ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
VI VĂN THIỆU
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI TẠI UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU
MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
Kon Tum, tháng 05 năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI TẠI UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU
MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
: ThS. CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: VI VĂN THIỆU
LỚP
: K19LKV
MÃ SỐ SINH VIÊN
: 1927380107017
Kon Tum, tháng 05 năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và báo cáo tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Luật và Sư phạm,
Phòng Đào tạo Trường Đại học Đà Nẵng, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Xin
gửi tới q Thầy, Cơ lịng biết ơn chân thành và tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc sĩ Châu Thị Ngọc Tuyết, người đã hướng dẫn
khoa học, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình hồn thiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân ở UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện
Tu Mơ Rơng đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đã góp ý, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Kon Tum, ngày tháng 5 năm 2022
Tác giả
Vi Văn Thiệu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Bố cục đề tài.....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU MƠ
RÔNG, TỈNH KON TUM .................................................................................................3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG,
HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM ...................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum ...........3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ
Rơng, tỉnh Kon Tum ............................................................................................................5
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ ĐĂK RƠ
ÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM ........................................................5
1.2.1. Chức năng của UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum ......5
1.2.2. Nhiệm vụ của UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum ........6
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đăk RƠ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon
Tum ......................................................................................................................................6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................8
CHƯƠNG 2. .......................................................................................................................9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND
CẤP XÃ............................................................................................................................... 9
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỊA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI .....................................9
2.1.1. Lịch sử hình thành hòa giải tranh chấp đất đai......................................................9
2.1.2. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai .................................................................11
2.1.3. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai ............................................................... 12
2.1.4. Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai.......................................................................13
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI
UBND CẤP XÃ ................................................................................................................14
2.2.1. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai .............................................................. 14
2.2.2. Phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai.....................................................................14
2.2.3. Thành phần, hội đồng và các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và nghĩa
vụ liên quan ........................................................................................................................ 15
2.2.4. Điều kiện mở cuộc hòa giải .................................................................................18
i
2.2.5. Trình tự, thủ tục hịa giải tranh chấp đất đai........................................................ 18
2.2.6. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai .....................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................26
CHƯƠNG 3. .....................................................................................................................27
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND
XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM - KIẾN NGHỊ
HỒN THIỆN ..................................................................................................................27
3.1. THỰC TRẠNG HỊA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ ĐĂK
RƠ ÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM ...............................................27
3.1.1. Tình hình thực hiện hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông,
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum ...................................................................................27
3.1.2. Đánh giá về tình hình thực hiện hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ
Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum ..........................................................................32
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND
XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM .............................. 37
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất
đai .......................................................................................................................................37
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về hòa
giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum ..39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 41
KẾT LUẬN .......................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GCNQSDĐ
MT
NN
TAND
UBND
Ý nghĩa
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mơi trường
Nơng nghiệp
Tịa án nhân dân
Ủy ban nhân dân
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
3.1
Tên bảng, biểu đồ
Thống kê công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng giai đoạn 2013-2021
iv
Số trang
28
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
1.1
Tên biểu đồ
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đăk Rơ Ông
v
Số trang
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn lực, nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do
đó, các tranh chấp đất đất đai đã, đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm
của dư luận. Vấn đề này ngày càng phổ biến và phức tạp trong xã hội, đặc biệt kể từ khi
Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện cơ chế quản lý mới. Tranh
chấp đất đai nếu không giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây mất ổn định chính trị.
Nhận biết được tầm quan trọng của hòa giải tranh chấp đất đai, Quốc hội đã thông
qua Luật đất đai năm 2013 với nhiều quy định thuận lợi cho người dân. Theo đó, khi có
tranh chấp đất đai xảy ra, trong trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) hay không, các tranh chấp sẽ được giải quyết theo một trong hai cách đó là:
theo thủ tục tố tụng ở Tịa án hoặc theo thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân (UBND)
cấp có thẩm quyền do các bên tranh chấp chọn. Tuy nhiên, trước hết, tranh chấp đất đai
phải qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Đây là một khâu hết sức quan trọng, là bước
đệm cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tịa án và UBND cấp có thẩm quyền.
Như vậy, hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là một trong những nội
dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương, đóng vai trò quan trọng,
củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm,
tăng cường tình đồn kết trong nhân dân.
Giống như các địa phương khác trên cả nước. tại UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu
Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum, các tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gia tăng về số
lượng. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn xã Đăk Rơ Ông đã xảy ra 63 vụ việc tranh
chấp đất đai, trong đó xã đã giải quyết thành cơng thơng qua hịa giải đối thoại là 51 vụ,
chiếm 80,95%. Các tranh chấp đất đai trên địa bàn xã ngày càng có xu hướng gia tăng,
gây bức xúc trong dư luận và gây mất đoàn kết giữa các hộ dân trên địa bàn xã. Tuyên
nhiên, vẫn còn gần 20% các vụ việc chưa được giải quyết ổn thỏa, triệt để gây nên nhiều
mâu thuẫn. Do đó, trong thời gian tới, xã cần tăng cường nghiên cứu, áp dụng các quy
định của pháp luật hiện hành về cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai, từ đó nâng cao hiệu
quả cơng tác hịa giải, tranh chấp đất đai tại UBND xã, góp phần giữ gìn hịa giải, đảm
bảo các mối quan hệ trong xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp cho cơng nhân trên địa
bàn.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng hòa giải tranh
chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” để nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật đất đai về cơng tác hịa giải tranh chấp
đất đai tại UBND cấp xã; phân tích thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum, từ đó đánh giá những kết quả đạt được,
hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
1
thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND
xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai, và
thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum.
- Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại Luật Đất
đai 2013 tại UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum trong thời
gian từ năm 2013 đến nay (từ là từ khi Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội
thông qua).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: để phân tích, đánh giá các quy định của Luật Đất đai năm
2013 so với tình hình thực tiễn áp dụng vào cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại
UBND cấp xã; phân tích những quy định của pháp luật hiện hành, chỉ ra điểm mới, tiền
bộ hơn so với pháp luật đất đai trước đây.
- Phương pháp tổng hợp: để tổng hợp các tài liệu liên quan đến hòa giải tranh chấp
đất đai; tổng hợp những kết quả phân tích để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
và thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng,
tỉnh Kon Tum làm cơ sở đề xuất giải pháp.
- Phương pháp tỉnh lược: để lược bỏ, lựa chọn những giải pháp hoàn thiện pháp
luật đất đai hiện hành, nâng cao chất lượng công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại
UBND cấp xã.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện
Chương 3: Thực tiễn về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ
Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG, HUYỆN TU MƠ RƠNG, TỈNH
KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UBND XÃ ĐĂK RƠ ÔNG,
HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
1.1.1. Giới thiệu chung về xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum
Xã Đăk Rơ Ông mới thành lập ngày 09 tháng 06 năm 2005 theo Nghị định 76/CP
của Chính phủ. Vị trí xã cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông 23 km (theo tỉnh lộ 678). Có
vị trí giáp ranh như sau: phía Đông giáp xã Tê Xăng - huyện Tu Mơ Rông; phía Tây giáp
xã Đăk Tờ Kan, Đăk Sao - huyện Tu Mơ Rơng; phía Nam giáp xã Đăk Tờ Kan - huyện
Tu Mơ Rơng; phía Bắc giáp xã Đăk Sao - huyện Tu Mơ Rông. Là một xã vùng sâu nằm
phía tây của huyện Tu Mơ Rơng, đường sá đi lại của xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11
Xã Đăk Rơ Ông có 9 thơn làng (gồm các thơn Kon Hia 1, Kon Hia 2, Kon Hia 3.
Đăk Plò, Măng Lỡ, Lá Giông, Ngọc Năng 1, Ngọc Năng 2, Mô bành) dân số của xã đến
nay có 992 hộ, với 4195 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 95%.
Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm, lương thực
bình quân đầu người đạt 350kg/người/năm. Xã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới, tổng số
hộ ngèo 459 hộ, chiếm tỷ lệ 56,41%, tổng số hộ cận nghèo 09 hộ chiếm tỷ lệ 1,17%. Trên
địa bàn xã có 03 trường (Trường Trung học cơ sở Đăk Rơ Ông, Trường Tiểu học Đăk Rơ
Ông, Trường Mầm non Đăk Rơ Ông), 01 Trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực.
Là một xã thuần nông, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nơng nghiệp, chỉ có
một số ít sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại.
Trên thực tế, hầu hết người dân xã Đăk Rơ Ông chỉ có nguồn thu nhập chủ yếu là từ
trồng trọt một số cây lương thực như lúa, ngô và sắn. Thu nhập từ rừng là rất ít, chỉ có
một số hộ được nhận giao khoán bảo vệ rừng. Nguyên nhân chủ yếu là cơng tác giao
khốn quản lý bảo vệ rừng chưa phát triển mạnh. Chưa xây dựng và triển khai tốt các
chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế trang trại nơng lâm kết hợp. Vì vậy nguồn
thu nhập trong sản xuất lâm nghiệp của người dân xã Đăk Rơ Ông là rất thấp, chủ yếu là
lấy các lâm sản phụ đem bán như cây sắn, măng, củi...
Diện tích cây lương thực và cây chất bột lấy củ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện
tích đất trồng trọt, tuy nhiên bình quân lương thực đầu người đạt thấp, 350 kg/người/năm.
Tình hình chăn ni trên địa bàn xã cho đến nay vẫn chưa phát triển mạnh, số lượng
vật ni bình qn của mỗi hộ thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ không phát triển thành trang trại
chăn nuôi lớn do thiếu vốn, giống và kỹ thuật chăn nuôi. Người dân ở đây vẫn chăn ni
theo hình thả rơng nên dẫn đến một số vật ni như trâu, bị chết do ăn phải lá sắn cao
sản, túi ni lông và mắc các bệnh như tụ huyết trùng... Để thúc đẩy việc chăn nuôi của xã
được phát triển mạnh, trong những năm tới xã cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ
thú y cấp xã thôn đủ mạnh về số lượng và chất lượng, có đủ thuốc văc xin tiêm phòng
bệnh đúng định kỳ....
3
Tổng diện tích mặt nước ni thuỷ sản của xã khoảng 1,25 ha, chủ yếu một số hộ
dân nuôi theo hình thức tự phát, đào những diện tích ao nhỏ từ 350 - 400 m2, nuôi các
loại cá như rô phi, chép, trắm cỏ; sản lượng thấp chủ yếu tự cung cấp phục vụ đời sống
gia đình.
Người dân hiện đang thiếu giống cá và vốn để đầu tư mở rộng diện tích ni, cũng
như khơng được phổ biến hay tiếp cận thường xuyên với những kỹ thuật nuôi cá, cách
thức chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi từ những chân ruộng trồng lúa nước cho năng suất
thấp nhưng thích hợp với việc đào ao ni cá.
Diện tích rừng thuộc phạm vi quản lý của xã là 1.847 ha, xã đã phối hợp với các ban
ngành liên quan tiến hành giao khoán quản lí bảo vệ 1.847 ha rừng cho 66 hộ dân thuộc
05 thôn: Kon Hia 1, Kon Hia 2, Kon Hia 3, La Giơng và Ngọc Năng 1.
Hàng hóa bn bán ở đây đơn giản như các loại vật dụng cho đời sống, sản xuất cho
người dân địa phương: quần áo, giày dép, đồ ăn khô, cuốc, xẻng và các loại hàng tiêu
dùng khác.... Bên cạnh đó các điểm bn bán này là nơi thu mua chính các sản phẩm
nơng lâm nghiệp của người dân, sau đó vận chuyển đi hoặc bán lại cho các thương lái
tiêu thụ khác ở thành phố Kon Tum Tum, Đắk Tơ, Ngọc Hồi. Ngồi các điểm bn bán
nhỏ lẻ cịn có một số điểm sửa chữa xe máy... ở các thôn trên địa bàn xã.
Tình hình an ninh, chính trị, xã hội trên địa bàn xã Đăk Rơ Ông trong những năm
qua được giữ vững và ổn định, cơng tác kiểm tra tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã,
thôn được triển khai thường xuyên. Hương ước của thôn làng được phát huy và đi vào
cuộc sống của người dân địa phương.
Công tác huấn luyện dân quân tự vệ cũng được xã chú trọng thực hiện, lực lượng
dân quân tự vệ phát huy khả năng công tác trực chiến và tuần tra giữ gìn trật tự an ninh
xã hội. Các đối tượng chính sách như trẻ tàn tật, cựu chiến binh, hộ nghèo...được quan
tâm tích cực bằng các hoạt động thăm hỏi tặng q, hỗ trợ cứu đói giáp hạt.
Nhìn chung tình hình an ninh, chính trị, xã hội trên địa bàn xã Đăk Rơ Ông tương
đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho xã triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia.
Như vậy, xã Đăk Rơ Ơng có một số thuận lợi đó là:
- Đăk Rơ Ơng là nơi có nhiều yếu tố thuận lợi, có mạng lưới giao thông nối liền với
các xã lân cận, đường liên thôn và đường phục vụ sản xuất. Từ trung tâm xã đến trung
tâm hành chính huyện Tu Mơ Rơng khơng xa lắm nên có nhiều lợi thế trong việc trao
đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với bên ngoài.
- Nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, độ phì nhiêu tương đối cao có khả năng khai
thác tốt trong việc sản xuất các loại cây trồng có năng xuất và chất lượng cao, đa dạng
hóa sản phẩm là cơ sở cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào bảo đảm nước cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt. Mạng lưới sông suối dày bảo đảm cho việc tiêu thoát nước.
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ cấp Trung ương đến cấp huyện
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội tạo cho xã phát triển trên hầu hết tất
4
cả các mặt. Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. Nguồn
ngân lực trong độ tuổi lớn, đội ngũ cán bộ xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong việc
xây dựng nông mới, có đủ lực lượng phục vụ tại địa phương.
- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội ổn định là điều
kiện thuận tiện cho việc chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tiếp nhận nguồn lực và an tâm
khi đầu tư của các thành phần kinh tế vào địa bàn xã.
Tuy nhiên, Đăk Rơ Ơng là một xã có địa hình núi cao, độ dốc lớn, những năm qua
tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn tiếp diễn nên dẫn đến lũ lụt, sạt lở xảy ra thường xuyên
hơn trên địa bàn xã. Hơn nữa, trong những năm gần đây tình trạng sạt lở đất, ngập lụt cục
bộ xảy ra trên địa bàn xã chủ yếu ở những thơn mà tình trạng phá rừng gia tăng, canh tác
thuần nông một loại cây trồng. Do đó để khắc phục tình trạng này cần có biện pháp khơi
phục diện tích rừng nơi đầu nguồn suối lớn, đỉnh núi, những nơi canh tác nông nghiệp
không hiệu quả.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu
Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum
UBND xã Đăk Rơ Ông là cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Đăk
Rơ Ơng. UBND xã Đăk Rơ Ông được thành lập vào năm 2005, ngay khi xã Đăk Rơ Ông
được thành lập. Trải qua gần 27 năm thành lập và phát triển, từ một xã nghèo của huyện
Tu Mơ Rông, dưới sự chỉ đạo, quản lý của UBND xã, xã Đăk Rơ Ông ngày càng phát
triển, trở thành một trong những xã phát triển của huyện Tu Mơ Rơng. UBND xã Đăk Rơ
Ơng ln hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà UBND huyện Tu Mơ Rơng và UBND
tỉnh Kon Tum giao phó, thực hiện tham mưu hiệu quả, thường xuyên cho UBND cấp trên
trong việc đề ra phương hướng xây dựng, phát triển chung của toàn huyện và toàn tỉnh.
UBND xã Đăk Rơ Ông cũng phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên và cùng cấp để
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là chỗ dựa đáng tin cậy của người dân
địa phương và chính quyền cấp trên.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ ĐĂK RƠ
ÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
1.2.1. Chức năng của UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum
UBND xã Đăk Rơ Ơng có chức năng sau:
- UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể,
đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó chủ tịch,
ủy viên UBND. Mỗi thành viên UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được
phân công.
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của
Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân xã, phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với Mặt
trận Tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện
mọi nhiệm vụ.
5
- Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng Pháp luật, đúng thẩm
quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo
đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch cơng tác của UBND xã.
- Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của
nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của UBND xã
ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng
cao đời sống nhân dân.
1.2.2. Nhiệm vụ của UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
UBND xã Đăk Rơ Ông có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, lập dự toán thu chi ngân
sách trên địa bàn, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, quản lý và sử dụng hợp lý có
hiệu quả về đất đai tài nguyên.
- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển và ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện việc xây dựng và tu sửa đường
giao thông trong xã theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục ở địa phương, xây dựng các
phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá thể dục thể thao, thực hiện chính sách chế
độ đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có cơng với nước, tổ chức tun
truyền giáo dục xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thực hiện cơng tác nghĩa vụ quân sự
và tuyển gọi công dân nhập ngũ theo kế hoạch thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc chăm lo
cơng tác xố đói giảm nghèo.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon
Tum
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đăk Rơ Ơng, huyện Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum
được bố trí như Hình 1.1. Theo đó:
- Chủ tịch UBND xã: là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi công
việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy
định tại Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng
UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân xã và UBND huyện; Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành
viên UBND xã; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phịng, an ninh, bảo đảm
trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ
tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ phụ trách quản lý tài
6
chính, địa chính, nội chính theo quy định của pháp luật, quyền hạn do cơ quan nhà nước
cấp trên phân cấp, ủy quyền.
CHỦ TỊCH
PHĨ CHỦ TỊCH
Văn
phịng –
Thống
kê
Phịng
Tư pháp
– Hộ
tịch
Phịng
Tài
chính –
Kế tốn
Cơng an
xã
Ban Chỉ
huy
qn sự
Văn hóa
– xã hội
Phịng Địa
chính – NN
– Xây
dựng và
MT
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đăk Rơ Ơng
Nguồn: Văn phịng – Thống kê UBND xã Đăk Rơ Ơng, 2022
- Phó Chủ tịch UBND xã: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất
nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn theo khốicơng việc (Y tế, giáo dục và văn
hố - xã hội...) của UBND do Chủ tịch UBND phân công và những công việc do Chủ tịch
UBND ủy nhiệm khi Chủ tịch UBND đi vắng. Quản lý hành chính tại cơng sở, giám sát
đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân giao.
- Các phịng ban chun mơn thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ của mình
theo sự phân cơng của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã.
Tính đến cuối năm 2022, UBND xã Đăk Rơ Ơng có tất cả 19 cơng chức. Đa số các
cơng chức đều có trình độ đại học, đáp ứng tốt u cầu cơng việc được giao.
7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về UBND xã Đăk Rơ Ơng với các thơng tin như
giới thiệu chung về vị trí địa lý và các đặc điểm về kinh tế - xã hội của xã. Chương 1
cũng giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của xã; chức năng; nhiệm vụ; cơ cấu tổ
chức của UBND xã để có cái nhìn tổng quan về UBND xã.
8
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI
UBND CẤP XÃ
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỊA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1.1. Lịch sử hình thành hòa giải tranh chấp đất đai
a. Thời kỳ trước khi ban hành Hiến pháp 1980
Từ năm 1976 đến trước khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua Nhà nước ta đã
ban hành trên 800 văn bản pháp luật, trong đó có một luật, 3 pháp lệnh. 532 văn bản của
Chính phủ, 241 văn bản của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ. Như vậy,
giai đoạn này thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai của ủy ban hành chính các cấp chưa
được quy định rõ ràng. Thực tế, việc hòa giải các tranh chấp đất đai chủ yếu do ủy ban
hành chính cấp xã thực hiện với vai trị của tổ chức nơng hội địa phương (tham gia nhiều
vào cơng việc chính quyền), cơ quan tư pháp chỉ xuất hiện khi giải quyết tranh chấp hoa
màu trên đất bãi sa bồi.
b. Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp 1980
- Giai đoạn từ khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực đến trước khi Luật Đất đai 1987 ra
đời
Hiến pháp 1980 ra đời đã khép lại một chặng đường dài phấn đấu không ngừngcủa
Nhà nước ta nhằm mục tiêu xã hội hóa tồn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước. Điều
19 và Điều 20 Hiến pháp 1980 quy định: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất
đai được tiếp tục sử dụng”. Do đó, một số hợp tác xã, tổ chức và các tập đồn sản xuất
nơng nghiệp thời kỳ bấy giờ đi đến tan rã, đất đai lại có sự chia cấp lại theo quy định
mới. Tuy vậy, việc hòa giải tranh chấp đất đai cịn quan liêu, mang nặng tính mệnh lệnh
hành chính.
- Giai đoạn từ khi Luật Đất đai 1987 được ban hành đến trước khi Luật Đất đai
1993 ra đời
Hiến pháp 1980 cũng như khi Luật Đất đai 1987 được ban hành và có hiệu lực đều
khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Song các văn
bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã không xác định rõ ràng quyền lợi của người sử dụng
đất đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Trong giai đoạn này, nổi trội nhất phải kể đến
chủ trương thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong nông nghiệp theo Nghị quyết 10NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị …
Đối với nhà ở, các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này thường liên quan đến
nhà cải tạo, nhà vắng chủ, đòi lại nhà cho thuê trước ngày 1/7/1991 (Pháp lệnh về nhà ở
có hiệu lực). Ngồi ra, cịn xuất hiện các tranh chấp về nhà ở khi vợ chồng ly hôn. Để tạo
cơ sở pháp lý giải quyết tình hình tranh chấp đất đai kể trên. Nghị định 30-HĐBT ngày
23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Luật Đất đai
(Điều 15, 16). Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ) về việc hịa giải tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành
9
chính. Các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành trong thời kỳ này đã tạo cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các nội dung hòa giải tranh chấp đất đai, góp phần
vào việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ổn định sản xuất, kinh doanh và
phát triển kinh tế.
- Giai đoạn từ khi Luật Đất đai 1993 ban hành đến trước khi có Luật Đất đai 2003 ra
đời
Luật Đất đai 1993 dựa trên cơ sở của Hiến pháp 1992, đã khắc phục được nhiều
nhược điểm của Luật Đất đai 1987, đã sửa đổi, bổ sung một số quy định khơng cịn phù
hợp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Sau hai
lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 và ngày 29 tháng 6 năm 2001, cùng hệ
thống các văn bản dưới luật, đã hình thành một ngành luật đất đai, góp phần tích cực vào
cơng cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Luật Đất đai 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nước ta
chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Luật này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng song có thể nêu lên bốn nội
dung cơ bản nhất sau đây.
Thông tư liên tịch số 02/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC của TAND tối cao
(TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Tổng cục Địa chính ngày
28/7/1997 hướng dẫn về thẩm quyền của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp
quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai. Thông tư liên tịch số
01/2002/TTLT-TAND- VKSNDTC-TCĐC ngày03/1/2002 của TANDTC, VKSNDTC
và Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn về thẩm quyền của TAND trong việc giải quyết tranh
chấp liên quan đến quyền sử dụng đất”.
c. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai 2003 ban hành đến trước khi có Luật Đất đai
2013 ra đời
Kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 1993, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa
XI kỳ họp thứ 4 đã thơng qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi
hành vào ngày 1/7/2004 (trong đó quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai từ
Điều 135 đến Điều 137). Kế thừa những nội dung cịn phù hợp của Luật đất đai hiện
hành, luật hố một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã được
cuộc sống chấp nhận, đồng thời đưa vào Luật đất đai những nội dung mới cần sửa đổi, bổ
sung nhằm tạo lập một hệ thống pháp luật, đáp ứng cho thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.
Luật Đất đai 2003 tăng cường vai trị giải quyết tranh chấp của Tồ án nhân dân. Cụ
thể, Luật này quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do
Tồ án nhân dân giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ở 2 cấp,
trong đó cấp thứ 2 là cấp giải quyết cuối cùng. Như vậy, một mặt đảm bảo quyền của
10
công dân, mặt khác xác định rõ phạm vi, chức năng, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai giữa Toà án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp.
Như vậy, Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền hịa giải tranh chấp đất đai
của TAND có những điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật đất đai ngày càng đề cao vị trí và vai trị của TAND trong việc
giải quyết các tranh chấp đất đai. Điều này phù hợp với thông lệ và tập quán pháp luật
của nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai của TAND
ngày càng đươc mở rộng và được quy định rất cụ thể.
Thứ hai, so với quy định của luật Đất đai năm 1993 thì Luật đất đai năm 2003 đã
mở rộng phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai của TAND. Theo đó, TAND khơng chỉ có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp đất đai mà
người sử dụng đất đã có hịa giải tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp, mà hịa giải tranh chấp đất đai tuy người sử dụng đất chưa được Nhà nước cấp
GCNQSDĐ, nhưng có một trong các loại giấy tờ về sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2
và 5 Điều 50. Từ những phân tích ở trên cho thấy, việc mở rộng thẩm quyền hòa giải
tranh chấp đất đai của TAND các cấp theo Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa các quy
định của Luật Đất đai năm 1993 và đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quản lý và sử
dụng đất đai ở nước ta tại thời điểm này. Bởi lẽ, nếu chỉ quy định cho TAND có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất đã có GCNQSDĐ do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật đất đai năm 1993 thì sẽ nảy sinh
những rắc rối là người sử dụng đất được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhiều
loại GCNQSDĐ.
Ngày 29/11/2013, tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa 13 đã chính thức thơng qua
Luật đất đai 2013. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 đã có những thay đổi các quy
định về hòa giải tranh chấp đất đai ở Việt Nam.
2.1.2. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Để hiểu khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai, trước tiên ta phải hiểu khái niệm hòa
giả.
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống
xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Theo Từ điển Tiếng Việt, hòa giải là “việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt
xung đột, xích mích một cách ổn thoả”. Hịa giải còn được hiểu là “giải quyết các tranh
chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương
lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp)”.
Theo Hiệp hội hòa giải Hoa kỳ, hòa giải được hiểu ở góc độ rộng hơn là “một q
trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết
vấn đề của họ”. Hòa giải có ý nghĩa rất lớn, nó làm cho những tranh chấp, xung đột, mâu
thuẫn, xích mích được dập tắt họăc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho
các bên hạn chế xung đột bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau,
11
giữ gìn cục diện ổn định. Chính vì vậy, quy định Pháp luật, các nước thường đặt ra vấn
đề hòa giải trong giải quyết các tranh chấp.
Tranh chấp đất đai là thuật ngữ, khái niệm đã trở lên rất phổ biến trong đời sống xã
hội. Thuật ngữ này xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng gắn
liền với đời sống nhân dân. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển đất nước với những chính
sách đất đai khác nhau, quyền sử dụng đất có được coi là tài sản đặc biệt hay không,
nhưng hiện tượng tranh chấp đất đai đều được pháp luật chính thức ghi nhận và giải
quyết.
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là “tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai”. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong khóa luận này. Theo khái niệm này, đối
tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nói cách
khác, trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các quyền và
nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác. Chủ thể của tranh chấp đất
đai là người sử dụng đất.
Hoà giải tranh chấp đất đai là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản Pháp
luật Đất đai. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại khơng được giải thích cụ thể trong Luật Đất đai
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ vào tính chất của hồ giải và khái niệm tranh chấp đất đai, có thể hiểu hoà
giải tranh chấp đất đai là “việc các bên tranh chấp thương lượng để làm chấm dứt các
tranh chấp đất đai với sự giúp đỡ của bên trung gian”.
2.1.3. Ngun tắc hịa giải tranh chấp đất đai
Ngun tắc hồ giải tranh chấp đất đai là những quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo đúng
đắn xuyên suốt trong quá trình hoạt động, tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai và phải
tuân thủ một cách đầy đủ, toàn diện và nghiêm túc. Hòa giải tranh chấp đất đai phải tuân
thủ theo các nguyên tắc sau:
a. Hoà giải phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục,
tập quán tốt đẹp của nhân dân
Hòa giải tranh chấp đất đai phải tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội,
phong tục, tập quán của nhân dân, ngoài ra người hoà giải bên cạnh việc căn cứ vào các
chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán cịn phải nắm vững và vận dụng đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định pháp luật về đất
đai. Để thực hiện nguyên tắc này, bên cạnh đó người hịa giải cần phải kết hợp với các
quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân. Được thể hiện hoặc bằng
ngôn ngữ như các hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, tổ dân phố; luật
tục của đồng bào các dân tộc thiểu số hoặc bằng các thói quen ứng xử dưới dạng các
hành động cụ thể. Trong hòa giải tranh chấp đất đai, những phong tục, tập quán được áp
dụng phải để giải quyết tranh chấp đất đai phải là phong tục tập quán tốt đẹp, không trái
với pháp luật và quy tắc xây dựng nếp sống mới. Đồng thời, Việc hoà giải tranh chấp đất
đaiphải tn thủ ngun tắc khơng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng.
12
b. Hồ giải phải khách quan, tơn trọng sự tự nguyện của các bên
Hoà giải tranh chấp đất đai phải đảm bảo tính khách quan, tơn trọng sự tự nguyện
của các bên, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hồ giải tranh chấp đất đai, vì
bản chất của hoà giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt
được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt
của các bên có tranh chấp trong việc giải quyết tranh chấp. Người làm cơng tác hồ giải
chỉ đưa ra những ý kiến tư vấn có lợi cho các bên để các bên tranh chấp dựa vào đó có
thể đưa ra những quyết định của mình. Tuy nhiên có những trường hợp, nếu tiến hành
hồ giải các bên có thể chưa chấp nhận ngay, tổ viên tổ hồ giải hoặc thành viên hội đồng
hòa giải phải dùng phương pháp thuyết phục để hai bên đi đến thoả thuận mà khơng được
tìm cách áp đặt.
c. Hồ giải phải kịp thời, chủ động, kiên trì
Hịa giải tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra rất gay rất và phức tạp do đó cơng
tác hịa giải tranh chấp đất đai nếu khơng được giải quyết kịp thời, có lý, có tình, có thể
từ những tranh chấp đó sẽ phát triển biến tướng thành vụ án hình sự, gây mất đồn kết,
ảnh hưởng đến trật tự chung. Vì vậy, hịa giải trong tranh chấp đất đai cần chủ động, kịp
thời ngăn chặn hậu quả xấu, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự có thể
xảy ra để giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình đồn kết tương thân, tương ái trong
cộng đồng, tập thể.
2.1.4. Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai
Hịa giải tranh chấp đất đai có vai trò rất lớn đối với các bên tranh chấp cũng như
tồn xã hội. Cụ thể đó là:
a. Đối với các bên tranh chấp
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp truyền thống tốt đẹp, hòa giải tranh
chấp đất đai giúp các bên tranh chấp hiểu biết và thơng cảm với nhau, góp phần khơi
phục lại tình đồn kết giữa họ, giúp họ giải quyết tranh chấp với tinh thần cởi mở, giảm
bớt mâu thuẫn. Nếu trường hợp khơng hịa giải thành, q trình hịa giải cũng giúp cho
các bên hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh chấp, được bày tỏ ý chí của mình. Từ đó, để có
thể tìm được tiếng nói chung, hạn chế bớt mâu thuẫn. Việc hòa giải tranh chấp đất đai
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn
giản trong nội bộ nhân dân sẽ giúp các bên tranh chấp hóa giải bất đồng, mâu thuẫn dễ
dàng hơn không để phát sinh gay gắt, phức tạp. Nếu hòa giải tranh chấp đất đai được hòa
giải thành sẽ giúp người dân duy trì được tình đồn kết, gắn bó với nhau và tiết kiệm
được thời gian, công sức, tiền bạc trong việc theo đuổi vụ kiện về tranh chấp đất đai. Hòa
giải tranh chấp đất đai giúp các bên tranh chấp nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật
nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, các bên tranh chấp sẽ phần nào hiểu được quy
định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranh chấp. Trên cơ sở đó các bên có thể hiểu và
tự quyết định về việc giải quyết tranh chấp, không trái với quy định của pháp luật và có ý
thức tuân thủ pháp luật đất đai.
13
b. Đối với xã hội
Hòa giải tranh chấp đất đai có vai trị rất quan trọng, thơng qua hịa giải nhiều tranh
chấp đã được giải quyết, hịa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự, cơng bằng xã
hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng giáo dục
thuyết phục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội. Biện pháp này phù hợp với
tâm lý người Việt Nam mong muốn duy trì sự ổn định các quan hệ xã hội và khơng muốn
làm sứt mẻ tình cảm, phá vỡ truyền thống. Với mong muốn củng cố và tăng cường truyền
thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, giảm tải áp lực giải quyết tranh chấp đất
đai cho các cơ quan cơng quyền, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp chủ động
gặp nhau để hoà giải. Bên cạnh đó, thơng qua việc thực hiện hịa giải tranh chấp đất đai,
cán bộ, cơng chức xã có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng vận động, thuyết phục
người dân chấp hành pháp luật đất đai.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI
UBND CẤP XÃ
2.2.1. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai phải hòa giải theo đúng thẩm quyền, thẩm quyền hoà giải tranh
chấp đất đai được quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hồ giải được, gửi đơn đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”.
Theo quy định này các tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hịa giải
được, gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải. UBND cấp xã
chỉ tiến hành hòa giải những tranh chấp đất đai nếu phần đất tranh chấp đó thuộc địa bàn
của cấp xã mình. Điều đó đồng nghĩa với việc khi xác định vụ tranh chấp đất đai có thuộc
thẩm quyền hịa giải của cấp xã mình hay khơng, UBND cấp xã sẽ khơng dựa vào các
bên tranh chấp có phải là người dân thuộc địa phương của mình quản lý hay khơng. Do
đó, sẽ có trường hợp người dân ở địa phương này vẫn có thể u cầu hịa giải tranh chấp
đất đai ở địa phương khác nếu như phần đất tranh chấp thuộc địa phương khác đó.
2.2.2. Phạm vi hịa giải tranh chấp đất đai
Việc xác định phạm vi hòa giải có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở để UBND cấp
xã tiến hành cuộc họp hòa giải. Luật Đất đai năm 2013 hiện hành lại khơng có quy định
về phạm vi hịa giải, luật khơng có quy định cụ thể những loại tranh chấp đất đai nào sẽ
phải hòa giải, những loại tranh chấp đất đai nào không cần qua hịa giải tại UBND cấp
xã. Do đó, dẫn đến một số vướng mắt khi áp dụng quy định taị khoản 2 Điều 202 Luật
Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hồ giải được,
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Đây là quy
định chung chung do đó đẫn đến cách hiểu chưa thống nhất đó là có phải tất cả các loại
tranh chấp đất đai điều được hòa giải tại UBND cấp xã hay không, là một hạn chế của
Luật Đất đai 2013.
14
2.2.3. Thành phần, hội đồng và các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và
nghĩa vụ liên quan
a. Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai
Trong hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã, thành phần tham dự hoà giải
tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Nghị
định chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định: “Tổ chức cuộc họp hịa
giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hịa giải tranh chấp đất
đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, thành phần tham dự cuộc họp hịa giải
tranh chấp đất đai cấp xã gồm có:
- Thành viên của Hội đồng hòa giải;
- Các bên tranh chấp đất đai;
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Như vậy theo quy định của luật chưa nói rõ cụ để cuộc họp hòa tranh chấp đất đai
được tiến hành, thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai phải có mặt đầy đủ
hay khơng, nếu thiếu 1 đến 2 thành viên, cuộc hịa giải có được tiến hành khơng. Ngồi ra
Luật Đất đai 2013 cũng chưa nói rõ những người nào mới được gọi là người có quyền và
nghĩa vụ liên quan. Từ đó trên thực tế mỗi địa phương hiểu mỗi cách khác nhau nên việc
áp dụng pháp luật đất đai cũng không giống nhau. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng
và cách hiểu và vận dụng pháp luật đất đai đồng bộ, pháp luật đất đai cần nêu rõ cụ thể để
áp dụng dễ dàng và tránh sự hiểu quy định của luật khác nhau, khơng đầy đủ.
b. Hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai là bên thứ ba đứng ra làm trung gian giữa các
bên tranh chấp đất đai nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ,
là chủ thể trung tâm của cuộc họp hòa giải, giúp cho các bên tranh chấp đất đai đi đến
thỏa thuận với nhau về mâu thuẫn tranh chấp họ. Trên thực tế, Hội đồng hịa giải có vai
trị quan trọng, là bên đứng ra tổ chức, chủ trì cuộc họp hịa giải tranh chấp đất đai, đưa ra
những ý kiến tư vấn cho các bên tranh chấp để các bên xem xét đi đến thỏa thuận giải
quyết tranh chấp. Tuy nhiên trong q trình hịa giải Hội đồng hịa giải khơng có quyền
đưa ra phán quyết mà chỉ đưa ra ý kiến để cho các bên tranh chấp thương thảo và Hội
đồng hịa giải tranh chấp đất đai làm trung gian khơng đại diện cho quyền lợi của bất cứ
bên nào và hồn tồn khơng có lợi ích liên quan đến tranh chấp.
Hiện nay, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Nghị định
148/2020/NĐ-CP quy định: “Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực
hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng
tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nơng thơn; người có
uy tín trong dịng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến
thức xã hội; già làng, chức sắc tơn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng
15
trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”.
Như vậy về cơ bản thành phần hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai trong Luật Đất
đai hiện hành vẫn được giữa nguyên so với Luật Đất đai năm 2003. Bên cạnh đó, trong
quy định này Luật Đất đai năm 2013 có thêm vào trường hợp tùy từng trường hợp cụ thể,
có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định bổ sung về sự có mặt của đại diện các tổ chức trên
trong một số trường hợp cụ thể được xem là một quy định có tiến bộ của Luật Đất đai
năm 2013 bởi vì trên thực tế rất nhiều vụ tranh chấp đất đai các bên tranh chấp là đoàn
viên - Hội viên của các tổ chức trên. Do đó quy định sự có mặt của đại diện các tổ chức
trên trong một số trường hợp cụ thể có một ý nghĩa tích cực. Các thành viên của tổ chức
Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh là những người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với nhau, nên họ có thể nắm bắt
được tình hình vụ tranh chấp, biết được những mâu thuẫn xung đột một cách nhanh
chóng và chính xác. Đồng thời họ cũng hiểu được tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên
- hội viên mình, do đó khi có tranh chấp đất đai xảy ra, họ có thể dễ dàng đưa ra những ý
kiến phù hợp với tâm tư nguyện vọng, phù hợp lợi ích của các bên tranh chấp để các bên
có thể xem xét tiến đến hịa giải được nhanh chóng thuận lợi. Bên cạnh đó, các tổ chức
chính trị xã hội này đối với Đoàn - Hội viên của tổ chức mình là bên có uy tín và có được
niềm tin của các bên tranh chấp nên dễ dàng có tác động tích cực đến ý chí nhận thức của
các bên để các bên có thể thống nhất thỏa thuận đi đến hịa giải thành cơng.
c. Các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã, thành phần khơng thể thiếu là
trong cuộc họp hịa giải tranh chấp đất đai là phải có sự tham gia của các bên tranh chấp
và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Luật Đất đai năm 2013 khơng có quy định giải
thích về thuật ngữ “các bên tranh chấp đất đai” hay thuật ngữ “người có quyền và nghĩa
vụ liên quan trong tranh chấp đất đai”. Theo tại điều 68, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
quy định đương sự trong vụ án dân sự: “là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ
quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên
đơn. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện,
không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
16
của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án
chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
một người nào đó mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự
là người u cầu Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn
cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; u cầu Tịa án cơng nhận
cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải
quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được
Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
một người nào đó mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự”. Dựa trên tinh thần
chung của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có thể hiểu các thuật ngữ các bên tranh chấp đất
đai và bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp đất đai như sau:
- Các bên tranh chấp đất đai được hiểu là các bên có tranh chấp với nhau về quyền
và nghĩa vụ sử dụng đất. Một bên hoặc các bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị bên kia xâm phạm dẫn đến phát sinh những tranh chấp với nhau. Các
bên tranh chấp đất đai yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bên khơng có tranh chấp nhưng trong quá
trình giải quyết tranh chấp đất đai, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Hòa giải
tranh chấp đất đai thực chất là hòa giải những mâu thuẫn bất đồng của các bên tranh chấp
đất đai vì vậy sự có mặt của các bên tranh chấp là một điều kiện để tiến hành hòa giải.
Theo Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định: “Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các cơng việc sau:
Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng
hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ
được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh
chấp vắng mặt đến lần thứ hai, được coi là việc hịa giải khơng thành”.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 148/2020 NĐ-CP, sự tham gia của các bên
tranh chấp là bắt buộc, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai chỉ tiến hành hòa giải khi có
mặt các bên tranh chấp và đối với trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ
hai, xem như hịa giải khơng thành. Quy định đối với trường hợp các bên tranh chấp vắng
17