc Xây nhằm chia lại thị trường thế giới. Thay mặt những người
Việt Nam yêu nước ở Pháp và lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi đến Hội nghị bản yêu
sách nổi tiếng của nhân dân An Nam địi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do dân chủ và
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Đây chính là lời nói chính nghĩa của đại biểu đầu
tiên cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn thế giới.
Sau cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển
mạnh. Đầu năm 1919, Lênin và những người theo Chủ nghĩa Mác đã họp hội nghị ở
Mátxcơva để thành lập quốc tế cộng sản (Quốc tế III). Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đánh
dấu sự thắng lợi vĩ đại của phong trào cách mạng thế giới.
 Năm 1920
Hồ Chí Minh tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Nam theo con đường cách mạng vơ sản
Tháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi
lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Lênin. Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chính trị khó
hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận
cương của Lênin làm cho tơi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tơi vui
mừng đến phát khóc lên”. Từ Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng,
đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trong đó có cách mạng Việt
Nam, Luận cương đã làm cho Người vui mừng, sung sướng đến phát khóc. Từ đó Người
hồn tồn tin tưởng theo Lênin và Quốc tế III.
Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh, 5 tháng sau đó, tháng 12
năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vì đảng Pháp là đảng thực hiện
khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, vì đó là tổ chức duy nhất bênh vực quyền lợi của
các thuộc địa mà chưa hề có nhận thức rõ ràng về Chủ nghĩa Mác - Lênin, về Chủ nghĩa xã
hội. Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước
đến với Chủ nghĩa Mác Lênin.
18



Điều đó đánh dấu bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong
nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ chủ nghĩa yêu nước kết hợp với
chủ nghĩa quốc tế vô sản và lý luận cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành
người cộng sản với hệ tư tưởng mới của giai cấp công nhân. Người khẳng định: "từng bước
một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm làm công tác thực
tế, dần dần tơi hiểu được rằng chỉ có Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
1.3. Thời kỳ 1920 – 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng
Việt Nam
1.3.1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến đầu năm 1930
 Thời kỳ ở Pháp (1921 – 1923)
Năm 1921, Hồ Chí Minh cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội
Liên hiệp Thuộc địa với mục đích đồn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thơng qua
tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Bên cạnh đó, Người
xuất bản tờ Người cùng khổ (Le Paria). Hồ Chí Minh đã hoạt động tích cực trong cương vị
lãnh đạo hội, đồng thời là người chịu trách nhiệm mọi mặt của tờ Người cùng khổ. Người sử
dụng báo chí Pháp để lên án chủ nghĩa thực dân Pháp. Những hoạt động sơi nổi đó có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến phong trào cách mạng ở các thuộc địa nói chung cũng như Việt Nam
nói riêng.
Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cử vào Hạ viện
Pháp, nhưng thất bại.
 Thời kỳ ở Liên Xô (1923 -1924)
Hồ Chí Minh sang Liên Xơ, lúc đầu để tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được
bầu vào Đồn Chủ tịch. Sau đó Người được lưu lại và tham quan triển lãm kinh tế quốc dân
Liên Xô, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên Xơ, sau đó vào
học lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đơng.
Năm 1924, Hồ Chí Minh tham dự Đại Hội V Quốc tế Cộng sản và được bầu làm ủy
viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Sau đó, Người cịn lần lượt tham dự
Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Cơng hội đỏ. Tại Đại hội Quốc tế

thì Người đã có những bài phát biểu:
19


- Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản: Người tố cáo thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất
của nông dân ở Đông Dương và ở các thuộc địa khác như Angiêri, Marốc, một số nước miền
Tây châu Phi và miền xích đạo châu Phi thuộc Pháp. Những người dân thuộc địa đang chết
dần chết mịn vì đói rét, bệnh tật, nơi ở tồi tàn, vì những cuộc hành binh càn quét.
- Đại hội VI Quốc tế Thanh niên Cộng sản: Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc trả lời nhà
văn I.Êrenbua khi được hỏi cảm nghĩ về mùa Xuân này: “Tơi chỉ có một mong ước là sớm
trở về Tổ quốc tôi".
- Đại hội lần thứ III Quốc tế Công hội Đỏ: Trong phiên họp thứ 15, ngày 21-7, Nguyễn
Ái Quốc đã đọc tham luận về sản xuất công nghiệp ở Đơng Dương và tình hình cơng nhân
tại một số xí nghiệp lớn.
Trong thời gian ở Liên Xơ, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo,
Thư tín quốc tế (Inprékor), Tạp chí Cộng sản… Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên
quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa,
mối quan hệ giữa cách mạng vơ sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa.
Từ đó, ta thấy hoạt động Cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh là hoạt động có tổ
chức và Người sử dụng báo chí rất hiệu quả. Người nhận rõ vai trò của tổ chức và báo chí từ
rất sớm mà ngày nay chúng ta gọi là “Cơ quan quyền lực thứ tư”. Đối với kẻ thù, người sử
dụng báo chí là để tấn cơng và lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù. Còn đối với nhân dân, Người
sử dụng báo chí là để tuyên truyền và vận động Cách Mạng.
 Thời kì ở Trung Quốc (1924 – 1927)
Cuối năm 1924: Hồ Chí Minh tới Quảng Châu - Trung Quốc. Được sự ủy nhiệm của
Quốc tế Nông dân, Người tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng và phong trào nông dân ở
Trung Quốc và một số nước châu Á.
Trong vai trò là thành viên của Quốc tế Cộng sản khu vực phương Đông và đại diện
của Hội Nơng dân quốc tế, Hồ Chí Minh tích cực tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản
Trung Quốc tại Quảng Châu và tìm hiểu được tình hình phong trào cách mạng Trung Quốc,

tình hình hoạt động của Người và các đồng chí của Người ở Quảng Châu, tình hình của các
nhà hoạt động cách mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, tình hình thực tế của
bản thân cũng như cách phân tích, đánh giá để báo cáo với Quốc tế Cộng sản hoặc viết thành
các bài viết đăng trên tạp chí "Thơng tin quốc tế" của Quốc tế Cộng sản.
20


Tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên”
(06/1925), tổ chức sau này sẽ thành tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cịn ra
báo Thanh niên làm cơ quan ngơn luận của Hội, trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị
cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam đang có mặt tại Quảng Châu với tổng số
75 người. Giảng viên chính của các lớp là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngồi ra, cịn có
một số giảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô. Để tổ chức được ba lớp học
đó, Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, trước hết là về trụ sở, tài
chính và các mối liên lạc.
Chương trình huấn luyện của lớp chính trị cách mạng gồm có:
- Cách mạng là gì? Có mấy thứ cách mạng: Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp, Cách
mạng Tháng Mười Nga…
- Các chủ nghĩa: Chủ nghĩa Tam dân, Chủ nghĩa vơ chính phủ, Chủ nghĩa cộng sản.
- Quốc tế là gì? Đã có mấy quốc tế: Đệ nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam quốc tế…
- Các chính thể: Lập hiến, đại nghị, ủy viên chế.
- Các tổ chức: Quốc tế phụ nữ, Quốc tế thanh niên, Quốc tế công nhân và Quốc tế cứu
tế đỏ…
- Các tổ chức: Nông hội, Công hội…
Nội dung các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc sau này được Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức tập hợp lại và in thành cuốn sách nổi tiếng Đường Kách mệnh. Đây là tác phẩm lý
luận chính trị vơ sản đầu tiên ở nước ta, đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin ở Việt Nam. Kết thúc khóa học, có người được giữ lại ở nước ngồi cơng tác,
có người được cử đi học tiếp ở Liên Xô, hoặc Trường Quân sự Hồng Phố (Quảng Châu)...
cịn phần đơng thì được cử về.

 Những năm 1828 – 1930:
Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ Châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín (trong
tiếng Thái và tiếng Lào, "thầu" chỉ người nhiều tuổi và biểu thị sự tơn kính) để tun truyền
và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái
Lan hoạt động.
Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan, theo ngả Singapore để sang Trung Quốc,
triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930)
21


×