Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.91 KB, 14 trang )


Cơ sở sản xuất đồ gỗ
Nguồn: Tư liệu


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Chương 4

Chương 4.

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
CÒN NHIỀU BẤT CẬP
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4
Chương 4 nêu ra thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý môi trường làng nghề hiện nay.
Những việc đã làm được: một loạt văn bản về phát triển bền vững và BVMT làng nghề đã được ban
hành và thực hiện; một số địa phương đã xây dựng và triển khai quy hoạch tập trung cho làng nghề
với BVMT; bước đầu triển khai một số công cụ quản lý trong BVMT làng nghề như: áp dụng công
cụ kinh tế bằng các hình thức thuế, phí BVMT; quan trắc giám sát chất lượng các thành phần môi
trường; công khai, phổ biến thông tin về hiện trạng môi trường.
Nhiều biện pháp BVMT làng nghề đã được triển khai, nhưng môi trường tại các làng nghề vẫn tiếp
tục suy thoái. Đó là do còn nhiều bất cập, hạn chế đang tồn tại, chưa được giải quyết, bao gồm: hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoá cho BVMT làng nghề; chức
năng, nhiệm vụ về BVMT làng nghề của các bộ, ngành và địa phương chưa rõ ràng và còn chồng
chéo; tuy đã có quy hoạch, nhưng các khu/cụm công nghiệp tập trung của làng nghề vẫn chưa có
hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có hệ thống quản lý môi trường chung và giống với khu
giãn dân, là hình thức mở rộng ô nhiễm; việc triển khai các công cụ quản lý còn nhiều yếu kém;
nhân lực và tài chính cho BVMT làng nghề còn thiếu; công tác xã hội hoá BVMT làng nghề chưa
được triển khai cụ thể, chưa huy động được nguồn lực xã hội cho BVMT làng nghề.

Lò nung ngói



Nguồn nhiên liệu không thể thiếu
Nguồn: Tư liệu

Nguồn: Tư liệu

57


Chương 4

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Có thể thấy trong những năm gần đây,
môi trường làng nghề đang nổi lên như
một vấn đề nóng hổi, cấp bách. Cùng với
việc gia tăng phát triển cả về số lượng
làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm
môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều
nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp
chính quyền. Nhận thức được vấn đề đó,
bảo vệ môi trường làng nghề đã được đề
cập tại nhiều văn bản của Đảng, Nhà
nước, ví dụ như Nghị Quyết 41-NQ/TƯ
năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hóa đất nước, Chiến lược BVMT
Quốc gia đến năm 2010, Chương trình
Nghị sự 21 của Việt Nam...
Ở góc độ văn bản qui phạm pháp

luật, Luật BVMT năm 2005 và hàng loạt
văn bản dưới luật cũng đã được ban
hành, trong đó có nêu trách nhiệm,
nghóa vụ, quyền hạn của các bên liên
quan trong công tác bảo vệ môi trường
làng nghề từ trung ương đến địa phương
(Khung 4.1).

Khung 4.1. Nội dung BVMT làng nghề của một số văn
bản quy phạm pháp luật
1. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
Phát triển ngành nghề nông thôn có quy
định một số nội dung liên quan đến BVMT
như sau:
- Điều 7 về mặt bằng sản xuất có quy
định: “Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy
hoạch tổng thể, định hướng phát triển
ngành nghề nông thôn đã được phê
duyệt, lập quy hoạch xây dựng làng nghề,
cụm cơ sở ngành nghề phù hợp yêu cầu
phát triển sản xuất, BVMT, gắn sản xuất
với tiêu thụ, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt”; “Đối với các dự án đầu tư đòi hỏi
nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường,
bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất
sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có
thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các
khu, cụm công nghiệp tập trung”; “Các cơ

sở, ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi
khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được
ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,
thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di
dời”;
- Điều 8 về đầu tư, tín dụng có quy định:
“Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần
kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và
xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm
cơ sở ngành nghề nông thôn”.

Xưởng đúc đồng
Nguồn: Tổng cục Môi trường

58

2. Thông tư số 113/TT-BTC ngày
28/12/2006 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn một số nội dung về ngân
sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành
nghề nông thôn theo Nghị định số
66/2006/NĐ-CP, trong đó có quy định một
trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao
gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử
lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ
sở ngành nghề nông thôn”, với các quy
định cụ thể về định mức hỗ trợ, nguồn tài
chính hỗ trợ để triển khai thực hiện.



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Một số địa phương có làng nghề cũng
đã chú ý đến việc ban hành các văn bản
liên quan nhằm cụ thể hoá đường lối
chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa
phương mình (Khung 4.2).

Chương 4

Ở mức độ triển khai thực tế, hàng
loạt các chính sách biện pháp cụ thể đã
được đề ra và áp dụng ở các mức khác
nhau tại các làng nghề trong cả nước.
Tại nhiều tỉnh đã có quy hoạch không

Khung 4.2. Một số văn bản của các tỉnh/thành phố
Hà Nam: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 về quy định BVMT trên địa bàn
tỉnh Hà Nam, trong đó có giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường các khu vực làng nghề;
Bắc Giang: Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 về quy hoạch phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc giang đến năm 2020, trong đó có quy hoạch phát triển tiểu thủ
công nghiệp - làng nghề đến năm 2020;
Bắc Ninh: Quy chế BVMT làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề tỉnh Bắc Ninh;
Thái Bình: Nghị quyết số 01/NQ-TU về phát triển nghề và làng nghề; Quyết định
672/2001/QĐ-UB ngày 20/9/2001 quy định về chính sách khuyến khích phát triển nghề và
làng nghề, Quyết định 253/2001/QĐ-UB về quản lý sử dụng vốn khuyến công cho phát triển
tiểu thủ công nghiệp;
Quảng Ninh: Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 26/3/2007 về quy hoạch phát triển làng
nghề tiểu thủ công nghiệp Quảng Ninh giai đoạn 2006-2015 định hướng đến năm 2020;

Thanh Hoá: Quy hoạch các khu công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2001-2010 và định
hướng đến năm 2020;
Quảng Bình: Quyết định số 10/2001/QĐ-UB ngày 08/5/2001về việc Ban hành Chương trình
phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn Quảng Bình giai đoạn 2001-2005;
Thừa Thiên Huế: Quyết định số 1698/2006/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 về việc ban hành
“Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế";
Quảng Nam: Quyết định số 26/2003/QĐ-UB ngày 20/3/2003 về ban hành quy định tạm thời tiêu
chuẩn làng nghề CN-TTCN tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 37/2001/QĐ-UB ngày 30/7/2001
về việc ban hành quy định khuyến khích đầu tư phát triển ngành nghề TTCN-Làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Quảng Ngãi: Nghị quyết số 55/2006/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 về Phát triển công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010;
Bình Định: Quyết định số 131/2005/QĐ-UBND ngày 13/11/2005 về việc quy định công
nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Khánh Hoà: Quyết định số 216/2004/QĐ-UB ngày 16/12/2004 về cơ chế hỗ trợ tín dụng đối
với các dự án khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống;
Vónh Long: Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 29/01/2007 về đề án phát triển khu, cụm
công nghiệp và làng nghề tỉnh Vónh Long giai đoạn 2006-2010.
Nguồn: Sở TN&MT của các tỉnh, 8/2008

59


Chương 4

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

gian làng nghề với mục đích tập trung
các hộ sản xuất trong một quần thể với
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, có

các hệ thống xử lý chất thải tập trung,
nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi
trường của các cơ sở sản xuất trong làng
nghề. Một số làng nghề đã từng bước
ứng dụng sản xuất sạch hơn và các các
công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Nhiều công nghệ
mới đã được áp dụng thành công, điển
hình là việc chuyển công nghệ đốt nung
các sản phẩm gốm sứ từ than sang khí
gas hoặc khí hoá lỏng LPG ở các làng
nghề gốm sứ; áp dụng công nghệ phân
huỷ yếm khí kết hợp thu hồi biogas tạo
khí đốt và phân bón chất lượng cao tại
các làng nghề chế biến thực phẩm,
nông sản.
Đầu tư về tài chính cho BVMT làng
nghề đã bắt đầu được chú ý. Một số
hướng dẫn hỗ trợ kinh phí, giảm thuế,
ưu đãi tín dụng đã được ban hành. Quỹ
BVMT Việt Nam đã bắt đầu cho vay với
lãi suất ưu đãi đối với một số dự án về
xử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và
triển khai các công nghệ thân thiện môi
trường. Nhà nước cũng đã có chủ trương
triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hóa
bảo vệ môi trường làng nghề, huy động
sự tham gia tích cực của chính bản thân
người dân, người sản xuất. Nhiều hương
ước đã ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ

chức tự nguyện hoạt động BVMT với sự
đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất
đã hoạt động hiệu quả.
Mặc dù đã đạt được những kết quả
nhất định, nhưng quản lý môi trường
làng nghề vẫn đang còn có nhiều tồn
tại, bất cập chưa được giải quyết ở các
mức độ và cấp độ quản lý khác nhau.
Đây chính là một trong những nguyên
nhân quan trọng khiến cho môi trường

60

tại nhiều làng nghề trong thời gian chưa
được cải thiện, có nhiều nơi xuống cấp
nghiêm trọng. Sau đây là một số những
yếu kém của hệ thống quản lý môi
trường cần được chú ý giải quyết.
4.1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BVMT
LÀNG NGHỀ CÒN THIẾU VÀ CHƯA CỤ THỂ
Luật BVMT năm 2005 là văn bản quy
phạm pháp luật cao nhất trong lónh vực
môi trường, trong đó có một điều riêng
(Điều 38) về BVMT làng nghề và các
điều khoản khác liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, để triển khai
thực hiện Luật, cần có các văn bản quy
định cụ thể. Cho đến thời điểm hiện
nay, chưa có một văn bản nào hướng
dẫn thực hiện các nội dung về BVMT

làng nghề của Luật BVMT.
Mặc dù một số nội dung BVMT làng
nghề cũng được đề cập đến trong một số
văn bản khác như Nghị định
66/2006/NĐ-CP (Nghị định về phát triển
ngành nghề nông thôn) nhưng cũng chưa
có các quy định cụ thể về việc các làng
nghề (được pháp lý hoá) phải có hệ
thống thu gom và xử lý nước thải tập
trung, phải có các biện pháp giảm thiểu
phát sinh khí thải,...
Làng nghề rất đa dạng về loại hình
sản xuất và qui mô phát triển và có
những đặc thù riêng không giống với các
ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Tuy
nhiên, cho đến nay, hoàn toàn chưa có
văn bản quy phạm pháp luật quy định
riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề
theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình
sản xuất làng nghề. Các văn bản hướng
dẫn hiện hành đều quy định chung cho
tất cả các loại hình sản xuất kinh
doanh, do đó để áp dụng được đối với
làng nghề nhiều khi không phù hợp


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

hoặc khó áp dụng. Ví dụ: theo Nghị định
80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật BVMT và Nghị định
21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP, mọi
đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ
đều phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc cam kết BVMT (đối với
các dự án đầu tư cơ sở mới) hoặc phải
lập đề án BVMT (đối với các cơ sở đang
hoạt động). Tuy nhiên cho đến nay, hầu
như các hộ sản xuất trong các làng nghề
vì nhiều lý do khác nhau mà không có
báo cáo tác động môi trường hay đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Thực tế
cho thấy, nội dung này rất khó có thể áp
dụng được đối với đặc thù làng nghề, do
đó cần thiết phải nghiên cứu, ban hành
một hình thức cam kết BVMT với một
nội dung đơn giản, gọn nhẹ quy định
riêng. Tương tự như vậy đối với Nghị
định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lónh vực BVMT. Trên
thực tế không có hộ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ nào trong làng nghề hiện
nay sản xuất mà không gây ô nhiễm môi
trường tuy mức độ có khác nhau. Như
vậy, nếu áp dụng đúng theo quy định
của Nghị định thì các hộ sản xuất này
đều thuộc đối tượng bị xử phạt, xử lý

dòng thải đạt quy chuẩn hoặc phải đóng
cửa cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, trong tình
hình hiện nay do đặc thù của làng nghề
với các mối quan hệ xã hội phức tạp,
tình làng nghóa xóm,… các cấp quản lý,
cơ quan chức năng rất khó có thể tiến
hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính cũng như các thủ tục cưỡng chế
đối với đối tượng là cộng đồng dân cư
trong làng nghề.
Khi tiến hành kiểm tra, các quy
chuẩn thải về khí và nước luôn luôn

Chương 4

được xem xét và so sánh. Hiện nay, đối
với các làng nghề, các quy chuẩn chung
này cũng được các cơ quan quản lý áp
dụng. Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho
rằng nếu áp dụng các quy chuẩn đó cho
làng nghề trong giai đoạn này thì quá
cao vì các cơ sở sản xuất trong làng
nghề hiện đều ở qui mô nhỏ hộ gia đình
nên chưa có điều kiện và kinh phí để
lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý môi
trường đạt quy chuẩn hiện hành.
4.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VỀ BVMT LÀNG NGHỀ
CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ (BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA
PHƯƠNG) CHƯA RÕ RÀNG
Mặc dù đã có phân công trách

nhiệm cho các bộ nhưng vẫn còn sự
chồng chéo và không rõ ràng về vai trò
và trách nhiệm trong việc BVMT làng
nghề giữ a cá c bộ / ngà n h và giữ a
bộ/ngành với địa phương. Bên cạnh đó,
việc phối hợp liên ngành vẫn còn
nhiều hạn chế. Về chức năng quản lý
nhà nước về phát triển làng nghề hiện
nay có 2 bộ được Chính phủ phân
công, đó là Bộ NN&PTNT (Cục Chế
biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản
và Nghề muối) có trách nhiệm xây
dựng qui hoạch tổng thể phát triển
ngành nghề nông thôn toàn quốc đến
2020; Bộ Cô n g thương (Cụ c Cô n g
nghiệp địa phương) quản lý các cụm,
điểm công nghiệp ở cấp huyện và các
doanh nghiệ p cô n g nghiệ p ở địa
phương. Về quản lý môi trường tổng
thể, Bộ TN&MT (Tổng cục Môi trường)
là bộ được giao xây dựng và ban hành
các chính sách liên quan đến bảo vệ
môi trường cả nước, trong đó có làng
nghề. Tuy nhiên có thể thấy sự phối
hợp của các cơ quan này chưa tốt. Có
rất nhiều chồng chéo về chức năng
quản lý phát triển làng nghề giữa Bộ

61



Chương 4

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

NN&PTNT và Bộ Công thương dẫn đến
việc thiếu các hướng dẫn, định hướng
và hỗ trợ cụ thể trong sản xuất, thương
mại các làng nghề theo hướng bền
vững, vừa phát triển sản xuất vừa bảo
vệ môi trường.
Khung 4.3. Phâ n cô n g trá c h nhiệ m củ a Bộ
NN&PTNT, Bộ Cô n g thương và Bộ TN&MT trong
phá t triể n là n g nghề
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định:
Bộ NN&PTNT xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển ngành nghề nông thôn toàn
quốc từ nay đến 2020;
Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày
27/12/2007 quy định: Bộ Công thương
”quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở
cấp huyện và các doanh nghiệp công
nghiệp ở địa phương”;
Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 quy định nhiệm vụ của Tổng
cục Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) về
kiểm soát ô nhiễm “kiểm soát chất lượng
môi trường tại các đô thị, nông thôn, miền
núi, lưu vực sông và vùng ven biển, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp,
làng nghề;... theo quy định của pháp luật”.

Ở cấp địa phương, vai trò của các cấp
chính quyền sở tại trong quản lý môi
trường làng nghề còn mờ nhạt. Theo quy
định của pháp luật, đối với vấn đề môi
trường tại các làng nghề, trách nhiệm
chủ yếu thuộc về UBND các cấp. Tuy
nhiên, hầu hết tất cả các văn bản mới
dừng lại ở mức độ quy định trách nhiệm
cho UBND cấp tỉnh. Như vậy, để pháp
luật thực sự có hiệu lực, phải có văn
bản quy định trách nhiệm cho UBND
từng cấp, thậm chí quy định đến trách
nhiệm đến cấp làng, xã, thôn, bản.

62

Sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý
môi trường các cấp còn nhiều hạn chế.
Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp
trung ương, tỉnh, huyện, xã, thôn để phổ
biến thông suốt các luật, văn bản, chính
sách của nhà nước từ cấp trung ương tới
địa phương và để phối hợp thực thi nhiệm
vụ quản lý môi trường làng nghề được
thuận lợi. Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ
từ cấp trung ương tới cơ sở nên tuy đã có
nhiều chính sách, văn bản được ban hành

ở các cấp, những văn bản này chưa hoặc
không thể thực hiện ở các làng nghề (ví
dụ như vấn đề thu phí BVMT đối với nước
thải, chất thải rắn hay việc xử phạt các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề).
Lý do là nhiều văn bản đã không tính đến
các đặc thù của cấp cơ sở; cấp cơ sở
không có sự phản hồi kịp thời về những
khó khăn, vướng mắc tại địa phương để
có được những bổ sung, sửa chữa các
chính sách, quy định cho sát với thực tế.
Mặt khác, thiếu sự liên kết giữa các cấp
để mở các lớp tập huấn nâng cao kiến
thức về môi trường cho các cán bộ quản
lý môi trường cấp cơ sở, mặc dù năng lực
của các cán bộ địa phương về quản lý môi
trường hiện rất yếu. Thiếu sự phối hợp
giữa các cấp và giữa các bộ phận quản lý
môi trường các bộ, ngành trong việc chia
sẻ thông tin, phổ biến các kết quả nghiên
cứu để trao đổi rút kinh nghiệm và tránh
đầu tư trùng lặp.

Nơi phát sinh tiếng ồn
Nguồn: Tổng cục Môi trường


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

4.3. CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁC KHU/CỤM CÔNG

NGHIỆP TẬP TRUNG CHO LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU
VẤN ĐỀ TỒN TẠI
Để hạn chế ô nhiễm môi trường,
nhiều tỉnh, thành phố đã có chủ trương
xây dựng cụm công nghiệp làng nghề
hoặc khu sản xuất tập trung. Tuy nhiên,
cho đến nay không nhiều cụm công
nghiệp làng nghề được thành lập. Mặt
khác, do chính quyền cấp huyện, xã làm
chủ đầu tư, nên trong quá trình triển
khai các cơ sở đó thường gặp nhiều khó
khăn về quy hoạch và chiến lược phát
triển, cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở
việc cấp điện, hệ thống đường giao
thông nội bộ đơn giản, một số ít khu có
hệ thống cấp thoát nước, tổ thu gom,
vận chuyển chất thải rắn đến bãi rác
của xã, thôn, hầu hết không có quy định
về BVMT, không có hệ thống xử lý nước
thải tập trung.
Tại một số khu quy hoạch sản xuất
tập trung, các hộ sản xuất không chỉ di
chuyển bộ phận sản xuất mà lại di
chuyển cả gia đình. Có thể lấy ví dụ như
khu công nghiệp Đồng Kỵ - Bắc Ninh đã
xuất hiện cả một khu phố mới với những
nhà 3, 4 tầng đồ sộ trong đó có cả nơi ở,
nơi sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm.
Do vậy, các khu công nghiệp này hiện
giống với khu giãn dân và là hình thức

mở rộng ô nhiễm.
Bên cạnh đó, Ban quản lý chủ yếu
cấp đất cho cơ sở sản xuất còn cơ sở
phải tự chịu trách nhiệm di dời và xây
dựng hạ tầng nhà xưởng, kể cả hệ thống
cấp điện nước. Các cơ sở sản xuất nhỏ
vì vậy gặp rất nhiều khó khăn về tài
chính và vì không có qui định cưỡng chế
nên họ vẫn tiếp tục sản xuất ở cơ sở cũ
mà không vào khu tập trung.
Những ví dụ về các khu/cụm công
nghiệp giấy Phong khê, cơ khí Đa Hội -

Chương 4

Bắc Ninh, An Khánh - Hà Tây trước đây,
các khu/cụm công nghiệp làng nghề ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ,… đã cho thấy những tồn tại lớn trong
phát triển và bảo vệ môi trường của các
khu/cụm công nghiệp làng nghề hiện nay.
4.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BVMT
LÀNG NGHỀ CÒN YẾU VÀ CHƯA PHÁT HUY HIỆU QUẢ
4.4.1. Hiệu lực thực thi pháp luật còn yếu kém
Còn chậm trong việc quán triệt và
triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật về BVMT làng nghề tại các cấp
Mặc dù đã có một số chính sách được
ban hành, chính quyền một số địa
phương các cấp vẫn chưa thực sự tập

trung vào lónh vực BVMT để có thể đề
ra những chính sách phù hợp cho sự
phát triển lâu dài, trong đó có các vấn
đề như quy hoạch khu sản xuất, vùng
nguyên liệu, cơ sở hạ tầng,… Bên cạnh
đó, nhiều cấp chính quyền còn lúng
túng trong việc một mặt muốn phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống, mặt khác
lại chịu áp lực của cộng đồng dân cư địa
phương về những ảnh hưởng, tác động
đến đời sống, sức khoẻ từ ô nhiễm môi
trường làng nghề.
Khung 4.4. Tình hình triển khai một số văn bản quy
phạm pháp luật về làng nghề
- UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã ban
hành “Một số văn bản pháp quy về BVMT”
từ tháng 10/2002 nhưng phải 2 năm sau
nhiều xã mới biết tới tài liệu này, còn cấp
thôn hầu như không biết.
- UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy chế
BVMT từ tháng 7/2000, nhưng tới năm 2002
nhiều xã, thôn trong tỉnh vẫn chưa được
quán triệt và triển khai.
Nguồn: Đề tài KC 08.09, 2005

63


Chương 4


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Tại nhiều làng nghề, cộng đồng dân cư
cũng như nhiều chủ cơ sở sản xuất chưa
nắm được Luật BVMT cũng như các qui
định pháp lý về BVMT của tỉnh, huyện,
xã, không hiểu được quyền và trách
nhiệm của mình trong công tác BVMT.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi
hành pháp luật về BVMT tại các làng
nghề chưa được thường xuyên và triệt
để, xử phạt hành chính các hành vi gây
ô nhiễm môi trường tại làng nghề còn
chưa nghiêm
Mấy năm qua, Bộ TN&MT đã kết hợp
với Sở TN&MT một số tỉnh đã tiến hành
thanh tra, kiểm tra công tác BVMT tại
một số làng nghề, đặc biệt tại các làng
nghề ven 3 lưu vực sông chính là Cầu,
Nhuệ-Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, các đợt thanh tra, kiểm tra
này mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc
nhở, chưa áp dụng được các biện pháp
xử phạt vi phạm hành chính. Hầu hết
các cấp chính quyền địa phương chưa
chú ý đến công tác này mà chủ yếu dựa
vào các đoàn thanh tra của Trung ương
do đó không nắm được kịp thời tình
hình thực tế, không đề ra được những
biện pháp cụ thể đặc thù với địa phương

mình.
Trong những năm gần đây nhiều dự
án cấp nhà nước, cấp tỉnh về làng nghề
đã được thực hiện, nhờ đó có thêm một
loạt làng nghề được quan trắc các thành
phần môi trường. Các kết quả này đã
giúp cho việc đánh giá khách quan hiện
trạng môi trường tại các làng nghề, bổ
sung các số liệu cho công tác quản lý,
BVMT làng nghề. Tuy nhiên, quan trắc
môi trường làng nghề của các đề tài, dự
án thường chỉ tiến hành một lần trong
giai đoạn nghiên cứu, mà không có điều
kiện triển khai tiếp sau khi đề tài, dự án
kết thúc.

64

4.4.2. Các công cụ kinh tế chưa được triển khai
Tại nhiều nước, các công cụ kinh tế
như phí BVMT đối với nước thải, khí
thải, chất thải rắn là công cụ kinh tế
quan trọng trên nguyên tắc “người gây ô
nhiễm phải trả tiền” đã góp phần làm
thay đổi ý thức và hành vi của các chủ
cơ sở sản xuất tại các làng nghề để giảm
thiểu chất thải của mình.
Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày
13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT
đối với nước thải đã bắt đầu được triển

khai thực hiện hiệu quả đối với các cơ
sở công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành
phố. Tuy nhiên, việc thu phí BVMT đối
với nước thải hầu như chưa triển khai
được đối với làng nghề. Nguyên nhân là
đối với làng nghề, sinh hoạt và sản xuất,
chăn nuôi là các hoạt động đan xen lẫn
nhau trong cùng một đối tượng, do đó rất
khó tách bạch nước thải sản xuất để
tính toán mức phí cần đóng. Chưa kể
đến đời sống người dân còn nghèo,
nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt chủ
yếu là nước giếng và giếng khoan, nên
việc thu phí khó có thể thực hiện được.
Tiếp theo phí BVMT đối với nước
thải, ngày 29/11/2007, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP
về phí BVMT đối với chất thải rắn. Qua
một năm thực hiện, tình hình thực hiện
đối với làng nghề cũng không có gì khác
so với nước thải. Cho đến nay, vẫn chưa
thu được khoản phí BVMT nào liên quan
đến chất thải rắn tại các làng nghề.
4.4.3. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề
chưa được chú trọng
Mặc dù đã có một số biện pháp nâng
cao nhận thức cho cộng đồng thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng
như đài phát thanh, đài truyền hình,



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

báo đài trung ương và địa phương, tuy
nhiên có thể thấy công tác này chưa
được chú ý thường xuyên, kịp thời. Vẫn
còn nhiều chiến dịch tuyên truyền, hoạt
động theo phong trào mà chưa đi vào bề
sâu thực chất.
Công tác tuyên truyền và giáo dục về
môi trường chưa được thực sự chú trọng
tại các làng nghề, các hình thức tuyên
truyền thiếu tính sáng tạo về hình thức,
chưa phong phú về nội dung, chưa kết
hợp chặt chẽ với các đoàn thể khác như
trường học, tổ chức xã hội, nghề nghiệp,
tổ chức tôn giáo... Ngoài ra, công tác
tuyên truyền còn hạn chế về không gian,
chủ yếu tập trung ở các đô thị hay huyện
đồng bằng. Nội dung thông tin và cách
phổ biến cũng còn nhiều vấn đề không
hợp lý, chưa phù hợp với đặc thù làng
nghề. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa
các bộ, ngành và giữa 3 cấp tỉnh, huyện,
xã để thường xuyên mở lớp tập huấn
nghiệp vụ cũng như phổ biến các văn
bản, chính sách, giúp cho cán bộ quản lý
nắm chắc luật, chính sách của nhà nước.
Chưa khuyến khích và hướng dẫn cụ

thể việc thực hiện và phát triển Hương
ước, Quy ước, hay Quy chế về xây dựng
làng văn hoá trong thôn xóm. Quy ước
Làng văn hoá Thanh Lương, xã Bích
Hoà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
(trước đây) đã được UBND xã Bích Hoà
ban hành tháng 12 năm 2001, nhưng
những điều về BVMT, cảnh quan làng
xóm trong Quy ước cho đến nay vẫn
chưa thực hiện được.
4.5. NHÂN LỰC, TÀI CHÍNH VÀ CÔNG NGHỆ CHO
BVMT LÀNG NGHỀ KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
Lực lượng cán bộ làm công tác môi
trường các cấp còn quá mỏng về số
lượng và hạn chế về trình độ

Chương 4

Nhân lực quản lý môi trường từ Trung
ương tới cấp tỉnh, huyện, xã, thôn hiện
nay chưa đủ về số lượng, thiếu người
chuyên trách về môi trường làng nghề và
không được đào tạo một cách bài bản.
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng
95% cán bộ quản lý môi trường từ cấp
huyện trở xuống đều không có chuyên
môn về môi trường. Thêm vào đó, số cán
bộ này không được thường xuyên tập
huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Do
đó, gây nhiều khó khăn trong việc triển

khai các chủ trương chính sách BVMT tại
địa phương, đã có nhiều trường hợp hiểu
sai, giải quyết sai so với qui định của
pháp luật hoặc không nhất quán trong
cách hướng dẫn giải quyết. Trên thực tế,
tại hầu hết các xã, cán bộ làm công tác
môi trường là cán bộ địa chính kiêm
nhiệm, do đó họ cũng không có chuyên
môn và không toàn tâm toàn ý để thực
hiện trách nhiệm của mình một cách đầy
đủ. Tại cấp thôn trách nhiệm bảo vệ môi
trường đều được giao cho trưởng thôn, do
đó cũng gây nhiều bất cập trong nhận
thức và thực hiện công việc của mình.
Đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề
chưa tương xứng
Cho đến nay, rất ít kinh phí từ Trung
ương hoặc địa phương dành cho công tác
BVMT làng nghề. Từ năm 2002 cho tới
nay tổng đầu tư cho làng nghề vào khoảng
550 tỷ đồng, chủ yếu cho đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng các làng nghề, cụm cơ sở
ngành nghề nông thôn. Qua các số liệu
cho thấy, có rất ít từ nguồn kinh phí này
được dành cho các công trình xử lý ô
nhiễm, hoạt động bảo vệ môi trường.
Do phí bảo vệ môi trường (như phí
BVMT đối với nước thải và chất thải
rắn) chưa áp dụng được cho làng nghề
và chưa có quy định bắt buộc các hộ

sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng,

65


Chương 4

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Dây chuyền, công nghệ sản xuất lạc hậu
Nguồn: Tổng cục Môi trường

thiệt hại về môi trường phải đóng góp
tài chính để khắc phục hoặc chịu xử
phạt hành chính, do đó kinh phí cho
hoạt động BVMT do chính quyền xã tự
trang trải lấy từ nguồn được phép chi
10% nguồn thu thuế của các hộ sản
xuất. Vì vậy, các làng nghề đều không
đủ kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý
nước thải, xử lý khí thải, chất thải rắn
để giảm ô nhiễm môi trường, áp dụng
công nghệ sạch hơn. Chỉ có một số cơ sở
tham gia và các đề tài, dự án là được hỗ
trợ cho những hoạt động này.
Tại một số làng nghề đã phát triển
dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn.
Kinh phí chi trả cho dịch vụ này được
thu trực tiếp từ các hộ sản xuất và hộ
dân cư với mức thu trung bình tương ứng

là 10.000 đồng/hộ/tháng và 3.000 - 5.000
đồng/hộ/tháng. Thực tế lượng thu này
chưa đủ để chi công cho tổ dịch vụ và
trang bị các dụng cụ thu gom nên đã có
nhiều kiến nghị tăng mức phí này lên và
tính theo lượng chất thải rắn thải ra để
dịch vụ này được tốt hơn và cũng là yếu
tố để các hộ phải giảm lượng thải của
mình.
Việc ứng dụng công nghệ môi trường
tại các làng nghề còn chưa được chú
trọng đúng mức

66

Việc áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn còn rất hạn chế, như mới chỉ
ở một số cơ sở sản xuất gốm sứ sử dụng
lò nung bằng khí gas thay lò nung bằng
than và ở một số cơ sở chế biến nông
sản kết hợp với chăn nuôi xây hầm biogas. Còn các loại hình sản xuất khác thì
hầu như chưa áp dụng. Một trong những
nguyên nhân là do thiếu các hỗ trợ từ
các cơ quan chức năng các cấp từ việc
ban hành các chính sách, qui định cho
đến việc cung cấp thông tin về công
nghệ, thông tin vay vốn...
Có một số dự án để triển khai áp
dụng công nghệ thân thiện môi trường
tại làng nghề nhưng hầu hết thiếu tính

bền vững, không nhân rộng được mô
hình. Cũng có nhiều lý do cả từ phía các
cấp chính quyền và bản thân các cơ sở
sản xuất, xong việc phải đảm bảo tính
bền vững của kết quả các dự án là một
việc làm nên được ưu tiên.
4.6. CHƯA HUY ĐỘNG ĐƯC ĐẦY ĐỦ CÁC NGUỒN
LỰC XÃ HỘI TRONG BVMT LÀNG NGHỀ
Tiềm năng của cộng đồng trong BVMT
vẫn chưa được phát huy đầy đủ
Sự tham gia của cộng đồng vào các
quá trình đóng góp ý kiến ra quyết
định, hoạch định chính sách và các
hoạt động quản lý môi trường làng
nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến
nay, sự tham gia của cộng đồng địa
phương chỉ ở mức bày tỏ sự phản
kháng khi bị ảnh hưởng do ô nhiễm
môi trường, hoặc khi các công trình vệ
sinh công cộng như bãi chôn lấp dự
kiến được xây dựng gần chỗ ở.
Chưa phát huy được sức mạnh cộng
đồng trong việc đấu tranh với các chủ cơ
sở sản xuất thực hiện các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyên
nhân là do người dân trong cộng đồng


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP


cũng chưa thực sự nắm được luật và
chính sách của nhà nước về BVMT, mặt
khác do tình làng nghóa xóm, nên cộng
đồng đã không có được những giải pháp
kiên quyết.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc
biệt là các hộ sản xuất tại chính làng
nghề đối với việc tuân thủ pháp luật về
BVMT còn chưa cao
Các cơ sở sản xuất tại làng nghề
thường quan niệm phát triển kinh tế,
tăng thu nhập là chính và không quan
tâm tới môi trường. Mặt khác do đặc thù
làng nghề, các chủ doanh nghiệp trình
độ văn hoá hạn chế (khoảng 83,5% lao
động nông thôn không qua đào tạo, 85%
mới học hết cấp 2), do đó ảnh hưởng
không nhỏ tới khả năng quản lý hay tổ
chức sản xuất của từng hộ gia đình. Các
chủ hộ ít quan tâm tới bố trí mặt bằng
sản xuất sao cho đảm bảo vệ sinh môi
trường mà chỉ bố trí sao cho thuận tiện
cho sản xuất.
Ngoài ra, mặc dù công nghệ sản xuất
thủ công, lạc hậu, tạo ra nhiều chất thải,
nhưng các chủ hộ không có vốn để đổi
mới công nghệ, và cũng không muốn bỏ
kinh phí ra để thực hiện các giải pháp
giảm thiểu. Các chủ cơ sở chưa quan
tâm đến quyền lợi bảo vệ sức khoẻ cho

người lao động, nhiều cơ sở còn không

Chương 4

trang bị những thiết bị bảo hộ lao động
cho công nhân như: khẩu trang, găng
tay, quần áo bảo hộ,…
Trình độ dân trí và tính cộng đồng
của làng nghề ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác BVMT
Mấy năm gần đây, công tác nâng cao
nhận thức BVMT đã đạt được rất nhiều
kết quả, tuy nhiên nhận thức về vấn đề
môi trường của người dân vẫn còn hạn
chế, một phần do tính bảo thủ cố hữu
của người nông dân, một phần do quan
niệm không đúng về sự phát triển kinh
tế, mục đích đạt được cuối cùng là kinh
tế mà không chú trọng đến công tác
BVMT. Người dân chưa thực sự hiểu và
nắm bắt được chính xác về luật và
những chính sách của nhà nước.
Tính cộng đồng ở làng nghề có ảnh
hưởng rất lớn tới việc quản lý môi
trường cũng như việc thực hiện nghóa vụ
và trách nhiệm của người dân đối với
môi trường. Những nơi người dân có tính
cộng đồng cao thì việc phối hợp và liên
kết giữa các hộ sản xuất cũng thuận lợi
hơn nhưng đôi khi cũng rất khó khăn

trong việc phá bỏ những quan niệm lạc
hậu. Ngược lại, ở những nơi có tính cộng
đồng thấp thì việc quản lý còn khó khăn
hơn nhiều.

67


Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Nguồn: Tư liệu



×