Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.09 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

Chuyên đề 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN

Tên đề tài luận án
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO
GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC
NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI CÁC BỆNH VIỆN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Nguyễn Công Giáp
2. TS. Ngô Viết Sơn

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp......................1
2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với
các doanh nghiệp........................................................................................................7


3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối
ngành sức khỏe với các bệnh viện............................................................................10
4. Nhận xét chung và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án.......................15
4.1. Nhận xét chung về các cơng trình nghiên cứu................................................15
4.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án..............................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................18


Chuyên đề 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN
MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển giáo dục và đào tạo thì vấn đề phối hợp đào tạo giữa
trường đại học và doanh nghiệp nói chung và giữa trường đại học khối ngành
sức khỏe và bệnh viện nói riêng đã và đang được các nước trên thế giới và ở
Việt Nam rất quan tâm. Có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam liên quan đến hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong bổi cảnh hoạt động phối hợp đào tạo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Việc tổng hợp kết quả nghiên cứu của các cơng trình này sẽ giúp làm sáng tỏ
những khía cạnh lý luận và thực tiễn đã thực hiện được và những vấn đề cần
nghiên cứu tiếp.
1. Nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhiều nhà khoa học trong nước và
trên thế giới đã sớm quan tâm và đi sâu nghiên cứu vấn đề phối hợp này, nhằm
làm rõ bản chất của mối quan hệ, tìm kiềm các hình thức và giải pháp phối hợp
hiệu quả nhất trong đào tạo nhân lực.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường và
doanh nghiệp đã đề cập đến những lợi ích của hoạt động phối hợp này. Các tác

giả trong và ngồi nước đều có chung nhận định rằng hoạt động phối hợp đào
tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đem lại lợi ích khơng chỉ cho nhà trường,
cho doanh nghiệp, cho người học mà cịn cho cả xã hội. Các lợi ích đó bao gồm:
- Nhóm lợi ích đem lại cho chính phủ: Việc thực hiện phối hợp đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp chính phủ cải thiện các điều kiện kinh
tế-xã hội cũng như mức sống của nhân dân, tăng tính cạnh tranh của các ngành
1


kinh tế, cải thiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ
nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển.
- Nhóm lợi ích đem lại cho doanh nghiệp: Thông qua hợp tác đào tạo giữa
nhà trường với doanh nghiệp, các doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng nhân lực
có chất lượng, doanh nghiệp có điều kiện giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình
độ, tay nghề cao đồng thời tăng nguồn lực lao động lành nghề, chất lượng sản
phẩm tăng, tăng tính cạnh tranh, cơng nhân lành nghề có điều kiện phát triển
năng lực lãnh đạo.
- Nhóm lợi ích đem lại cho nhà trường: Về phía nhà trường, việc phối hợp
với doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích. Đó là: phối hợp xây dựng chương trình đào
tạo có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; có cơ hội nhận hỗ trợ từ
doanh nghiệp về cơ sở vật chất, tài chính và chuyên gia; trở thành đối tác trong
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp; tạo được vị thế nhà trường, gia tăng khả
năng tuyển sinh, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
- Nhóm lợi ích đem lại cho sinh viên: Thông qua hoạt động phối hợp đào
tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, sinh viên có điều kiện tiếp cận việc làm
ngay sau khi tốt nghiệp; có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm được trả lương cao;
hài lịng về nghề nghiệp; có chứng chỉ về dạy nghề thuận lợi hơn trong quá trình
hành nghề; chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời.
Trong cơng trình nghiên cứu “Cost and Benefits in Vocational Education
and Training” Kathrin Hoeckel đã phân định lợi ích từ hoạt động phối hợp đào

tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp thành hai loại: lợi ích ngắn hạn và lợi ích
dài hạn, đồng thời chỉ ra ba đối tượng trực tiếp thụ hưởng, đó là cá nhân, doanh
nghiệp và xã hội [83].
Với cá nhân: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: cơ hội lựa chọn nghề nghiệp;
nâng cao mức thu nhập; thỏa mãn với cơng việc; chấp nhận khóa học nghề
nghiệp hơn khóa học phổ thơng. Lợi ích dài hạn bao gồm: linh hoạt, thích ứng
nhanh; khả năng học tập suốt đời.

2


Với doanh nghiệp: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: chất lượng sản phẩm cao
hơn nhờ lực lượng lao động lành nghề; tiết kiệm chi phí từ việc tuyển mới lao
động tay nghề cao từ bên ngồi. Lợi ích dài hạn bao gồm: mang lại nhiều lợi
nhuận; ít phải thay thế người lao động hơn.
Với xã hội: Lợi ích ngắn hạn bao gồm: tiết kiệm chi phí cho trợ cấp xã
hội. Lọi ích dài hạn bao gồm: hiệu quả ngồi đạt được nhờ giáo dục tốt hơn; gia
tăng nguồn thuế thu nhập từ mức lương cao hơn.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu của Kathrin Hoeckel đã không xem xét
một đối tượng quan trọng nhất trong việc hưởng lợi từ hoạt động phối hợp đào
tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, đó là nhà trường.
Qua cơng trình nghiên cứu “Matching demand and supply in enterprisebased training - Which role does training consultation play” tác giả Bernd
Kapplinger [81] đã làm sáng tỏ vai trò của các doanh nghiệp trong việc tư vấn
cho các cơ sở đào tạo về phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn, qua đó làm cho các doanh nghiệp hài lòng về sản phẩm đào tạo
của nhà trường. Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả George Mbugua,
thơng qua cơng trình nghiên cứu “Enterprise Based Training (EBT) and
Enterprise Growth, Productivity and Innovativeness among manufacturing
firms in Nairobi” [82] đã nêu bật một số kết quả về mối quan hệ giữa đào tạo
dựa vào doanh nghiệp, góp phần cải thiện hiệu suất lao động và tính sáng tạo

của nhân lực đã qua đào tạo ở nhà trường.
Ở trong nước, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phối hợp đào
tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Một số cơng trình có thể kể đến là: Cơng trình “Thiết lập mối quan hệ giữa cơ
sở đào tạo và cơ sở sản xuất – một giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo nghề” của Nguyễn Minh Đường [18]; Cơng trình
nghiên cứu “Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Khắc Hồn
[29]; Cơng trình nghiên cứu “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với
3


doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trịnh Thị Hoa Mai [49]; Cơng trình nghiên cứu
“Kinh nghiệm của một số nước về hợp tác đào tạo giữa các trường đại học và
doanh nghiệp” của Nguyễn Thị Kim Nhã [52] … đã đề cập đến liên kết đào
tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, đưa ra một số giải pháp là phải coi phối
hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp như là một hình thức đào tạo cho
người lao động, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, đổi mới
phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên trên cơ sở hợp tác
giữa hai bên. Các cơng trình này cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng phối hợp đào tạo, trong đó chú trọng việc xây dựng cơ chế,
chính sách và mơ hình liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Cụ thể như
sau:
- Tác giả Nguyễn Xuân Thiên đã thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm của
Nhật Bản trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nhân lực và đã công bố kết quả nghiên cứu của mình “Hợp tác giữa các
trường, viện và công ty ở Nhật Bản - Những gợi ý cho Việt Nam” [78] trên tạp
chí Viện Nghiên cứu Đơng Bắc Á. Tác giả đã phân tích thực trạng phối hợp
đào tạo giữa các cơng ty với các có ở đào tạo Nhật Bản, kinh nghiệm của Nhật
Bản và từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo giữa

nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy vậy, cơng trình nghiên cứu này
chưa phân tích các cơ sở khoa học của hoạt động hợp tác mà mới quan tâm
cách thức tiến hành quan hệ hợp tác của nhà trường với các doanh nghiệp một
cách đơn phương.
- Khác với cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Xn Thiên, cơng trình
nghiên cứu của Phùng Xn Nhạ “Mơ hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay” [54] đã trực diện đi sâu mổ xẻ vấn đề thực tiễn
phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Qua
phân tích thực trạng, tác giả đã khẳng định hoạt động đào tạo của các trường đại
học còn thiếu gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp. Để thúc đẩy mối liên kết này,

4


theo tác giả thì phải làm rõ lợi ích, cơ chế liên kết và điều kiện đảm bảo để hoạt
động liên kết thành cơng.
- Cơng trình “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp
ở Việt Nam” của Trịnh Thị Hoa Mai [49] đã nêu lên việc liên kết đào tạo giữa
nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả
hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trị là những nhà cung cấp thông tin để
các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Cơng trình “Mơ
hình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp” của Nguyễn Minh Phong [58]
đã nêu sự cần thiết trong việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
để duy trì và phát triển sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của bản thân mỗi
doanh nghiệp, nhà trường. Cơng trình “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường
với doanh nghiệp” của Trần Anh Tài [64], nêu thực trạng mối liên hệ giữa nhà
trường và xã hội, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học, cao
đẳng ở nước ta hiện nay, nhấn mạnh nguyên nhân của thực trạng chưa gắn kết
giữa đào tạo với nhà sử dụng lao động, giữa nhà trường với xã hội. Báo cáo đề
tài NCKH cấp Bộ “Các giải pháp liên kết giữa nhà trường với cơ sở sản xuất

nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”của Nguyễn Xuân Mai [50] đã
đưa ra một số vấn đề lý luận về liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh
nghiệp, thực trạng về những khó khăn đồng thời cũng đưa ra một số biện pháp,
trong đó có vấn đề chính sách và cơ chế hợp tác.
Hồng Phương Bắc (2028) qua cơng trình nghiên cứu “Một số giải pháp
tăng cường đào tạo gắn với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại
Trường Đại học Thái Bình” đã trình bày một số định hướng và hoạt động cần
thiết triển khai của Trường Đại học Thái Bình trong quá trình đào tạo, nhằm
hướng tới nâng cao chất lượng đầu ra đáp ứng thì trường lao động. Qua khảo sát
thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể như: Tăng
cường bồi dưỡng nhận thức về đào tạo và đào tạo nghề cho giảng viên nhà
trường, nhằm yêu cầu giảng viên tăng cường dạy học gắn với thực tiễn trong quá
trình dạy học ở giảng đường; Tổ chức cho giảng viên nâng cao chuyên môn,
5


nghiệp vụ, nắm vững và cập nhật các thay đổi của mơi trường lao động của lĩnh
vực mình đào tạo thông qua việc tập huấn, tham quan,... về các doanh nghiệp,
các đơn vị sử dụng lao động; Đổi mới các hình thức đào tạo, tăng cường các
chương trình ngoại khóa nhằm phát triển các năng lực xã hội như hợp tác, giải
quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,... cho sinh viên trong quá trình đào tạo tại nhà
trường. Việc phối hợp với nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo khơng cịn
là vấn đề mới trong đào tạo nhân lực nói chung. Tuy vậy, do nhiều lí do khách
quan khác nhau nên vẫn cần có những điều chỉnh và nghiên cứu triển khai nhất
định tại Trường Đại học Thái Bình trong cơng tác đào tạo có sự phối hợp với các
doanh nghiệp trên địa bàn. Các giải pháp đề ra ở trên sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đầu vào cũng như chất lượng đầu ra hay hiệu quả đào tạo của nhà trường
[6].
Tác giả Đinh Văn Toàn (2016) qua cơng trình nghiên cứu “Hợp tác đại
học- doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam” đã trình bày các

nội dung hợp tác đại học-doanh nghiệp trên thế giới, đưa ra các hình thức hợp
tác đại học -doanh nghiệp ở một số quốc gia. Đồng thời, tác giả đánh giá kết quả
hợp tác điển hình ở một số đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó chỉ ra
một số tồn tại và nguyên nhân và đưa ra kiến nghị với chính phủ, với trường đại
học và doanh nghiệp [72].
Tác giả Nguyễn Hoài Sanh (2018) nghiên cứu: “Đẩy mạnh hoạt động
phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo đại học Trường Đại học Hà Tĩnh”.
Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề như: Phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo
đại học là một nhu cầu khách quan; Tình hình hoạt động phối hợp với doanh
nghiệp trong đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh những năm vừa qua. Từ đó tác
giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp với doanh
nghiệp trong đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Nâng cao chất lượng giáo dục
đại học là vấn đề sống cịn khơng chỉ của mỗi cơ sở giáo dục đại học mà là vấn
đề đặt ra cho cả hệ thống giáo dục đại học của đất nước. Chất lượng giáo dục đại
học khơng chỉ được nói đến một cách chung chung trừu tượng, định tính mà
6


phải được cụ thể hóa bằng các tiêu chuẩn rất cụ thể của Chuẩn đầu ra có thể
“cân - đong - đo - đếm” được và được kiểm chứng bởi các doanh nghiệp trong
quá trình sử dụng lao động. Vì thế, phối hợp toàn diện, chặt chẽ với doanh
nghiệp để đào tạo đại học là xu thế khách quan mà các trường đại học khơng có
sự lựa chọn khác, nhất là trong xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ hiện nay [61].
Cũng đã có một số luận án nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp, nhu cầu xã hội như: luận án "Kết hợp đào tạo tại trường và doanh
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay" của
Trần Khắc Hoàn [29]. Cơng trình này mới đề cập đến tổ chức q trình đào tạo
kết hợp giữa trường và doanh nghiệp mà chưa bàn đến phương thức đào tạo theo
mô - đun hướng tới việc làm và chuẩn công nghiệp. Những luận án này đã trình
bày cơ sở lý luận và thực trạng của quản lý đào tạo nhân lực nói chung và quản

lý đào tạo nghề nói riêng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dạy nghề
và đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới cơng tác quản lý đào tạo với mục
đích để sản phẩm của đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Luận án “
Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ” của Phan Minh Hiền [27], luận
án đề cập đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở tầm vĩ mô cấp
quốc gia; Luận án “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển
các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ” của Đào Thị Thanh
Thủy [70], luận án đề xuất các giải pháp như : Thành lập Hội đồng điều phối
đào tạo nhân lực kỹ thuật cấp vùng và Thiết lập mối liên kết giữa các cơ sở dạy
nghề trong cùng địa bàn, địa phương.
2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học
với các doanh nghiệp
Do tầm quan trọng của vấn đề phối hợp đào tạo giữa trường đại học với
doanh nghiệp nên những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
quản lý hoạt động phối hợp này được thực hiện nhằm tìm ra các hình thức và
giải pháp quản lý hiệu quả nhất trong phối hợp đào tạo sinh viên giữa nhà
trường và doanh nghiệp.
7


Tác giả Nguyễn Đức Anh trong Luận án của mình “Quản lý hoạt động
hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
ngành kỹ thuật điện tử, truyền thơng” [1] đã đi sâu tìm hiểu thực trạng và cố
gắng đưa ra giải pháp quản lý vấn đề hợp tác đào tạo sinh viên giữa nhà trường
và doanh nghiệp. Theo tác giả Luận án, vấn đề khó khăn hiện nay trong q
trình triển khai hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp thể hiện ở chỗ:
Các trường đại học khó thu hút các doanh nghiệp ký kết văn bản hợp tác đào tạo
nhân lực kỹ thuật điện tử, viễn thơng; Việc triển khai hình thức hợp tác đào tạo
theo “đơn đặt hàng” khó thực hiện; Quá trình thu hút sự tham gia của các
chuyên gia có trình độ ở các doanh nghiệp điện tử, viễn thơng vào phát triển

chương trình đào tạo ở trường đại học đang có nhiều trở ngại; Sự phối hợp dạy
học giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sinh viên ngành
điện tử, viễn thông chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả; Hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông
chưa được phối hợp chặt chẽ; Việc khai thác cơ sở vật chất và thiết bị của các
doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động đào tạo ở các trường đại học chưa được
chú ý. Từ các hạn chế này, tác giả Nguyễn Đức Anh đã đề xuất 7 giải pháp nhằm
quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác trong đào tạo giữa trường đại học và các
doanh nghiệp kỹ thuật điện tử, viễn thơng. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này
chưa làm sáng tỏ các nguyên nhân gây ra các hạn chế mà luận án đã chỉ ra ở
trên, nên việc đề xuất các giải pháp cịn mang tính chung chung, chưa thực sự cụ
thể và chưa có tính đột phá trong việc giải quyết các khó khăn.
Trong Luận án “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp
với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai” tác giả Đoàn Như Hùng đã tiếp cận phối hợp giữa chức năng quản lý và
vận dụng mơ hình CIPO, từ đó khảo sát thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa
cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và đề xuất 5 giải pháp khắc phục hạn chế, bất
cập đó [35].
8


Trong Luận án “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Nguyễn Phan Hịa [28] đã phân tích
cụ thể về nguyên tắc, nội dung, lợi ích trong liên kết đào tạo; mục đích, mơ hình,
hình thức, nội dung, cách thức tổ chức, điều kiện đảm bảo, các yếu tố ảnh hưởng
và đánh giá trong quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp,
chỉ ra các hạn chế của thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý liên kết đào
tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng từ góc độ của một địa phương, tác giả Nguyễn Tuyết Lan trong luận

án của mình “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” [43] đã xây dựng
hệ thống lý luận về liên kết đào tạo và quản lý quá trình liên kết đào tạo theo mơ
hình CIPO. Trên cơ sở khung lý luận này, tác giả Luận án đã khảo sát và đánh
giá thực trạng về các mặt: thực trạng liên kết trong tuyển sinh; thực trạng liên
kết trong xây dựng chuẩn đầu ra; thực trạng liên kết xây dựng mục tiêu, nội
dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá. Từ phân tích thực trạng liên kết đào tạo giữa trường cao
đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả Luận án Nguyễn Tuyết
Lan đã mổ xẻ các khía cạnh quản lý hoạt động liên kết này, từ quản lý đầu vào,
quản lý quá trình, quản lý đầu ra và quản lý tác động bổi cảnh. Trên cơ sở kết
quả khảo sát thực tiễn, tác giả chỉ ra bốn hạn chế cơ bản của hoạt động quản lý
liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc,
đó là: nội dung hình thức liên kết còn nhiều khiếm khuyết; việc quản lý hoạt
động liên kết đào tạo với doanh nghiệp còn nhiều lúng túng; doanh nghiệp
chưa thực sự chú trọng đến hoạt động liên kết đào tạo với nhà trường; chưa có
đủ chính sách, quy định ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với
liên kết đào tạo với nhà trường. Tuy nhiên, tác giả Luận án chưa đưa ra được
các giải pháp đột phá nhằm giải quyết các hạn chế đã phát hiện được qua khảo
sát thực tế.

9


Trong cơng trình nghiên cứu: “Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa
Trường cao đẳng nghề Yên Bái với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái”
tác giả Nguyễn Huy Tồn [73] đã trình bày khá rõ khái niệm phối hợp đào tạo,
chất lượng đào tạo. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số mơ hình phối hợp
đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp, nêu được nội dung phối hợp giữa
Trường cao đẳng nghề với các doanh nghiệp. Trong cơng trình nghiên cứu này,

tác giả đã phân tích được thực trạng quản lý phối hợp, chỉ ra được những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng
nghề Yên Bái với các doanh nghiệp, và từ đó đã đưa ra 7 biện pháp có tính khả
thi nhằm tăng hiệu quả quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề
Yên Bái với các doanh nghiệp.
Một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí của các nhà nghiên cứu
giáo dục điển hình như các tác giả: Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Viết Sự, Vũ
Văn Tảo, Nguyễn Tiến Đạt, Trần Khánh Đức, Phan Văn Kha, Hà Thế Truyền và
các nhà Quản lý Giáo dục khác đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn
đề quản lý phối hợp đào tạo giữa trường và các cơ sở thực hành cũng như các
doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học
khối ngành sức khỏe với các bệnh viện
Cho đến nay, đã có những cơng trình nghiên cứu, các bài báo khoa học
liên quan đề cập trực tiếp về vấn đề phối hợp đào tạo tại trường và bệnh viện.
Điển hình là đề tài năm 2012 của tác giả Nguyễn Trường Sơn nghiên cứu:
“Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của ba khóa sinh viên đại học điều dưỡng
chính quy được đào tạo tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.”. Trong đề
tài này, tác giả đã phân tích một số “hình thức kết hợp giữa Trường – Viện trong
cơng tác đào tạo” [62]. Tuy nhiên, cơng trình chưa có điều kiện để đề cập đến
các vấn đề như: Cơ sở khoa học của phối hợp đào tạo, phương thức phối hợp
đào tạo tổng quát, các điều kiện, nguyên tắc, phương pháp thực hiện, quy trình
phối hợp, các biện pháp để thực hiện phối hợp đào tạo.
10


Đề tài năm 2011 tác giả Trương Tuấn Anh, “Nghiên cứu thực trạng việc
làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” [3].
Trong đề tài tác giả đã phân tích mơ hình đào tạo kép, mơ hình đào tạo “ln
phiên” (Alternation) và đưa ra một số biện pháp trong việc kết hợp đào tạo giữa

trường Đại học Điều dưỡng Nam Định với các đơn vị sử dụng lao động. Tuy
nhiên, đề tài chưa có điều kiện để phân tích các vấn đề như: Các cơ sở khoa học
của phối hợp đào tạo, chưa nêu được mơ hình đào tạo như ở các nước Châu Á
như: Trung Quốc, Thái Lan,…mà biện pháp đề ra chủ yếu tập trung vào “quan
hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động”, chưa đi sâu vào vấn đề quản lý
phối hợp đào tạo.
Trong cơng trình nghiên cứu “Sự hợp tác giữa các cơ sở chăm
sóc sức khỏe và các trường điều dưỡng về giáo dục lâm sàng”,
các tác giả Türkan Ülker và Fatoş Korkmaz đã chỉ ra điều quan trọng đối
với cả các trường đại học và các bệnh viện là phải thiết lập một
sự hợp tác tích cực dự kiến sẽ được duy trì từ đầu đến cuối q
trình đào tạo. Đối với nhà trường, thơng qua hợp tác với các
bệnh viện sẽ được đảm bảo rằng kiến thức lý thuyết được
chuyển tải cho sinh viên được đưa vào thực hành dưới sự giám
sát của các chuyên gia y tế của bệnh viện. Đồng thời, sự hợp
tác giữa nhà trường và bệnh viện sẽ cung cấp cho các bệnh
viện những cơ hội cập nhật và đổi mới kiến thức chuyên môn
thông qua trao đổi thông tin giữa nhân viên bệnh viện và sinh
viên sắp tốt nghiệp [80].
Sự hợp tác giữa hai tổ chức – nhà trường và bệnh viện cần được lên kế hoạch để đạt được những lợi ích mong muốn.
Việc hợp tác giữa nhà trường và bệnh viện bắt đầu từ việc xác
định các mục tiêu giảng dạy. Khi các mục tiêu giảng dạy đã
được xác định, thì điều quan trọng là phải tổ chức một cuộc đối
11


thoại giữa các giảng viên nhà trường với các nhà quản lý bệnh
viện để quản lý quá trình hợp tác đào tạo.
Các tác giả O. Titrek, M. A. Hakkakul, and S. Varlı trong cơng trình
nghiên cứu của mình “Opınıons of nursıng department students and guıde

nurses about nursıng skıll traınıng” đã nhấn mạnh: Trong quá trình xây
dựng kế hoạch hợp tác đào tạo sinh viên tại bệnh viện, chất
lượng và số lượng y tá được bố trí để hướng dẫn sinh viên
trong q trình thực tập trong thực tế là vơ cùng quan trọng.
Nhưng việc chọn y tá có chất lượng để giúp đỡ sinh viên thực
hiện nhiệm vụ thực tập của họ tại bệnh viện lại phụ thuộc vào
lãnh đạo bệnh viện [86].
Về phần mình, các tác giả A. Akyüz, N. Tosun, D. Yldz, and A.
Klỗ, trong cụng trỡnh nghiờn cứu ”Reflection of the nurses on their
responsibilities and the students’ working system during clinical teaching” cho
rằng việc lựa chọn các y tá có thể làm việc với sinh viên trong
các cơ sở lâm sang phải là những y tá chuyên nghiệp và có kinh
nghiệm của bệnh viện, có kỹ năng giao tiếp tốt, sẵn sàng làm
việc với sinh viên. Và điều quan trọng là phải thông báo cho các
y tá được chọn hướng dẫn sinh viên về đặc điểm chung của
nhóm sinh viên, mục tiêu chương trình thực hành, những đóng
góp mong đợi của các y tá để đạt được những mục tiêu này, v.v.
Đây là trách nhiệm quan trọng của lãnh đạo bệnh viện cần phải
được thực hiện [87].
Theo H. Özcan, F. Demirkıran, Buldukoğlu K., khi sinh viên bước
vào một mơi trường hồn tồn khơng quen thuộc với họ, mức
độ sẵn sàng của y tá để làm việc với sinh viên, sự hợp tác của
họ với sinh viên về chăm sóc bệnh nhân, cung cấp kịp thời và
phản hồi mang tính xây dựng và sẵn sàng học hỏi và giảng dạy
12


là một số yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực đến việc học và
giảm bớt những thách thức đối với sinh viên. Sự hợp tác này
cũng giúp các y tá nhận thức được vai trị giáo dục của mình,

tạo sự thống nhất và gắn kết chuyên nghiệp [88, 89, 90].
Trong cơng trình nghiên cứu của Đặng Trung Phong “Đánh giá kết quả
phối hợp thực hiện chương trình đào tạo giữa bệnh viện và trường trung cấp y
tế Bắc Kạn” [59], tác giả đã trình bày khá rõ nội hàm một số khái niệm như thực
tập, thực tập y khoa, thực tập lâm sàng. Tác giả đã trình bày vai trò của sự phối
hợp, mục tiêu và nội dung phối hợp. Đặc biệt cơng trình nghiên cứu này đã phân
tích khá tường minh nội hàm và nội dung đánh giá kết quả hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và cơ sở y tế trong quá trình đào tạo sinh viên. Điều đáng quan
tâm trong cơng trình nghiên cứu của Đặng Trung Phong là ở chỗ tác giả đã phát
hiện những hạn chế trong việc phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở y tế địa
phương thể hiện qua kế hoạch phối hợp, quản lý hoạt động thực hành của sinh
viên và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên. Trên cơ sở khảo sát và đánh
giá thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số biện pháp khắc phục các hạn chế, trong đó
đáng chú ý biện pháp xây dựng quy chế phối hợp thực hiện chương trình đào
tạo, và biện pháp phân công nhiệm vụ rõ ràng, quy định trách nhiệm của cán bộ
y tế tham gia giảng dạy.
Trong Luận án của Nguyễn Xuân Bình“Quản lý đào tạo nhân lực điều
dưỡng ở các trường Cao đẳng Y tế đáp ứng nhu cầu xã hội” [9] tác giả cho thấy:
Nhà trường thực hiện việc quản lý xây dựng mối quan hệ với các cơ sở y tế, các
cơ quan cấp trên tốt. Qua việc thiết lập mối quan hệ này, hàng năm giúp nhà
trường có kế hoạch đào tạo và tuyển sinh phù hợp, phản hồi về sự phù hợp của
chương trình đào tạo, sử dụng được đội ngũ cán bộ y tế làm giảng viên thỉnh
giảng ở các bệnh viện giúp nhà trường nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào
tạo. Trong Luận án này, tác giả Nguyễn Xuân Bình đã đề xuất giải pháp “Tăng
cường sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành trong quản lý đào
tạo”. Giải pháp này là nhằm thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”, gắn
13


nhà trường với cơ sở thực hành để tổ chức quá trình thực tập, thực tế tại cơ sở y

tế nhằm quản lý hoạt động thực tập của SV, tạo nên một thể thống nhất trong
quá trình đào tạo để tăng cường khả năng thực hành nghề nghiệp của người học
và đáp ứng được mục tiêu đào tạo dựa trên chuẩn năng lực. Tăng cường sự phối
hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành để tăng cường quản lý các hoạt
động thực tập, thực tế của sinh viên và có sự tham gia giảng dạy của chính các
giảng viên thỉnh giảng, các điều dưỡng tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong rèn
luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên. Tăng cường sự phối hợp
giữa nhà trường với các cơ sở thực hành để mời các chuyên gia của các cơ sở
thực hành tham gia vào xây dựng chương trình, q trình chuẩn hóa các tiêu chí
đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt, mời các cơ sở y tế trực tiếp
tham gia vào hội đồng đánh giá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm
đúng chuẩn mà chính các cơ sở y tế mong muốn. Theo tác giả Nguyễn Xuân
Bình, nội dung phối hợp bao gồm:
- Phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức quá trình thực tập, thực tế tại cơ
sở y tế và có sự tham gia giảng dạy của chính các giảng viên thỉnh giảng, các
điều dưỡng tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cho sinh viên. Trong đó, quản lý các hoạt động dạy của giảng viên và
hoạt động học của sinh viên phải được triển khai với quy trình thống nhất; tiêu
chí, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động này để
đạt mục tiêu dạy học.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành trong
quản lý đào tạo, mời các chuyên gia của các cơ sở thực tập, thực tế tham gia vào
xây dựng chương trình, xây dựng chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá kết quả học
tập của sinh viên, đặc biệt, mời các cơ sở y tế trực tiếp tham gia vào hội đồng
đánh giá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm đúng chuẩn mà chính
các cơ sở y tế mong muốn.
- Cần tiến hành lập kế hoạch đưa sinh viên đi thực hành tại cơ sở y tế và
sau đó đưa đến cơ sở thực hành để thống nhất kế hoạch làm việc. Cũng cần lưu

14



ý những cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện thực hành cho sinh viên thì nhà
trường cũng nên dừng hoạt động thực hành tại các cơ sở này.
Tác giả Nguyễn Xuân Bình cũng nêu ra cách thức thực hiện, đó là: Thứ
nhất, quản lý cơng tác chuẩn bị cho hoạt động thực tập; Thứ hai, triển khai hoạt
động thực tập; Thứ ba, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên tại cơ sở thực tập;
Thứ tư, nhà trường và cơ sở thực tập cần có sự trao đổi thông tin hai chiều với
nhau trong quản lý thực tập lâm sàng của sinh viên; Thứ năm, tăng cường sự
phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành trong quản lý đào tạo.
Trong Luận án của Bùi Thị Ánh Tuyết “Quản lý nhà nước về phát triển
nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở Sơn La” [74] tác giả đã khảo sát và
phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La, các nhóm nhân tố ảnh
hưởng và xác lập được phương trình hồi quy giữa hiệu lực hiệu
quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ
cao với các nhóm nhân tố ảnh hưởng cụ thể. Chỉ ra được các hạn chế
và các nguyên nhân trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực y tế trình độ cao ở tỉnh Sơn La. Đặc biệt, qua nghiên cứu thực trạng
nguồn nhân lực y tế tỉnh Sơn La, tác giả thấy được mối quan hệ biện chứng giữa
chất lượng nguồn nhân lực y tế với mức độ phối hợp trong quá trình đào tạo
nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe giữa nhà trường và các bệnh viện. Tác giả
cho rằng các cơ sở đào tạo đại học các ngành thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
cần đầu tư xây dựng bệnh viện thực hành chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thông qua phối hợp đào tạo thực hành ở bệnh viện, một mặt đây là nơi sinh viên
y khoa mong muốn làm sáng tỏ lý thuyết đã học, kỹ năng lâm sàng hay bày tỏ
tâm tình của mình qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thực tế tại bệnh
viện; mặt khác giúp các giảng viên nâng cao kỹ năng cũng như sự tự tin. Hợp
tác chặt chẽ với các bệnh viện để đưa sinh viên đến thực tập và đào tạo thực
hành, đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm


15


2017. Tăng cường thông tin hai chiều giữa bệnh viện và nhà trường để quản lý
cán bộ và sinh viên.
4. Nhận xét chung và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án
4.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu
Trên đây là tổng quan một số cơng trình cơ bản về tình hình nghiên cứu
của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới về vấn đề phối hợp đào tạo và
quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp. Những điểm
nổi bật nhất mang tính xu hướng trong nghiên cứu của các cơng trình này thể
hiện ở các mặt sau:
- Vấn đề hợp tác trong đào tạo giữa trường đại học và các doanh nghiệp,
trong đó có các bệnh viện, đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990 của
thể kỷ trước, nhưng nó đã trở thành chủ đề được đặc biệt quan tâm ở trong nước
và trên thế giới trong những năm gần đây. Số lượng các cơng trình nghiên cứu
về vấn đề này ngày càng tăng.
- Nhiều công trình tập trung nghiên cứu vào các vấn đề mang tính tổng
quát của phối hợp đào tạo sinh viên giữa trường đại học với các doanh nghiệp.
Đầu tiên, và trước hết, các cơng trình nghiên cứu đã chứng minh tính tất yếu của
vị trí và vai trị phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào
tạo nhân lực có chất lượng, đặc biệt là trong bổi cảnh khoa học-công nghệ phát
triển như hiện nay. Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu bản
chất và nội dung phối hợp đào tạo sinh viên giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đã tìm kiếm các hình thức và phương pháp
phối hợp hiệu quả hơn, khả thi hơn và phù hợp với điều kiện của từng nước,
từng địa phương. Các công trình nghiên cứu cũng đã cố gắng chỉ ra thực trạng
các mâu thuẫn, các khó khăn mang tính rào cản trong hoạt động phối hợp đào
tạo giữa trường đại học với các doanh nghiệp, từ đó chỉ ra các hướng khắc phục

để nâng cao hiệu quả phối hợp. Có cơng trình nghiên cứu trình bày khá cụ thể
các chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác giữa các trường đại học và

16


các doanh nghiệp và kết quả tác động của các chính sách đó đối với hoạt động
phối hợp trên thực tế.
- Xu hướng nghiên cứu tiếp theo của các công trình đã thực hiện là hướng
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của từng nước, từng địa phương và từng lĩnh
vực ngành nghề cụ thể về vấn đề phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh
nghiệp. Các công trình nghiên cứu từng trường hợp điển hình, mơ tả khá cụ thể
cách tiếp cận, các hình thức hợp tác, kết quả đạt được và những bài học của từng
trường hợp.
Tóm lại, vấn đề phối hợp đào tạo và quản lý hoạt động phối hợp đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp đã có nhiều cơng trình được các nhà khoa học
trên thế giới triển khai một cách hiệu quả, song các cơng trình nghiên cứu ở Việt
Nam thì lại chưa nhiều và chưa có hệ thống. Hơn nữa, hầu hết các cơng trình
nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số vấn đề quản lý phối hợp đào tạo mà chưa
nghiên cứu một cách tồn diện và chưa hình thành được lý luận về quản lý phối
hợp đào tạo một cách có hệ thống trên từng mặt và ở các bình diện khác nhau, từ
phạm vi vĩ mơ của cả nước cho đến từng vùng và từng địa phương. Trong quá
trình thực hiện luận án, tác giả đã nghiên cứu, kế thừa, đối chiếu nhiều luận
điểm, số liệu từ các cơng trình nghiên cứu trên.
4.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án
Qua phần tổng quan các cơng trinh nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng
chưa có cơng trình nào đề cập đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa các
trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện một cách hệ thống trong
bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Nhiều vấn đề về lý
luận cũng như thực tiễn phối hợp cũng như quản lý hoạt động phối hợp đào tạo

giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện khu vực Nam đồng
bằng sơng Hồng chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, trong luận án này, tác giả sẽ
hướng nghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo sinh viên ở trường đại học khối
ngành sức khỏe với các bệnh viện nên dựa theo mơ hình quản lý nào cho phù
17


hợp với bối cảnh hiện nay ở khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng?
- Hoạt động phối hợp đào tạo cũng như quản lý hoạt động phối hợp đào
tạo sinh viên ở các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam Đồng
bằng sông Hồng với các bệnh viện hiện nay đang được thực hiện như thế nào?
- Làm thế nào để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo sinh viên ở các
trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng với
các bệnh viện đáp ứng tốt yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Anh (2017), Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền
thông, Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.
2. Nguyễn Văn Anh (2009), Phối hợp cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong
khu công nghiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
3. Trương Tuấn Anh (2011), Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên
sau tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tạp chí khoa học
giáo dục.
4. Ban chấp Hành TW Đảng, Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục Việt Nam, Ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013.

18



5. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lí giáo dục, Trường Cán
bộ quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Hoàng Phương Bắc (2028), Một số giải pháp tăng cường đào tạo gắn với
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình.
Tạp chí giáo dục số (6) tr. 100-103
7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46 NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2012), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều
dưỡng hộ sinh đến năm 2020. Ngày 24 tháng 4 năm 2012.
9. Nguyễn Xuân Bình (2016), Quản lý đào tạo nhân lực điều dưỡng ở các
trường Cao đẳng Y tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án, Hà Nội, 2016.
10. Bộ Y tế (2008), Thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 01/8/2008 về “Hướng
dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các cơ sở thực
hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ
nhân dân”
11.Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2001), Lý luận đại cương về quản
lý. NXB ĐHSP, Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học Quản
lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Chính Phủ (2017), Nghị định 111/2017/NĐ-CP[9] “Qui định về tổ chức đào
tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe”
15. Chính Phủ (2019), Nghị định 99/2019/NĐ-CP[9] “Qui định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của luật giáo dục đại học”
16. Lâm Văn Đồng (2016), “Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên sau
tốt nghiệp trường Đại học Đại học Điều dưỡng”. Luận án TS QLGD-ĐHGD
17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ

XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội
19


18.Nguyễn Minh Đường (2004), Thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ
sở sản xuất, một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo nghề, Đặc san 35 năm sự nghiệp dạy nghề, Hà Nội.
19. Nguyễn Minh Đường - Nguyễn Thị Hằng (2008), “Đào tạo đáp ứng nhu cầu
xã hội, Quan niệm và giải pháp thực hiện”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số
32, tháng 5 - 2008.
20. Hoàng Thị Thu Hà (2012), “Chính sách đào tạo nhân lực trình độ Cao đẳng
đáp ứng nhu cầu xã hội trong cơ chế thị trường”, Luận án TS – Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
21. Đào Việt Hà (2014), Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật
xây dựng các trường cao đẳng xây dựng Luận án Tiến sĩ quản lí giáo dục.
22. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam
đổi mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Đặng Xuân Hải (2009), Về đào tạo theo nhu cầu xã hội đối với các cơ sở
đào tạo, Tạp chí Giáo dục 05/2018. Tr 23-27.
24. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (chủ biên), Lê Thị Phương (2015) Giáo trình khoa
học quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam
25. Nguyễn Thị Hằng (2013), “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề
theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”, Luận án TS-Trường Đại học Giáo dục.
26. Phan Minh Hiền, chủ nhiệm đề tài (2011),“Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu
doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”,Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
27. Phan Minh Hiền (2012), “Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”,
Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Hà Nội.
28.Nguyễn Phan Hịa (2014), Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ quản lí giáo dục.
29.Trần Khắc Hoàn (2006), “Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm

nâng cao chất lượng ĐTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến
sĩ, KSP Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

20


30. Cảnh Chí Hồng và Trần Vĩnh Hồng (2013), Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập, số 12 tháng 9-10/2013.
31. Đặng Vũ Hoạt (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội
32. Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục (2005), “Hiện trạng nguồn nhân lực điều
dưỡng, những thách thức và tương lai của người điều dưỡng Việt Nam”,
Thông tin Điều dưỡng số 24 tháng 3, trang 5 – 11.
33. Nguyễn Thế Hùng (2005), “Một số định hướng sử dụng nguồn nhân lực
điều dưỡng ở Việt Nam”, Thông tin Điều dưỡng số 24 tháng 3, trang 12–24.
34. Nguyễn Văn Hùng (2010), “Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo
theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật”,
Luận án TS – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
35. Đoàn Như Hùng (2018), nghiên cứu: “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở
giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai”. Luận án Tiến sĩ KHGD , Viện khoa học Giáo
dục Việt Nam.
36.Hoàng Thị Thanh Huyền (2013), Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa
trường Cao đẳng nghề Hải Dương với doanh nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng
nghề cho sinh viên. Hà Nội, 2013.
37. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
38.Koontz H., O’donnell C., Weihrich H. (1999), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

39. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội
40.Phan Văn Kha (2003), Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo
với sử dụng nhân lực có trình độ trung học chun nghiệp Việt Nam, Mã số:
B2003 - 52 - TĐ50
21


41. Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012), “Giáo trình khoa học quản lý và
quản lý giáo dục đại cương”, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
42. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lí Nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
43. Nguyễn Tuyết Lan (2011), Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng
nghề với doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực.
Luận án Tiến sĩ quản lý giáo dục, Hà Nội.
44. Bành Tiến Long (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 17.
45. Phan Trần Phú Lộc (2014), Quản lý liên kết đào tạo cao đẳng nghề đáp ứng
nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp tại Bình Dương. Luận án Tiến sĩ
quản lý giáo dục.
46. Trần Văn Long (2015), Quản lý đào tạo của các trường cao đẳng Du Lịch
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực Đồng Bằng Bắc
Bộ. Luận án Tiến sĩ, Viện KHGD Việt Nam.
47. Nguyễn Bích Lưu (2007),“Điều dưỡng được đào tạo và hành nghề tại Hoa
Kỳ như thế nào?”. Thông tin Điều dưỡng số 32 tháng 10, trang 32 – 34.
48. Phạm Thị Ly (2013), Giáo dục đại học Hà Lan với các trường đại học khoa
học ứng dụng-Kinh nghiệm cho việc xây dựng hệ thống phân tầng Việt Nam
49. Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với
doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh 24 (2008) 30-34.

50.Nguyễn Xuân Mai, chủ nhiệm đề tài (2006), “Các giải pháp liên kết giữa
nhà trườngvới cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo”, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Mã số: CB 2006- 06- BS

22


51. Nguyễn Hùng Minh “Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2015- 2016; 2016- 2017”.
52.Nguyễn Thị Kim Nhã (2008), “Kinh nghiệm của một số nước về hợp tác đào
tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp” ,Tạp chí nghiên cứu tài chính
kế tốn, số 11(64), 2008.
53. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2008), Đào tạo nghề gắn kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp, EDUCATION Development - The moonlight.gdvt - Sunday
(24), tr. 13-17.
54.Phùng Xn Nhạ (2008), “Mơ hình Đào tạo gắn với nhu cầu của DoN ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25
(2009) 1-8.
55. Phan Văn Nhân (2009), Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Tạp chí KHGD số 46,
tháng 7-2009, Hà Nội.
56. Nguyễn Thiện Nhân (2008), Đào tạo theo nhu cầu xã hội một giải pháp
chiến lược để nâng cao hiệu quả đào tạo hiện nay, Tạp chí dạy học ngày
nay, số 3 năm 2008 - Hà Nội.
57. Trần Vũ Quỳnh Như (2006), Sự phối hợp giữa nhà trường và ngành công
nghiệp trong giáo dục dạy nghề - Một số kinh nghiệm từ Indonesia, Hàn
Quốc và Nhật Bản, Tạp chí Giáo dục kỹ thuật, TP.HCM
58.Nguyễn Minh Phong (2008), “Mơ hình gắn kết giữa nhà trườngvà doanh
nghiệp”, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội, Hà Nội
59. Đặng Trung Phong (2015), Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện chương
trình đào tạo giữa bệnh viện và trường trung cấp y tế Bắc Kạn. Thái Nguyên,

2015.
60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục
– Năm 2019
61.Nguyễn Hoài Sanh (2018), Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với doanh nghiệp
trong đào tạo đại học Trường Đại học Hà Tĩnh. Tạp chí Giáo dục 456 (kì 26/2019), tr 11-14; 25.
23


×