Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.95 KB, 4 trang )

Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm





KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I.Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê Thừa Thiên – Huế trong một gia
đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm
1964, Nguyễn Khoa Điềm trở lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ. Ông
bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những
năm kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm, thể hiện tâm tư
của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô ( 1972 ), Mặt đường khát vọng ( trường ca 1971
– 1974 )
2.Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
được sáng tác vào năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây thừa thiên. Sau
này bài thơ được in trong tập Đất và khát vọng ( 1984 )
- Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống
Mĩ. Giai đoạn này cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan
thiếu thốn. ở những chiến khu miền rừng núi, cán bộ nhân dân ta vừa bám rẫy, vừa
bám đất tăng gia sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi, qua
đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
II.Phân tích bài thơ
1.Hình ảnh người mẹ Tà ôi


Hình ảnh người mẹ Tà ôi được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng
đoạn thơ.
- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến. Diễn tả công việc vất vả này
của người mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết những câu thơ thật gợi cảm:
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
- “ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka lưi” nghĩa là đang làm công việc lao động sản
xuất của người dân ở chiến khu. Gian khổ của người mẹ giữa núi rừng mênh mông,
heo hút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh “ Lưng núi thì to mà lưng mẹ
nhỏ”
- “ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng ”, “ Mẹ địu em đi để giành trận cuối”.
Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng
để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi.
Từ đoạn thơ, lần lượt hiện lên những côn việc cùng tấm lòng của người mẹ trên
chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ ấy bền bỉ quyết tâm trong công việc lao
động kháng chiến thường ngày. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình
thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước độc lập, tự do.
2.Hai câu thơ “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm
trên lưng” .Hình ảnh mặt trời ở trong câu thơ thứ hai đã được sử dụng với phép tu từ
ẩn dụ: Con là mặt trời của mẹ, con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng
liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong
cuộc sống. Mặt trời con cứ rực rỡ trẻ trung, cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này.
3.Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm ước mong của
mẹ qua các khúc ru.
Cuối mỗi đoạn thơ đều kết thúc bằng lời ru rực tiếp của người mẹ. Mỗi khúc ru
có bốn câu, nội dung liên hệ chặt chẽ và tự nhiên với công việc người mẹ đang làm.
Ba khúc ru có cấu trúc lặp đi lặp lại vừa tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, vừa mở rộng
xoáy sâu vào tấm lòng người mẹ.
- Những điệp khúc “ Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”, “ Mẹ thương a

kay”, “ Con mơ cho mẹ”, “ Mai sau con lớn” nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha
thiết yêu thương con. Mẹ mong con ngủ ngoan và có được những giấc mơ đẹp, mẹ
mong con mau lớn.
- Bên cạnh tình yêu thương con, còn thấy “ mẹ thương bộ đội”, “ mẹ thương
làng đói”, “ mẹ thương đất nước”. Với những tình cảm ấy, tấm lòng của người mẹ
càng trở nên lớn lao, cao cả.
- Với cụm từ “ con mơ cho mẹ…” tác giả đã diễn tả thật tự nhiên và sâu sắc ước
mong của người mẹ. Mẹ không trực tiếp bộc lộ mà gửi chọn niềm ước mong của mình
vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong “ hạt gạo trắng ngần” để nuôi bộ đội. Mẹ mong
“hạt bắp lên đều” để làng khỏi đói. Mẹ mong “ được thấy Bác Hồ”, mong đến ngày
được thấy nước nhà tự do độc lập.
Qua ba khúc ru, có thể thấy tình cảm và khát vọng của người mẹ càng lúc càng
lớn rộng, càng hòa nhập vào công cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê
hương đất nước.
Từ hình ảnh và tấm lòng của người mẹ Tà ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện
tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng
thống nhất đất nước của nhân dân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

×