Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi môn âm nhạc, đề tài kinh nghiệm dạy hát dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.87 KB, 13 trang )

1

BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT DÂN CA HIỆU QUẢ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MƠ TẢ NỘI DUNG
1. Lí do chọn đề tài
- Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện
nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục, giáo dục âm nhạc
được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh góp phần
bồi dưỡng trong tâm hồn các em một thế giới với những điều tốt đẹp, qua đó
giúp các em phát triển tồn diện về nhân cách. Khi học âm nhạc các em được
học hát, được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như: nghe nhạc, nghe
kể chuyện âm nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, trị chơi âm nhạc…khơng những giúp
cho các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng trên lớp mà cịn góp phần
thuận lợi cho các cấp học tiếp theo.
- Trong chương trình âm nhạc ở bậc tiểu học, học hát là nội dung chủ
yếu được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là giờ học được các em mong
chờ và yêu thích nhất. Một trong những nội dung học hát ở bậc tiểu học là
học hát dân ca. Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt
Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng
đã được đưa vào trong chương trình học của bậc tiểu học. Tuy nhiên với
chương trình mơn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất
hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật
sự sâu rộng. Do đó các em ít có hứng thú khi học hát dẫn đến việc hát chưa
đúng hoặc thể hiện sắc thái bài chưa tốt.
- Khi dạy hát tơi nhận thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca
cho học sinh do các bài hát dân ca thường là có luyến và có giai điệu tha thiết,
trữ tình nên khi thể hiện các em thường hát với tốc độ nhanh như hát các bài
hành khúc, hát chưa đúng hoặc không rõ chỗ luyến làm mất tính chất bài hát.
Bên cạnh đó nhiều em học sinh thường hát rất buồn, hát sai giai điệu, cao độ
và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca. Nhiều em còn rụt rè, chưa


mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát hoặc biểu diễn trước lớp. Một số em học
1


sinh lớp 1 do phát âm còn hạn chế nên hát chưa được rõ lời và những chỗ có
luyến.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát
nhạc của các em học sinh khối 1, khối 3, khối 5 và đi sâu vào thực nghiệm tại
lớp 1/2, lớp 4/3 và lớp 5/4 tại trường, kết quả khảo sát như sau:
Lớp

Sĩ số

Hồn thành

SL

%

Hồn thành
tốt

Thái độ
Thích

Khơng thích

SL

%


10

23,8

25

17

1/2

42

32
76,2

3/1

33

15

75,8

8

24,2

26


9

5/2

35

26

74,3

9

25,7

23

11

- Nhìn chung xét về mặt bằng tơi thấy kết quả như vậy là còn thấp. Đa
số học sinh hát tốt, thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và yêu thích giờ học. Cịn
lại có một số em chưa hứng thú vì cịn thấy ngại ngùng, sợ sệt khi lên biểu
diễn, sợ hát không hay, hát không đúng giai điệu.
- Trước tình hình đó tơi đã suy nghĩ, khơng ngừng nghiên cứu tài liệu,
nội dung, kiến thức bài. Đồng thời qua nhiều tiết dạy học hát tôi cũng thu
được nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng một số biện pháp giúp học sinh
học hát dân ca tốt hơn và hiệu quả hơn qua việc tổ chức nhiều hình thức,
phương pháp dạy học đa dạng, phong phú nhằm thu hút học sinh, giúp các em
cảm nhận được khơng khí sơi nổi, hào hứng của tiết học hát dân ca, tự tin khi
hát, khi biểu diễn và hát đúng giai điệu, cao độ và tính chất của bài. Đến nay,
việc dạy những bài hát dân ca đã trở nên dễ dàng hơn.

2. Mô tả nội dung
- Để giúp học sinh học hát dân ca hiệu quả tơi có sử dụng tranh, ảnh,
bản đồ để giới thiệu về các dân tộc, sự phân bố dân cư cũng như đôi nét về


3

văn hóa, đời sống, đặc điểm các bài hát dân ca của dân tộc đó. Đồng thời tơi
sưu tầm và cho các em quan sát qua băng đĩa, video để giúp các em hình dung
phần nào về trang phục, cách biểu diễn đặc trưng của từng dân tộc. Ngồi ra
tơi cũng đặt thêm câu hỏi để các em trả lời, mục đích giúp các em hiểu sâu về
bài hát sẽ học. Ở phần đọc lời ca, tôi chú trọng hướng dẫn các em đọc lời ca
theo tiết tấu của bài và giải thích các từ khó kèm theo (nếu có) trong bài giúp
các em hiểu rõ và thấy gần gũi với bài hát hơn. Bên cạnh đó tơi sử dụng chính
thang âm của từng bài hoặc giai điệu của bài hát làm mẫu âm khởi động
giọng, điều này giúp các em thấy gần gũi với âm hưởng của bài hát, khi học
hát sẽ dễ dàng hơn. Ngồi ra tơi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi ở những
câu hát dài, có luyến để các em hát được trịn câu, giọng hát được vang và
sáng. Khi dạy hát từng câu, tùy theo từng bài hát, tôi luôn chú ý chia câu hát
sao cho hợp lý, đồng thời hướng dẫn các em hát đúng chỗ luyến, hát đúng
tính chất, giai điệu và cao độ của bài. Tôi luôn ưu tiên quan tâm đến những
em hát chưa được tốt, hướng dẫn nhiều lần để các em hát tốt hơn
- Qua việc áp dụng một số biện pháp dạy hát dân ca tôi mong muốn các
em sẽ hát đúng cao độ, giai điệu bài hát, thể hiện tốt những chỗ luyến và sắc
thái của bài, hát khơng bị hụt hơi. Qua đó các em khơng cịn rụt rè mà tự tin,
mạnh dạn biểu diễn bài hát và yêu thích học hát dân ca
II.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giới thiệu bài hát
- Ở bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ, tranh ảnh để giới
thiệu vị trí địa lí và đời sống của đồng bào các dân tộc. Bước này rất hấp dẫn

học sinh và mang lại cho các em nhiều hứng thú để tìm hiểu cũng như có
thêm những kiến thức bổ ích.
Ví dụ: Để giới thiệu bài hát “Quê hương tươi đẹp”- Dân ca Nùng tơi đính
tranh và giới thiệu đơi nét về trang phục, văn hóa của dân tộc Nùng cho các
em biết

3


Hoặc ở bài “Chim sáo”- Dân ca Khơ me tôi đưa hình ảnh dân tộc Khơ me để
giới thiệu bài hát.

Đa số các em sau khi xem đều thấy hào hứng, tị mị, chăm chú tìm hiểu và
học hát rất tích cực
2. Nghe hát mẫu
- Khi cho học sinh nghe bài hát mẫu, tơi sưu tầm băng đĩa hình, các
đoạn vi deo để cho học sinh xem, qua đó giúp các em biết về trang phục và


5

động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Qua đó giúp các em khi trình
bày bài hát kết hợp vận động sẽ biết thể hiện những động tác múa hát đặc
trưng của mỗi dân tộc thêm tự nhiên và hiệu quả hơn.Thêm vào đó, tơi đặt
một số câu hỏi để các em trả lời, qua đó các em cũng cảm nhận phần nào giai
điệu của bài để khi học hát các em hát đúng tính chất của bài hơn.
Ví dụ: Khi học hát bài “Lí cây xanh”- Dân ca Nam Bộ, tôi cho học sinh xem
video các em nhỏ hát và biểu diễn bài hát. Sau đó đặt câu hỏi :
- Giai điệu của bài như thế nào?
+ 1 học sinh trả lời: Giai điệu của bài nhẹ nhàng

- Tốc độ của bài nhanh hay chậm hay vừa phải?
+ 1 học sinh trả lời: Tốc độ vừa phải
- Từ việc trả lời được các câu hỏi, các em sẽ chú ý hát đúng giai điệu và tốc
độ bài hát.
3. Đọc lời ca
- Trong bước đọc lời ca, tôi chú trọng hướng dẫn các em đọc theo tiết
tấu của bài hát. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho các em khi hát, giúp các em hát
đúng tiết tấu của bài.
-Bên cạnh đó, tơi thường giải thích những từ khó trong bài hát
Ví dụ: Từ Xoè hoa trong bài hát cùng tên có nghĩa là múa hoa. Bài Gà gáy, từ
“té le” là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà
trống choai. Bài Bắc kim thang, từ “kèo” là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột
nhà, làm khung đỡ trần nhà; le le nghĩa là con vịt trời; bìm bịp là một lồi
chim. Bài Cị lả, từ “phủ” là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương
như quận huyện ngày nay.
Việc hiểu ý nghĩa những từ đó giúp các em hiểu và thấy gần gũi với bài hát
hơn.
4. Khởi động giọng
- Trong bước khởi động giọng, trước đây tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc
gam thứ của âm nhạc phương Tây cho học sinh khởi động giọng
5


Ví dụ:

- Tuy nhiên, mỗi bài dân ca của Việt Nam có màu sắc riêng, và thường
viết bằng thang âm ngũ cung, như: Pha Son La Đô Rê (Quê hương tươi đẹp),
Đơ Rê Mi Son La (Lí cây xanh)…, vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của
phương Tây là khơng phù hợp. Do đó tơi sử dụng chính thang âm của từng
bài làm mẫu âm khởi động. Thậm chí có bài tơi đã dùng giai điệu của bài hát

làm mẫu để học sinh khởi động giọng.
Ví dụ: Bài Chim sáo tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm:

Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng
của bài hát, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để học bài
hát dễ dàng hơn.
-Ngồi ra tơi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi để giúp các em khi
hát được rõ lời,không bị hụt hơi, câu hát được trọn vẹn do các bài hát dân ca
thường đòi hỏi hơi phải dài.
5. Tập hát từng câu
- Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết
sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được
xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ nên cấu trúc
khơng cân đối.
Ví dụ: Bài Xoè hoa được chia thành 4 câu hát với độ dài ngắn khơng đều
nhau:
Bùng bong bính boong
Ngân nga tiếng cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.


7

Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.
Hoặc bài Cò lả cũng được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.
Con cò cò bay lả lả bay la,
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,
Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.

- Tập hát từng câu là bước trọng tâm của việc dạy hát. Khi dạy các bài
dân ca, tôi thường tăng cường hát mẫu để hướng dẫn học sinh hát đúng những
tiếng có dấu luyến cũng như thể hiện được sắc thái của bài. Cũng vì có câu
hát dài ngắn khơng đều, nên khi dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ
các em mới hát đúng giai điệu, cũng như những tiếng có luyến.
Ví dụ: Bài Cị lả, câu hát “Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ
nhớ hay chăng” là câu hát dài và có nhiều tiếng hát luyến nên tơi thường cho
học sinh tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác. Ngồi ra, tơi cũng
hướng dẫn các em cách lấy hơi 2 lần, ở đầu câu và giữa câu hát để các em hát
không bị đứt quãng, câu hát được hay và sáng hơn.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy hát dân ca tôi đã tiến hành khảo
sát học sinh và kết quả thu được như sau:

Các mức độ yêu cầu

Kết quả ở những lớp Kết quả ở những lớp
không áp dụng kĩ thuật có áp dụng kĩ thuật

Hát đúng giai điệu, cao độ của
bài

Khoảng 80%

Khoảng 95%

Hát đúng những chỗ luyến

Khoảng 75%


Khoảng 95%

Yêu thích học hát dân ca

Khoảng 80%

Khoảng 98%

7


HS thể hiện được sắc thái của
bài

Lớp

Sĩ số

Hoàn thành

SL

%
17
40,5

Khoảng 70%

Hoàn thành
tốt

SL
25

Khoảng 95%

Thái độ
Thích

Khơng thích

39

1

%

1/2

42

59,5

3/1

33

13

39,4


20

60,6

33

2

5/2

35

15

42,9

20

57,1

32

2

- Tuy thời gian áp dụng các biện pháp dạy hát dân ca trên trong thời
gian ngắn, nhưng qua thực nghiệm tôi nhận thấy đa số các em đã tiến bộ rõ
rệt. Trước đây, số học sinh chưa hồn thành mơn học ở lớp Một/2 là 2 em, lớp
Bốn/3 là 1 em, lớp Năm/4 là 1 em thì sau khi áp dụng một số biện pháp dạy
hát dân ca 100% các em đã hồn thành mơn học. Thái độ của các em cũng có
chuyển biến rất nhiều, hồi đầu năm học lớp Một/2 có 3 em, lớp Bốn/3 có 3

em, lớp Năm/4 có 1 em khơng thích học hát dân ca, nhưng đến thời điểm này
100% các em đều yêu thích giờ học hát dân ca trên lớp. Bên cạnh đó hầu hết
các em đã hát đúng giai điệu, cao độ của bài hát, hát đúng chỗ luyến và thể
hiện tốt sắc thái của bài.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
- Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi đã được trao đổi với
giáo viên dạy Âm nhạc tại một số trường Tiểu học ở thị xã. Kết quả cho thấy,
đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay.
Giáo viên dạy âm nhạc ở các trường Tiểu học có thể dễ dàng thực hiện, áp
dụng rộng rãi cho các khối lớp như : Khối 1, 2,3,4,5, học sinh tiếp thu dễ
dàng, hầu hết các em hoàn thành mục tiêu tiết học hát.


9

V.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Kết luận:
- Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy hát dân ca cho học sinh tôi nhận thấy
đa số các em đã thấy hứng thú hơn trong việc học hát dân ca , biết hát đúng
giai điệu, cao độ của bài cũng như thể hiện sắc thái của bài tốt hơn..Đặc biệt
những học sinh trước đây chưa mạnh dạn, tự tin khi hát và biểu diễn hoặc
chưa yêu thích học hát dân ca đã có tiến bộ rõ rệt về giọng hát, hát đúng giai
điệu và cao độ của bài ,có sự chủ động, sáng tạo khi biểu diễn trên lớp.
2.Đề xuất
-Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong
hoạt động dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học, tơi đề nghị với các cấp lãnh
đạo, Phịng Giáo dục và Đào tạo thị xã cũng như BGH nhà trường quan tâm,
trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất , đồ dùng dạy học cần thiết như:
tranh ảnh, băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc để đảm bảo cho việc
dạy hát dân ca được hiệu quả hơn. Đồng thời cũng kính mong Phòng Giáo

dục và Đào tạo thị xã quan tâm, tạo điều kiện trang bị cho trường phòng âm
nhạc riêng để học sinh có điều kiện tốt hơn trong việc học hát.
- Dạy hát dân ca là góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hoá
của dân tộc. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã suy nghĩ và có nhiều tìm tịi
trong việc dạy hát dân ca cho học sinh. Trên đây là một số biện pháp tơi thu
được trong q trình dạy học, chúng hồn tồn có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện dạy học thực tế.Kiến thức âm nhạc rất rộng, vì vậy biện pháp tơi
đưa ra chắc chắn sẽ cịn nhiều hạn chế và cịn nhiều sáng kiến kinh nghiệm
hay mà tơi chưa học hỏi được. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH
nhà trường và quí đồng nghiệp để kinh nghiệm được hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
............., ngày 12 tháng 3 năm 2020
Người thực hiện

9



11

11


IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
- Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi đã được trao đổi với
giáo viên dạy Âm nhạc tại một số trường Tiểu học ở thị xã. Kết quả cho thấy,
đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay.
Giáo viên dạy âm nhạc ở các trường Tiểu học có thể dễ dàng thực hiện, áp
dụng rộng rãi cho các khối lớp như : Khối 1, 2,3,4,5, học sinh tiếp thu dễ
dàng, hầu hết các em hoàn thành mục tiêu tiết học hát.

V.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Kết luận:
- Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy hát dân ca cho học sinh tôi nhận thấy
đa số các em đã thấy hứng thú hơn trong việc học hát dân ca , biết hát đúng
giai điệu, cao độ của bài cũng như thể hiện sắc thái của bài tốt hơn..Đặc biệt
những học sinh trước đây chưa mạnh dạn, tự tin khi hát và biểu diễn hoặc
chưa u thích học hát dân ca đã có tiến bộ rõ rệt về giọng hát, hát đúng giai
điệu và cao độ của bài ,có sự chủ động, sáng tạo khi biểu diễn trên lớp.
2.Đề xuất


13

-Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong
hoạt động dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học, tôi đề nghị với các cấp lãnh
đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã cũng như BGH nhà trường quan tâm,
trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất , đồ dùng dạy học cần thiết như:
tranh ảnh, băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc để đảm bảo cho việc
dạy hát dân ca được hiệu quả hơn. Đồng thời cũng kính mong Phịng Giáo
dục và Đào tạo thị xã quan tâm, tạo điều kiện trang bị cho trường phòng âm
nhạc riêng để học sinh có điều kiện tốt hơn trong việc học hát.
- Dạy hát dân ca là góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hố
của dân tộc. Nhận thức được vấn đề này, tơi đã suy nghĩ và có nhiều tìm tịi
trong việc dạy hát dân ca cho học sinh. Trên đây là một số biện pháp tơi thu
được trong q trình dạy học, chúng hồn tồn có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện dạy học thực tế.Kiến thức âm nhạc rất rộng, vì vậy biện pháp tơi
đưa ra chắc chắn sẽ cịn nhiều hạn chế và còn nhiều sáng kiến kinh nghiệm
hay mà tôi chưa học hỏi được. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH
nhà trường và q đồng nghiệp để kinh nghiệm được hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!

............., ngày 12 tháng 3 năm 2020
Người thực hiện

13



×