Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực tiễn thực hiện công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.16 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN HỒNG QUÂN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN - THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 5 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN - THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
MSSV

: ThS. TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
: NGUYỄN HỒNG QUÂN
: K12LKV


: 1827380107020

Kon Tum, tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tốt nghiệp lần này, trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô
Trương Thị Hồng Nhung - giảng viên khoa Sư phạm và dự bị Đại học đã trực tiếp hướng
dẫn, nhận xét và giúp dỡ em trong q trình hồn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon
Tum đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, em xin
gửi lời cảm ơn đến anh Lý Trọng Nguyên – Phó Chánh Án đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ
bảo em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa rồi
Trong q trình thực tập cũng như q trình hồn thành báo cáo tốt nghiệp em cịn
có nhiều sai xót, kính mong q thầy cơ xem xét. Cùng với trình độ lí luận và thực tiễn
của bản thân cịn hạn chế, mong q thầy cơ góp ý để bài báo cáo tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ia H’Drai, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Hồng Quân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH .............................................................................v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH
KON TUM ..........................................................................................................................3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN IA
H’DRAI, TỈNH KON TUM ..............................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Ia H’Drai ....................................................................3
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển Tịa án nhân dân huyện Ia H’Drai ..................4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN IA H’DRAI ..........................................................................................................5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân huyên Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum ......5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyên Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum .................7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................8
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA
GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN ....................................................................................9
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN .....................................................................................................................................9
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động hòa giải, đối thoại tài tịa án ...............................9
2.1.2. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động trong Hòa giải, đối thoại tại
TAND ................................................................................................................................10
2.1.3. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối
thoại....................................................................................................................................11
2.1.4. Ý nghĩa hoạt động của hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân ..........................12
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TỊA ÁN .............13
2.2.1. Ngun tắc thực hiện Hịa giải, đối thoại ............................................................13
2.2.2. Quy định về thẩm quyền thực hiện Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án .....................14
2.2.3. Nhiệm vụ của của Hịa gải viên trong q trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại

Tòa án.................................................................................................................................17
2.2.4. Các quy định về trình tự thủ tục trong hịa giải, đối thoại tại Tòa án ..................18
2.2.5. Quy định về đề nghị và thủ tục giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết
định cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ...................................21
i


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................23
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN IA H’DRAI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .........24
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN IA H’DRAI ..............................................................................................24
3.1.1.Tình hình thực hiện hoạt động về Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án nhân dân
huyện Ia H’Drai .................................................................................................................24
3.1.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp Luật về hòa giải, đối thoại tại TAND huyện
H’Drai ................................................................................................................................25
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN IA H’DRAI, TỈNH
KON TUM ........................................................................................................................29
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về hoạt động hịa giải, đối thoại tại
Tòa án nhân dân .................................................................................................................29
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động hòa giải, đối
thoại tại Tòa án nhân dân Ia H’drai, tỉnh Kon Tum ...........................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
GIẤY XÁC NHẬN CỦA KHOA VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Dạng đầy đủ

Dạng viết tắt

1

TAND

Tòa án nhân dân

2

BLDS

Bộ Luật dân sự

3

TTDS

Tố tụng dân sự

4


BLTTDS

Bộ Luật tố tụng dân sự

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6

CBCC

Cán bộ công chức

7

LHGĐTTTA

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Bảng 1.1. Bảng chức vụ và số lượng thành viên của đơn vị
Bảng 3.1.

Công tác hòa giải, đối thoại tại TAND huyện Ia H’Drai từ
năm 2017-2021

iv

Trang
7
28


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum

7

Sơ đồ 2.1

.Sơ đồ trình tự, thủ tục trong hịa giải, đối thoại tại Tịa án


18

Tên hình ảnh
Hình 1.1.

Bản đồ huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.

v

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước phát triển theo nền kinh tế thị trường, nhưng những năm gần
đây nước ta đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển
này đã làm tang nhanh số lượng của các doanh nghiệp, cũng như phát triển kinh tế, đồng
thời bên cạnh đó việc phát triển này cũng làm phát sinh mẫu thuẫn nhất định giữa các
doanh nghiệp kinh tế. Những vụ việc mẫu thuẫn đó nhẹ thì có thể tự giải quyết, những
cũng có khơng ít vụ việc phức tạp dẫn đến họ khơng thể tự thương lượng cũng như hồn
giải được mà cần đến một bên thứ 3 để hòa giải giúp họ. Cũng từ đây vai trò của Tòa án
được xem là vô cùng quan trọng.
Thực vậy, ngày càng nhiều vụ việc xảy ra, tăng về cả số lượng, lẫn tính chất, điều
đó cũng đồng nghĩa với việc Tịa án phải tăng cường cơng tác giải quyết hịa giải cho các
doanh nghiệp. Thực tiễn giải quyết các vụ việc trong những năm gần đây cho thấy rằng
về cơ bản Toà án nhân dân các cấp đều nhận thức rő được tầm quan trọng của việc hoà
giải nên đã làm tốt được cơng tác này, qua đó đã làm giảm đáng kể số vụ, việc phải đưa
ra xét xử nhất. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều Tồ án cịn xem nhẹ cơng tác hòa giải, chỉ tiến
hành một cách qua loa như một thủ tục bắt buộc phải làm mà không chú ý nhiều đến hậu
quả của nó hoặc khi hồ giải khơng làm đúng thủ tục về hồ giải; hoặc hồ giải cả những

việc mà pháp luật khơng cho hồ giải, gây ra những hậu quả phản tác dụng đối với ý
nghĩa của hoa giải bên cạnh đó việc hồ giải thật sự có hiệu quả khi Thẩm phán nắm
vũng các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm. Tuy nhiên,
thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng trên, dẫn đến chất lượng
và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án vể dân sự chưa đạt được yêu cầu của mục đích
hồ giải khi giải quyết vụ việc, vụ án và mong muốn của chính Thẩm phán.
Trong q trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình TAND huyện Ia H’Drai đã
có nhiều cố gắng, tuy nhiên cơng tác Hòa giải, đối thoại vẫn còn nhiều vấn đề bất cập,
khi số lượng các vụ án, tranh chấp ngày càng nhiều, đa dạng về cả tính chất, lẫn hành vi,
làm cho Tịa án huyện gặp nhiều khó khăn trong việc hòa giải, xét xử. Lúc bấy giờ Tòa
án huyện Ia H’Drai với đội ngũ thẩm phán cịn ít kinh nghiệm, khó khăn về nhận thức
của các bên khi xảy ra tranh chấp, khiến các vụ việc trở nên phức tạp. Các nhà làm Luật
và các bộ phận Tại Tòa cũng đau đầu.
Nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải nên việc nghiên cứu làm
sáng tỏ bản chất pháp lý điều kiện phương pháp tiến hành hoà giải; những vi phạm trong
việc áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết các vụ việc vào công tác hoà giải, các
hạn chế của pháp luật tố tung hiện nay xung quanh việc áp dụng chế định này, từ đó đưa
ra những đề xuất kiến nghi nhằm góp phần hồn thiên hơn nữa các phương pháp về hồ
giải.
Vì những lý do trên, nên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực tiễn thực hiện
cơng tác hịa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum” để
nghiên cứu cho báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là thơng qua việc nghiên cứu, phân tích một
cách có hệ thống các quy định về hịa giải trong giải quyết tranh chấp, cũng như thực tiễn
áp dụng các quy định này tại Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum, làm rõ
bản chất của thủ tục hịa giải trong q trình giải quyết các tranh chấp tìm hiểu những cơ

sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải
quyết tại Tòa án ở nước ta nói chung và cụ thể tại Tịa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh
Kon Tum
Để đạt được mục đích trên, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong thủ tục giải
quyết các vụ án, vụ việc.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hòa giải trong thủ tục
giải quyết các tranh chấp.
- Nhận xét, đánh giá và nêu phương hướng cũng như một số biện pháp cụ thể nhằm
xây dựng và hồn thiện pháp luật về hịa giải trong việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa
án huyện Ia H’Drai, Tỉnh Kon Tum
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải
trong việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án và việc áp dụng các quy định này tại Tòa
án huyện Ia H’Drai, Tỉnh Kon Tum.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp cách thức hòa
giải quy định trong BLTTDS năm 2015 tại Tòa án, Đồng thời nghiên cứu Luật Hòa giải,
đối thoại tại Tòa án 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác Lê- Nin, các quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phân tích, đánh giả, so sánh, tổng
hợp giữa quy định của Luật và thực tiến áp dụng, làm sáng tỏ những vướng mắc khi thực
hiện nguyên tắc trên.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, nội
dung báo cáo gồm 3 chương::
Chương 1: Tổng quan về Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai tỉnh Kon Tum

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật về hòa giải, đối thoại tại tòa
án nhân dân
Chương 3: Thực tiễn hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân Ia H’Drai tỉnh
Kon Tum và một số giải pháp hoàn thiện
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN IA H’DRAI,
TỈNH KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN IA
H’DRAI, TỈNH KON TUM
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Ia H’Drai

Hình 1.1. Bản đồ huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
Ia H'Drai vốn là tên gọi địa phương của sông Sa Thầy, con sông chảy ở vùng thung
lũng nằm giữa hai dãy núi lớn chạy song song theo chiều Bắc - Nam của huyện này.
Trước đây, con sơng cịn có một số tên gọi khác như Đăk Hơdrai, Nam Sathay (của người
Lào) hoặc Nậm Sa Thầy (đã được Việt hóa). Ghi chép sớm nhất về vùng đất này là trong
tác phẩm Les Jungles moïs (Rừng Mọi) xuất bản năm 1912 của nhà thám hiểm Henri
Maitre, trong đó ơng mơ tả một số làng của người Gia Rai, Rơ Măm mà ông đã gặp khi
đi dọc theo thung lũng sông Sa Thầy.
Trước năm 2013, địa bàn huyện Ia H'Drai ngày nay vốn thuộc xã Mô Rai, huyện Sa
Thầy. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, một phần diện tích và dân số của xã Mơ Rai được
tách ra để thành lập thêm 3 xã: Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi.
Huyện Ia H'Drai là huyện biên giới, nằm ở phía Tây nam của tỉnh Kon Tum, cách
trung tâm hành chính tinh Kon Tum khoảng 150 km. Huyện đưrợc thành lập theo Nghị
quyết số 890/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có diện
tích tự nhiên 980,22 km², dân số dân là 10.210 người, mật độ dân số đạt 10 người/km².,
đa số là người đồng bảo dân tộc thiều số từ các tinh phía Bắc như: Thái, Tày, Nùng,

Mường, Sán Chỉ...được các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tuyen vào làm cơng
nhân. Phía Đơng giáp huyện Chư Pah và huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai; phía Tây giáp
02 huyện Tà Veng và Đun Mia thuộc tỉnh Ratanakiri Vương quốc Campuchia với chiều
3


dài biên giới khoảng 76,4 km; phía Nam giáp huyện Ia Grai của tinh Gia Lai; phía Bắc
giáp xã Mơ Rai huyện Sa Thầy. Huyện có 03 xã: Ia Tơi, Ia Dom, Ia Đal, dân số 11.644
người, sinh sống tại 28 điểm dân của 21 thôn thuộc 03 xã; Trên địa bàn huyện có 03 nhà
máy thủy điện hoạt động Sê San 3A-108 MW, Sê San 4-360 MW, Sê San 4A-63 MW, đã
phát điện hồ lưới quốc gia. Có 06 doanh nghiệp trồng cao su với diện tích khoảng
24.566,66 ngàn ha. Lực lượng chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới có 05 Đồn
biên phịng gồm: Hồ Le, Mơ Rai, Suối Cát, Sa Thầy, Sê San.
Huyện Ia H'Drai đưoc thành lập năm 2015 trên cơ sở chia tách một phần địa giới
hành chính của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Nằm trong vùng đệm của Vưon quốc gia
Chư Mo Ray nên có thể nói, khoảng hơn chục năm trở về trước, nơi đây chi có núi, rừng,
sơng, suổi và những người lính Biên phịng. Đã có rất nhiều thay đổi kể từ khi những
cánh rừng đại ngàn biên giới phải “nhường chỗ" cho con người, cây cao su và trang trại
trông trọt, chăn nuôi, nhưng cuộc sống của người lính BP thì vẫn vậy: Khó khăn, thử
thách vẫn ln là "người bạn đồng hành"...
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai
Tòa án nhân dân Huyện Ia H’drai thuộc đơn vị quản lý của Tòa án nhân dân Tỉnh
Kon Tum. TAND huyện Ia H’Drai đã triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các
nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác của Tịa án.
Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai được thành lập vào năm 2015 theo Nghị quyết số
986/NQ-UBTVQH13 ngày 27/7/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong giai đoạn
đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động là 05 đồng chí. Bao
gồm: 03 đồng chí trong biên chế (01 đồng chí quyền Chánh án, 01 Thư ký, 01 Kế toán)
và 02 hợp đồng (theo Nghị định 68/CP). Trong những năm đầu đi vào hoạt động vì là
huyện mới thành lập cịn nhiều khó khăn TAND huyện Ia H’Drai vẫn chưa có trụ sở làm

việc chính thức nên đã thuê nhà dân để làm việc tại thôn 1 xã Ia Dom.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2016 đã tuyển dụng
thêm 02 đồng chí Thư ký và 01 hợp đồng lái xe theo Nghị định 68 vào làm việc tại Tòa
án nhân dân huyện Ia H’Drai. Đến tháng 01/2020 trụ sở chính thức được xây dựng hồn
thành và TAND huyện Ia H’Drai được chuyển qua trụ sở chính để làm việc. Từ đó cho
đến nay, hoạt động Tịa án được duy trì và hoạt động ổn định, đạt hiệu quả ngày càng
cao.
Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai là Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết sơ thẩm những vụ việc dân sự, hình sự, hành chính diễn ra trên địa bàn huyện Ia
H’Drai. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, công chức cũng như điều
kiện phương tiện làm việc nhưng trong những năm qua, Tòa án nhân dân huyện Ia
H’Drai đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm giữ vững an ninh, ổn định tình
hình chính trị trên địa bàn huyện Ia H’Drai.
Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai được đặt tại địa chỉ: Thôn 1, xã Ia Tơi,
huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Bộ phận tiếp cơng dân của Tịa án nhân dân huyện Ia
4


H’Drai làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ
Tết.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN IA H’DRAI
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân huyên Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định
chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân huyên Ia
H’Drai, tỉnh Kon Tum có chức năng và quyền hạn như sau:
(1) Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý
thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
(2) Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành.
(3) Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và
những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu
Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ
sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn
đề có liên quan đến vụ án tại phiên Tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm;
5



e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
(4) Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các
quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
(5) Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người,
quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
(6) Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn
khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân
sự.
Ra quyết định hỗn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính
do Tịa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi
phạm hành chính.
(7) Trong q trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy
định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
(8) Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
(9) Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
Mặt khác theo Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện như sau:
(1) Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
(2) Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Về công tác chuyên môn TAND huyện Ia H’Drai xét xử những vụ án hình sự;
những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân

và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao
động); những vụ án hành chính. Giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu
về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương
mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem
xét và kết luận cuộc đình cơng hợp pháp hay khơng hợp pháp.
Ngồi những chun môn trên TAND huyện Ia H’Drai giải quyết những việc khác
theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài; ra quyết định thi hành án hình sự;
hỗn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt
hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xố án tích...).
6


Chính vì vậy nên Tịa án nhân dân huyện huyện Ia H’Dra có tất cả các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 2 và Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy
định
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyên Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Theo quy định của luật tổ chức Tòa án 2014, Luật số 62/2014/QH13 thì Tồ án
nhân dân huyện Ia H’Drai có cơ cấu tổ chức gồm 08 đồng chí: 02 đồng chí Thẩm phán
trong đó gồm 01 đồng chí Chánh án, 01 đồng chí Phó Chánh án; 02 đồng chí Thư ký; 01
đồng chí kế tốn; 01 đồng chí lái xe; 01 đồng chí bảo vệ.

Sơ đồ 1.1. Tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
Có thể theo dõi các chức danh cụ thể tại TAND qua bảng thống kê sau:
Bảng 1.1. Bảng chức vụ và số lượng thành viên của đơn vị
Số lượng
CHỨC DANH
TÊN CƠNG CHỨC
01
Chánh án + Thẩm phán

Trần Phú Lợi
01
Phó Chánh án + Thẩm phán
Lý Trọng Nguyên
01
Chánh Văn phòng
Lê Thị Thanh
02
Thư ký Tịa án
Lê Thị Thanh và Võ Thị Khánh Lựu
01
Kế tốn
A Kiên
01
Lái xe
Nguyễn Hồng Quân
01
Bảo vệ
Vi Văn Cường
01
Tạp vụ
Y Ngọc Hiền

7


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã tóm tắt sơ lược được lịch sử hình thành và phát
triển của Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, bên cạnh đó cũng đã nắm được tình hình phát
triển kinh tế xã hội trên địa huyện Ia H’Drai. Biết được những nội quy cơ bản của Tòa án

nhân dân huyện Ia H’Drai.
Ngoài ra, tác giả cũng đã khái quát được một số công việc đã được thực hiện trong
thời gian thực tập. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn và lãnh đạo của Tòa án nhân
dân huyện Ia H’Drai, bản thân tác giả đã có thể tự tiếp nhận và giải quyết một số công
việc như: Soạn thông báo hịa giải, đánh quyết định hịa giải, …..
Thơng qua chương 1, tác giả đã cho người đọc các nhìn tổng quát bước đầu về Tòa
án nhân dân huyện Ia H’Drai.

8


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI,
ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động hòa giải, đối thoại tài tòa án
a. Khái niệm
Pháp luật về hòa giải là một trong những ngành luật quan trọng và cơ bản của Việt
Nam và được qui định ở nhiều văn bản khác nhau. Vì hệ thống pháp luật về hòa giải ở
Việt Nam ta chia các loại hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật hòa giải ở sơ sở, hòa
giải tranh chấp theo qui định của pháp luật, Pháp luật về hỏa giải không điều chỉnh một
đối tượng cụ thể nhưng vẫn có phạm vi áp dụng là các mâu thuẩn, tranh chấp, vi pham
pháp luật trừ một số trường hợp như yêu cầu bồi thường do gây thiệt hai đến tài sản của
Nhà nước; vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi pham điều cầm của luật hoặc trái đạo
đức xã hội. Hay nói cách khác, việc áp dụng pháp luật về hịa giải phụ thuộc vào sự xác
định có tồn tại các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Về cơ bản, nếu các tranh
chấp tồn tại, pháp luật về hòa được áp dụng khi không thuộc các trường hợp loại trừ. Nếu
các tranh chấp không tồn tại, pháp luật về hịa giải khơng được áp dụng và quan hệ leein
quan điều chỉnh.
Theo từ điển pháp luật thì “Hịa giải là Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên

đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết
các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp,
thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp)”
Cũng theo từ điển pháp luật thì “Đối thoại là (i) hoạt động giao tiếp bằng lời nói từ
02 người trở lên, (ii) một loại văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là
tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật, (iii) một thể loại văn học ở châu Âu mà
nội dung chủ yếu về triết lý, chính luận, trong đó tư tưởng của các tác giả được khai triển
dưới dạng trò chuyện, tranh luận của từ 02 người trở lên”
Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa
án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo
quy định (khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án).
Trong khi đó, đối thoại tại Tịa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành
trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính nhằm hỗ trợ các bên thống nhất giải quyết khiếu
kiện hành chính (khoản 3 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án).
Tóm lại, Hịa giải là quyền tố tụng của các đương sự và cũng chỉ các đương sự mới
có quyền hịa giải vì đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nên có quyền tự quyết
định những vấn đề của vụ án tranh chấp. Tác giả thấy dù trong khái niệm nào đi nữa thì,
hịa giải, đối thoại tại Tịa án vẫn giữ một nét chung đó là đều giúp cho các cuộc tranh
chấp, mâu thuẫn đi vào thế cân bằng.
b. Đặc điểm của Hòa giải, đối thoại tại Tịa án
Có thể thấy hịa giải, đối thoại có một số đặc điểm sau:
9


Một là, hòa giải, đối thoại tại tòa án là một biện pháp giải quyết tranh chấp được
tiến hành bởi một trong số các Hòa giải viên do Chánh án TAND cấp tỉnh bổ nhiệm. Hòa
giải là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa.
Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp
bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (khơng
phải là bên tranh chấp). Tuy nhiên, khác với hòa giải đối thoại thơng thường, người tiến

hành hịa giải có thể là bên bất kỳ do các bên trong tranh chấp lựa chọn, hoạt động hòa
giải đối thoại tại tòa án sẽ do hịa giải viên-người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hịa giải tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động, u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn (sau đây
gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định luật hòa
giải đối thoại tại tòa án.
Hai là, kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Tịa án quyết định cơng nhận và
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên. Theo đó, nếu như hoạt động hịa giải đối
thoại thơng thường thì kết quả của hòa giải đối thoại là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và
quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của q
trình hịa giải thơng thường khơng có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc
vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, đối với hịa giải, đối thoại tại Tịa án
thì kết quả hòa giải thành sẽ được Tòa án ra quyết định cơng nhận, có hiệu lực pháp luật
và khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Ba là, một trong những đặc điểm nổi bậc nhất của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tịa
án được quy định thành ngun tắc là “Các thơng tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối
thoại phải được giữ bí mật”, trừ trường hợp người đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến
trong q trình hịa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình
trong q trình hịa giải, đối thoại làm chứng cứ hoặc phải sử dụng làm chứng cứ theo
quy định của luật. Việc giữ bí mật đối với các thơng tin về hịa giải là một u cầu rất cần
thiết đối với hịa giải, đối thoại, nó sẽ giúp cho Hịa giải viên nắm được nhiều thơng tin,
dễ tìm ra nguyên nhân phát sinh tranh chấp, những mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết…;
đồng thời sẽ tạo cho Hòa giải viên thiết lập mối liên hệ tốt với các bên tranh chấp, như
vậy sẽ giúp cho Hòa giải viên tiến hành hịa giải có nhiều thuận lợi hơn.
2.1.2. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động trong Hòa giải, đối thoại tại
TAND
Theo quy định tại Điều 5 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định: “Nhà
nước khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình
thức hịa giải, đối thoại tại Tịa án; khuyến khích những người đủ điều kiện theo quy định

của Luật này làm Hòa giải viên và tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải, đối thoại
tại Tòa án”.
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tịa án chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.
Đây là một chính sách mới, quan trọng và hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
10


Bởi lẽ, sự ra đời của luật này không chỉ giảm lượng án tồn đọng của hệ thống Tòa án mà
cịn mang đến nhiều lợi ích cho người dân và xã hội.
Trong những năm gần đây, hệ thống Tòa án Việt Nam gặp phải tình trạng như một
số nước trên thế giới đã từng gặp, đó là “sự tắc nghẽn tại Tịa án và tiếp cận cơng lý”, số
vụ việc Tòa án phải giải quyết đến mức quá tải, các khiếu kiện hành chính tiếp tục có xu
hướng gia tăng mạnh.
Do thẩm quyền của Tòa án được mở rộng, nên số lượng các vụ án dân sự, hành
chính mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn nhiều so với các năm trước, tính chất
các vụ việc ngày càng phức tạp; số lượng các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày
càng nhiều, trong bối cảnh số lượng biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu so với cơ cấu tổ
chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Tòa án. Trước khi Luật này được ban hành,
tại Việt Nam, hòa giải thành và đối thoại thành mới chỉ dừng lại trong tố tụng (được quy
định tại các luật về tố tụng) mà chưa có mơ hình hịa giải, đối thoại ngồi tố tụng tại Tịa
án, nên kết quả thu được khi hòa giải, đối thoại thành đạt tỷ lệ thấp.
Với sự nỗ lực cao của Ban cán sự Đảng TANDTC, sau thời gian đề xuất, thí điểm
hịa giải, đối thoại và xây dựng luật này, ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội
Khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thơng qua Luật Hịa giải, đối thoại tại Tịa án.
Trước đó, tại phiên họp ngày 15/12/2017, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung
ương đã đồng ý giao TANDTC triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án, báo cáo Ban Chỉ
đạo. Ngày 28/12/2017, Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương có Thơng báo số 03TB/BCĐCCTPTW “Đồng ý giao cho TANDTC triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án
đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành
chính”. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Chánh án TANDTC đã ban hành Kế hoạch triển
khai thí điểm Đề án tại thành phố Hải Phòng.

Trên cơ sở đánh giá tổng kết thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố, kết quả thí
điểm cịn góp phần hồn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng Luật Hòa giải,
đối thoại tại Tòa án; Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của một số nước đã và đang thực
hiện cơ chế Hịa giải, đối thoại ngồi tố tụng, nhiều nội dung đã được pháp điển hóa vào
Luật Hịa giải, đối thoại tại Tòa án.
Luật đánh dấu bước tiến mới về q trình hồn thiện hệ thống pháp luật của Việt
Nam và hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của cá nhân,
cơ quan, tổ chức; có nhiều quy định tiến bộ, làm cho bất cứ ai tham gia vào lựa chọn cơ
chế giải quyết khiếu kiện của mình theo Luật này đều có niềm tin tuyệt đối, khơng sợ bị
sai, khơng sợ bị lừa dối hay bị bất cứ điều gì dẫn đến việc thống nhất bị sai pháp luật,
không được thi hành nghiêm chỉnh, từ đó khuyến khích, thu hút các bên lựa chọn cho
mình một phương thức giải quyết mâu thuẫn đem lại nhiều lợi ích tối đa nhất hiện nay.
2.1.3. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối
thoại
Theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Luật Hịa giải, đối thoại 2020 thì Tịa án nhân
dân cấp huyện có trách nhiệm trong hoạt động hòa giải, đối thoại nhưu sau:
11


Thứ nhất, tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật
này;
Thứ hai, đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Hòa giải viên;
Thứ ba, chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại;
đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên; hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ; đề xuất khen thưởng, đề nghị xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên của Tòa án
nhân dân cấp huyện;
Thứ tư, bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa
giải, đối thoại tại Tòa án;
Thứ năm, báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Thứ sáu, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2.1.4. Ý nghĩa hoạt động của hòa giải, đối thoại tại Tịa án nhân dân
Có thể thấy, trong các phương thức giải quyết tranh chấp thì hịa giải, đối thoại là
một trong những phương thức giải quyết tranh chấp mang tính truyền thống, phù hợp với
tâm lý, tình cảm và văn hóa của người Việt Nam. Truyền thống này đã được ghi nhận và
pháp luật cũng có khung pháp lý cơ bản cho hoạt động hòa giải, đối thoại phát triển, bao
gồm cả cơ chế hòa giải, đối thoại trong tố tụng và hịa giải ngồi tố tụng. Hịa giải, đối
thoại đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong đời sống. Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt
để, hiệu quả các tranh chấp mà khơng phải mở phiên tịa xét xử; kết quả hòa giải thành,
đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; tiết kiệm chi phí, thời gian,
công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây
bức xúc trong dư luận. Từ những ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên, tăng cường hịa
giải, đối thoại ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm
Ngồi ra việc hịa giải, đối thoại tại Tịa án nhân dân còn mang lại các ý nghĩa như:
Thứ nhất, giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho các bên. Khi các bên lựa chọn
phương thức hòa giải, đối thoại thì việc hịa giải, đối thoại sẽ được tiến hành linh hoạt,
phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc. Đây cũng là một nguyên tắc
được ghi nhận trong Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Sự linh hoạt trong thủ tục hòa
giải, đối thoại sẽ là nguyên nhân cơ bản giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho các bên.
Thứ hai, hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp các bên tiết kiệm chi phí. Nhà nước ta
khuyến khích hịa giải, đối thoại nên rất tiết kiệm chi phí cho các bên. Chi phí hịa giải,
đối thoại tại Tịa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp sau đây:
Một, chi phí hịa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.
Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hịa
giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tịa án là 2.000.000 đồng trên
một vụ việc.
12



Hai, các chi phí khác, bao gồm: chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm
hòa giải, đối thoại ngồi trụ sở Tịa án; Chi phí khi Hịa giải viên xem xét hiện trạng tài
sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngồi phạm vi
địa giới hành chính của huyện nơi Tịa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở; Chi phí
phiên dịch tiếng nước ngồi. Các chi phí này phát sinh trong một số ít trường hợp theo
thực tế và lựa chọn của các bên.
Thứ ba, hòa giải, đối thoại tại Tịa án giúp bảo mật thơng tin cho các bên. Về
nguyên tắc do pháp luật quy định thì các thơng tin trong hịa giải, đối thoại được bảo mật:
Các hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải,
đối thoại khơng được tiết lộ thơng tin mà mình biết được trong q trình hịa giải, đối
thoại, trừ khi có sự đồng ý của các bên. Trong q trình hịa giải, đối thoại khơng được
ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc các chủ thể thực hiện lập biên bản
sẽ chỉ được để nhằm mục đích để ghi nhận kết quả hịa giải, đối thoại theo quy định của
Luật hịa giải, đối thoại tại Tồ án. Các chủ thể là hòa giải viên, các bên chỉ được ghi
chép để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép.
Thứ tư, hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp hàn gắn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp
giữa các bên. Với sự hỗ trợ của các Hòa giải viên thì các bên có tranh chấp có thể giãi
bày những tâm tư, nguyện vọng của mình và dần tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng giữa
các bên, hàn gắn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, bạn bè, tình làng nghĩa
xóm, quan hệ đối tác. Đây là ý nghĩa rất lớn của hòa giải, đối thoại mà phương thức giải
quyết tranh chấp, khiếu kiện bằng con đường tố tụng khơng có được.
Thứ năm, kết quả hịa giải thành, đối thoại thành được Tịa án cơng nhận và có hiệu
quả thi hành cao. Kết quả của việc hòa giải thành, đối thoại thành sẽ được Tòa án cơng
nhận bằng thủ tục nhanh gọn và có giá trị thi hành như bản án khi có yêu cầu của các bên
tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Các bên sẽ khơng cần phải trả lệ phí cho thủ tục
xét cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Trong thực tiễn, đa phần
kết quả giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, đối thoại thường được các bên tự nguyện thi
hành, thậm chí là thi hành ngay tại phiên hòa giải do các bên tự thỏa thuận, thống nhất
phương án giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TỊA ÁN
2.2.1. Ngun tắc thực hiện Hịa giải, đối thoại
Ngày nay, với Tòa án, việc đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả của việc hòa
giải, đối thoại là những giải pháp quan trọng giúp Toà án nhanh chóng giải quyết khối
lượng cơng việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh khi hàng năm các tranh chấp, khiếu
kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp. Tuy nhiên, việc hịa giải,
đối thoại tại Tòa án cũng cần đáp ứng các nguyên tắc do pháp luật quy định.
Theo Điều 3 Luật hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020 quy định về nguyên tắc
hòa giải, đối thoại tại Tòa án với nội dung cụ thể như sau:
(1) nguyên tắc đầu tiên đó là các bên tham gia hịa giải, đối thoại (sau đây gọi là các
bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
13


(2) cần tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên và không được ép
buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
(3) cần phải bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
(4) nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác, khơng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác.
(5) Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo
quy định tại Điều 4 của Luật hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020.
(6) Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình
thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
(7) hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
(8) tiếng nói và chữ viết dùng trong hịa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia
hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ
có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hịa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Các chủ thể là người tham gia hịa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc

khuyết tật nhìn có quyền dùng ngơn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật;
trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết
tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
(9) một nguyên tắc nữa đó là phải bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Như vậy, ta nhận thấy, với cách thức thân thiện, đồng thuận dựa trên ngun tắc
chia sẻ, cảm thơng, hịa giải, đối thoại đã góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt,
nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo
sự đồng thuận, xây dựng khối đồn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính
trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn đất nước ta.
2.2.2. Quy định về thẩm quyền thực hiện Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án
a. Quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Luật hịa giải, đối thoại 2020 thì Các bên tham
gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có các quyền sau đây:
Thứ nhất, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền đồng ý hoặc từ
chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại.
Thứ hai, các bên tham gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền trực tiếp hoặc
thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật Hoà giải, đối
thoại thành tại Tồ án năm 2020 tham gia hịa giải, đối thoại. Cụ thể được quy định như
sau:
(1) Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có thể trực tiếp hoặc ủy quyền
cho các chủ thể là người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại. Bên cạnh đó sẽ phải thơng
báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết.
Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa
14


giải. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của
Bộ luật Dân sự.
(2) Các chủ thể là người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho

người đại diện tham gia đối thoại. Những người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ
thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quyền được lựa chọn
Hịa giải viên trong danh sách Hịa giải viên của Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự, khiếu kiện hành chính. Cần lưu ý đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tịa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân
cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tư, Các bên tham gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền đề nghị thay đổi
Hòa giải viên theo quy định của Luật Hoà giải, đối thoại thành tại Toà án năm 2020.
Pháp luật quy định Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay
đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ việc hịa giải, đối thoại; Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hịa giải viên có thể
khơng vơ tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ; Các bên thay đổi Hòa giải viên đã
được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hịa giải viên khác; Khơng thể tiến hành hịa giải,
đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc
thơi làm Hịa giải viên theo quy định của Luật Hoà giải, đối thoại thành tại Tồ án năm
2020. Các hịa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại quy định tại trường hợp thứ nhất, thứ
hai và thứ tư được nêu trên sẽ phải thơng báo lý do cho các bên, Tịa án có thẩm quyền
giải quyết vụ việc và Tịa án nơi Hòa giải viên làm việc. Các bên đề nghị thay đổi Hịa
giải viên phải thơng báo lý do cho Hịa giải viên, Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ
việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại
hoặc bị đề nghị thay đổi mà các bên không thỏa thuận lựa chọn Hịa giải viên thì Thẩm
phán phụ trách hịa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên khác để tiến hành hịa giải, đối
thoại và thơng báo cho Hịa giải viên, các bên biết. Trường hợp các bên lựa chọn Hịa giải
viên khác thì Thẩm phán phụ trách hịa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa
chọn của các bên và thơng báo cho Hịa giải viên, các bên biết. Trong trường hợp Thẩm
phán chỉ định Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác thì phải thơng báo cho
Tịa án đó biết.
Thứ năm, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quyền tự bố trí hoặc đề

nghị Hịa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hịa giải, đối thoại
là người khơng biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;
Thứ sáu, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quyền u cầu Hịa giải
viên, người tham gia hịa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham
gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thơng tin do mình cung cấp;

15


Thứ bảy, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền bày tỏ ý chí, đề
xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội
dung hòa giải, đối thoại;
Thứ tám, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền u cầu Tịa án
cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành.
Thứ chín, các bên tham gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.
Thứ mười, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quyền đề nghị Tịa án
có thẩm quyền xem xét lại quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành
theo quy định của Luật Hoà giải, đối thoại thành tại Toà án năm 2020. Việc đề nghị, kiến
nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
được quy định tại Luật Hoà giải, đối thoại thành tại Toà án năm 2020 như sau:
(1) Quyết định công nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét
lại dựa theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội
dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại
Điều 33 của Luật Hoà giải, đối thoại thành tại Toà án năm 2020.
(2) các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết
định của Tịa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải
thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định. Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà họ

không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó khơng tính vào
thời hạn đề nghị.
(3) Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật sẽ có quyền kiến nghị xem
xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về quyền của các bên tham gia hòa giải, đối
thoại tại Tòa án. Khi tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án các chủ thể sẽ được hưởng
các quyền nêu trên và các quyền này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà
nước. Các bên có quyền ngang nhau khi tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
b. Nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Luật hịa giải, đối thoại 2020 thì Các bên tham
gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, các bên tham gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có nghĩa vụ phải tuân thủ
pháp luật. Trên thực tế, ở bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống thì các bên tham gia vào
lĩnh vực đó đều cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, đối với việc hòa giải, đối thoại
tại Tòa án cũng vậy. Nếu các chủ thể có hành vi làm trái quy định pháp luật thì căn cứ
theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị áp dụng mức xử phạt tương ứng.
Thứ hai, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có nghĩa vụ phải tham gia
hịa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy q trình hịa giải, đối thoại
16


đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời,
đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên.
Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án giữa các bên sẽ được thực hiện dựa trên tinh thần thiện
chí, hợp tác để thúc đẩy q trình hịa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực và tránh xảy ra
những mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến con đường giải quyết tranh chấp bằng Tồ án theo
thủ tục thơng thường. Để làm được điều đó các bên có nghĩa vụ cần trình bày chính xác
tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên
quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên.

Thứ ba, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm về tính xác thực của các thơng tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong q
trình hịa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thì kết quả
hịa giải, đối thoại bị vơ hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định
của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có nghĩa vụ phải tơn trọng
Hịa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy
định của Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020.
Thứ năm, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án có nghĩa vụ phải chấp hành
quy chế hịa giải, đối thoại tại Tòa án.
Thứ sáu, các bên tham gia hịa giải, đối thoại tại Tịa án có nghĩa vụ phải thực hiện
các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.
Như vậy, khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tịa án thì sẽ có các nghĩa vụ
được nêu cụ thể bên trên. Việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ này sẽ giúp bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của các bên liên quan và góp phần nâng cao hiệu quả của q trình hịa giải,
đối thoại tại Tòa án.
2.2.3. Nhiệm vụ của của Hòa gải viên trong q trình tiến hành hịa giải, đối thoại
tại Tòa án
Căn cứ Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại của Tòa án quy định về Nhiệm vụ của Hòa
giải viên trong q trình tiến hành hịa giải, đối thoại tại Tịa án như sau:
(1) Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại.
Chủ yếu tập trung giải thích các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối
thoại được quy định tại Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại của Tòa án.
(2) Tạo điều kiện để các bên tham gia hòa giải, đối thoại đề xuất, trao đổi về
phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
(3) Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc
dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên tham gia hòa giải, đối thoại đạt được sự
thỏa thuận, thống nhất. Khi phân tích, giải thích, hướng dẫn, hỗ trợ cho các bên phải trên
tinh thần vô tư khách quan, căn cứ các quy định của pháp luật.


17


×