Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.69 KB, 53 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình
trở thành thiết yếu. Vì vậy, thị trường sữa ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mới
đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng. Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang
có mặt trên thị trường như hiện nay người tiêu dùng không biết lựa chọn sao cho
đảm bảo về chất lượng và công dụng của từng mặt hàng sữa mang lại. Đặc biệt là
khi ngày nay với nhiều dòng sản phẩm sữa được chào bán trên thị trường rất
phong phú, đa dạng về các thể loại: sữa nước, sữa bột, sữa chua…Không chỉ dừng
lại ở đây mà chất lượng sản phẩm, tức là hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị
trường khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng khi quyết định đi mua sữa
cho con.
Hơn nữa, sữa là một loại sản phẩm đặc biệt hơn các loại sản phẩm khác bởi
đây chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các thế hệ tương lai của đất
nước. Nếu ngay từ đầu các bé được sử dụng đúng loại sản phẩm, đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm thì quá trình phát triển trí não, tăng trưởng của bé sẽ
diễn ra tốt hơn ai hết. Nhưng nếu sản phẩm không được đảm bảo thì ngay từ đầu
khi các bé hấp thụ sản phẩm sẽ không những không phát triển bình thường mà có
khi còn làm chậm hay giảm một số chức năng vốn có. Vì vậy, điều này là rất quan
trọng cần phải có sự can thiệp của nhà nước là rất lớn, từ diễn biến thị trường trên
thực tế mà nhà nước sẽ có những chính sách áp dụng phù hợp với ngành sữa Việt
Nam.
1.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường sữa bột trên địa bàn Hà
Nội đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu
thực trạng thị trường và quản lý thị trường sữa bột tại Hà Nội của nhà nước. Trên
cở sở phân tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường sữa bột tại Hà
Nội một cách hiệu quả.
1
Do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng


sữa bột trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sữa bột và quản lý thị trường sữa bột
của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường sữa bột
trên địa bàn Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế trong quản lý thị trường sữa
bột trên địa bàn Hà Nội của nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường
sữa bột hữu hiệu.
1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
Tình hình thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
Tình hình quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Khi kinh doanh sữa bột cần chú ý gì?
Vấn đề đặt ra lớn nhất cho thị trường sữa bột là gì?
Thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột?
Có thể đưa ra những giải pháp nào để cải thiện thị trường sữa bột hiện nay và đề
ra hững biện pháp gì để nâng cao quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột trong
tương lai?
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
+Phạm vi không gian: Do hạn chế về không gian, chúng em đã lựa chọn nghiên
cứu đề tài này với phạm vi trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường sữa bột,
quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời
gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010.
+ Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là thực trạng thị trường sữa bột hiện
nay trên địa bàn Hà Nội và quản lý nhà nước về thị trường sữa, nhấn mạnh vấn đề
quản lý nhà nước về thị trường sữa bột, chủ yếu bằng nội dung chính sách quản lý
thị trường, tổ chức liên quan tới việc thực thi, kiểm soát thị trường.
2
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà
Nội và việc thực hiện vấn đề quản lý thị trường sữa nói chung, sữa bột nói riêng

của nhà nước, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội.
Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để cải thiên, nâng cao hiệu quả quản lý
của nhà nước hơn nữa.
Cụ thể, qua đề tài nghiên cứu, người tiêu dùng cũng phần nào thấy được
đặc điểm và vai trò của mặt hàng sữa bột như thế nào, và từ đó đưa ra những lựa
chọn tiêu dùng thông thái, để tránh bị mua những hàng lởm, không đúng chất
lượng. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa cũng vậy, các nhà kinh
doanh sẽ nắm bắt thêm được các tình hình luật pháp quản lý thị trường sữa ra sao,
và từ đó họ có cái nhìn tổng quan về ngành mình đang kinh doanh, để đưa ra
những chiến lược cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mình đang kinh doanh,
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để đạt lợi nhuận tối đa.Về phía quản lý
của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị
trường sữa từ đó đưa ra các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng
loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những
vi phạm của nhà cung ứng sữa.
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần như tóm lược, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,
kết luận… đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với mặt hàng
sữa bột.
Chương 3:phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản lý
nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với mặt hàng
sữa bột trên địa bàn Hà Nội.
3
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm về mặt hàng sữa bột

Sữa bột là loại sữa được làm khô trong chu trình chế biến để chuyển từ
dạng nước thành dạng bột đồng thời khi chế biến còn được bổ sung thêm một số
chất : canxi, DHA,AA,ARA, hỗn hợp prebitoric….và một số các chất phụ gia khác
tùy theo tính chất của từng sản phẩm. ( theo tạp chí về thực phẩm)
Các dạng sữa bột hiện nay : sữa bột nguyên kem, sữa bột tan nhanh, sữa bột
gầy.
+ Sữa bột nguyên kem : Là sữa bột chứa từ 26% đến 42% hàm lượng chất béo.
+ Sữa bột tan nhanh: Là sữa bột chứa từ 1,5% đến 26% hàm lượng chất béo.
+ Sữa bột gầy :Là sữa bột chứa nhỏ hơn 1,5% hàm lượng chất béo.
2.1.2 Đặc điểm của mặt hàng sữa bột
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hai nhóm sản phẩm là: sữa bột
nguyên kem, sữa bột gầy.Nhóm nguyên liệu và vật liệu phụ trong thành phần sữa
bột thường bao gồm: (1) độ tinh khiết cảu tất cả các loại nguyên liệu và vật liệu
phụ phải đảm bảo yêu cầu đối với sản xuất thực phẩm, (2) chủng sữa tinh khiết,(3)
các vitamin, (4) dầu thực vật,(5) đạm, ( 6) đường sữa, đường sacaroza,
glucoza,lactoza, (7) tinh bột, (8) axit lacticDL, axit xitric, (9) muối khoáng, (10)
nước uống, (11) các chất phụ gia khác tùy theo tính chất của từng sản phẩm.
Để phân biệt được các loại sản phẩm sữa bột trên thị trường có rất nhiều
cách, dưới đây là một số cách đơn giản:
+) Tùy theo công dụng sản phẩm được chia ra các loại như sau:
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ đẻ non và trẻ đến 3 tháng tuổi.
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 4 đến 12 tháng.
4
- Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi.
- Loại sản phẩm dùng cho bà mẹ mang thai.
- Loại sản phẩm dùng cho người già.
+) Tùy theo phương pháp chế biến sản phẩm được chia:
- Loại sản phẩm sữa bột không có phụ gia.
- Loại sản phẩm sữa bột có phụ gia.
- Loại sản phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.

+) Tùy theo phương pháp chế biến và nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa thì được chia
làm các loại sau:
- Loại sản phẩm sữa bột dùng không cần đun sôi.(ăn trực tiếp).
- Loại sản phẩm cần phải đun sôi lại trước khi uống.
Trên đây là một số cách để chúng ta dễ dàng nhận biết sản phẩm sữa bột. Sữa
bột ngoài các đặc điểm trên thì sữa bột còn có thời gian bảo quản rất dài, các nhà
sản xuất có thể tiết kiệm được một phần lớn cho chi phí vận chuyển sữa do sản
phẩm có khối lượng giảm đi nhiều lần khi ta so sánh với nguyên liệu sữa tươi ban
đầu. Sữa bột còn có một tính chất rất quan trọng là độ hòa tan của sản phẩm.
2.1.3 Vai trò của mặt hàng sữa bột
Sữa là thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng hoàn hảo được vắt từ vú động
vật, sữa chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho người như protein, gluxit,
lipit, vitamin, Các muối khoáng. Những hợp chất này rất cần thiết cho khẩu phần
thức ăn hằng ngày của con người. Do đó các sản phẩm từ sữa có một ý nghĩa quan
trọng đối với dinh dưỡng của con người, nhất là đối với trẻ em, người già, và
người bệnh. Từ sữa người ta có thể sản xuất ra nhiều loại thực phẩm khác nhau
như sữa bột, sữa cô đặc, bơ, kem..
Đặc biệt là sữa bột không những được sử dụng tại gia đình để pha chế mà
còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như
5
trong sản xuất sữa tái chế và các sản phẩm chế biến từ sữa: như trong công nghiệp
sản xuất bánh nướng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, chocolate, socola, xúc xích.
2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa bột
- Chỉ tiêu cảm quan:màu sắc, mùi vị, trạng thái, cụ thể được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 2.1 – Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
Tên chỉ tiêu Đặc trưng của sữa bột
1. Màu sắc Từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt
2. Mùi, vị Thơm, ngọt đặc trưng của sữa bột, không có mùi, vị lạ
3. Trạng thái Dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục, không có tạp chất lạ

(Nguồn: Theo cục vệ sinh an toàn thực phẩm)
Chỉ tiêu vi sinh: tổng số vi khuẩn hiếu khí, số VSV gây bệnh như ecoli,
salmonella,clostridium…
- Chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, tỷ trọng, khả năng hòa tan, độ chua, kích thước hạt, hàm
lượng các chất dinh duwongx như hàm lượng chất béo,lactose, vitamin, protein,..
- Khả năng hòa tan của sữa bột được xác định qua các chỉ tiêu: chỉ số hòa tan, độ
thấm ướt, độ phân tán…
- Chỉ số hòa tan: phương pháp chung xác định chỉ số hòa tan là cho 10g sữa bột
gầy ( hoặc 13g sữa bột nguyên kem) vào 100ml nước ở 20 khuấy trộn trong một
thời gian xác định, sau đó đem li tâm trên thiết bị chuẩn với số vòng quay và thời
gian xác định. Sau quá trình li tâm, ta tách bỏ một thể tích xác định phần lỏng, tiếp
cho một lượng nước cất vào ống ly tâm, lắc đều rồi đem ly tâm lần hai. Thể tích
cặn thu được chính là chỉ số hào tan của sản phẩm sữa bột. Vậy chỉ số hòa tan
càng lớn thì độ hòa tan càng thấp.
- Độ thấm ướt: Là thời gian cần thiết tính bằng giây để làm ướt 10 g sữa gầy hoặc
13g sữa bột nguyên cream khi ta đổ sữa vào 100ml nước ở 20 .
6
- Độ phân tán: Là tỉ lệ % sữa bột không tan, thông thường người ta thường cho
10g sữa bột gầy hoặc 13g sữa bột nguyên cream vào 100ml nước ở 20 , khuấy đều
trong 20 giây rồi cho hỗn hợp vào bình thử.
2.1.5 Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất
rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng
nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm
duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước
(công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ
chức xã hội (chính trị- kinh tế- xã hội), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và
phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.
Quản lý nhà nước về thương mại: là một khoa học, có đối tượng nghiên

cứu là các mối quan hệ tương tác giữa các thực thể có liên quan tới hoạt động
thương mại và quản lý hoạt động thương mại của một nước, ngoài ra còn nghiên
cứu tính quy luật của các quan hệ tác động và xu hướng sử dụng các công cụ,
phương pháp quản lý của các cơ quan quyền lực của nhà nước đối với lĩnh vực
thương mại.
Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột: là hoạt động có tổ chức của nhà
nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác
động đến thị trường sữa bột trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể
sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và
cung cấp sữa .
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến Quản lý Nhà nước đối với mặt hàng sữa
bột
2.2.1 . Quản lý Nhà nước về giá
7
Niêm yết công khai, cấm độc quyền, bán phá giá. Từ ngày 1/7/2002, Pháp lệnh giá
đã được UBTV Quốc hội khoá X thông qua và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố
( ngày 8/5), sẽ có hiệu lực thi hành. Pháp lệnh quy định quản lý Nhà nước về giá
và hoạt động về giá của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam.
Pháp lệnh gồm 3 nội dung cơ bản: điều hành giá của Nhà nước; hoạt động về giá
của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; quản lý Nhà nước về giá.
- Nhà nước giữ vai trò bình ổn giá thị trường, định giá, hiệp thương giá; kiểm soát
giá độc quyền. Khi giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có
biến động bất thường, Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá: điều chỉnh
cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá XNK, hàng hoá giữa các
vùng, các địa phương; mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ; kiểm soát hàng tồn
kho; quy định giá tối đa, tối thiểu, khung giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
- Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có quyền tự quyết định giá mua, giá bán
hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá; được quyền khiếu

nại về các quyết định giá của cơ quan Nhà nước làm thiệt hại lợi ích hợp pháp của
mình. Đồng thời các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải niêm yết giá hàng hoá,
dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ và phải bán đúng
giá niêm yết. Nhà nước nghiêm cấm việc liên kết độc quyền về giá; bán phá giá
hàng hoá, dịch vụ; bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng hoặc hạ giá; định
giá sai; tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa
điểm giao nhận hàng; lợi dụng thiên tai, địch họa để đầu cơ tăng giá, ép giá.
- Pháp lệnh quy định, cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá có quyền:
đình chỉ việc thực hiện giá bán hàng, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc
quyền về giá quy định. Trường hợp cần điều chỉnh giá thì tổ chức, cá nhân phải
lập phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá xem xét,
quyết định. Các hành vi không bị coi là bán phá giá là: hạ giá bán hàng tươi sống,
8
hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, hàng theo mùa vụ; hàng để
khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng
Trước hết phải thấy rằng quản lý nhà nước về chất lượng là hoạt động tổng hợp
mang tính kỹ thuật, kinh tế và xã hội, có mục tiêu, biến đổi theo thời gian và thông
qua các cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức.
Mục tiêu quản lý chất lượng của Nhà nước Việt Nam là “để đảm bảo nâng cao
chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ
khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế” (Pháp lệnh Chất
lượng Hàng hóa 1999).
Để thực hiện những mục tiêu nói trên, các biện pháp sau đây được tiến hành: Ban
hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; Kiểm tra và chứng nhận chất
lượng hàng hóa, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; công nhận
năng lực kỹ thuật và quản lý của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng.

thanh tra và xử lý các vi phạm về chất lượng. Những biện pháp quản lý của nhà
nước về chất lượng này được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về chất lượng. Điều đó phù hợp với xu hướng chung của quản lý nhà nước bằng
pháp luật.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về QLNN đối với mặt hàng
sữa bột
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tài liệu phục vụ đề tài chúng tôi thấy
chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về quản lý nhà nước đối với thị
trường mặt hàng sữa bột mà chỉ có những công trình liên quan đến đề tài của
9
chúng tôi đó là quản lý nhà nước về thương mại đối với hàng hóa nói chung. Cụ
thể là:
Đề tài thứ nhất: Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020
Là đề tài thuộc danh mục luận án tiến sỹ kinh tế. Gồm có 3 chương lớn:
Chương 1: Lý luận nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên
địa bàn tỉnh, thành phố
Chương 2: Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá
trên địa bàn HN giai đoạn 2001 – 2007
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý NN về
thương mại hàng hoá trên địa bàn HN đến năm 2020
Đề tài thứ hai: Tác giả là các chuyên gia kinh tế.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về Thương
mại.
Bài viết gồm 3 chương :
Chương I : Một số vấn đề lý luận về quản lí Nhà nước đối với lĩnh vực Thương
mại ở nước ta.
Chương II: Thực trạng công tác quản lí Nhà nước về Thương mại .
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về Thương mại ở
nước ta hiện nay.

Nghị quyết đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ :
"Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô Nhà
nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị kinh doanh, nhằm
phát huy những tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc
phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường".
Đề tài thứ 3:
10
Theo luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp chống gian lận thương mại qua giá
trong hoạt động nhập khẩu tại chi cục Hải quan Gia Thụy- Gia Lâm- Hà Nội
Về mặt lý luận các công trình trên đã hệ thống lại và nói rõ những lý luận cơ bản
QLNN về thương mại, về thực tiễn các đề tài đó đi sâu tìm hiểu và phân tích thực
trạng tình hình thương mại nói chung, phát hiện những tồn tại, nguyên nhân và đề
xuất những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đó là
những thành công của các nghiên cứu trước.
Sự khác biệt của đề tài:
Bước vào năm 2009 đứng trước thực tiễn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thị
trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trở thành vấn đề mang
tính thời sự hết sức nóng bỏng vì Hà Nội là một trong hai thị trường có khối lượng
tiêu thụ sữa lớn. Xuất phát từ tính cấp thiết ấy chúng em mạnh dạn nghiên cứu
sang vấn đề mới mẻ mang tính thực tiễn đó là tập trung vào vấn đề QLNN về
thương mại đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội. Đó là sự khác biệt về
phạm vi, không gian nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những lý luận của công trình đi trước, chúng em đã giải quyết
vấn đề theo một hướng đi mới. Nếu như các đề tài trước tập trung giải quyết
những bài toán nghiên cứu thực trạng sau đó tìm nguyên nhân tồn tại, đề xuất giải
pháp thì đề tài chúng em đưa ra với tiêu đề “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng
sữa bột trên địa bàn Hà Nội” là đi tiếp cận các văn bản, thông tư đã ban hành,
xem xét những nhân tố, tác nhân tác động tới vấn đề quản lý cũng như vấn đề thực
thi theo pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng sữa
bột trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra các kết luận đánh giá quá trình, điểm còn

tồn tại, thiếu sót, có những kiến nghị phù hợp phục vụ cho việc phát triển vấn đề
QLNN về thương mại đối với thị trường mặt hàng sữa bột. Đó chính là sự khác
biệt trong cách tiếp cận đề tài của chúng tôi, đề tài của chúng em không trùng với
bất cứ đề tài nào của các nghiên cứu đi trước.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa
bột
11
2.4.1. Nội dung Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột
2.4.1.1. Quản lý nhà nước đối với việc nhập khẩu sữa bột
Hàng năm, căn cứ nhu cầu sữa bột của nền kinh tế quốc dân và nguồn sữa sản
xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác
định nhu cầu định hướng về sữa nhập khẩu của năm tiếp theo. Trên cơ sở nhu cầu
định hướng về sữa nhập khẩu, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu
cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu sữa để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
sữa quyết định khối lượng sữa nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong
nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám
sát việc nhập khẩu sữa của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương điều chỉnh
mức nhập khẩu tối thiểu đã giao cho các thương nhân.
2.4.1.2. Quy định về thành lập quỹ bình ổn giá
Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ Bình ổn giá để tham gia bình ổn
giá theo quy định. Quỹ Bình ổn giá được lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán
riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá.
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
Theo đó, Bộ Tài chính tổ chức ngay các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
pháp luật về thuế và pháp luật về giá đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai

giá, niêm yết giá tại các thành phố sau: xi măng, sắt thép, khí hoá lỏng, xăng dầu,
phân bón, đường, sữa, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh cho người, cước vận tải
bằng ôtô và hàng hoá dịch vụ thiết yếu khác thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký
giá. Bộ Tài chính và cơ quan chức năng liên quan sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi
12
phạm pháp luật về thuế, pháp luật về giá. Đối với DN vi phạm, cơ quan này sẽ
thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các hành vi
vi phạm để nhân dân biết và giám sát kiểm tra, tránh bị lợi dụng. Riêng đối với
mặt hàng thuốc phòng, chữa bệnh cho người, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ
Y tế đề nghị tăng cường giám sát giá thuốc kê khai theo chức năng, nhiệm vụ
được giao. Như vậy, sữa cũng là một mặt hàng đang được bộ tài chính cân nhắc
việc bình ổn giá.
2.4.1.3. Giá bán sữa bột
Nguyên tắc quản lý giá bán sữa bột
a) Giá bán sữa bột được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước.
b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá
bán lẻ sữa bột được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và có trách nhiệm tham gia
bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi
phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.
c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10) ngày
dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch đối
với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ sữa bột, thương nhân đầu mối
đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án
giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh
giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá sữa thế giới trong từng thời kỳ, Thủ tướng
Chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định nêu trên.

2.4.1.4. Quản lý số lượng và chất lượng sữa bột
13
1. Chỉ được phép lưu thông sữa bột trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp
với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
2. Thương nhân kinh doanh sữa bột phải thực hiện các quy định hiện hành về quản
lý chất lượng sũa trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển
và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng sữa trong hệ thống
phân phối thuộc mình quản lý.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm định các thiết bị
đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường và việc bảo đảm chất
lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng; phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về sữa để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử
phù hợp với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế.
2.4.1.5.Thanh tra ,kiểm tra xử lý các hoạt động kinh doanh sữa trên Hà Nội
Thương nhân kinh doanh sữa phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh sữa.
Các Bộ ,cơ quan ngang bộ ,ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng ,nhiệm vụ
của mình có trách nhiệm chỉ đạo ,tổ chức thanh tra ,kiểm tra việc chấp hành các
quy định theo các nghị định của thủ tướng chính phủ về kinh doanh mặt hàng sữa
và các văn bản khác ;ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm ,bảo đảm
bình ổn thị trường sữa ,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với sữa bột
a. Nhân tố môi trường vĩ mô
-Các nhân tố được nói đến ở nhóm này là những nhóm nhân tố môi trường liên
quan đến tình hình kinh tế, xã hội, chính trị - luật pháp, nhân khẩu học . . có sự tác
động trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự biến động thị trường đối với mặt hàng sữa
bột. Tình hình kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý
của nhà nước tới từng mặt hàng, không chỉ riêng gì mặt hàng sữa. Ngoài ra, sự
14

phát triển của xã hội theo từng giai đoạn cũng kéo theo hệ thống quản lý thay đổi
theo từng giai đoạn, ở mỗi một giai đoạn khác nhau thì nhà nước có những chính
sách phù hợp khác nhau. Để từ đấy, nhà nước ban hành các văn bản luật pháp về
các ngành nghề kinh doanh cho từng loại danh mục hàng hóa tương ứng.
b. Nhân tố môi trường vi mô:
Khi nói đến sự tác động của nhân tố này không thể không nhắc tới đó là chính
doanh nghiệp kinh doanh sữa, điều kiện nội tại của ngành sữa, đội ngũ nhân viên
từ phía các doanh nghiệp này. Các nhân tố ảnh hưởng được nói đến trong môi
trường vi mô là những lực lượng tác động qua lại từ phía doanh nghiệp với các lực
lượng khác như những người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng
Trong môi trường các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa, khi soạn thảo các
chiến lược phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty.
CHƯƠNG III :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT
HÀNG SỮA BỘT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu:
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập và tham khảo số liệu qua những kết quả điều tra trong các trang
web, các đề tài nghiên cứu trong nước và thế giới có nội dung liên quan,
các tài liệu của trường Đại Học Thương Mại.
15
3.1.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê : Để thực hiện tổng kết số liệu thì chúng em thông
kê các số liệu thu thập được qua công tác thu thập số liệu thành dạng bảng,
trong quá trình thông kê số liệu chúng em chú trọng việc chọn lọc nguồn tin
cho chính xác và thống kê chính xác tránh sai lệch nhiều.
 Phương pháp so sánh đối chiếu : sau khi đã thống kê số liệu theo dạng bảng
và sắp xếp phù hợp thì chúng em tiến hành so sánh đối chiếu số liệu qua
các năm các thời kỳ cụ thể để làm nổi bật nên tốc độ tăng doanh số từ hoạt
động cung cấp sữa bột của thành phố Hà Nội qua các năm và tốc độ tăng số

người tham gia vào cung cấp sản phẩm này phục vụ tốt cho công tác dự
báo…qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng của sản phẩm sữa bột đóng
góp vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
 Phương pháp phân tích tổng hợp : Sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng để phân tích tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic và
phương pháp triển khai, quy nạp trong qua trình phân tích lí luận và thực
tiễn.
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
QLNN đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội
3.2.1 Thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội
3.2.1.1 Tình hình cầu
Tính đến thời điểm 2010, dân số Hà Nội mở rộng tăng lên một cách nhanh
chóng, 6.472, 2 nghìn người (tính đến 31/12/2009 –tổng cục thống kê)thu nhập
bình quân đầu người ở Hà Nội năm 2010 đạt 1000USD/người. (Tính đến
31/12/2009- tổng cục thống kê). Nhu cầu thị trường hàng hóa và dịch vụ nói chung
là rất lớn ngoài những sản phẩm thiêt yếu hàng ngày, nhu cầu của con người bây
giờ không phải là ‘ăn no mặc ấm” như trước nữa mà bây giờ phải là “ ăn ngon,
mặc đẹp”. Đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm bổ sung thêm dưỡng chất ngoài
các bữa chính. Trong những năm gàn đây nền kinh tế ngày một phát triển , chất
16
lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng đượ nâng cao. Do vậy, sản
phẩm sữa không còn chỉ giành riêng cho trẻ em như trước nữa, mà bây giờ thành
phần tiêu dùng sản phẩm này ở mọi lứa tuổi.
Theo phiếu điều tra ý kiến người tiêu dùng đối với câu hỏi 1:” Bạn có biết đến sẩn
phẩm sữa bột không?” có tới 98% người tiêu dùng trả lời rằng họ có biết sản
phẩm sữa bột, 2% còn lại là chưa nghe thây.Điều này cho thấy sản phẩm sữa bột
đã trở lên quen thuộc đối với người tiêu dùng. Như vậy sữa đang là vấn đề được
đông đảo người ân quan tâm, đối với câu hỏi 2 “ bạn biết sản phẩm sữa bột qua
phương tiện nào ?”. Phần lớn người tiêu dùng trả lời rằng biết qua bạn bè và người
thân (45%), qua internet (25%), qua sách vở, báo chí, hay phương tiện truyền

thông khác là 30%.
Khi hỏi về địa điểm mua sữa, chúng em đã thu được ý kiến của người tiêu dùng
thông qua bảng sau:
Bảng 3.1: Địa điểm mua sữa của người tiêu dùng
STT Địa điểm Số
lượng(người)
Tỷ lệ(%)
1 Siêu thị 30 30
2 Của hàng chuyên kinh doanh
về sữa
10 10
3 Các của hàng bán tổng hợp,
ở gần nhà, cơ quan làm việc
60 60
17
Tổng 100 100
( Nguồn tổng hợp của nhóm nhiên cứu)
Nhu cầu về sữa còn tiếp tục gia tăng và tiềm năng phát triển thị trường sữa việt
Nam còn rất lớn. theo các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, năm 2011 nhu cầu sữa
bột của người dân Hà Nội có thể tăng 55 % so với năm 2010, lên mức khoảng 67
nghìn tấn. trong giai đoạn 2011- 2015 bình quân tiêu thụ hàng năm có thể rơi vào
khoảng 85 nghìn tấn.Giai đoạn 2006- 2009, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người
đã tăng gấp rưỡi. đến năm 2010, chỉ tiêu này tiếp tục tăng 26.2 % so với năm
2009.Quy mô thị trường sữa. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trường vào năm này
đạt 1.257 triệu lít quy đổi. Bình quân mức tăng trưởng tiêu thụ sữa toàn thị trườ ng
giai đoạn 2001-2008 đạt 9,06%/năm. Trong thời gian qua, cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện đã thúc đẩy thị trường
sữa trong nước có sự tăng trưởng cao, với tốc độ bình quân khoảng 9,06%/năm từ
năm 2000 đến nay. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng bình quân 7,85%/năm,
từ 8,09 lít/người năm 2006 lên 14,81 lít/người năm 2010.

Cụ thể, ta thấy được mức tiêu thụ sữa trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian
gần đây như sau:
Bảng 3. 2: Mức tiêu thụ sữa trên địa bàn Hà Nội trong một số năm .
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)

Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010
Dân số (triệu người) 5.824 6.164 6.233 6.301 6.37
TT sữa nội địa(triệu lít
quy đổi)
47.116 75.324 79.22 92.94 94.34
TTbình
quân(lit/người/năm)
8.09 12.22 12.71 14.75 14.81
18
Xét trên toàn thị trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỷ lệ tăng hàng năm vào
khoảng 1,2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng GDP
khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ Trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao
(khoảng 20%) sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa.Hơn nữa,
như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Hà Nội năm
2010 là 14,8 lít/người/năm, là mức khá cao trên thị trường Việt Nam. Sữa hiện nay
được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát
triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh
dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình quân hàng năm nhiều gấp 4
lần người dân nông thôn.Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được
dùng các sản phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa
của các xã nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo.
Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ
gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn.Cơ cấu tiêu dùng đang có nhiều thay
đổi. Năm 2007 sữa bột chiếm khoảng 27% tổng khối lượng sữa tiêu thụ trên địa
bàn Hà Nội, năm 2010 là 32%.. Hiện nay trên thị trường Hà Nội có tới hơn 300

loại sản phẩm sữa do các công ty trong nước sản xuất và nhập khẩu, cạnh tranh
nhau khá gay gắt. Các loại sản phẩm sữa có giá bán đắt nhất và cũng là các loại
sữa được tiêu thụ mạnh nhất là sữa cho trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang
thai.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như từ lời khuyên của các nhà
dinh dưỡng, bác sĩ cho thấy nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải được dùng sữa mẹ
hoặc sữa công nghiệp sản xuất riêng cho nhóm tuổi này mà không nên thay thế
bằng các loại sữa khác. Ví dụ, trẻ sơ sinh chỉ nên dùng sữa bột công thức dành cho
trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi mà không nên uống trực tiếp sữa tươi, vì sữa bò
tươi không giàu các vi chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa bột. Vì thế nếu cho trẻ
chuyển sang dùng sữa tươi sớm, cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu hụt những vi
chất cần thiết, giúp phát triển thể chất như sắt.Bên cạnh đó hàm lượng sắt và
phốtpho trong thành phần sữa tươi không thích hợp với hệ tiêu hóa còn non của trẻ
sơ sinh. Mặt khác, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ
vẫn chưa đủ men để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi.
Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày của trẻ mà nghiên cứu còn cho
19
thấy chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là trong những gia
đình có tiền sử mắc bệnh này) đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như
eczema và hen.
Tóm lại, với nhu cầu ngày càng gia tăng như vậy, thị trường sữa Việt Nam
nói chung và thị trường sữa ở Hà Nội nói riêng sẽ ngày một phát triển và các
doanh nghiệp sẽ ngày một đa dạng hoá các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng.
3.2. 1.2.Tình hình cung
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ
suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá của một
số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa bột Việt Nam tăng
trưởng khá cao so với nhiều nước.
Cũng như các thành phố lớn khác, đặc biệt là thị trường Hà Nội khả năng tiêu thụ

các sản phẩm sữa là rất lớn để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp Việt Nam
không ngừng gia tăng và mở rộng về thị trường và chủng loại thêm phong phú đa
dạng. Để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường sản xuất trong nước
không thể cung cấp xuể, vì vậy ngoài việc kinh doanh các mặt hàng sản xuất trong
nước thì các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo nhập khẩu đủ lượng sữa tiêu dùng.
Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay; một số
doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container để phân phối bán lẻ,
tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường.
Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2007
có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Viêt Nam,vào thị trường Hà Nội
là 2.1 triệu hộp, đến năm 2008 đã tăng thêm 17,3% lên trên 3,23 triệu hộp…
Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng,
với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ
20
suy dinh dưỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự
phát triển thị trường sữa.Hơn nữa,Với việc trở thành thành viên WTO và AFTA,
Việt Nam cũng đã cam kết hạ mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm và nguyên
liệu sữa. Thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa bột tại Việt Nam hiện cũng ở
mức trung bình so với các nước trong khu vực. Đây cũng là điều kiện có lợi cho
việc phát triển thị trường sữa bột Việt Nam.
Theo đánh giá của các công ty sữa, các chuyên gia marketing và chuyên gia thị
trường thì hiện tại trên 85% giá trị của thị trường sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành
cho trẻ em thuộc về các hãng sữa ngoại.Trong đó dẫn đầu là các hãng Abbott,
Mead Johnson, và FrieslandCampina chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 26,8%,
13,9%, và 26,7%. Tiếp sau đó là các hãng sữa ngoại khác như Dumex, Nestlé…
Đại diện cho doanh nghiệp sữa trong nước có Vinamilk chiếm thị phần khoảng
12,6%. Theo nhóm thực hiện báo cáo thì những con số này chưa chính xác vì trên
thị trường ngoài các hãng, doanh nghiệp lớn kể trên có sự góp mặt của một số
hãng sữa khác cả trong và ngoài nước tuy rằng thị phần không lớn.
Biểu đồ 3.1: Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trường sữa bột


(Thông tin ghi
nhận từ các
buổi trao đổi, phỏng vấn với đại diện công ty Vinamilk do Cục QLCT tổ chức.)
Trên thị trường sữa Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng sữa cung cấp,
ngoài sữa nội, thì trên thị trường Hà Nội còn có rất nhiều hãng sữa ngoại,
nguồn cung sản phẩm sữa ngày một đa dạng và phong phú. Cụ thể dưới đây
là một số hãng cung cấp trên thị trường sữa Việt Nam
21
Bảng 3.3: Thị phần của một số hãng sữa theo giá trị và sản lượng bán tại 6 thành phố lớn
trong tháng 9 năm 2009.
STT Tên hãng % Theo sản lượng % Theo giá trị
1 Abbott 42.4 28.2
2 Dutch Lady 18.7 25.3
3 Mead Johnson 9.7 7.6
4 Vinamilk 8.6 15.5
5 Nestle 2.9 3
6 Fonterra brands 4.8 5.0
7 Dumex 4.6 3.3
22
8 Nutifood 3.1 5.6
9 Arlafood 0.9 0.7
(Thông tin do các doanh nghiệp sữa cung cấp tại các buổi trao đổi, làm việc do
Cục QLCT tổ chức.)
Theo nhận định của các chuyên gia marketing và chuyên gia thị trường ngành sữa
thì hiện nay các sản phẩm sữa bột trên phân đoạn thị trường sữa bột cao cấp không
nhiều, tập trung chủ yếu trên các phân đoạn thị trường trung cấp và bình dân. Và
mức giá bán hiện tại giữa các nhóm sản phẩm sữa bột trên các phân đoạn thị
trường này chênh lệch nhau vào khoảng 20% hoặc hơn.(Ý kiến thu thập được
trong quá trình trao đổi, phỏng vấn giữa nhóm nghiên cứu với các chuyên gia

marketing, chuyên gia phát triển thị trường tại các hãng sữa.).Theo báo cáo kim
ngạch nhập khẩu sữa của Tổng cục Hải quan, mặt hàng sữa nguyên liệu và sữa
thành phẩm nhập khẩu trong các năm 2008, 2009 và 2010 gồm hai mã chính là
0401 và 0402. Xem xét giá trị nhập khẩu, có thể thấy nhập khẩu sữa tăng mạnh từ
2009 USD đến 2010. Nếu chỉ tính riêng cho sữa và sản phẩm từ sữa thuộc hai mã
nêu trên năm 2009 đạt 391.293.521 USD, năm 2010 đạt 422.045.443 (tăng7.85 %
so với năm 2009) (Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)Hiện nay, ngoài các
các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chế biến sữa, các công ty sữa trực tiếp nhập
khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, chế biến của mình, còn có
nhiều doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa cũng
tham gia nhập khẩu các loại nguyên liệu sữa để bán lại hoặc làm phụ gia cho việc
sản xuất các loại sản phẩm khác không phải là sữa.Theo thống kê của của Tổng
cục Hải quan, trong giai đoạn 2007 – 2010 có gần 250 doanh nghiệp tham gia nhập
khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm. Trong số này, tổng số các doanh nghiệp
nhập khẩu các sản phẩm sữa thành phẩm và sữa nguyên liệu để phục vụ sản xuất
chỉ chiếm khoảng 50%. Còn lại là các doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu để
bán lại.
23
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của top 10 nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào
Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2009.


(Báo
cáo
ngành hàng Việt Nam: Sữa – quý 1/2009, Trung tâm thông tin phát triển NNNT –
Bộ NN&PTNT.)
Trong hai tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sữa của Hà Lan vào
Việt Nam là 9,43 triệu USD, chiếm 21,27% tổng kim nhập khẩu sữa của Việt Nam
từ thế giới. Thứ hai trong số này là New Zealand với kim ngạch 7,8 triệu USD.Tuy
nhiên hai nước này lại có kim ngạch xuất khẩu sữa vào Việt Nam trong hai tháng

đầu năm 2009 giảm so với hai tháng đầu năm 2008, mức giảm lần lượt vào khoảng
7-10% đối với Hà Lan, 78,42% với New Zealand. Ngoài ra còn có Úc giảm
0,59%, Ba Lan giảm 70,34%, và Pháp giảm 36,94% so cùng kỳ năm 2008.
24
Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do khủng khoảng kinh tế năm 2008, bên
cạnh đó còn do ảnh hưởng của thông tin về sữa nhiễm melamine ảnh hưởng đến tâm lý
người tiêu dùng, làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân có dấu hiệu chững lại và sụt
giảm nên các doanh nghiệp nhập khẩu đã hạn chế nhập khẩu cả các sản phẩm sữa thành
phẩm và sữa nguyên liệu.
Bảng 3.4: Danh sách và tỉ lệ phần trăm về sản lượng nhập khẩu mặt hàng sữa
bột nguyên liệu của một số doanh nghiệp các năm 2008, 2009 và năm 2010 .
Đơn vị :%
STT
Tên doanh nghiệp 2008 2009 2010
1 CTCP sữa VN-Vinamilk 52.9 46.4 50
2 CTTNHHFriesland campina 34.0 29.8 30
3 CTCP sữa Hà Nội 2.2 1.5 2
4 CTCPTP- Đồng Tâm 0.1 1.2 1.8
5 CTTNHH Nestle Việt Nam 3.8 1.1 1.2
6 CTCP Đại Tân Việt 1.9 9.9 7.5
7 CTTNHH Thế hệ mới 1.6 3.2 2.5
8 CTTNHH Than An 1.8 2.9 2
9 CTTNHH TM và CNTP
Hoàng Lâm
0.7 2.4 1.6
25

×