ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------
BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM
GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN
LỚP: POS 151 SC
TÊN: TRẦN TRUNG HOÀ
MSSV: 25216110425
2021-2022
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM
GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN
LỚP: POS 151 SC
TÊN: TRẦN TRUNG HOÀ
MSSV: 25216110425
2021-2022
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
PHẦN 2 NỘI DUNG
I.QUY LUẬT LƯU THƠNG TIỀN TỆ
1.Nguồn gốc,bản chất và chức năng tính chất của tiền tệ
1.1.Nguồn gốc
1.2 Bản chất.
1.3 Chức năng tiền tệ
1.4 Tính chất cơ bản về tiền
II. PHẦN TÍCH QUY LUẬT
1.Nội dung quy luật tiền tệ.
2.Phần tích quy luật lưu thông tiền tệ
III. CÁC YẾU TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN MƯUCS CẦU TIỀN TỆ
1. Khối lượng hàng hoá,dịch vụ cung ứng tác động đến mức cầu tiền tệ.
2. Mực cung tiền tệ và sự vận dụng qui luật
IV. VẤN ĐỀ LAM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Tìm hiểu về khái niệm,phân loại,nguyên nhân lạm phát
a.Khái niệm
b.Phân loại
c.Nguyên nhân
V. THỰC TRẠNG LAM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Lam phát ở việt nam
2. Một số nguyên nhân đưa đến tốc độ tăng cung tiền cao
a. Tác động của các chính sách điều hành vĩ mơ
b. Tác động của các dòng vốn đầu tư
3. một số hệ quả lạm phát và ứng xử chính sác
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giới thiệu
tầm quan trọng của bộ mơn kinh tế chính trị .Lịch sử đã cho thấy quá trình trao đổi
giữa hàng hố và tiền tệ là một q trình diễn ra tất yếu của xã hội lồi người. Nó đóng
vai trị quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao đổi hàng hoá thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.Nghĩa là tiền tệ và hàng hố khơng thể tách rời nhau, nó tồn
tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay giá
cả của kinh tế thế giới. Nói cách khác qui luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát
triển hay những biến động của nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển
của kinh tế đất nước đang trên con đường hướng tới CNXH. Vấn đề này ngày càng
được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh
tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc,
bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ. Từ đó có những giải pháp thiết
thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước. Đó là những vấn đề khơng thể
thiếu được từ đó có thể vận dụng vào cơng việc kinh doanh cũng như trong cuộc sống
sau này.
Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế đang có tốc độ tăng
trưởng nhưng để khắc phục hiện tượng này,trước hết ta phải phân tích được những
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nó.Bởi vì,lạm phát ln luôn là kết quả của
sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau,và thường thì rất khó nhận ra
đâu là nguyên nhân chủ yếu,nên việc chống lạm phát thường gặp nhiều khó khăn.Từ sự
phân tích đúng đắn,ta mới có thể đề ra các giải pháp quản lí,sử dụng các cơng cụ điều
tiết vĩ mơ(bao gồm:chính sách tài khố,chính sách tiền tệ,chính sách kinh tế đối
ngoại,chính sách thu nhập)phối hợp thực hiện một cách đồng bộ với nhau nhằm tạo ra
một tác động tổng hợp kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải,tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
NỘI DUNG
I.QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
1.Nguồn gốc,bản chất và chức năng tính chất của tiền tệ
1.1.Nguồn gốc
Q trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện
những vật ngang giá chung.Vật ngang giá chung là những hàng hố có thể trao đổi trực
tiếp được với nhiều hàng hoá thồng thường khác.Đặc điểm của chúng là:có giá trị sử
dụng thiết thực,quý hiếm,dễ bảo quản vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương
.Thời gian đầu,vật ngang giá chung thường là những hàng hoá có giá trị sử dụng thiết
thực cho từng khu vực hoặc nhiều vùng có điều kiện tự nhiên và phong tục xả hội
tương tự nhau.Sau đó vật ngang giá chung được chọn là những hàng hố cóýnghĩa
tượng chưng như:vỏ sị,da thú,vịng đá ...
khi trao đổi hàng hố đã trở thành nhu cầu thường xuyên của các bộ lạc và dân
tộc,thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại .Kim loại được sử dụng làm vật
ngang giá chung đầu tiên là sắt và kẽm.Sau đó là đồng rồi đến bạc.Đầu thế kỉ
XIX,vàng bắt đầu đóng vai trị vật ngang giá chung và kim loại này được gọi là“kim
loại tiền tệ”.Khi một khối lượng vàng với một trọng lượng và chất lượng(thành
sắc)nhất định được chế tác theo một hình dáng nào đó được gọi là tiền tệ .Như vậy khi
vàng độc chiềm vị trí vật ngang gía chung,thì cái tên”vật ngang giá chung”được thay
bằng“tiền tệ”.Nói cách khác,đây chính là hình thái tiền của giá trị hàng hoá.Từ những
vật ngang giá chung là những hàng hố thơng thường đến tiền tệ,sản xuất và trao đổi
hàng hố đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.
Trong quá trình này vật ngang giá chung đã tự gạt bỏ lẫn nhau:những hàng hoá–vật
chất ngang giá chung,có giá trị thấp và mang sắc thái sử dụng,được thay thế bằng
những vật ngang giá chung có giá trị cao hơn và mang ýnghĩa tượng trưng.Sự hoàn
thiện từng bước của vật ngang gía chung đánh dấu bằng sự xuất hiện mà tiền tệ ở đầu
thế kỉ XIX,không những phản ánh số lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường
ngày càng phong phú mà còn phản ánh trình độ sản xuất hàng hố đã tiến bộ vượt bậc
so với thời gian trước đây.Vàng độc chiếm vai trò vật ngang giá chung,nhìn bên ngồi
như một q trình hồn tồn mang tính ngẫu nhiên .Nhưng trái lại tiền tệ là sản phẩm
và đánh giá công bằng về mặt khoa học thì tiền tệ là một trong ba phát minh quan trọng
nhất của xã hội loại người từ lịch sử cổ đại cho đến ngày nay.Khi vàng đóng vai trị vật
ngang giá chung thế giới hàng hoá được chia thành hai cực rõ rệt:một phía là những
hàng hố thơng thường,trực tiếp biểu hiện giá trị sử dụng và mỗi hàng hố chỉ có thể
thoả mãn được một và một vài nhu cầu nào đó của con người.Cịn phía bên kia–cực đối
lập là vàng–tiền tệ,trực tiếp biểu hiện giá trị của mọinhàng hố khác.Vì tiền có thể trao
đổi trực tiếp được với mọi hàng hố trong bất kì điều kiện nào,cho nên tiền có thể thoả
mãn được nhiều nhui cầu của người sở hữu nó.Chính vì thế–tiền tệ được coi là một loại
hàng hố đặc biệt.
1.2 Bản chất:
Tiền tệ là một loạ hàng hoá đặc biệt,đóng vai trị vật ngang giá chung để đo giá trị
của tất cả các hàng hố khác.Tiền có thể thoả mãn được một số nhu cầu của người sở
hữu nó,tương ứng với một số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được.
Sự xuất hiện của tiên tệ trong nên kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là
một phạm trù kinh tế–lịch sử,là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá.Tiền tệ ra đời,phát
triển và tồn tại cùng với sự phát sinh phát triển và tồn tại của sx và trao đổi hàng
hố.Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố,thì chắc chắn ở đó có
tiền tệ.Q trình này đa chứng minh rằng“... cùng với sư chuyển hoá chung của sản
phẩm lao động và hàng hố,thì hàng hố cũng chuyển thành tiền tệ”.
Trước khi vàng trở thành tiền tệ kim loại này vốn đã là hàng hố.Do đó,cung như
các hàng hố khác,tiền tệ có hai loại thuộc tính:giá trị và giá trị sử dụng.Nhưng là hàng
hố đặc biệt,tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt.Đó là giá trị sử dụng xã hội.Về vấn đề
này,Các Mac đã viết“giá trị sử dụng của hàng hố bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu
thơng,cịn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là lưu thơng lại chính là sự lưu thơng
của nó”.lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã chứng minh rằng nền kinh tế hàng
hoá là một thực thể đầy biến động.
Nó tồn tại và phát triển theo những qui luật khách quan khi sản xuất và trao đổi
hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao,nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng
nghĩa của nó,thì qua trình“phi vật chất”của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách
tương ứng.Nghĩa là vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm,đồng thời vị trí kim loại
quý của vàng ngày càng được xác lập và tăng lên.Sự phát triển theo hai cực như trên
đối với vàng cũng tương tự như vật ngang giá chung trước nọ nó là một quy luật.
Ngày nay ở nhiều quốc gia,đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế thị trường
phát triển,quan niệm về tiền tệ đã có những thay đổi cơ bản.Thực tiễn đa cho thấy:tiền
không phải chỉ là vàng,mà nhưng phương tiện có thể trao đổi được với hàng hố-dịch
vụ đều được coi là tiền.Vì vậy tiền được hiểu theo định nghĩa mới như sau:tất cả những
phương tiện có thể đóng vai trị chung gian trao đổi,được nhiều người thừa nhận thì
được gọi là tiền.Định nghĩa mới về tiền làm phong phú bản chất của nó,đồng thời mở
ra hướng phát triển trong tương lai của các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế thị
trường.
1.3 chức năng tiền tệ.
Tiền có 5 chức năng như sau:
Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa,bản thân tiền phải có giá trị.Để
thực hiện chức năng đo lường giá trị,không nhất thiết phải là tiền mặt mà
chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng.Sở dĩ
có thể thực hiện được như vậy,vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng
hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định.Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian
lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.
Giả cả hàng hóa như vậy,là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa.Giá trị là cơ sở của giá cả.Trong các điều kiện khác khơng thay
đổi,nếu giá trị của hàng hóa cảng lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao và
ngược lại.Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu
tố như:
+Giá trị của hàng hóa,
+Giá trị của tiền;
Ảnh hưởng của quan hệ cung-cầu.
Phương tiện lưu thông
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông,tiền được dùng làm
mơi giới cho q trình trao đổi hàng hóa.
Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông,yêu cầu phải có
tiền mặt(tiền đúc bằng kim loại,tiền giấy).Trong thực hiện chức năng
phương tiện lưu thơng,tiền khơng nhất thiết phải có đủ giá trị.Đây là cơ sở
cho việc các quốc gia công nhận và phát hành các loại tiền giấy khác nhau.
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông,tiền làm cho quá trình trao
đổi,mua bán trở nên thuận lợi,mặt khác,đồng thời làm cho hành vi mua,
hành vi bán tách rời về không gian và thời gian.Do đó,có thể tiềm ẩn khả
năng khủng hoảng.
Phương tiện cất trữ
Thực hiện phương tiện cất trữ,tiền rút ra khỏi q trình lưu thơng để
đi vào cất trữ.Thực hiện phương tiện cất trữ,tiền phải có đủ giá trị như tiền
vàng,tiền bạc.Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông,sẵn
sàng tham gia lưu thông.Khi sản xuất hàng hóa phát triển,lượng hàng hóa
nhiều hơn,tiền cất trữ được đưa vào lưu thông.Ngược lại,nền sản xuất
giảm,lượng hàng hóa giảm,một phần tiền vàng rút khỏi lưu thơng,đi vào
cất trữ.
Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả nợ,trả tiền mua hàng hoá…trong tình hình đó,tiền làm
phương tiện thanh tốn. Thực hiện chức năng thanh tốn,có nhiều hình thức tiền khác
nhau được chấp nhận. chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ
tín dụng thương mại, tức mua bán thơng qua chế độ tín dụng
Ngày nay việc thanh tốn không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ người ta có thể
sử dụng tiền ghi sổ,hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng,tiền điện tử,bitcoin…
Tiền tệ thế giới
khi trao đổi hàng hố mở rộng ra ngồi biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền
tệ thế giới. lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa
các nước với nhau. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có giá trị, phải là tiền vàng
hoặc nhưng đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh tốn quốc tế.
1.4 Tính chất cơ bản về tiền
Giá trị của hàng hóa là trừu tượng,chúng ta khơng nhìn thấy giá trị
như nhìn thấy hình dáng hiện vật của hàng hóa;giá trị của hàng hóa chỉ
được bộc lộ ra trong q trình trao đổi thơng qua các hình thái biểu hiện
của nó.Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao.
Q trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ.Nghiên cứu lịch sử
hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một cách khoa học nguyên nhân vì sao
tiền có thể mua được hàng hóa.Cụ thể:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi
hàng hóa.Khi đó,việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên.Người
ta trao đổi trực tiếp hàng hóa này này lấy hàng hóa khác.
Thí dụ,có phương trình trao đổi như sau:1A=2B.
Ở đây,giá trị ẩn chứa trong hàng hóa A được biểu hiện raởhàng hóa B;với thuộc tính
tự nhiên của mình,hàng hó aB trở thành hiện thân của giá trị của hàng hóa A. Sở dĩ như
vậy là vì bản thân hàng hóaBcũng có giá trị.Hàng hóaAmà giá trị sử dụng của nó được
dùng để biểu hiện giá trị của hàng hóaBđược gọi là hình thái vật ngang giá.
-Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên,trao đổi trở nên thường
xuyên hơn,một hàng hóa có thể được đặt trong mối quan hệvới nhiều hàng hóa
khác.Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện.
Thí dụ:1A=2B;hoặc=3C;hoặc=5D;hoặc=...
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn.Trong đó,giá trị của 1 đơn vị hãng
hóaAđược biểu hiệnở2đơn vị hàng hóaBhoặc3đơn vị hàng hóaC,hoặc 5D hoặc ...
Hình thái vật ngang giá đã được mở rộng raởnhiều hàng hóa khác nhau.Hạn chế của
hình thái nàyởchỗ vẫn chỉ là trao đổi trực tiếp với những tỷ lệ chưa cố định.
-Hình thái chung của giá trị
Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên khơng cịn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa
phát triển cao hơn,chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn.Trình độ sản xuất này thúc
đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị.
Thí dụ:2B;hoặc 3C;hoặc 5D;hoặc ...=1A.
Ở đây,giá trị của các hàng hóa Bị hàng hóaC; hàng hóa D hoặc nhiều hàng hóa
khác đều biểu thị giá trị của chúngởmột loại hàng hóa làm
vật ngang giá chung là hàng hóa A. Tuy vậy,giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong
cùng một quốc gia có thể có những quy ước khác nhau về loại hàng hóa làm vật ngang
giá chung.Khắc phục hạn chế này,hình thái giá trị phát triển hơn xuất hiện.
-Hình thái tiền
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa,sản xuất
hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng,thì tình hình có nhiều vật làm ngang giá
chung sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa các địa phương trong một quốc gia.Do đó,địi
hỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.
Thí dụ:2B;3C;5D;...=0,1 gr vàng.
Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng
hóa.Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị.Tiền vàng trong trường hợp này trở thành
vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị.Lượng lao động xã hội đã
hao phí trong đơn vị tiền được ngầm hiểu đúng bằng lượng lao động đã hao phí để sản
xuất ra các đơn vị hàng hóa tương ứng khi đem đặt trong quan hệ với tiền. Như
vậy,tiền,về bản chất,là một loại hàng hóa đặc biệt,là kết quả của q trình phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa,tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới
hàng hóa.Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.Tiền phản ánh lao động xã hội
và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.Hình thái giản đơn là
mầm mống sơ khai của tiền.
II PHÂN TÍCH QUY LUẬT
1.Nội dung quy luật tiền tệ:
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thơng hàng
hóa trong một thời kỳ nhất định.
2 phân tích quy luật lưu thông tiền tệ:
Quy luật này được thể hiện như sau:
*Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông được tính bằng cơng thức:
Lượng tiền cần thiết cho hưu thơng hàng hóa trong một thời kỳ nhất định được xác
định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thơng trong thời kỳ đó chia cho
độ lưu thơng của đồng tiền.
Tổng giá cả của hàng= tổng giá cả của hàng hoá lưu thơng / tốc độ lưu thơng qua
tiền
Trong đó:
-Tổng giá cả của mỗi giá trị hàng hoá bằng giá cả của cá nhân với khối lượng đưa
vào lưu thông của hàng hoá ấy. tổng giá cả của hàng hoá lưu thông bằng tổng giá cả
của tất cả các loại hàng hố lưu thơng
- Tốc độ lưu thơng của đồng tiền chính là số vịn quay trung bình của một đơn vị
tiền tê.
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tinh cho một thời kỳ nhất định,cho nên khi
ứng dụng công thức này cần lưuýmột số điểm sau:
-Trong tỉnh tổng giá cả phải loại bỏ
những hàng hóa khơng được đưa ra lưu thơng trong thời kỳ đó như.Hàng hóa dự trữ
hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau;hàng hóa
bán(mua)chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh tốn bằng tiền;hàng hóa dùng để trao đổi
trực tiếp với hàng hóa khác;hàng hóa được mua(bán)bằng hình thức thanh tốn khơng
dùng tiền mặt như ký số,chuyển khoản,...
-Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông. lượng tiền dùng để ứng
trước,để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng
tiền mua(bản)hàng hoa chịu đã đến kỳ thanh toán.
Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm phương
tiện lưu thơngđược hình thành một cách tự phát.Bởi vị tiền vàng hay tiền bạc(hoặc các
của cái bằngvàng,bạc)thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ.Nếu như số
lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thơng hàng hóa thì
việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại.Chẳng hạn,khi sản xuất giảm sút,số lượng hàng
hóa đem ra lựu thơng ít đi,do đó số lượng tiền đang trong lưu thơng trở nên lớn hơn số
lượng tiền cần thiết cho lưu thơng,khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên.
Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác.Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị thay
thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thơng,bản thân tiền giấy
khơng có giá trị thực.Trong chế độ tiền giấy bản vị vảng,một đồng tiền giấy chỉ là ký
hiệu của một lượng vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân
hàng.Vềnguyên tắc,bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy cũng được đổi sang lượng vàng mà
nó ấn định.
Trong trường hợp này lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng tự điều tiết giống như
trong chế độ tiền vàng.Tuy nhiên,thực tế không diễn ra đúng như vậy,nhìn chung lượng
vàng dự trữ khơng đủ bảo đảm cho lượng tiền giấy đã được phát hành,khi đó lạm pháT
xảy ra. Hơn nữa, do chế độ bảo đảm bằng vàng đã không được thực hiện nghiêm túc,
cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển sang chế độ tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị phát
hành ban đầu không có vàng đứng đằng sau bảo đảm. Khi đó, đồng tiền được tung vào
lưu thơng và giá trị của nó thường xuyên bị biến đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố phát hành tiền: lượng tiền phát hành
không phù hợp với lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Đồng thời, lượng tiền cần thiết
cho lưu thông cũng thường xuyên biến đổi do giá trị của một đơn vị tiền tệ thường
xuyên thay đổi.
III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CẦU TIỀN TỆ:
1.Khối lượng hàng hóa ,dịch vụ cung ứng tác động đến mức cầu tiền tệ.
Qui luật lưu thông của Mac được diễn tả qua phương trình
T………SX……..T’
Khi có nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho sản xuất, người ta sẽ cung ứng tiền T để
các nhà sản xuất có tiền mua máy móc, trang thiết bị,dự trữ nguyên liệu, trả lương cho
công nhân.Và qua giai đoạn T’,người ta lại cung ứng tiền cho lưu thông để tiêu thụ
hàng hóa được sản xuất.trong điều kiện như vậy, chỉ những người có tiền mới có thể
sản xuất hay chi dùng,và như vậy các cơ hội đầu tư sẽ bị bỏ qua.Ngày nay, tiền tệ được
xem như cơng cụ kích thích sản xuất và lưu thơng hàng hóa, qui trình đó được vận
dụng trở lại như sau:Khi nhà đầu tư nhận được đơn đặt hàng, nhà đầu tư đó phải sản
xuất ra sản phẩm để đáp ứng và cầu tiền tệ của doanh nghiệp sẽ phát sinh.Lúc này, hệ
thống ngân hàng sẽ tìm cách đáp ứng mặc dù chưa có hàng hóa cụ thể
Giá cả hàng hóa tác động đến mức cầu tiền tệ:
Ngoài sự tác động của số lượng hàng hóa lưu thơng mà cịn chịu sự tác động của “ý
muốn” mua sắm, đầu tư của người tiêu dùng, nhà đầu tư nữa.
Tác động của vòng quay đồng tiền dối với mức cầu tiền tệ:
Theo công thức Kt=H/V nên V=H/Kt.
Lúc này V tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến cung tiền tệ.Khi v tăng thì mức cầu giảm
đi và ngược lại.
2. Mức cung tiền tệ và sự vận dụng qui luật
Theo qui luật lưu thông tiền tệ của Mac,Kt=Kc nghĩa là khối lượng tiền thực tế
trong lưu thông luôn luôn bằng số lượng tieenfcaanf thiết cho lưu thông.Trong điều
kiện kinh tế kim tệ,tức là tiền vàng,hoặc tiền có bản vị vàng có thể hốn đổi ra vàng thì
cơ chế điều tiết khối cung tiền tệ đối với nèn kinh tế là cơ chế điều tiết tự động,nghĩa là
khi giá trị tiền vàng trong lưu thông nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì tiền vàng tự động đi
vào cất trữ và khi giá trị tiền vàng trong lưu thông nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì tiền
vàng cất trữ lại tự động chảy ra vào lưu thông để cân bằng.
Nhà nước ta đã thực hiện khế hoạch khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông dựa
trên các chỉ tiêu về kinh tế xã hội . Nghĩa là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông
cho các năm kế hoạch đều được ấn định trước với khối lượng hàng hóa ,dịch vụ đã
được ấn định ,cũng như giá cả hàng hóa cũnược ấn định.Đặc biệt trong giai đoạn này
giá cả hàng hóa , dịch vụ ln được cố định với một khoảng thời gian dài ,yếu tố vòng
quay của tiền tệ khơng có biến động gì,chỉ tiêu gia tăng sản lượng hàng hóa dịch vụ là
chỉ tiêu duy nhất để cung ứng tiền.
Hiện nay, nước ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế
thi trường có điều tiết.Vì vậy cũng đã có sự thay đổi:
-Trước hết là sự thay đổi mơ hình hoạt động của hệ thống ngân hàng,từ ngân hàng
Nhà nước một cấp vừa làm nhiệm vụ quản lý,vừa làm nhiệm vụ kinh doanh,sang hệ
thống ngân hàng hai cấp,ngân hàng phát hành do Nhà nước độc quyền và ngân hàng
thương mại
-Ngân hàng Nhà nước trung ương,tức là ngân hàng phát hành có chức năng độc
quyền phát hành và chịu trách nhiệm điều khiển ngân hàng thương mại thực hiện các
chính sách tiền tệ,trong đó có việc điều tiết khối cung tiền tệ cho phù hợp với yêu cầu
phát triển nền kinh tế.
-Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như lãi suất,dự trữ
pháp định…để điều tiết khối cung tiền tệ một cách gián tiếp mà không ấn đinh một
khối cung tiền tệ kế hoạch trực tiếp như trước đây.
-Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền,ổn định tỷ giá
hối đoái và kiểm soát lạm phát tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế cũng như
thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại trong điều kiện thực hiện nền kinh tế mở
cửa.
Với chức năng mới như vạy,bước đầu ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những
thay đổi quan trọng trong việc kế hoạch hóa khối cung tiền tệ.
Cơng thức tính khối lượng tiền cần thiết đảm bảo cho lưu thông trong năm kế
hoạch được tính như sau:
Khối lượng tiền cần thiết đảm bảo lưu thông trong năm tăng theo kế hoạch=(số
lượng tiền lưu thông đầu năm kế hoạch*tỷ lệ %mức trượt giá bình qn năm)+(số
lượng tiền lưu thơng đầu năm kế hoạch *tỷ lệ % tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
trong năm kế hoạch) +thâm hụt cán cân thanh toán
Và như vậy:
Khối lượng tiền cần thiết tăng lên trong năm kế hoạch=khối lượng tiền cần thiết
bảo đảm lưu thơng năm kế hoạch –số tiền đã có trong lưu thơng tính đến đầu kỳ kế
hoạch.
Như vậy,theo sự vận dụng của ngân hàng nhà nước Việt nam,mức cung tiền tệ
được dựa trên các cơ sở sau đây:
-Chỉ số trượt giá của hàng hóa
-Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
-Thâm hụt của ngân sách Nhà nước.
-Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.Về việc cung ứng cho lưu thông được phát ra
theo hai kênh.
-Kênh ngân sách tức cho ngân sách Nhà nước vay.
-Kênh tín dụng trong phạm vi khối lượng tiền được đưa thêm vào lưu thơng đã được
kế hoạch hóa,ngân hàng Nhà nước cho vay các ngân hàng thương mại để hỗ trợ vốn
khi các ngân hàng thiếu khả năng thanh toán
IV. VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1 tìm hiểu về khái niệm,phân loại,nguyên nhân
a.Khái niệm
Là hiện tượng kinh tế xuất hiện khi lượng tiền phát hành vượt quá nhu cầu lưu
thông mà nhà nước khôngđiều chỉnh để kéo dài dẫn dến giá cả tăng đột biến
b.Phân loại: 3 loại lạm phát.
-Lạm phát vừa phải:là lạm phát khi giácả hàng hoá tăng chậmởmức“một con
số”.Tổng tỉ lệ lạm phát cả năm dưới 10%.Lạm phát này thường thấy ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển .Nguyên nhân của loại lạm phát này thường là do:
+Hiện tượngkinh tế tự nhiên
+Nhà nước duy trì lạm phát này với mục đích riêng của mình .
- Lạm phát phi mã:là làm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỉ lệ hai
hoặc ba con số .nghĩa là mức độ 20%,100%hoặc 200%năm .Thông thường thì loại lạm
phát phi mã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
-Siêu lạm phát là loai lạm phát khigiá cả hàng hoá tăng gấp nhiều lần lạm phát
phi mã
c.Nguyên nhân.
Bạn hãy tưởng tượng tiền tệ là một loại vật phẩm, khi đổi hàng, bạn nên tạm
coi tiền tệ như một vật phẩm trao đổi. Nếu một mặt hàng có giá, nó sẽ được đổi lấy
nhiều hơn một mặt hàng khác. Đơ la Mỹ (USD) là một loại tiền tệ có giá trị mà bạn có
thể sử dụng để mua hàng hóa ở bất cứ đâu vì nó là một loại tiền tệ có giá trị và được hỗ
trợ phổ biến. Đối với một quốc gia có nền sản xuất yếu kém và hàng hóa khan hiếm,
giá cả hàng hóa tăng lên. Nếu giá cả tăng lên, bạn phải chi nhiều tiền hơn cho món
hàng.
Nhưng khi tiền tệ quá bất tiện, nhà nước sẽ in tiền giấy mệnh giá lớn để tạo
điều kiện lưu thơng hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát
bắt đầu xảy ra. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, nhưng "cầu kéo"
và "đẩy chi phí" được coi là hai lý do chính.
1. Lạm phát cầu kéo
Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá của
mặt hàng đó cũng sẽ tăng theo. Giá các mặt hàng khác cũng theo đó leo
thang, kéo theo giá hầu hết các mặt hàng trên thị trường đều tăng theo.
Lạm phát do tăng cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là
“lạm phát do cầu kéo”.
Tại Việt Nam, việc tăng giá xăng kéo theo giá taxi tăng, giá heo tăng, giá
nông sản tăng .... là một ví dụ điển hình.
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá nguyên vật liệu
đầu vào, máy móc thiết bị, thuế,… Khi giá cả của một hay một số yếu tố
này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Do đó, giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên để bảo toàn lợi nhuận. Sự gia
tăng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế được gọi là “lạm phát do chi
phí đẩy”.
3. Lạm phát cơ cấu
Kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền lương “danh nghĩa” cho
người lao động. Nhưng cũng có những nhóm doanh nghiệp làm ăn không
hiệu quả, những doanh nghiệp theo xu hướng đó buộc phải tăng lương
cho người lao động.
Nhưng do các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả nên khi phải tăng
lương cho công nhân, họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi
nhuận và sinh ra lạm phát.
4. Lạm phát do sự thay đổi của nhu cầu
Khi thị trường giảm lượng cầu đối với một sản phẩm nhất định, trong khi
lượng cầu đối với một sản phẩm khác lại tăng lên. Nếu thị trường có nhà
cung cấp độc quyền và giá cứng nhắc bên dưới (chỉ có thể tăng chứ
khơng thể giảm, như điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
sẽ khơng giảm giá. Mặt khác, khi lượng cầu tăng lên thì giá cả cũng tăng
theo. Kết quả là mặt bằng giá chung tăng, dẫn đến lạm phát.
5. Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ
hàng hoá nhiều hơn lượng cung), khi đó hàng hố được thu gom để xuất
khẩu, làm cho lượng hàng hoá cung ứng cho thị trường trong nước giảm
xuống (để hút hàng). cung trong nước) làm cho tổng cung trong nước
thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng thì sẽ nảy
sinh lạm phát.
6. Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá thế
giới tăng) thì giá bán trong nước của mặt hàng đó sẽ phải tăng. Khi mặt
bằng giá chung bị giá nhập khẩu tăng cao sẽ dẫn đến lạm phát.
7. Lạm phát tiền tệ
Khi cung tiền lưu thông trong nước tăng lên, chẳng hạn do ngân hàng
trung ương mua ngoại tệ để giữ cho đồng nội tệ không bị mất giá so với
ngoại tệ; hoặc do ngân hàng trung ương mua trái phiếu theo yêu cầu của
nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên
nhân dẫn đến lạm phát.
- Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế.
-Lạm phát không phải lúc nào cũng gây hại cho nền kinh tế. Khi tỷ lệ lạm phát ở mức
vừa phải, từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các
nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các cơng cụ kích thích
đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên thấp thơng qua mở rộng tín dụng, giúp
phân phối lại thu nhập và nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục
tiêu. mục tiêu và trong một khoảng thời gian chọn lọc. Tuy nhiên, đây là
một cơng việc khó và nhiều rủi ro, nếu không chủ động sẽ để lại hậu quả
xấu.
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường, nó
vừa có tác hại vừa có lợi. Khi nền kinh tế duy trì, kiểm sốt và điều tiết
được lạm phát ở mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
V. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Lạm phát ở Việt Nam
Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi từ quản lý kế hoạch sang nền kinh tế thị
trường. Theo thời gian, tỷ lệ lạm phát đã dao động rất lớn từ mức cao 453,5% (1986)
tới mức rất thấp, thậm chí âm -1,6% (2000). Vì thế, lạm phát khơng cịn là một vấn đề
q mới mẻ đối với nền kinh tế và điều hành quản lý. Do vậy, Việt Nam đã có kinh
nghiệm trong việc chống và giảm dần lạm phát, đặc biệt giai đoạn 1986-1993, khi có
sự cải cách mạnh mẽ hướng tới tự do hóa nền kinh tế, tiếp nhận đầu tư nước ngồi và
thúc đẩy ngoại thương.
Nhận thấy chỉ số lạm phát ở Việt Nam khơng ổn định và có xu hướng tăng dần.
Trước năm 2000, tốc độ lạm phát giảm và thậm chí âm các năm liên tiếp 2000 và 2001
với mức tương ứng -1,6% và -0,4%. Tuy nhiên, lạm phát cao đã xuất hiện sau năm
2002 bằng sự đảo chiều và tăng nhanh tới 4,4% (từ -0,4% lên 4%) so với năm trước.
Những năm tiếp theo, chỉ số lạm phát không giảm mà tiếp tục tăng và bùng nổ năm
2007. Điều này cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát cho tăng trưởng và
chấp nhận một mức cao nhất định để đạt được phát triển kinh tế.
Khi xét tới cung tiền M2, Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ mở rộng đạt mức
bình quân rất cao 26,7%/năm giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng
7,5%/năm. Chính điều này là yếu tố gây nên mức lạm phát cao chưa kể độ trễ và lũy
tích của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế trong các năm kế tiếp. Đặc biệt vào
năm trước bùng nổ (2006), tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới đỉnh điểm 33,6% và cùng
với các yếu tố khác đã góp phần làm tăng lạm phát trong năm kế tiếp. Kết quả là lạm
phát dường như ngồi tầm kiểm sốt trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm
2008 và gây nên những ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
2. Một số nguyên nhân đưa đến tốc độ tăng cung tiền cao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mở rộng cung tiền gây nên lạm phát trong nền
kinh tế, nhưng đối với trường hợp Việt Nam thì chính sách điều hành vĩ mơ và các
dịng vốn đầu tư được coi là những tác động chủ yếu.
a. Tác động của các chính sách điều hành vĩ mô
Trước hết, cần xác định được mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển kinh tế để
từ đó có cơ sở phân tích chính sách trong điều hành vĩ mô. Việt Nam đặt mục tiêu tăng
GDP từ 7,5% - 8% và có thể cao hơn nữa nhằm đạt mức thu nhập bình quân đầu người
vào khoảng 1.100USD vào năm 2020, song lại không đưa ra một con số cụ thể về mức
lạm phát kỳ vọng được đánh đổi. Như vậy, tăng trưởng được đặt lên hàng đầu và là
đích hướng tới trong điều hành vĩ mơ.
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, nhiều biện pháp được thực hiện dựa trên các
chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp; mua vào USD để
ổn định tỷ giá trong biên độ dao động nhằm thúc đẩy xuất khẩu; mở rộng đầu tư cơng
qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho khu vực doanh
nghiệp nhà nước. Tuy vậy, những chính sách này lại tiềm ẩn nguyên nhân lạm phát do
việc lũy tích của gia tăng số lượng tiền theo thời gian, tính kém hiệu quả và thất thốt
của đầu tư cơng.
Cuối cùng, cung tiền mở rộng q nhanh, nhưng khơng có biện pháp tương ứng
để giảm lượng tiền trong lưu thông đã gây ra những tác động tiêu cực và góp phần tạo
ra lạm phát. Riêng trong nửa đầu năm 2007, việc mua vào gần 7 tỷ USD từ Ngân hàng
Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Chính phủ và chuyển đổi nội tệ của vốn bên
ngoài chảy vào dẫn đến đưa thêm khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương 10% GDP)
vào lưu thông. Và nhằm thu hồi tiền về, Ngân hàng Nhà nước lại sử dụng những cơng
cụ hành chính q mạnh trong 6 tháng cuối năm này như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
từng bước từ 5% lên 10% rồi 11%, hay thu hồi 20,300 nghìn tỷ đồng qua tín phiếu bắt
buộc 12 tháng với lãi suất (7,8%) một tỷ lệ còn thấp hơn mức lạm phát hay lãi suất huy
động vốn từ dân cư và đẩy một phần chi phí chống lạm phát về phía hệ thống ngân
hàng thương mại. Chính những điều này đã tác động mạnh, dẫn đến tình trạng khan
hiếm tiền đồng và lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng lên mức rất
cao tới 150% so với bình thường hay rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng cổ phần
quy mô nhỏ. Hệ quả là rủi ro chính sách trên thị trường tiền tệ diễn ra không chỉ đối
với hệ thống ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần khác trong nền kinh
tế như doanh nghiệp phải tăng cao chi phí vay vốn hay thu hẹp tiếp cận với nguồn tín
dụng.
b. Tác động của các dịng vốn đầu tư
- Hiệu quả đầu tư thấp từ khu vực doanh nghiệp nhà nước
Nền kinh tế muốn tăng trưởng thì cần có đầu tư để tạo động lực cho phát triển. Các nền
kinh tế thành công trong khu vực đều duy trì một tỷ lệ cao trong thời gian dài như Thái
Lan khoảng 30% GDP. Việt Nam hiện đã và đang cố gắng thu hút vốn đầu tư từ nhà
nước, dân cư và vốn bên ngồi để có được tỷ lệ đầu tư rất cao tới gần 40% GDP nhằm
đạt tốc độ phát triển bình quân 8% giai đoạn 2000-2007.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự gia tăng vốn đầu tư từ khu vực quốc doanh hiện
đang nhận được sự tài trợ “hào phóng” của Chính phủ thơng qua việc thực hiện các dự
án cơng hay tín dụng ưu đãi nhưng lại đóng góp rất ít vào động lực phát triển và xuất
khẩu. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể như chiếm 43,9% trong tổng đầu tư,
song chỉ tạo 41,1% tăng trưởng công nghiệp thực hay đạt 10% giá trị gia tăng trong
giai đoạn 6 năm (2000-2006). Trong khi đó, hai khu vực cịn lại là vốn đầu tư nước
ngoài và khu vực dân doanh chỉ chiếm tỷ trọng 17,7% và 41,3% lại có gia tăng về giá
trị từ năm 2000 và 2006 tới 56% và 164%, số lượng lao động tuyển dụng tăng bình
quân 22,4% và 25,7%, ngược lại, khu vực quốc doanh lại giảm -0,1% giai đoạn 20012005. Hệ quả là hệ số suất đầu tư chung (ICOR) rất cao do ảnh hưởng của đầu tư từ
nhà nước khơng hiệu quả, con số bình qn lên tới 4,4 thời kỳ 2001-2006 hay muốn
tạo ra 1 đồng tăng trưởng thì cần 4,4 đồng đầu tư. Trong khi đó, số liệu tương ứng khi
so sánh với các quốc gia khác trong giai đoạn tiến hành cơng nghiệp hóa 1961-1980
như Hàn Quốc chỉ có 3,0 hay Đài Loan là 2,7. Không chỉ như vậy, khu vực quốc doanh
lại đang kiểm soát thị trường nội địa, chiếm dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm như
đất đai, tín dụng với giá rẻ. Cuối cùng, việc mở rộng rất nhanh, song kém hiệu quả của
các tập đồn dựa trên các tổng cơng ty nhà nước độc quyền ngành và nhận hỗ trợ của
Chính phủ đang gây ra biến dạng nền kinh tế quốc dân, hình thành nhóm lợi ích để vận
động và bảo vệ quyền lợi với nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại nhà nước
chưa kể sự thâm nhập rất nhanh của tư bản nước ngoài vào những ngành đang nhận
được bảo hộ hay ưu đãi.
Chỉ số Vn-Index giai đoạn 2005-2008
Ngìn: Cưng ty chûáng khoấn SSI; />tabid=187&stock_id=108
Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2006-2008
Nguồn: Công ty Yahoo Inc.;
- Tăng quá mức của các dòng vốn từ bên ngoài
Đối với Việt Nam, vốn nước ngoài đã và đang đóng góp phần quan trọng trong
gia tăng đầu tư, chi tiêu và kinh tế đối ngoại. Hàng năm, dòng vốn từ bên ngoài chảy
vào Việt Nam rất lớn dưới các hình thức: viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư
nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư tài chính nước ngồi FFI) và
kiều hối. Trong năm 2007, tổng vốn từ bên ngoài ước đạt 14,6 tỷ USD hay khoảng
20% GDP, trong đó từ đầu tư nước ngoài 8,6 tỷ USD và từ kiều hối 5,0 tỷ USD chưa
kể gần 1,0 tỷ USD giải ngân ODA. Số tiền ngoại tệ này đã góp phần khơng chỉ vào
tăng trưởng kinh tế mà còn bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại và tăng dự trữ
quốc gia.
Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh của các dòng vốn bên ngoài mà đặc biệt là FFI
đang gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung mà trực tiếp đến thị trường chứng
khốn và bất động sản nói riêng. Trong năm 2007, lượng vốn FFI chảy vào Việt Nam
lên tới gần 6 tỷ USD cùng với các dịch chuyển đầu tư trong nước đã làm bùng nổ các
thị trường chứng khốn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng giá trị vốn hóa
lên tới 30 tỷ USD, chiếm 43% GDP hay gấp 3 lần về quy mô so năm 2006. Điều này
đã tạo sức ép lên cung tiền do nhu cầu chuyển đổi nhiều tỷ USD sang VND phục vụ
giao dịch mua bán. Không chỉ như vậy, các tổ chức đầu tư tài chính nước ngồi đang
ngày càng đóng vai trị quan trọng thậm chí dẫn dắt thị trường và ảnh hưởng tới ban
hành chính sách. Bên cạnh đó, bong bóng bất động sản tại các khu vực đô thị phát triển
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có nguy cơ xảy ra và bùng nổ do lượng
tiền quá lớn trong dân cư, dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp và các siêu dự án FDI.
Thời gian qua, giá đất của các dự án phát triển đô thị đã tăng lên rất nhanh, thậm chí
nhiều nơi tăng hơn 100% hay giá 1m2 đất gấp gần 20 lần thu nhập bình quân hiện mới
đạt 825$/năm. Điều này không chỉ làm biến dạng thị trường bất động sản do bong bóng
đầu cơ mà cịn gây ra mâu thuẫn xã hội, phân hóa giàu nghèo và cản trở nhu cầu nhà ở
chính đáng của người dân.
3. Một số hệ quả lạm phát và ứng xử chính sách
Tỷ lệ lạm phát cao đưa đến rất nhiều tác hại đối với đời sống xã hội và điều
hành kinh tế. Tuy nhiên, đối với đặc thù của Việt Nam thì một số hệ quả nổi bật như
sau:
- Ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống xã hội và nền kinh tế
Mức lạm phát cao đã tác động xấu tới đời sống xã hội và niềm tin của người dân
đối với điều hành nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt tốc độ tăng của giá lương thực
(chiếm 51% giá trị rổ hàng hóa) liên tục tăng cao theo thời gian và lên tới 10,17% sau 2
tháng đầu năm 2008 và góp phần làm CPI tăng 6,02% so với tháng 12/2007. Điều này
tạo nên tác động tới khu vực hưởng lương ngân sách (khoảng 2,5 triệu người) và người
có thu nhập thấp (30% dân số). Hệ quả là chi thường xuyên cho lương từ ngân sách sẽ
phải tăng lên liên tục để đảm bảo thu nhập thực tế và tỷ lệ đói nghèo sẽ cao hơn ở cả
khu vực nơng thôn và thành thị. Không chỉ vậy, việc phá vỡ vịng xốy thu nhập và lạm
phát sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong q trình phát triển.
Các mối quan hệ cân bằng bên trong nền kinh tế đang bị ảnh hưởng, đặc biệt là
đối với kinh tế đối ngoại. Thâm hụt thương mại gia tăng rất nhanh qua các năm đạt
mức báo động như 12 tỷ USD (16% GDP) năm 2007 và dự kiến còn cao hơn nữa
khoảng 17 tỷ USD (20% GDP) trong năm 2008 là một vấn đề đáng báo động. Dòng
chảy quá lớn của vốn bên ngoài chảy vào trong một thời gian quá ngắn gây ra khơng
chỉ sức ép với cung tiền mà cịn tác động đến phân bổ và biến dạng nguồn lực quốc gia
tại các thị trường chứng khoán và bất động sản.
- Thiếu cân nhắc và phối hợp trong chính sách điều hành
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thiếu chủ động và có phần
lúng túng trong việc đối phó trước biến động thị trường. Trong những năm trước, Việt
Nam thực hiện mở rộng cung tiền và chấp nhận lạm phát ở một tỷ lệ nhất định nhằm
phục vụ mục tiêu tăng trưởng dù các dấu hiệu không an tồn và mất kiểm sốt đã xuất
hiện. Tuy nhiên, khi nhận thấy không thể khống chế chỉ tiêu dưới mức kỳ vọng đặt ra
thì sự thắt chặt tiền tệ mới được tiến hành từ nửa sau năm 2007 bằng các công cụ nhằm
thu hồi tiền từ lưu thông như tăng dự trữ bắt buộc hay phát hành tín phiếu bắt buộc 12
tháng. Tuy nhiên, kế hoạch thu hồi tiền trong lưu thơng chưa diễn ra thì lại xảy ra sức
ép thanh khoản trên thị trường tiền tệ do các ngân hàng thương mại chuẩn bị tiền để
mua tín phiếu và đáp ứng nhu cầu thanh toán. Kết quả là Ngân hàng Nhà nước buộc
phải đưa ra khoảng 30.000 tỷ VND tương đương 50% kế hoạch chỉ trong quý I năm
2008. Như vậy, mục tiêu hạ tỷ lệ lạm phát không đạt được, lượng tiền trong lưu thông
không giảm xuống mà lại tăng lên chưa kể các rủi ro chính sách được tạo ra, gây nên
mất ổn định và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa của Việt Nam lại khơng song hành, thậm chí
ngược chiều với sự thu hẹp cung tiền của chính sách tiền tệ tại cùng một thời điểm đã
gây nên hiệu ứng lan truyền, đặc biệt về mặt tâm lý xã hội trước khi tác động thực tế
diễn ra.
- Ảnh hưởng uy tín quốc tế
Hiện nay, tác động tiêu cực của lạm phát vẫn được coi như trong tầm kiểm soát và Việt
Nam vẫn là địa điểm thu hút vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt sau sự kiện gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Song trong dài hạn, nếu không giảm được mức
lạm phát cao thì khi những bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra do thất bại trong điều hành sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của thế giới đối với khơng chỉ kinh tế mà cịn các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội như văn hóa,...
Kết luận
Như vậy,lạm phát là biểu hiện của vấn đề mất cân đối vĩ mô rất phức tạp. Mỗi
lần xuất hiện ở mỗi hồn cảnh và điều kiện khác nhau thì khác nhau nên cùng mang
màu sắc mn hình,mn vẻ .Để nhận dạng đúng và bắt mạch đúng nguyên nhân gây
ra lạm phát là rất khó khăn.
Có thể nói lạm phát mỗi khi diễn ra đã hàm chứa đủ các yếu tố như lạm phát cơ
cấu,lạm phát tiền tệ,lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Để chống lạm phát
khơng thể áp dụng đơn lẻ một giải pháp nào mà phải có một hệthống các nhóm giải
pháp thì mới mong thành cơng.
Các nhóm giải pháp này phải đi từ đẩymạnh sản xuất đến các giải pháp phát triển
lưu thơng hàng hố,các giải pháp chống đầu cơlũng đoạn thị trường,các giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ,tiếp đến là cácgiải pháp về ngân sách nhà
nước,chi tiêu phải có hiệu quả,đúng việc và tiết kiệm,không thể bội chi ngân sách nhà
nước quá cao và bù đắp thâm hụt không thể tự phát hành tiền.
Chúng ta chống lạm phát nhưng không quên nhiệm vụ đẩy nhanh phát triển của
nềnkinh tế,bảo đảm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chống lạm phát đến
mộtmức nào đó có thể làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại,Nhưng để nền kinh tế
không tụthậu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải đạt được
tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao là nguyên tắc bất di bất dịch.
Tài liệu tham khảo:
-Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành không
chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng) (Tái
bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung) Đồng chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo
PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng PGS.TS. Lê Danh Tốn Tập thể tác giả: PGS. TS.
Nguyễn Văn Hảo TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng
PGS. TS. Nguyễn Văn Luân TS. Nguyễn Xuân Khoát PGS.TS. Lê Danh Tốn
PGS.TS. Vũ Hồng Tiến TS. Nguyễn Tiến Hồng
- Chính phủ (2008). “Số: 319/TTg-KTTH V/v tăng cường các biện pháp kiềm chế
lạm phát Chính phủ (2008).
- Chương trình Việt Nam, Trung tâm Châu Á – Đại học Harvard (2008). “Lựa chọn
thành công, bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam”, Nguyễn
An Nguyên Website, đường dẫn: Chương trình
Việt Nam, Trung tâm Châu Á – Đại học Harvard (2008). “Bài thảo luận chính sách vĩ
mơ số 1: Tình trạng bất ổn vĩ mô, Nguyên nhân và phản ứng chính sách”, Nguyễn An
Nguyên Webstie, đường dẫn: />- Quỹ Tiền tệ thế giới (2007). “World Economic and Financial Surveys World
Economic
OutlookDatabase”,đườngdẫn:
/>- Vũ Quang Việt (2007). “Tại sao chống lạm phát phải là mục tiêu hàng đầu ?”,
Website Diendan.org, đường dẫn: hang111au/?searchterm=%22v%C5%A9%20quang%20vi
%E1%BB%87t%22
- Vũ Quang Việt (2008). “Khơng có sai lầm về chính sách nhưng có yếu kém trong
dự báo?”,
Website Diendan.org, đường dẫn:
- />- /> />- />