Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

chùa hang đồ sơn địa danh du lịch tâm linh đặc sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.3 KB, 7 trang )

Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
BÁO CÁO THỰC TẬP :
CHÙA HANG, ĐỒ SƠN_ĐỊA DANH DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH ĐẶC SẮC
Họ và tên sinh viên: Tống Thu Thủy
Lớp: K55_KHMT
Mã sinh viên: 10000804
Page 1
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
1. Lời mở đầu
Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện
Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn.
Là ngôi chùa cổ nhất Đồ Sơn, được biết đến là nơi đầu tiên truyền bá đạo phật vào Việt
Nam với những giá trị vô cùng quý báu của của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm cùng
lịch sử giữ nước và dựng nước, ngày nay chùa Hang ngày càng được các cáp chính quyền
thành phố và quốc gia phát triển tôn tạo và bảo vệ những di sản văn hóa lịch sử. Ngôi
chùa cổ sẽ là một minh chứng cho đời sống tâm linh, văn hóa của người dân Đồ Sơn từ
quá khứ đến hiện tại.
“Chùa Hang động Phật hang Dơi,
Bốn phương tám hương chẳng nơi nào bằng”
(Theo ca dao cổ)
Đây thực sự là một điểm đến thú vị để tìm hiểu về lịch sử Phật pháp, tín ngưỡng
dân tộc và đó cũng là lí do em chọn đề tài này cho chuyến thực tập Đồ Sơn vừa qua. Bài
báo cáo này sẽ giúp ta tìm hiểu thêm về lịch sử và nghĩa tâm linh của chùa, đánh giá tiềm
năng phát triển của di tích lịch lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt như chùa Hang đối
với du lịch Đồ Sơn và du khách trong và ngoài nước.
2. Nơi lưu truyền những tích truyện mang màu sắc màu nhiệm của nền
văn hóa Việt cổ.
Truyền thuyết có kể lại rằng, chùa Hang (Cốc Tự) do một nhà sư nước Thiên Trúc
(Ấn Độ) vào khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên theo các thương thuyền Ấn Độ
sang Giao Châu truyền bá đạo Phật. Hay theo dân gian gọi là sư Bần đến thành Nê Lê


(nhiều tài liệu Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ khẳng định đó là Đồ Sơn) để truyền bá đạo
Phật. Tại đây ông chọn một hang đá để cư trú và mở chùa. Người Đồ Sơn vẫn truyền
rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau Người viên tịch ở chùa Hang.
Theo lời một người trông coi chùa được hỏi, sau khi tìm thấy xác cụ sư Bần_cụ Tổ Phật
Quang tại chính trong hang này, điều này theo lời người trông chùa, cần tìm hiểu thêm tài
liệu và những nhận đinh chuyên môn để kiểm chứng) thì tích truyện trên đã được công
nhận là có thật.
Một tích tương truyền khác cũng gắn với chùa Hang đó là truyện về người học trò
đầu tiên của cụ tổ Phật Quang là Chử Đồng Tử (một vị thánh nổi tiếng trong “Tứ bất tử”
của tín ngưỡng dân gian Việt Nam). Theo Lĩnh Nam chích quái, Tiên Dung - công chúa
vua Hùng 18 và Chử Đồng Tử gặp một đại thương gia dùng thuyền đi buôn và nói: “Quý
nhân bỏ một dật vàng ra ngoài biển mua vật quí, sang năm có thể thành mười dật”. Ngoài
biển có hòn đảo tên là Quỳnh Viên (có sách ghi là Quỳnh Vi). Người đại thương gia và
Chử Đồng Tử đã ghé thuyền vào đảo để lấy nước ngọt. Nơi đây có một am và có một vị
tăng sĩ tên là Phật Quang (có sách ghi là Ngưỡng Quang). Đồng Tử được vị tăng sĩ Phật
Quang thuyết pháp và truyền pháp khí là “chiếc gậy và cái nón lá” rồi bảo rằng: “những
cái ấy làm chìa khóa cho mọi năng lực thần bí”. Được sư Bần (Phật Quang) truyền cho
đạo Phật, kèm theo triết lý của đạo thường có các bí quyết và cách chữa bệnh cổ truyền
hiệu nghiệm. Trên đường về, Chử Đồng Tử đi theo cửa sông Văn Úc, đối diện với bán
đảo Đồ Sơn vào nhánh sông Đa Độ (hiện nay là cống Cổ Tiểu) qua trang Minh Liễn (nay
Page 2
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
là thôn Cốc Liễn, xã Minh Tân), thì gặp lúc con bà Đa bị chết đưối. Theo thần phả của
làng Ngài liền hóa phép hoàn sinh để cứu con bà Đa thoát chết. Bà Đa rất biết ơn, đã
cùng dân trang lập miếu thờ Chử Đồng Tử - ngôi miếu này vẫn tồn tại ở mép sông Đa Độ
thôn Cốc Liễn và còn 20 sắc phòng từ thời vua Lê Vĩnh Tộ - đến Khải Định thứ 9. Nhờ
tiến bộ của khoa học ngày nay như: di truyền học, địa chất học, khảo cổ học, dân tộc học
học, ngôn ngữ học… nghiên cứu, phát hiện, chứng minh về các nền văn minh cổ đại.
Những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian hàng ngàn đời nay đã đuợc khoa học hiện
đại chứng minh chúng dựa trên những cốt truyện có thật trong lịch sử văn minh cổ đại để

người xưa thêm vào đó các chi tiết thần tiên, màu nhiệm. Như các địa danh trong truyền
thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ - núi Ngũ Lĩnh, Hồ Động Đình,…đã được Trần Đại Sỹ
về Quảng Đông xác minh là tồn tại. Như vậy những truyền thuyết về chùa Hang là hoàn
toàn có cơ sở. Nhờ những thần tích đặc biệt trên đã tạo cho Chùa Hang một nét hấp dẫn
du khách tìm hiểu về lịch sử và nét linh thiêng, li kì của ngôi chùa này cũng như là y
nghĩa đặc biệt của nó đối với văn hóa dân gian tín ngưỡng của dân tộc.
3. Nơi đạo Phật nguyên thủy du nhập đầu tiên ở Việt Nam (Gốc Phật Việt)
Trước đây, nhiều học giả cho rằng đạo Phật từ Trung Quốc truyền sang nước ta vào
cuối thời nội thuộc Đông Hán. Sử liệu Việt Nam còn ghi lại rằng Thiền sư Khương Tăng
Hội (Kang Sen Houi) người nước Khương Cư (Sogdiane) sang Giao Châu (Bắc Việt
Nam) vào đầu thế kỷ thứ III CN, xuất gia tại đây và dịch bộ kinh Bát thiên tụng Bát Nhã
(Ashtasàhasrikà) - bộ kinh cổ nhất trong văn hệ Bát Nhã (Prajnàparamità). Tuy nhiên, căn
cứ vào nguồn tư liệu phong phú, đặc sắc được ngưng đọng và biểu hiện sinh động qua
các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở vùng non nước Đồ Sơn như: Cốc tự (chùa
Hang); sự tích sư Bần, sự tích miếu Bà Đa (Cốc Liễn - Minh Tân - Kiến Thuỵ); truyền
thuyết vua Asoka sai người xây bảo tháp thờ Phật (tháp Asoka); , các nhà nghiên cứu đã
thống nhất cao với nhận định: Vùng Đồ Sơn là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước
ta. Từ Đồ Sơn, Phật giáo được truyền lên vùng Dâu - Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận
Thành - Bắc Ninh). Rồi từ trung tâm Phật giáo Luy Lâu, đạo Phật được truyền sang tận
Bành Thành Lạc Dương (Trung Quốc) Đây thực sự là điều khiến chùa Hang càng trở
nên đặc biệt, dấu ấn cho sự du nhập Phật Pháp đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Đây
là Phật giáo nguyên thuỷ - Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền
thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn, vẫn giữ được nét văn hoá Phật
giáo đặc thù của phật giáo nguyên thủy dù được truyền bá đến quốc gia nào, không hề
hẹp hòi đi như phật giáo Thừa tông (Tiểu Thừa). Đây là điều mà những truyền thống
khác rất hiếm có.
4 Nét văn hóa điêu khắc, kiến trúc độc đáo, mang giá trị mĩ thuật, nhân
văn, lịch sử
Kiến trúc ban đầu của chùa là một hang núi đá cao 3,5 m, rộng 7m chia làm 2 bậc
thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m

2
, bậc thềm trong cao hơn 0,5m, lòng hang hình
thang, xuyên thẳng vào núi 25m, bên trong có pho tượng Phật Quang sắc thái hiền từ, 1
cái bàn, 1 bát hương, và giếng nước ngọt cổ nước trong và mát, ngày nay du khách không
được vào bên trong vì lí do bảo tồn. Do được nằm sâu trong hang núi nên chùa Hang lạnh
quanh năm, mùa hè du khách có thể thấy mát lạnh, dễ chịu so với không khí nắng nóng
bên ngoài.
Page 3
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
Hình 1: Tượng Tổ sư Phật Quang và hang thờ
Năm 1990, người dân Đồ Sơn xây dựng chùa nhỏ bên ngoài hang gọi là “Động
chùa Hang”. Đến năm 2010, sau khi nhà nước công nhận chùa Hang là nơi Phật giáo du
nhập đầu tiên ở Việt Nam, chùa Hang đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo với quy mô lớn
đến 2-12-2012 thì khánh thành. Dù qua nhiều lần tôn tạo chùa vẫn giữ lối kiến trúc cơ
bản là “Tiền Phật, hậu Thần”. Tầng 1 thờ Ban Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), nơi để cho tất
cả các du khách phương xa, phật tử tới tế lễ, còn tầng hai thờ phật A Di Đà, các thần thiện
thần ác…du khách lễ dù chỉ giọt dầu cũng đủ thể hiện lòng thành…Ở chùa còn thờ các
Tổ sư có công khai sáng và các vị thần, vị anh hùng dân tộc có công với nước Các
tượng lớn được dát vàng (A Di Đà), Phật Thích Ca bằng đồng nguyên chất nặng 5 tấn,
cao 2,7 m, các hoa văn bình phong vô cùng đẹp mắt, rồng phượng uốn lượn tinh sảo…
Bên ngoài chùa là cảnh sắc núi non, mây trời, biển cả, có tượng Phật Quan Âm, tòa tháp,
mái chùa…một khung cảnh bình yên, thơ mộng như cõi tiên.
“Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu
Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây
( theo dân gian xưa)
Page 4
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
Hình 2, Hình 3 : Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Ban Tam Bảo) và Phật A Di Đà
(Nguồn: ảnh chụp)
Hình 4, Hình 5: văn trên lục bình tinh sảo, sắc nét, Tượng sư ông cưỡi voi bên ngoài

chùa (Nguồn: ảnh chụp)
Chùa Hang có rất nhiều chứng tích lịch sử vật thể và phi vật thể chứng minh cho
dấu tích của nơi Phật Pháp lưu truyền ở Việt Nam đầu tiên, cũng như các tượng điêu khắc
cổ thể hiện sự điêu nghệ và cuộc sống của người xưa, mang nhiều nghĩa nhân văn, mĩ
thuật.
Một bảo vật vô cùng quy giá là chiếc chuông Vân Bản (một trong những chiếc
chuông cổ nhất Việt Nam) được nghiên cứu chỉ ra là của chùa Hang. Chiếc chuông vô
cùng đẹp và kì báu, trải qua nhiều biến cố lịch sử với số phận kì lạ nhất. Chiếc chuông đã
nhiều lần biến mất khi đất nước lâm nguy và lại ngoi lên từ đáy biển khi nước non yên
bình. Tượng phật A Di Đà đầu tiên ở chùa do chính Tổ Sư Phật Quang tạc bằng đá, kích
thước khá nhỏ vô cùng khéo léo.
Hình 5, hình 6: Tượng Phật bằng đá và giếng nước ngọt trong chùa Hang (nguồn
internet: do hiện nay không được vào chụp ảnh tượng và giếng)
Page 5
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
5. Phát triển du lịch tâm linh, lễ hội vô cùng đặc sắc và tiềm năng
Là ngôi chùa được hình thành từ sớm nên ngay từ những buổi đầu ngôi chùa cùng
với tích xưa đã ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống của cư dân Đồ Sơn. Chùa không chỉ là
nơi truyền giảng Phật pháp, giáo dục con người biết sống lương thiện, khoan dung, yêu
thương, sống sao cho có ích cho xã hội mà còn là nơi xây dựng niềm tin, hy vọng cho
cuộc sống những lúc khốn khó, cơ hàn. Niềm tin sắt đá một lòng thờ Phật để tri ân Phật
cứu hộ chúng sinh. Du khách thập phương khi bước chân vào nơi đây điều đầu tiên có thể
cảm nhận được đó là chốn Phật Pháp linh thiêng, màu nhiệm. Tiếng hát âm vang: “Nam
mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật” thấm tới tâm can du khách, mang lại cảm giác
thanh bình đến lạ. Đây cũng là nét hấp dẫn đối với du khách phương xa và quốc tế tìm về
của ngôi chùa cổ để tìm hiểu về lịch sử văn hóa và cầu mong những điều an lành. Hàng
ngày có rất nhiều lượt khách tới lễ và tham quan chùa, chứng tỏ du lịch nơi đây đang
ngày càng phát triển.
Theo tìm hiểu người quản chùa, chùa Hang hàng năm có các dịp lễ lớn như lễ Khai
xuân đầu năm, lễ Tất niên cuối năm, Lễ Vu Lan rằm tháng 7, lễ Phật Đản, Phật lịch thu

hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra các tuần rằm và mùng 1 đều tổ chức
lễ cho các tăng ni phật tử và du khách địa phương.
Hình 7: Đại lễ Vu Lan (Nguồn: phattuvietnam.net)
6. Kết luận về tiềm năng du lịch
Chùa Hang với những ý nghĩa lịch sử_cái nôi của Phật pháp Việt cùng rất nhiều các
giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, điêu khắc, kiến trúc, danh lam thắng cảnh…là một
điạ danh vô cùng tiềm năng về du lịch. Sự phát triển hôm nay là điều vô cùng đáng mừng
nhưng chưa tôn xứng với tiềm năng mà nơi này có được. Vì vậy cần có sự quan tâm đầu
tư nghiên cứu các tích truyện, tư liệu, dấu tích cổ, các tượng, đá, gạch nền móng chùa,
thành xưa… để bảo vệ và hiểu rõ các giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời cung cấp các
thông tin về chùa Hang rộng rãi, nhờ đó để thu hút phát triển du lịch manh mẽ hơn.
Page 6
Trường đại học khoa học tự nhiên_đại học quốc gia Hà Nội
Page 7

×