Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.54 KB, 26 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:
Mã phách:

Triết học Mác - Lê nin
…………………………

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời
sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thơng thì dường như khơng đáp ứng kịp u cầu
của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thơng hiện nay đã đến mức báo động đỏ và
được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đơng Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang
là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an tồn giao
thơng? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người. Giao thông
ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông
khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những
thơng tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng


ngày, hằng tháng, hằng năm. Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta
lại rơi vào một thảm họa khơng kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông
cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không
chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại
to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội.
Bên cạnh đó, tình trạng mất an tồn giao thơng nghiêm trọng đã ảnh hưởng
khơng tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó
khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi vào nước ta. Rõ ràng, mất an
tồn giao thơng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù
trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp khắc phục để giảm
thiểu vấn đề tai nạn giao thông, tuy nhiên vấn đề này vẫn đang là vấn đề lo lắng và
đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề tai nạn giao thơng có ý
nghĩa quan trọng và cần thiết đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chính vì thế, với những kiến thức được tiếp thu từ học phần “Triết học Mác - Lê
nin”, cụ thể là cặp phạm trù “ Nguyên nhân - Kết quả”, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn
giao thông ở Việt Nam hiện nay” để làm bài tập lớn.

3


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả trong giải quyết
vấn đề tai nạn giao thông.
* Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề tai nạn giao thông
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề tai nạn giai thông hiện nay ở nước ta
- Hậu quả của tai nạn giao thông để lại
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tai nạn giao thông

* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề tai
nạn giao thơng
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề tai nạn giao thông, đánh giá và xác định nguyên
nhân và đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề tai nạn giao thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp duy vật biện chứng
Ngồi ra bài tập lớn cịn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp
logic, phương pháp luận,…
5. Kết cấu của bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, kết luận, bài tập lớn gồm các nội dung chính:
1. Khái quát về triết học và cặp phạm trù nguyên nhân kết quả của phép biện
chứng duy vật
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai
nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay

4


PHẦN NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC VÀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
NHÂN KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Khái quát về triết học
1.1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của Triết học
1.1.1.1. Khái lược về Triết học
a. Nguồn gốc nhận thức
Nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành và phát

triển tư duy trừu tượng của năng lực khái quát trong nhận thức của con người. Tri
thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới đến một giai đoạn nhất định phải được tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái quát thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật,
luật thuyết…đủ sức phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu
đó của nhận thức.Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng thức của loài người đã hình
thành được một vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã
đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện,
hiện tượng riêng lẻ.
b. Nguồn gốc xã hội
Triết học ra đời khi xã hội loài người đạt đến một trình độ tương đối cao của
sản xuất xã hội, phân cơng lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa, tư
hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, nhà nước ra
đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp tri thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường
hình thành và phát triển, các nhà thơng thái đủ năng lực tư duy để trừu tượng hóa,
khái quát hóa hệ thống hóa tri thức thời đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để
xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết.
=> Tóm lại, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của sự ra đời của triết
học chỉ là sự phân chia có tính chất tương đối để hiểu triết học đã ra đời trong điều
kiện nào và với những tiền đề như thế nào.
1.1.1.2. Vấn đề cơ bản của Triết học

5


a. Khái niệm triết học
Ở cả phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động
tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa
rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đơi tượng thường xun qua thực tế, xuyên
qua hiện tượng quan sát về con người và vũ trụ. Ngày cả khi triết học còn bao gồm
trong đó tất cả mọi thành tựu của nhận thúc, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại

với tính cách là một hình thái ý thức xã hội.
Có nhiều định nghĩa về triết học nhưng các định nghĩa thường bao hàm
những nội dung chủ yếu như sau:
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội
- Khách thể khám phá của triết học là thế giới trong hệ thống chỉnh thể tồn
vẹn vốn có của nó
- Triết học giải thích tất cả mọi sự vật hiện tượng, quá trình và quan hệ của
thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và
quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy.
- Với tính cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác
biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, lơ gic và trừu tượng về thế
giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan
điểm nền tảng về mọi tồn tại.
- Triết học là hạt nhân của thế giới quan.
Triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ thống
các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và về tư duy con người
trong thế giới ấy.
Với sự ra đời của Triết học Mác – Lê Nin, triết học là hệ thống quan điểm lí
luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Nội dung vấn đề cơ bản triết học
Triết học khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết một
vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề ý nghĩa nền tảng và

6


điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại- vấn đề về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức. Bất kỳ trường phái triết học nào cũng không lảng tránh giải quyết
vấn đề này - mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.

Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, trả lời hai câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cài
nào quyết định cái nào ? Nói cách khác, truy tìm ngun nhân cuối cùng của hiện
tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì ngun nhân vật chất
hay ngun nhân tinh thần đóng vai trị là cái quyết định.
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay khơng ?
Nói cách khác, khi khám phá sự vật hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ
nhận thức được sự vật hiện tượng hay không.
Cách trả lời 2 câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của
trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái lớn triết học.
c. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba
hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: Chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Xưa nay, những quan điểm, học phái triết học thực ra rất phong phú và đa
dạng. Nhưng dù đa dạng đến mấy, chúng cũng chỉ thuộc về hai lập trường cơ bản.
Triết học do vậy được chia thành hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học do vậy cũng chủ yếu là lịch sử đấu tranh của hai
trường phái duy vật và duy tâm.
1.1.2. Triết học Mác – Lê nin và vai trò của Triết học Mác – Lê nin trong
đời sống xã hội
1.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lê nin
a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

7


Sự xuất hiện của triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử

triết học. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa
học của nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế-xã hội, mà trực
tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp vơ sản với giai cấp tư sản. Đó cũng
là kết quả của sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của
C.Mác và Ph.Ăngghen.
b. Điều kiện kinh tế xã hội
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp.
Sự xuất hiện của giai cấp vơ sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực
lượng chính trị- xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời
của triết học Mác.
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời
của triết học Mác.
c. Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên
* Nguồn gốc lý luận:
Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của
hai nhà triết học tiêu biểu là Hegel và Feuerbach, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của
triết học Mác.
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc
Adam Smith và David Ricardo không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết
kinh tế mà còn là nhân tố khơng thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển của
triết học Mác.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Simon
và Charles Fourier là một trong ba nguồn lý luận của chủ nghĩa Mác. Đương nhiên
đó là nguồn gốc trực tiếp của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội- chủ nghĩa xã hội
khoa học
* Tiền đề khoa học tự nhiên:

8



Trong những năm đầu thế kỉ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh nhiều
phát minh quan trọng. Những phát minh của khoa học tự nhiên đã làm bộc lộ tính
hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức về thế
giới.
Khoa học tự nhiên không thể không tiếp tục “từ bỏ tư duy siêu hình mà quay
trở lại với tư duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác”. Mặt khác, những phát
minh của mình đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng
vượt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại. tính thống nhất vật chất và thế
giới.
* Nhân tố chủ quan
Thiên tài và hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi các C. Mác và Ăng
ghen, lập trường giai cấp công nhân và tình cảm đặc biệt của hai ơng đối với nhân
dân lao động, hịa quyện với tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng đã kết tinh thành
nhân tố chủ quan cho sự ra đời của triết học Mác.
1.2.1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết
học Mác
Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm
và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản(1841-1844).
Thời kỳ đề xuất những nguyên lý của triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử
Thời kỳ C. Mác và Ph. Ăng ghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết
học(1848-1895)
1.2.1.3. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và
Ph. Ăng ghen thực hiện
C. Mác và Ăng ghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ
nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm,
sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng.


9


C. Mác và Ăng ghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng
vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - nội dung chủ
yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học.
C. Mác và Ph.Ăng ghen đã bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng
tạo ra mốt triết học chân chính khoa học – triết học duy vật biện chứng.
1.2.1.4. Đối tượng, chức năng nghiên cứu của triết học Mác – Lê nin và vai
trò của triết học Mác – Lê nin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam.
* Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lê nin: Là giải quyết mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
* Chức năng của triết học Mác – Lê nin: Chức năng thế giới quan, chức năng
phương pháp luận
* Vai trò của triết học Mác – Lê nin trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay:
- Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người
trong nhận thức và thực tiễn
- Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng để phân
tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ phát triển mạnh mẽ.
- Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.2. Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả.
1.2.1. Khái niệm và mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả
Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của các yếu
tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là khâu quyết định dẫn đến việc phát

hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của mối liên hệ phổ biển.

10


Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biên đối nhất định nào đó. Cịn kết
quả là phạm trù chỉ những biển đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra .
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục được hạn
chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định,
nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân
cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của tồn bộ thế giới vật chất năm ngồi nó,
trong lực lượng phi vật chất nào đó.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán quan
niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả, Ph. Ăng
ghen nhấn mạnh “Hoạt động của con người là hon đá thử vàng của tính nhân quả”.
Trên thực tế, con người khơng chỉ quan sát thấy hiện tượng này sau hiện tượng kia,
mà cịn có thể tự mình gây ra hiện tượng, q trình nhất định trong thực nghiệm
khoa học, giống như hiện tượng, quá trình ấy xảy ra trong tự nhiên. Từ quan niệm
cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều được gây nên
bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những nguyên nhân chưa được
nhận thức, phép biện chứng duy vật rút ra nguyên tắc quyết định luận hết sức quan
trọng của nhận thức khoa học. Từ quan niệm kết quả do nguyên nhân sinh ra còn
phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho
rằng, một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một
kết quả nhất định, vậy, nếu các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết
quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc,
tĩnh tại. Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ

và chuyển hóa cho nhau. Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên
nhân ở thời điểm này, trong mối quan hệ khác lại là kết quả; nguyên nhân “cháy hết
mình” trong kết quả và kết quả “tắt đi” trong nguyên nhân; nguyên nhân cháy hết
mình sinh ra kết quả, kết quả tắt đi sinh ra nguyên nhân( Hê ghen). Nhưng nếu bất

11


cứ sự việc, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó thì cũng khơng có nghĩa là
mỗi sự vật hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh ra . Trên thực tế, một kết quả có
thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, do vậy sự phân loại nguyên nhân thành nguyên
nhân chủ yêu, nguyên nhân thứ yêu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài... đối với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc.
1.2.2. Ý nghĩa phương pháp luận.
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và
do ngun nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra ngun nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào
đó khơng cần thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ
đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối
quan hệ nào đó, vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn
nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả, quan hệ mà nó giữ vai trị là ngun
nhân, sản sinh ra những kết cũng như trong quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiêu nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về ngun nhân
nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần

phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứ
khơng nên rập khn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một
sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào
nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

12


2. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Khái quát vấn đề tai nạn giao thông hiện nay
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thơng
hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam,
tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Thống kê dưới đây nói lên những con số “giật
mình” về tình hình an tồn giao thông tại Việt Nam.
Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản
và tính mạng. Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, tai nạn giao thông 12
tháng của năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/12/2020), tồn quốc xảy ra
14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người.
“So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.111 vụ (giảm 17,6%),
số người chết giảm 924 người (giảm 12,1%), số người bị thương giảm 2.820 người
(giảm 20,7%)”, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
cho hay.
Trong đó, đường bộ xảy ra 8.177 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.575
người, bị thương 4.354 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 844 vụ, giảm 883
người chết, giảm 700 người bị thương. Đường sắt xảy ra 91 vụ, làm chết 71 người,
bị thương 23 người; đường thuỷ xảy ra 62 vụ, làm chết 44 người, làm bị thương 7
người; hàng hải xảy ra 14 vụ, làm chết 10 người, khơng có người bị thương.

Tính riêng trong tháng 12/2020 (từ ngày 15/11/2020 đến 14/12/2020), cả
nước xảy ra 1.525 vụ, làm chết 652 người và làm bị thương 1.152 người. So với
tháng cùng kỳ năm 2019, tai nạn giao thông giảm 237 vụ, giảm 4 người chết, giảm
330 người bị thương

13


Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn quốc xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn giao
thông, làm hơn 3.000 người chết. Trong 6 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi ngày
xảy ra 33 vụ tai nạn, 17 người chết và 24 người bị thương, bị thương nhẹ.
Qua những số liệu trên có thể thấy rằng, vấn đề tai nạn giao thơng là vấn đề
nóng cần có những giải pháp cụ thể khắc phục để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vấn đề tai nạn giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vận dụng cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân người tham gia giao
thơng
2.2.1.1. Xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông
Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức của người tham gia
giao thông như chạy quá tốc độ, tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng
không quan sát, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạng
say bia rượu và sử dụng các chất kích thích, dàn hàng ngang, đi hàng hai hàng ba,
khơng đội nón bảo hiểm, khơng đi đúng phần đường của mình, khơng tn thủ luật
giao thơng,..
2.2.1.2. Do người tham gia giao thông chưa đủ điều kiện tham gia giao
thơng
Có rất nhiều vụ tai nạn giao thơng xảy ra ở đối tượng là thanh, thiếu niên, đối
tượng là trẻ em, vị thành niên,… chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham

gia giao thông nhưng vẫn điều khiển các phương tiện giao thơng, điều đó dẫn đến
mất an tồn và dẫn đến tai nạn giao thơng
2.2.1.3. Ngun nhân từ thiếu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội
Nguyên nhân dẫn từ chưa có sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội
cũng là nguyên nhân dẫn đến ý thức tham gia và chấp hành pháp luật giao thông
chưa cao, đây là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.

14


2.2.1.4. Nguyên nhân do chính bản thân con người muốn xảy ra tai nạn
Tai nạn giao thông đôi khi xuất phát từ chính bản thân người tham gia giao
thơng, họ chủ động muốn xảy ra tai nạn để nhằm các mục đích khác. Ngun nhân
này có thể là kết quả của việc trầm cảm, các bệnh về tâm thần hoặc do ý đồ tự tử,…
Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu
vẫn xuất phát từ phía ý thức của mỗi người tham gia giao thông. Nguyên nhân của
việc thiếu ý thức khi tham gia giao thơng này có thể là kết quả của việc giáo dục
vấn đề giao thông, luật giao thông khơng nghiêm túc, hay cũng có thể là kết quả của
việc không rèn luyện nghiêm túc, không ý thức được vấn đề tai nạn giao thơng,…
Ngồi ra, tai nạn giao thơng cịn xuất phát từ các ngun nhân khách quan
khác.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông
Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thơng
như: đường, cầu...đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra tai nan giao
thông. Những điều kiện của đường như các yếu tố hình học của đường, lưu lượng,
độ bằng phẳng và độ nhám của mặt đường, tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường,
sự bố trí của các biển báo hiệu.
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng cịn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ chính là một trong những nguyên nhân làm xảy ra

nhiều vụ tai nạn giao thông.
Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa.
Các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẩn đến các bất hợp lý, sự cố trên
đường.
Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông. Cũng như
sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng
nói chung.
2.2.2.2. Phương tiện giao thơng

15


Trước hết là sự tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao
thông đường bộ, sự tăng lên nhanh chóng của các phương tiện giao thơng làm cho
đường phố trở nên đơng đúc, điều đó gây ồn ào, tắc nghẽn, ơ nhiễm,…đó là ngun
nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn; đa phần là ô tô, mô tô phân
khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân
làm rối loạn, giảm độ an tồn và tính ổn định của hệ thống giao thơng.
Tiếp đó là bên cạnh những chiếc xe hiện đại, đảm bảo được những quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an tồn là những chiếc xe khơng đảm bảo đó là
những chiếc xe tự tạo, xe cũ tái chế... dẫn đến phương tiện không bảo đảm, đây là
nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.
2.2.2.3. Do thời tiết diễn biến xấu
Những ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai như mưa bão, động đất, sóng thần,
lở đất, lũ,... là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Những ảnh hưởng
của thời tiết tác động trực tiếp đến quá trình điều khiển giao thông dẫn đến tai nạn
giao thông.
2.2.2.4. Quản lý Nhà nước về giao thông
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông khác xuất phát từ hoạt động quản lý

nhà nước về giao thông. Đội ngũ điều hành, quản lý giao thơng có trình độ nghiệp
vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả...
Các cơ chế, chính sách quản lý về giao thơng của Nhà nước cịn chưa đầy đủ,
chưa đồng bộ, thiếu tính răn đe, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao
thơng.
2.2.2.5. Một số ngun nhân khác
Ngồi ra các vụ tai nạn giao thơng cịn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách
quan khác như bị hãm hại, bị tác động từ các yếu tố bên ngoài,…

16


2.3. Hậu quả của tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông luôn là hiểm họa, cướp đi sinh mạng nhiều người, để lại
bao xót xa, hối tiếc cho người thân; nhiều trường hợp may mắn thoát khỏi “lưỡi hái
tử thần” nhưng lại trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Như số liệu đã thống kê ở trên, tai nạn giao thơng trong 6 tháng đầu năm
2021, tồn quốc xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 3.000 người chết.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi ngày xảy ra 33 vụ tai nạn, 17 người
chết và 24 người bị thương, bị thương nhẹ.
Tai nạn giao thông gây tổn thất cả về vật chất cho người bị tai nạn. Hậu quả
sau mỗi vụ tai nạn là thiệt hại về phương tiện giao thông và các vật chất khác. Sau
mỗi vụ tai nạn hầu như phương tiện đều hư hỏng, cùng với đó là các vật chất khác
xung quanh, gây tốn kém về tiền bạc để sửa chữa, bồi thường thiệt hại,… Chi phí
khám chữa, điều trị khi bị tai nạn,…
Gây bất ổn về tinh thần cho chính người tham gia giao thơng, mỗi khi tham
gia giao thơng gặp phải các tình huống tai nạn khiến cho người tham gia giao thông
luôn cảm thấy lo lắng, thậm chí những người yếu về tâm lý cịn khơng thể tiếp tục
tham gia giao thông, đây là mối nguy hại rất dẫn đến tai nạn giao thông tiếp theo.
Gây mất mát, đau thương cho chính bản thân gia đình người gặp tai nạn giao

thông, bất ổn về tâm lý cho gia đình khi mất đi người thân gặp phải tai nạn, đồng
thời cũng có thể đưa gia đình đó vào hồn cảnh khó khăn hơn.
Tai nạn giao thơng cịn để lại những hậu quả về sau như không thể tham gia
hoạt động sản xuất lao động, là gánh nặng cho gia đình, xã hội, kinh tế gia đình suy
giảm, thậm chí dẫn đến nghèo nàn,… Người bị tai nạn có thể bị tàn tật, sống phụ
thuộc, …
Tai nạn giao thơng cịn là gánh nặng cho cả xã hội khi mà hậu quả các vụ tai
nạn giao thông để lại đó là thiệt hại cả về vật chất và tinh thần, nguồn nhân lực giảm
sút, xã hội sẽ mất đi một lực lượng sản xuất do tai nạn giao thông gây ra. Ngoài ra,

17


còn một lực lượng khác do ảnh hưởng của tai nạn giao thơng mà khơng có điều kiện
để tiếp tục học tập, đáp ứng được nguồn nhân lực cho xã hội,…
Ngồi ra, tai nạn giao thơng cịn nhiều hậu để lại nhiều hậu quả khác cho bản
thân, gia đình và xã hội. Hậu quả của tai nạn giao thông là vơ cùng lớn, chính vì thế
cần phải có những giải pháp để khắc phục và giải quyết vấn đề này.
2.4. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề
tai nạn giao thông
Xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thơng như phóng nhanh, vượt
ẩu, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, … dẫn đến tai nạn giao thông. Việc thiếu ý
thức của người dân có thể là kết quả của việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật về an tồn giao thơng chưa đầy đủ, việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông
chưa nghiêm túc,…dẫn đến tai nạn giao thông.
Do người tham gia giao thông chưa đủ điều kiện tham gia giao thông như
người tham gia chưa được cấp giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện sức
khỏe,.. dẫn đến việc không nắm được các quy định khi tham gia giao thơng, điêu đó
dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Nguyên nhân từ thiếu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội có thể dẫn

đến chất lượng giáo dục, tuyên truyền các quy định bảo đảm an tồn giao thơng
chưa cao, người tham gia giao thông không nắm được các quy định của pháp luật về
an tồn giao thơng,…dẫn đến vi phạm và xảy ra các trường hợp tai nạn giao thông.
Nguyên nhân do chính bản thân con người muốn xảy ra tai nạn, trường hợp
này có xảy ra nhưng xuất phát chủ yếu từ tâm lý, tinh thần của người tham gia giao
thông do không ổn định bởi sự tác động của bên ngồi dẫn đến người tham gia giao
thơng khơng làm chủ được hành vi, cố tình gây tai nạn…
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông thấp, chưa phân rõ làn đường, thiếu biển
báo giao thông, đường xá chật hẹp, xuống cấp, đó là kết quả của q trình đầu tư,
lên kế hoạch giao thông kém hiệu quả, kết quả của việc lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường, kết quả của việc các phương tiện giao thông chạy quá trọng tải,…gây ra
những sự xuống cấp về giao thông, đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

18


Phương tiện giao thông không bảo đảm về chất lượng, bị thay đổi thiết kế
ban đầu, hoặc phương tiện đã hết hạn sử dụng, đây có thể là kết quả của điều kiện
kinh tế không cho phép mua các phương tiện bảo đảm hoặc cũng có thể là do kết
quả của việc đua địi, khơng nhận thức được ảnh hưởng của việc thay đổi,… dẫn
đến phương tiện không bảo đảm khi tham gia giao thông, dẫn đến tai nạn giao
thông.
Do thời tiết diễn biến xấu, đây là kết quả của biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi
trường, hiệu ứng nhà kính,…dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa lũ,…đã
ảnh hưởng đến q trình tham gia giao thơng dẫn đến tai nạn giao thông.
Quản lý Nhà nước về giao thông chưa bảo đảm, kết quả của việc đào tạo
năng lực đội ngũ làm công tác quản lý về giao thơng cịn hạn chế, phương pháp làm
việc chưa đầy đủ, hoạt động quản lý cịn nhiều bất cập, điều đó dẫn đến việc quản lý
giao thơng chưa hiệu quả, tính răn đe chưa cao, dẫn đến ý thức người dân chưa tốt,
điều đó làm nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.

2.5. Giải pháp để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông
2.5.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về giao thơng,
an tồn giao thơng cho mọi người dân
Xuất phát từ nguyên nhân ý thức của người dân khi tham gia giao thơng chưa
cao, có nhiều hành động dẫn đến tai nạn giao thơng. Chính vì vậy cần có giải pháp
về tun truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về an tồn giao
thơng cho mọi đối tượng người dân để nâng cao ý thức chấp hành và tuân thủ luật
an tồn giao thơng.
Đối tượng thực hiện hoạt động tun truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về
an tồn giao thơng có thể là mọi người dân bằng các hình thức đa dạng như qua các
bản tin nội bộ, loa phát thanh, qua các kênh truyền thơng, đài tiếng nói, đài truyền
hình, mạng xã hội,… để mọi người dân nắm được các quy định của pháp luật về
chấp hành luật an tồn giao thơng, góp phần nâng cao ý thức cho người dân, giảm
tình trạng tai nạn giao thơng.

19


Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên cần tăng cường các biện pháp giáo
dục về các quy định của pháp luật an tồn giao thơng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường, tổ chức các chương trình tìm hiểu về luật an tồn giao thơng, các chương
trình ngoại khóa phổ biến kiến thức an tồn giao thơng, nâng cao ý thức cho học
sinh, sinh viên, góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thơng.
Nội dung tun truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật cần có trọng
tâm, trọng điểm không lan man, tập trung thẳng vấn đề cần tuyên truyền, giáo dục
như những quy định cấm khi tham gia giao thông, mức xử phạt khi vi phạm, các kỹ
năng tham gia giao thơng an tồn,… để người dân nắm được các nội dung chính
một cách đầy đủ, góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thơng.
2.5.2. Giải pháp về xây dựng, bổ sung và hồn thiện cơ chế, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về Quản lý an tồn giao thơng

Để nâng cao được ý thức của người dân cần xây dựng, bổ sung và hồn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý an tồn giao thơng một cách
đầy đủ và hiệu quả. Các chính sách, pháp luật cần hồn thiện hơn nữa để có tính răn
đe mạnh hơn để Pháp luật thực sự là công cụ quan trọng, quyết liệt trong xử phạt vi
phạm về giao thơng, giảm tình trạng tai nạn giao thông hiện nay.
Việc xây dựng, bổ sung và hồn thiện các cơ chế, chính sách cần đầy đủ,
thống nhất và phù hợp với từng điều kiện cụ thể để có thể nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về an tồn giao thơng, giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thơng.
2.5.3. Đầu tư kinh phí, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bảo
đảm chất lượng, hiệu quả
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tai nạn giao thơng đó là việc xuống cấp của hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thơng, chính vì vậy giải pháp để giảm thiểu tình trạng tai
nạn giao thơng là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả, chất lượng.
Đường giao thông cần đảm bảo chất lượng theo quy định, có hệ thống biển báo giao
thơng phù hợp,…

20


Cần mở rộng các làn đường giao thông, xử lý việc lấn chiếm lịng đường,…
gây ảnh hưởng đến giao thơng, thường xuyên tu sửa hệ thống giao thông cho bảo
đảm chất lượng, góp phần giảm tình trạng tai nạn giao thông.
2.5.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý về giao thơng
Tai nạn giao thơng cịn xuất phát từ ngun nhân do hoạt động quản lý về
giao thơng cịn hạn chế, trước hết là năng lực của đội ngũ quản lý về giao thơng cịn
nhiều hạn chế như chưa đầy đủ về kiến thức, kỹ năng,…
Đội ngũ quản lý giao thông như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thơng,…
cịn nhiều bất cập trong hoạt động về cả năng lực và phẩm chất. Một số cán bộ còn
nhận tiền, thu tiền sai quy định, yếu kém về kỹ năng dẫn đến việc quản lý chưa hiệu
quả, nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thơng. Chính vì thế cần nâng cao năng lực cho

đội ngũ quản lý về giao thông cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để có thể quản lý
một cách có hiệu quả, góp phần giảm tình trạng tai nạn giao thơng.
Kế hoạch nâng cao năng lực cần phải thực hiện thường xuyên, có bài bản, có
kế hoạch cụ thể và nội dung cụ thể, bên cạnh đó có thể qua các lớp tập huấn, các hội
thi,… góp phần hồn thiện và nâng cao năng lực cho đội ngũ này hơn.
2.5.4. Nâng cao các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông cho người
dân
Kiến thức, kỹ năng tham gia giao thơng có vai trị quan trọng trong việc giảm
thiểu tình trạng tai nạn giao thơng. Chính vì thế cần nâng cao các kỹ năng tham gia
giao thông cho mọi người khi tham gia giao thông, đặc biệt là trong các điều kiện
khác nhau như thiên tai, mưa lũ,…để mỗi người có kiến thức, kỹ năng đúng đắn, xử
lý tình huống nhanh chóng.
Bên cạnh đó, có thể mở các lớp hướng dẫn kỹ năng lái xe an tồn trong các
mơi trường khác nhau qua hệ thống truyền hình,…để người dân có thể nắm được
các kỹ năng cần thiết, góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.
2.5.6. Một số giải pháp khác
Tăng cường trật tự giao thông, xử phạt nghiêm minh. Phân luồng, phân tuyến
cho từng loại xe lưu thông trên đường, đồng thời quy định một số tuyến đường phải

21


lưu thông một chiều để tăng vận tốc định hướng nhằm đảm bảo tính trật tự của hệ
thống giao thơng.
Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng vào các phương tiện
giao thơng giúp cảnh báo tính trạng mất an tồn khi tham gia giao thơng để giảm
thiểu tình trạng tai nạn giao thơng.
Ngồi ra cịn nhiều giải pháp khác cũng góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thơng như tích cực bảo vệ mơi trường, hạn chế các thời tiết thiên tai, nâng cao ý
thức tự học, tự tiếp thu kiến thức, nâng cao năng lực bản thân khi tham gia giao

thông,…
Để làm giảm tai nạn giao thông cần có sự quyết tâm của nhà nước và sự
đồng thuận của nhân dân. Nhà nước cần đưa ra các biện pháp cụ thể, đồng bộ ở tầm
vĩ mô và được nhân dân hưởng ứng thì mới hy vọng xoay chuyển tình trạng giao
thơng của ta hiện nay.
2.6. Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả trong giải quyết vấn
đề tai nạn giao thơng
Thứ nhất, có thể thấy rằng, để giải quyết được vấn đề tai nạn giao thông ở
nước ta hiện nay trước hết phải xác định được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao
thông. Nguyên nhân đó đã dẫn đến những kết quả như thế nào. Từ đó đề xuất giải
pháp để khắc phục và giải quyết được vấn đề tai nạn giao thơng. Chính từ đó, có thể
thấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả của tai nạn giao
thông. Mối quan hệ của nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao
thơng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để giải quyết được vấn đề.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thơng có
trước hậu quả nên khi tìm nguyên nhân của dẫn đến tai nạn cần tìm ở các sự vật, sự
kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi dẫn đến tai nạn xuất hiện. Trong một số trường
hợp cụ thể kết quả của việc thiếu thốn, nghèo về vật chất dẫn đến việc không thể
mua được phương tiện giao thông bảo đảm, sử dụng các phương tiện hết hạn,.. là
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thơng. Có thể thấy là đơi khi ngun nhân và kết
quả, xét về mặt thời gian có thể đổi chỗ cho nhau. Hay kết quả của việc học tập

22


không nghiêm túc, dẫn đến năng lực của đội ngũ quản lý giao thông không bảo
đảm,…
Thứ ba, tai nạn giao thơng có thể do nhiều ngun nhân gây ra, ngun nhân
chủ quan, nguyên nhân khách quan,…tuy nhiên đều dẫn đến những hậu quả tương
đương nhau, gây ra những thiệt hại cả về vật chất và tinh thần cho con người. Chính

vì thế, để giải quyết vấn đề này cần xác định đầy đủ các nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp phù hợp trong giải quyết vấn đề.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có ý nghĩa và vai trị
quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt là trong giải quyết các vấn
đề, trong đó có vấn đề tai nạn giao thông như hiện nay.
Muốn giải quyết được một vấn đề cụ thể cần xác định được các nguyên nhân
của vấn đề đó bao gồm nhiều nguyên nhân như nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan, nguyên nhân chủ yếu, thứ yếu,… và kết quả của nguyên nhân đó
gây ra. Từ đó có thể giải quyết được vấn đề một cách phù hợp. Đối với vấn đề tai
nạn giao thông việc xác định các nguyên nhân của vấn đề bao gồm các nguyên nhân
chủ quan từ phía ý thức của người dân và các nguyên nhân khách quan khác từ phía
bên ngồi. Mỗi ngun nhân này đều dẫn đến hoặc dẫn đến nguy cơ gây tai nạn
giao thơng. Từ đó cần có những giải pháp cụ thể để có thể khắc phục được vấn đề
tai nạn giao thông hiện nay.
Qua việc vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn
đề tai nạn giao thơng, có thể thấy rằng đôi khi kết quả của vấn đề này là nguyên
nhân của vấn đề khác và ngược lại. Xét về từng hồn cảnh, thời gian cụ thể thì
ngun nhân và kết quả của vấn đề tai nạn giao thơng có thể đổi chỗ cho nhau.
Chính vì vậy khi giải quyết vấn đề tai nạn giao thơng cần có cách nhìn khái quát và
tổng quan hơn, cũng như nghiên cứu các khía cạnh đa dạng hơn để có thể giải quyết
vấn đề một cách chính xác, hiệu quả.

23


Tóm lại, cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có vai trị quan trọng trong
việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề của sự vật, hiện tượng, chính
vì thế cần tích cực nghiên cứu, vận dụng cặp phạm trù này trong giải quyết các vấn
đề cho đạt hiệu quả mong muốn.


24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giao thông Vận tải, Cổng thông tin điện tử.
2. Hội đồng biên soạn giáo trình Triết học Mác – Lê nin(2019), Giáo trình
Triết học Mác – Lê Nin, Trình độ Đại học, Khối các ngành ngồi lý luận chính trị,
Hà Nội.
3. Học viện cảnh sát nhân dân, Tạp chí nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, khoa
học.
4. />5. />6. />
25


×