MỸ THUẬT VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
I.
Bối cảnh lịch sử mỹ thuật sau 1975:
Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta đã kết thúc thắng lợi. Đây lâ một trong những chiến thắng lịch sử oanh
liệt nhất, lẫy lừng nhất của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đánh bại đế quốc Mỹ
- một đế quốc có thế lực kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Một
kỷ nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam đã được mở ra: Kỷ nguyên
cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nền mỹ thuật của thời kỳ xây dựng đất nước (1975-1986) là một q trình khó
khăn nhưng nền mỹ thuật thời kỳ này đã để lại cho đất nước những tác phẩm
nghệ thật đầy tính sáng tạo. Nói chung để nói nên được cảm xúc thời kỳ này thì
chung ta phải hiểu được nền kinh tế của đất nước thì mới biết được nền mỹ thuật
thời gian này.
Đất nước sau ngày giải phóng, cả nước đang cịn khó khăn về kinh tế, Vì vậy mà
rất nhiều người do đã quen sáng tác theo ngôn ngữ mỹ thuật hiện đại trở nên rụt
rè trước hoàn cảnh xã hội đổi thay. Trong suốt thời gian này (1975-1986), mỗi
năm có khơng hơn 20 cuộc triển lãm tập thể và khuynh hướng sáng tác chủ yếu
là theo các đề tài kháng chiến, lao động sản xuất tại các hợp tác xã, nhà máy, các
cuộc cải tạo xã hội. Ngơn ngữ thể hiện khơng cịn đa dạng mà chủ yếu là hiện
thực, ấn tượng hay tượng trưng; chưa có ai dám sáng tác theo khuynh hướng
trừu tượng. Trong suốt một khoảng thời gian dài, không hề có một cuộc triển
lãm cá nhân nào mà chỉ có các cuộc triển lãm chung do Hội Mỹ thuật thành phố
hay Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức theo mỗi năm hay các cuộc triển lãm toàn
quốc 5 năm một lần.
Việc Đảng và Nhà nước ban hành chính sách Đổi mới, kinh tế mở và văn hóa
mở là một sự giải phóng sức lao động sáng tạo tồn diện cho con người. Hoạt
động văn hóa nghệ thuật cũng cho thấy bước đầu có sự bùng nổ, phát triển nhiều
mặt: Mục tiêu đào tạo, lực lượng nghệ sĩ, các chuyên ngành, đề tài, chất lượng,
ngôn ngữ nghệ thuật, phạm vi và ý thức sáng tạo... Trong khoảng thời gian từ
1988 đến nay, cả nước bước vào giai đoạn kinh tế thị trường và từng bước vận
hành theo quy luật của nó. Giai đoạn này cho thấy kinh tế thị trường là chiến
trường. Nó thể hiện sự cạnh tranh, mở rộng về nhiều mặt: Trong đó cũng đã hình
thành thị trường văn hóa nghệ thuật đa dạng, bao gồm cả thị trường tranh tượng
mỹ thuật, sự mở rộng hệ thống các gallery,… Các cuộc giao lưu, triển lãm mỹ
thuật giữa nội địa và quốc tế gia tăng kèm theo sự bộc phát về tư duy, xu hướng,
ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật.
1. Nghệ thuật kiến trúc:
1.1. Kiến trúc cung đình:
Kiến trúc cung điện – dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều
đại phong kiến Việt Nam. Lý do bởi loại hình kiến trúc này huy động tập trung
cao độ tài lực của cả nước hoặc ít nhất là địa phương nơi xây dựng cung điện –
dinh thự.
Nói đến nghệ thuật cổ trong xã hội phong kiến, hầu hết mọi người đều nghĩ tới
đầu tiên là kiến trúc cung điện và dinh thự của triều đình và các tầng lớp quan
lại, quý tộc. Điều này cũng dễ hiểu bởi loại hình kiến trúc này được xây dựng
quy mơ, hồnh tráng tập trung những tài năng thiết kế giỏi nhất thời kỳ bấy giờ.
Khi một ông vua lên ngôi hay một triều đại mới được sáng lập theo sau đó bao
giờ cũng là quyết định lập kinh đơ và xây dựng những cơng trình kiến trúc cung
điện – dinh thự
để tỏ rõ quyền lực của triều đại, uy thế của cá nhân.
Thời kỳ dựng nước, các vua Hùng nhà nước Văn Lang ở Phong Châu ( Phú Thọ)
nhưng do thời gian đã xa hàng mấy chục thế kỷ do vậy tư liệu, sách vở ghi lại
vết tích kiến trúc nghệ thuật cung điện giai đoạn này khơng có gì đáng kể và
cũng khơng đủ căn cứ để mơ tả.
Sau hàng nghìn năm Bắc thuộc đến thời nhà Đinh khởi nghiệp ở Ninh Bình, tiếp
nối là nhà Tiền Lê. Nhưng đến nay, kiến trúc cung đình nhà Đinh và Tiền Lê có
diện mạo thế nào vẫn cịn nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Năm 2010, Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ, mở ra triều đại nhà Lý
và quyết định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội). Những
quần thể cung điện thời nhà Lý thường được bố trí theo trục đối xứng, căn bằng
ngay ngắn để đảm bảo tính chất tơn nghiêm của quyền lực triều đình nhà nước
phong kiến. Mặt bằng kiến trúc đơn giản: chữ nhất (-) hay chữ nhị (=), có hành
lang, có gác kết hợp chặt chẽ với vườn hoa, mặt nước và cây cỏ thiên nhiên. Vật
liệu xây dựng chủ yếu được huy động từ các nguồn vật tư trong nước hoặc ngay
tại địa phương: ngoài gỗ quý cũng dùng cả gạch, ngói, đá…Tuy nhiên kết cấu gỗ
truyền thống với những hàng cột chịu lực thì ít khi thay đổi trong các cơng trình.
Những cơng trình xây dựng sau thường trang trí, thiết bị nội thất, ngoại thất tinh
vi, cầu kỳ và tráng lệ hơn. Quy mơ, kích thước của những cơng trình kiến trúc
này cũng bề thế hơn. Tại một số cung điện tiêu biểu thời nhà Lý, các bộ phận
cấu tạo cơng trình như cột, đầu cột, diềm mái, vì kéo..cùng với thềm bậc tam
cấp, gạch tráng men xanh, vàng, ngói ống, lưu li được khắc “Long, ly, quy,
phượng” hoặc “Tứ quý”…tạo nên một hình thức kiến trúc cung điện lầu son, gác
tía, lộng lẫy uy nghi. Đáng tiếc là năm 1214, loạn lạc do các phe phái phong
kiến trong nước chống đối lẫn nhau khiến kiến trúc cung điện dinh thự nhà Lý bị
tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng.
Nhà Trần nối ngôi nhà Lý đã phải đầu tư xây dựng mới và sửa sang lại Hoàng
cung tại Thăng Long. Kiến trúc nhà Trần so với nhà Lý có nét độc đáo riêng:
cơng trình xây trên các bệ cao, đa số là hai tầng có gác, thậm trí có cơng trình có
tới 3-4 tầng. Tầng dưới được gọi là “điện”, tầng trên được gọi là “các” và
thường có hành lang bao quanh. Các cơng trình được nối với với nhau và nối với
các cửa Hoàng thành. Do thể chế các vua nhà Trần hầu hết truyền ngôi lại cho
con từ khi cịn sống để lui về làm Thái thượng hồng, do đó trong kiến trúc cung
điện Hồng thành Thăng Long thời Trần cùng tồn tại hai hệ thống cung: cung
Vua và cung Thái thượng hoàng hoặc cung Thái tử.
Về kiến trúc cung điện nhà Trần, sách Văn hiến thơng khảo có viết: Vua ở trên
điện cao 4 tầng, xung quanh có nhiều cung điện, tất cả những cung điện đều sơn
màu đỏ, cột có chạm rồng, phượng thần tiên…
Khi nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly rời đô vào Vĩnh Lộc ( Thanh Hóa) tuy nhiên
các cung điện lầu gác của nhà Hồ qua thời gian và chiến tranh đã bị quân Minh
tàn phá, hủy hoại nên không cịn tồn tại, tư liệu ghi chép q ít nên khơng xác
định được hình ảnh cụ thể. Trải qua nhiều biến cố lịch sử khác cho đến năm
1802, sau khi cách mạng Tây Sơn bị thất bại – Nguễn Ánh lập triều Nguyễn và
đóng đơ ở Phú Xn (Huế) đã tập trung nguồn nhân lực và vật lực lớn để xây
dựng Hồng cung trong kinh đơ Huế.
Cung điện dinh thự dưới thời nhà Nguyễn được xây dựng trong Đại nội Huế vẫn
được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đơng,
khởi cơng từ thời Gia Long (1802-1819), phát triển nhất vào thời Minh Mạng
(1820-1840) và các vua Nguyễn tiếp sau đó tu bổ và mở mang thêm những cơng
trình mới.
Kiến trúc cung đình dinh thự Huế được chia thành ba loại. Loại thứ nhất là kiến
trúc dùng làm nơi thiết triều và cử hành lễ nghi: Ngọ Mơn, điện Thái Hịa, điện
Cần Chánh,…Loại hai là nơi của Vua và hồng thất: Điện Càn Thanh, điện
Khơn Thái, điện Kiến Trung, điện Diên Thọ…Và loại cuối cùng các công sở công quán: Điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thái y viện…
Cùng với 3 loại kiến trúc nêu trên, trong các thư tịch cịn nói tới đền miếu thờ tự
và kiến trúc vui chơi giải trí tại Huế. Riêng những cơng trình loại này cũng có
tới trên 100 cơng trình lớn nhỏ. Những cơng trình kiến trúc tại Huế nói chung có
phong cách hài hịa, khiêm tốn và chừng mực của kiến trúc dân gian Việt Nam,
không quá đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy như kiến trúc của triều đình phong kiến nhà
Minh.
Trải qua hơn 100 năm với nhiều biến động lịch sử và tác động của thiên nhiên,
trên 80% cung điện và dinh thự nhà Nguyễn đã bị hủy hoại. Hiện chỉ cịn lại cửa
Ngọ Mơn, điện Thái Hịa, cung Diên Thọ…cùng Thế Miếu, Hiểm Lâm các và
một số kiến trúc nhỏ. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội nửa phong kiến, nửa
thuộc địa sau này, trào lưu kiến trúc và kỹ thuật xây dựng phương Tây đã xâm
nhập vào nước ta và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các đơ thị lớn. Kiến trúc cung
đình Huế vì thế cũng có sự lai tạp Á, Âu.
Từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, kiến trúc Việt nam phát triển khá
mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều đô thị, khu cơng nghiệp, khu dân cư, làng xóm
mới trong đó có những cơng trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.
Với xu thế hiện đại mới nhấn mạnh phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc
bằng những giải pháp công nghệ hiện đại. Trong thời kỳ này với khả năng biểu
hiện của các kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực kết cấu thép, kính, bê tơng…được
tận dụng triệt để tạo ra những bộ mặt kiến trúc hồn tồn mới mang tính ấn
tượng mạnh. Với lối kiến trúc từ cận đến ngày nay tập trung chủ yếu ở những
mảng lớn như thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết
kế môi trường và quy hoạch vùng.
Mỗi dân tộc đều có riêng những cách thể hiện nền văn hóa riêng của mình. Và
điều đó thể hiện qua chính kiến trúc
1.2.
Kiến trúc tơn giáo.
Ngơi nhà chính là cái tổ ấm bảo vệ con người trước những khắc nghiệt của thiên
nhiên và là yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống định cư ổn định. Vì thế đối với
người Việt chúng ta ngơi nhà là tất cả : trong nhiều tình huống đơi khi nhà được
đồng nhất với gia đình (ví dụ : cả nhà cùng quây quần bên bếp lửa...), đôi lúc
nhà lại được dùng để chỉ vợ hoặc chồng (ví dụ : nhà em đi làm đến tối mới
về...), có lúc lại được mở rộng nghĩa để chỉ những khái niệm khác như nhà nước,
nhà văn, nhà thơ, nhà báo... và đặc biệt hầu như tất cả các không gian kiến trúc
của người Việt đều xuất phát từ chữ "nhà" : nhà ga, nhà thương, nhà máy, nhà
hàng, nhà tưởng niệm..., và các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng cũng khơng ngoại
lệ : nơi thờ Phật thì gọi là nhà chùa, nơi thờ Chúa thì gọi là nhà thờ, và đó là một
nét rất đặc trưng của kiến trúc truyền thống dân tộc : cơng trình kiến trúc trước
hết phải là một cái nhà.
Những nét đơn sơ mộc mạc của ngôi nhà dân gian Việt Nam đã được kết tinh lại
bằng một thứ ngôn ngữ kiến trúc trau chuốt mượt mà hơn, đó chính là ngơi đình
làng, nơi được xem là trung tâm hay tiểu triều đình của cộng đồng làng xã, và
cũng vì lẽ đó mà kiến trúc đình làng đã được nhiều nhà nghiên cứu xem là hình
ảnh tiêu biểu nhất của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Phải chăng những chiếc
mái với đầu đao cong vút lên của những ngơi đình làng tiêu biểu như đình Đình
Bảng, đình Chu Quyến, đình Tây Đằng...chính là hình ảnh của những ngơi nhà
mái cong hình thuyền đã được khắc họa trên trống đồng Đơng Sơn? Vâng! Đó
chính là sự thể hiện rõ nét nhất về việc bảo lưu, kế thừa và phát huy truyền
thống dân tộc, những mái nhà hình thuyền bằng những vật liệu thô sơ tranh tre
mái lá xa xưa đã được chuyển tải một cách tài tình thành những mái ngói với
những đầu đao cong vút rất đặc trưng và độc đáo của kiến trúc truyền thống dân
tộc.
Phật giáo khi vào nước ta từ khoảng đầu công nguyên cũng đã mất một thời gian
khá lâu để tìm được chỗ đứng ổn định trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, và
mãi cho đến thời Lý, Trần từ thế kỷ thứ XI trở đi thì đạo Phật mới thật sự được
phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ. Song hành với đạo Phật thì ngơi chùa
cũng đã có những bước phát triển theo hướng "Việt hóa" để dần trở thành một
hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Phật giáo xuất phát từ Ấn độ với
những kiến trúc bằng gạch đá, kiến trúc chính là những ngơi tháp thờ Phật –
Stupa hình quả chng hay hay hình cái bát úp khi qua đến Trung Quốc (nhánh
Phật giáo đại thừa) đã biến đổi thành những bảo tháp nhiều tầng mái (là sự kết
hợp giữa kiến trúc tháp và kiến trúc vọng lâu của Trung Quốc), và khi sang đến
Việt Nam thì kiến trúc tháp chỉ cịn là thành phần phụ, thành phần chính là ngơi
chùa bằng gỗ với không gian thờ Phật bên trong theo đúng mơ hình thờ cúng
của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ở Ấn Độ hay Trung Quốc thì kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhờ ngơi tháp, cịn ở
Việt Nam là nhờ ngơi chùa, mà hình thức bên ngồi của nó là sự mơ phỏng lại
hình dáng ngơi nhà Việt hay ngơi đình làng. Phỏng theo ngơi nhà truyền thống
ba gian mà người ta đã tạo nên những ngôi chùa với những đặc điểm quen thuộc
với những đường nét kiến trúc tinh tế hơn,
cũng là chiếc mái với đầu đao cong vút lên (tiêu biểu nhất là chùa Tây Phương),
cũng là những bộ cửa bức bàn, những tỉ lệ tầm thước hài hòa và những gam màu
sắc trang nhã lúc nào cũng hịa mình vào thiên nhiên, lấy kiến trúc tô điểm cho
thiên nhiên, và lấy thiên nhiên để làm đẹp cho cơng trình. Những hình ảnh này
dần càng trở nên quen thuộc đến mức đơi khi nhìn thấy những kiến trúc với
chiếc mái ngói đầu đao cong lên thì nhiều người lại liên tưởng ngay đến kiến
trúc ngôi chùa mà khơng hề biết rằng nó được phỏng theo kiến trúc ngơi đình
làng hay kết tinh từ những ngơi nhà dân gian truyền thống, và đó cũng chính là
q trình "Việt hóa" của ngơi chùa Việt.
Muộn hơn Phật giáo, đạo Thiên Chúa mới vào Việt Nam từ thế kỷ XVII nhưng
đã nhanh chóng có được một chỗ đứng vững chắc trong văn hóa tín ngưỡng của
người Việt. Do thời gian tiếp cận chưa lâu nên kiến trúc nhà thờ Công giáo vẫn
đang trong giai đoạn tìm kiếm và định hình để hình thành riêng một phong cách
kiến trúc nhà thờ theo kiểu người Việt. Trong thời gian đầu, nhà thờ Công giáo
chỉ là những ngôi nhà nguyện đơn sơ và phần lớn dựa vào kiến trúc bản địa thời
bấy giờ để thực hành tơn giáo, ví dụ như nhà nguyện trong khuôn viên nhà thờ
lớn Hà Nội chỉ là một ngôi nhà đơn sơ theo kiến trúc thời Nguyễn, hay ngơi nhà
nguyện cổ trong Tịa Tổng Giám mục Sài Gòn, hay một số nhà nguyện ở các địa
phương khác cũng theo hình thức kiến trúc tương tự, thậm chí có những nơi chỉ
được dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá...Cho đến thế kỷ XIX, khi người Pháp đặt
chân vào Việt Nam, thì họ đã áp đặt kiểu kiến trúc Roman và Gothic vào kiến
trúc nhà thờ, và tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là nhà thờ Đức Bà tại TpHCM
và nhà thờ lớn tại Hà Nội.
Đây là hình thức kiến trúc đã được hình thành và phát triển tại châu Âu trong
các thế kỷ trước, và cũng khá dể dàng nhận biết kiểu kiến trúc này qua hình thức
cuốn cung nguyên và cung gãy, và phạm vi áp dụng chủ yếu là trong các nhà thờ
Công giáo. Do đây là kiểu kiến trúc được người Pháp áp đặt trong quá trình khai
thác thuộc địa tại Việt Nam, và mặc dù trong quá trình triển khai thì người Pháp
cũng đã cải biến ít nhiều bằng cách đưa một số chi tiết trang trí của người Việt
vào, chẳng hạn như những chi tiết trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền
thống Việt Nam trong khu vực cung thánh của nhà thờ lớn Hà Nội, hay hệ thống
mái ngói kiểu phương đông của nhà thờ Cửa Bắc, hay các chi tiết kiến trúc Việt,
Hoa trong nhà thờ Cha Tam...với mục đích "Việt hóa" một phần nhưng vẫn chưa
tạo được một kiểu kiến trúc tôn giáo thật sự thân thuộc với người Việt. Trong
suốt q trình phát triển, người Kitơ hữu Việt Nam vẫn ln mong muốn tìm ra
cho mình một hình thức kiến trúc riêng, một khơng gian thờ phụng Thiên Chúa
riêng theo kiểu của người Việt. Có lẽ những trăn trở đó của những người Kitơ
hữu đã được Thiên Chúa quan phịng và Người đã thánh hóa những ước mong
đó, ban ơn trên soi sáng để Cha Phê rơ Trần Lục, mà mọi người vẫn quen gọi là
Cha Sáu, tạo ra một đóa hoa tuyệt tác trong lịch sử nhà thờ Cơng giáo Việt Nam,
đó chính là nhà thờ Phát Diệm – một ngôi nhà thờ theo phong cách thuần Việt,
từ những khơng gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh của kiến trúc phương
Đông, cho đến các hình dáng, kiểu thức kiến trúc, các chi tiết trang trí đều hịa
quyện vào nhau trong cùng một phong cách kiến trúc truyền thống dân tộc mà
vẫn không hề làm giảm đi sự linh thiêng huyền diệu của một ngơi thánh đường.
Và điều này cũng hồn tồn phù hợp với tinh thần "Các nguyên tắc thích nghi
phụng vụ của công đồng chung Vaticano II" trong việc chọn lựa các hình thức,
kiểu mẫu kiến trúc địa phương để áp dụng vào việc xây cất nhà thờ. Chính vì
vậy mà linh mục Trần Văn Khả đã phải thốt lên : "Nhà thờ chính tịa Phát Diệm,
một cơng trình thích nghi phụng vụ về phương diện nghệ thuật đi trước công
đồng chung Vaticano II", đơn giản là vì nhà thờ Phát Diệm được hồn thành
trước cơng đồng chung Vaticano II đến gần 70 năm.
Hơn nữa ngày xưa kiến trúc Roman và Gothic ra đời dựa trên quan điểm Thiên
Chúa là đấng tối cao và ngài ngự ở trên cao, chính vì vậy kiến trúc nhà thờ đều
tập trung làm cho cao vút lên với mục đích là để cây thập tự giá và tượng Chúa
càng cao càng tốt nên kiến trúc Gothic đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Cịn
quan điểm ngày hôm nay lại cho rằng Thiên Chúa ở giữa chúng ta nên những
truyền thống kiến trúc luôn hướng tới sự hòa hợp thân thiện như kiến trúc Việt
Nam chúng ta sẽ rất dễ dàng lột tả được tư duy này và đây cũng là một điểm lợi
thế để chúng ta tiếp tục trên con đường định hình một phong cách kiến trúc nhà
thờ Việt, một phong cách kiến trúc luôn luôn phản ánh giấc mơ của con người
Việt Nam, đó chính là giấc mơ về một cuộc sống chan hòa hạnh phúc, trong đó
thiên nhiên, vạn vật và con người cùng hịa quyện vào nhau trong Chúa như
nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết trong bài hát Làng Tôi : "Làng tôi xanh bóng tre,
từng tiếng chng ban chiều, tiếng chng nhà thờ rung..."
1.3. Nghệ thuật hội họa:
Nhìn chung, sau hơn 30 năm đổi mới(sau năm 1975), trong lĩnh vực mỹ thuật đã
diễn ra các luồng tư tưởng cởi mở hơn trong việc chọn lựa đề tài, ngôn ngữ sáng
tác. Chúng ta có thể tạm chia các loại đề tài điển hình hiện nay mà các nghệ sĩ
đang theo đuổi như: Đề tài chiến tranh cách mạng, đề tài về thực trạng đổi mới
đi lên của xã hội, những tư duy, những bức xúc bên trong tâm tư của con người
trước những vấn đề chung của nhân loại như ô nhiễm môi trường, khủng bố, sự
băng hoại đạo đức, kể cả những vấn đề tồn tại trong nước… Dựa vào sự phân
loại đề tài, chúng ta còn quan tâm đến chất lượng sáng tác, thực trạng về ngôn
ngữ, lý luận sáng tạo, không gian triển lãm và một số tư tưởng tồn tại trong các
tầng lớp nghệ sĩ. Cụ thể, thực trạng ấy đã thể hiện ở những khía cạnh sau đây.
- Các nghệ sĩ cao tuổi vốn là chiến sĩ gắn bó với đề tài kháng chiến ln ln
mang quan điểm sáng tạo nghệ thuật phục vụ cho tuyên truyền và thường sử
dụng ngơn ngữ hiện thực.
- Trong khi có một số họa sĩ vốn chuyên sáng tác theo đề tài chiến tranh cách
mạng đang cố gắng tìm ngơn ngữ, cách nhìn mới gắn với khuynh hướng nghệ
thuật thời đại khi trình bày các đề tài loại này thì vẫn cịn một số người vẫn cịn
sử dụng loại ngôn ngữ cách đây ba, bốn mươi năm, hiệu quả thẩm mỹ lại kém,
gây nhàm chán.
- Trong khi đa số các nghệ sĩ nghiệp dư thực sự yêu nghề đã sáng tác rất tốt với
tinh thần nghiên cứu, sáng tạo nghiêm túc thì có một số ít họa sĩ diện này đã gây
sốc cho các đồng nghiệp bằng tư tưởng sáng tác quá dễ dãi, với cách sáng tác
tốc độ nhanh, hàng trăm bức một năm và kèm theo ở họ còn bày tỏ một sự tự
biện luận rằng chính mình đang sáng tác bằng vơ thức, tâm thái bất định. Thực
trạng này đã gây phản cảm ở một số họa sĩ chuyên nghiệp.
- Sau 20 năm đổi mới, lực lượng nghệ sĩ mỹ thuật phát triển rất nhiều về mọi
mặt. TP.HCM đã thực sự trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất phíaNam.
Hiện tại, số lượng hội viên mỹ thuật đã gần 700 người với nhiều chuyên ngành,
nhiều câu lạc bộ có sức hoạt động mạnh. Một số họa sĩ Việt kiều trở về ở hẳn tại
thành phố. Các cuộc triển lãm cá nhân, nhóm và giao lưu quốc tế liên tục diễn
ra. Tuy nhiên, không gian trưng bày rất thiếu và không đúng tiêu chuẩn. Gallery
của Hội thì xuống cấp. Hệ thống các nhà trưng bày và cả Bảo tàng Mỹ thuật thì
khơng đúng tiêu chuẩn, chưa đáp ứng với nhu cầu thực sự và chưa xứng với tầm
cỡ của thành phố. Đây là nỗi bức xúc thực sự của giới mỹ thuật.
- Hiện nay, phương tiện thơng tin về mỹ thuật như tạp chí, sách báo, phát
thanh, truyền hình cũng rất thiếu. Cả nước chỉ duy nhất có một Tạp chí Mỹ thuật
đúng nghĩa của Hội Mỹ thuật Việt Nam nhưng số trang, số ấn bản quá ít. Nội
dung tạp chí này cũng chưa đề cập hết các hoạt động của lãnh vực nghệ thuật tạo
hình và mỹ thuật ứng dụng của cả nước vốn đang phát triển rất mạnh và cần có
tiếng nói của giới chuyên môn ở nhiều lãnh vực.
- Lực lượng các nhà phê bình lý luận nghệ thuật đang thiếu về số lượng và cả
chất lượng. Họ ngại thu thập, trao đổi thông tin và thiếu cả cách tổ chức, biện
pháp hoạt động. Cho nên, dường như có “sự thả nổi" trong lãnh vực này. Những
hiện tượng văn học nghệ thuật ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất
hiện ở Việt Nam nói chung, ở thành phố này nói riêng. Nhưng ngồi những mặt
tích cực thì bản thân trong khuynh hướng này cũng cho thấy có những tư tưởng
chưa rõ ràng về vai trò chức năng và lý tưởng thẩm mỹ. Điều này đã gây băn
khoăn trong nhiều quốc gia chứ khơng phải riêng chỉ Việt Nam... Vì vậy, giới
nghệ sĩ rất cần có được sự trợ giúp của ngành lý luận phê bình nghệ thuật trong
việc cung cấp thơng tin và hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các loại hình
nghệ thuật mới xuất hiện trong nước nhưng vốn dĩ gắn liền với hoàn cảnh xã hội
và một hệ tư tưởng không hề tương ứng với hoàn cảnh Việt Nam. Việc tạo ra
những diễn đàn thường xuyên của hoạt động lý luận trong thời kỳ hội nhập và
tạo cho được phương tiện thông tin liên tục cùng với việc mở rộng, cải tiến, đầu
tư, đổi mới không gian triển lãm nghệ thuật là vô cùng cần thiết.
Trong khi nghiên cứu phân tích kỹ về chủ nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là những
mặt tiêu cực, đã đến lúc chúng ta cũng nên công khai trao đổi mở rộng các vấn
đề cơ bản của nghệ thuật bằng cách mở rộng các định nghĩa về nghệ thuật, nghệ
sĩ, tác phẩm chứ không quá bảo thủ như thời gian trước đây. Từ đấy, chúng ta
tiến hành xây dựng hệ thống lý luận nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới thực sự
hợp với thời đại trên tinh thần tỉnh táo và gạn lọc.
Để làm được việc này thì bản thân các tổ chức, hội nghệ thuật, hội nghề nghiệp
cần phải được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các cơ quan, giới
chức hữu quan.
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới về nhiều mặt, trong đó có lãnh
vực tư tưởng, văn hóa nghệ thuật, riêng hoạt động mỹ thuật đã có nhiều bước
tiến rất mạnh. Cho dù trong bước đi của thời kỳ đổi mới còn có những điều chưa
hay nhưng với quyết tâm điều chỉnh, cải tiến, sửa sai trên tinh thần cởi mở, hy
vọng trong tương lai nền văn hóa nghệ thuật của chúng ta sẽ ngày càng khởi sắc.
+ Tranh Lụa:
Họa sĩ Nguyễn Văn Chung đã làm cho phong cảnh trở nên thơ mộng trong tác
phẩm “Trăng trên cồn cát” với hình dáng các nữ dân quân đi tập về.
(Trăng trên cồn cát của Nguyễn Văn Chung)
Họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm đã mô tả được ánh sáng đèn dầu qua sự mờ ảo của
ban đêm trong tác phẩm “ Ghé thăm nhà”
( Tác phẩm ghé thăm nhà được in trên tem bưu chính)
Họa sĩ Lưu Thị Kim Oanh đã làm cho tranh lụa trở nên rực rỡ trong tác phẩm
“Phiên chợ vùng cao” với các y phục nhiều màu tươi tắn của dân tộc
Qua 1 số tác phẩm kể trên chúng ta đã thấy các họa sĩ VN đã có nhiều thay đổi
và tiến bộ qua việc diễn tả, phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống qua chất liệu
lụa. Không những các họa sĩ miền xuôi mà các họa sĩ dân tộc cũng đã thành
công trên chất liệu lụa như tác giả Hà Cắm Dì trong tác phẩm: “Mẹ dạy con viết
chữ Bác Hồ” đã co nhiều hòa sắc rất đẹp. Họa sĩ Lê Kim Mĩ còn tạo ra tranh lụa
mang chất cổ điển như tranh sơn dầu. Sau này các họa sĩ có xu thế hiện đại đã vẽ
những khuynh hướng siêu thực, trừu tượng trên chất liệu lụa.
Như vậy, chỉ mới từ năm 1925 đến nay, thời gian tuy ngắn so với lịch sử Mĩ
thuật thế giới các họa sĩ VN đã làm cho lụa trở thành một chất liệu mang giá trị
sáng tạo, phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống với phong cách Á Đông, với
chất cảm mềm mại và tinh tế của VN để đóng góp với kho tàng chất liệu lụa của
Phương Đông.
+Tranh khắc gỗ
Tranh “Chơi cờ” của Phạm Thị Nguyệt Nga - 1979. Những nét đen vẫn là khắc
nổi, tạo hình ngừoi đánh cờ, cịn tồn bộ màu nền được tả chất bằng nét khắc và
in màu sáng.
Tranh “Anh bộ đội cụ Hồ” Lê Trọng Lân - 1981. Được nghiên cứu những cách
tạo hình truyền thống nhưng màu sắc và bố cục mang tính hiện đại.
Tranh “Mùa hoa gạo” của Trần Tuyết Mai cũng là khắc âm bản trên giấy đen
nhưng đã diễn tả được phong cảnh rộng lớn của nông thôn.
Tranh “Thả Diều” của Trần Khánh Chương đã đưa được trang trí vào trong bố
cục.
Tranh “ Nghệ nhân Hàng Trống” - 1987 đã phối hợp được hình người và những
mảng tranh thành một sắc thái mới.
Tranh khắc gỗ hiện đại đã đưa được những giá trị của sự sáng tạo mới qua học
tập cơ bản phương Tây, qua sự đổi mới cách nhìn, đổi mới kĩ thuật in ấn cũng
như cách thức sử dụng màu và bố cục hiện đại. Các họa sĩ từ 1955 đã làm cho
nghệ thuật tranh khắc gỗ VN có những đổi mới mang nhiều giá trị nghệ thuật.
Cũng có thể du nhập 1 phần vẻ đẹp của các nước khác phối hợp với truyền
thống, ví dụ như tranh “Gội Đầu” của Trần Văn Cẩn, phần cơ thẻ phụ nữ được
nghiên cứu từ tranh khắc gỗ Nhật Bản. Như vậy, tính chất hiện đại của tranh
khắc gỗ Việt nam vẫn có sự tiếp nối truyền thống đến những giá trị sáng tạo
mới.
Sau năm 1975, giới họa sĩ đã chứng minh trên ngơn ngữ tạo hình chất liệu sơn
mài đã thành công trong việc diễn tả nhiều mặt của cuộc sống từ sản xuất chiến
đấu đến tĩnh vật và cả sinh hoạt khác. Từ năm 1975 trở đi họa sĩ đã tìm cách thể
hiện trong các biểu hiện các khuynh hướng tạo hình như lập thể, siêu thực, trừu
tượng để chất liệu sơn mài khẳng định với thế giới, khả năng một chất liệu tạo
hình có giá trị. Sau cuộc triển lãm tại Mat-xcơ-va gây tiếng vang của sơn mài đã
đưa được nhiều sinh viên các nước đến học và đồng thời nhiều người đã sưu tầm
tranh sơn mài.
Trong tác phẩm “Chọi Trâu” của Đoàn Văn Nguyên và “Nhiệt Đới” của Trần
Thanh Lâm, “Tố nữ” của Đào Duy Hùng các tác giả đã sáng tác trên khuynh
hướng siêu thực. Đào Minh Tri trong tác phẩm “ Theo dòng thời gian” đan xen
cả siêu thực cả trừu tượng. Phạm Anh Hùng trong tác phẩm “Cõi nhân gian” đã
đưa được hình tượng đạo mẫu vào tác phẩm. Đinh Quân trong tác phẩm “Nhịp
cầu hồi sinh” - Diệp Quý Hải trong tác phẩm “ Năm-bơ-xát” đã pha hịa giữa
trang trí và siêu thực.
Những thể hiện sau này cho ta thấy chất liệu sơn mài có khả năng tạo chất rất
cao. Bởi lẽ những màu của sơn mài đều lấy từ tự nhiên như: son từ các lọai đá,
vàng bạc bằng kim loại, trai và vỏ trứng bằng tự nhiên. Các chất như xà cừ, ốc
tạo ra thể chất phong phú. Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã dùng khảm trai và vỏ trứng
trên áo dài và áo bà ba. Họa sĩ Nguyễn Gia TRí đã ghép vải để tạo ta tác phẩm
“Lá khoai dáy” và nhiều nguời còn đưa chất liệu đá, sỏi trên sơn mài. Đều có
giá trị về chất cảm. Tuy nhiên chất liệu mềm, lởm xởm không tác dụng, một đặc
điểm cần chú ý: nếu khơng hịa mà để ngun vật thể trên mặt vóc thì chúng ta
cần đổi tên. Khơng nên dùng từ sơn mài bởi lẽ ngồi giá trị sơn mài, chất liệu
sơn mài còn pha hòa được các lớp màu khác nhau bằng các yếu tố nhòe. Tạo ra
vẻ đẹp tự nhiên của việc mài khác hẳn với khẳng định của tay vẽ.
Sơn mài đã khẳng định được đây là một chất liệu tạo hình được tạo trên nhiều
trải nghiệm khác nhau. Nhiều nước cũng có phong cách trang trí bằng sơn mài
như: Nhật Bản, Trung Quốc… Nhưng riêng về chất liệu sơn mài tạo hình chúng
ta khẳng định chỉ trong vài chục năm - một thời gian rất ngắn trong lịch sử
chúng ta đã chứng minh được chất liệu sơn mài và ngôn ngữ tạo hình có vẻ đẹp
độc đáo của Viêt Nam.
(Gội đầu- Trần Văn Cẩn)
+Tranh Sơn dầu
Giai đoạn năm 1975 trở về sau, nền mỹ thuật nước nhà chứng kiến nhiều phong
cách vẽ khác nhau tạo ra sự phong phú đa huớng, đa chiều trong chất liệu sơn
dầu. Chất liệu sơn dầu là chất liệu du nhập từ châu âu các sinh viên VN lấy chất
liệu sơn dầu để nghiên cứu cơ bản và dùng thể loại sơn dầu để sáng tác, để phản
ánh cuộc sống kháng chiến và xây dựng đất nước. Tuy là các chất liệu châu âu
nhưng các họa sĩ VN đã có nhiều cố gắng tạo thành một phong cách của riêng
mình. Có thể về kĩ năng cịn chưa cao nhưng nó đã phản ánh đựơc một hiện thực
của đất nước ta trong hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
- Tác phẩm “Chiến luỹ" Lê Anh Vân
Tác phẩm “Chiến lũy” của họa sĩ Lê Anh Vân.
- Tác phẩm “Xây trụ cầu thăng Long” họa sỹ Lò An Quang
- Tác phẩm “Trăng đầu tháng” họa sỹ Lò An Quang sáng tác năm 1998
- Tác phẩm “Nữ công nhân” họa sỹ Lê Đức Lai sáng tác năm 1975
Những tác phẩm sơn dầu cũng đã phục vụ đựơc nhu cầu thẩm mỹ của dân chúng
và tạo đựơc phong cách riêng cho sơn dầu VN.
1.4.Nghệ thuật gốm:
Tính đến 1975, mỗi năm các xí nghiệp gốm ở miền Bắc đã sản xuất khoảng 100
triệu gốm gia dụng, 3,5 triệu sứ điện, 4,3 triệu sành gia dụng và 1,5 triệu gốm
mỹ nghệ xuất khẩu.
Sau khi giải phóng hồn tồn miền nam năm 1975, đồ gốm của cả hai miền Bắc
Nam đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp mới. Tính đến năm 1980, sản lượng
hàng năm đã đạt 143 triệu sản phẩm gốm gia dụng, 5,6 triệu sành gia dụng và 2
triệu gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Đó là chưa kể tới các cơ sở sản xuất nhỏ ở địa
phương và gốm đất nung.
Có thể nhận xét khái quát về những đặc điểm phát triển của gốm đất Việt giai
đoạn này:
Sự hình thành loại chất liệu sứ với các kỹ thuật sản xuất và trang trí hiện đại.
Sản phẩm sứ của nhà máy sứ Hải Dương đã được dùng rộng rãi trong nước và
xuất khẩu đi nhiều nước, như Liên Xô, Cu Ba, Ba Lan, Mơng Cổ…
Ở miền Bắc, các xí nghiệp và hợp tác xã sản xuất sành trắng được xây dựng ở
hầu khắp các tỉnh thành, phát huy thế mạnh của vùng mình về truyền thống và
ngun liệu. Các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Nam Bộ, phát triển loại sành xốp lửa
trung và đã tạo được một vùng gốm có phong cách riêng. Các cơ sở sành nâu,
đất nung cũng được chú ý ở các địa phương. Chưa bao giờ cả 5 loại chất liệu
gốm lại được sản xuất với số lượng lớn và phong phú như hiện nay.
Ngành gốm ngày càng được phát triển bởi các cán bộ và cơng nhân được đào tạo
chính quy. Trường đại học Bách khoa Hà nội đầu những năm 60 đã cho ra
trường các kỹ sư hóa silicat chuyên về ngành gốm, làm cho đội ngũ kỹ thuật
gốm ngày càng được nâng cao về trình độ chun mơn.
Về mặt nghệ thuật, từ năm 1959 khoa gốm trường Đại học Mỹ thuật Công
nghiệp Hà Nội đã mở khóa trung cấp đầu tiên, và từ 1965 đã đào tạo ở trình độ
đại học. Có thể nói, lần đầu tiên ngành gốm Việt Nam có hàng trăm họa sỹ
chuyên ngành đóng góp sáng tác của mình cho sản phẩm gốm. Từ những năm
1960, lị gốm của trường Mỹ thuật Cơng nghiệp đã tìm tịi, khơi phục các loại
men ngọc, men máu bò cổ truyền, còn tìm thêm ra nhiều loại men mới từ các
khống chất. Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo, một trung tâm
nghiên cứu nghệ thuật gốm, cung cấp mẫu cho nhiều cơ sở gốm ở phía Bắc.
Kết luận:
Tất nhiên câu chuyện đổi mới mỹ thuật không đơn giản. Ðổi mới thì ai cũng
muốn, nhưng chỉ có một thiểu số có năng lực đổi mới mình. Khá nhiều người trở
nên hoang mang không biết trả lời ba câu hỏi trên như thế nào, kể cả phần lớn
các nhà phê bình. Lại có một số người gắn với cơ chế bao cấp, trở nên bảo thủ.
Nó thể hiện quy luật của sức ì trước bất kỳ một cải cách nào, khơng phải là lỗi
tại ai. Ðổi mới cũng không phải là phủ nhận quá khứ, lật đổ thần tượng... mà chỉ
đơn giản là trở lại đời sống bình thường. Con đường từ chiến trường trở về
khơng phải rải tồn hoa hồng và niềm vui. Cuộc xây dựng kinh tế cũng sẽ vất vả
và hào hùng không kém cuộc chiến tranh. Mỹ thuật cũng phải đi con đường
chơng gai của nó mà ở đây là con đường tự nhận thức của mỗi nghệ sĩ. Người
nghệ sĩ độc lập trong thời bình, trong kinh tế thị trường, trong thời mở cửa thay
thế, nhưng không phủ định, lãng quên người nghệ sĩ - chiến sĩ.. Nếu trước đây,
nhiệm vụ là giữ nước thì nay, là làm cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh". Chức năng của mỹ thuật cũng đã thay đổi căn bản: Nó phải
làm giàu, làm đẹp cho đất nước, nó khơng chỉ "lành" mà phải "mạnh", cụ thể là
phải phong phú, đa dạng và có tính cá nhân mạnh mẽ, có bản sắc độc đáo.