Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

các nội dung chính của đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.28 KB, 9 trang )

Câu 1: Nêu các nội dung chính của đề cương nghiên cứu khoa học.
Đề cương nghiên cứu khoa học là một văn bản dự kiến nội dung chủ yếu và các
bước tiến hành của nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu khoa học là văn bản làm cơ sở
để phê duyệt và phát triển đề tài.
Đề cương nghiên cứu khoa học được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức tài
trợ phê duyệt, là cơ sở để làm việc với các đồng nghiệp. Trong nội dung đề cương cần
có những điểm sau:
1. Tên đề tài (Title)

2. Lý do nghiên cứu (Rationale)
3. Lịch sử nghiên cứu (History of the study)

4. Mục tiêu nghiên cứu (Aims & Objectives of the study)
5. Mẫu khảo sát (Sample of the study)
6. Phạm vi nghiên cứu (Scope of the study)
7. Vấn đề khoa học (Research questions)
8. Luận điểm khoa học (Research hypothesis)

9. Phương pháp chứng minh luận điểm (Methods)
10. Các luận cứ (Evidences)
Nội dung cụ thể của các mục trên như sau:


1. Đặt tên đề tài

:Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Tên của
một đề tài khoa học thì chỉ được mang một ý nghĩa hết sức khúc triết, một nghĩa,
không được phép hiểu hai hoặc nhiều nghĩa. Để làm được điều này, người nghiên cứu
cần lưu ý hai nhược điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:
Thứ nhất, tên đề tài khơng nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về
thơng tin. Ví dụ: Suy nghĩ về …; Vài suy nghĩ về …


Thứ hai, cũng cần hạn chế lạm dung những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề
tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ: để, nhằm, góp phần,
… Ví dụ như: (…) nhằm nâng cao chất lượng …
2. Lý do nghiên cứu (Rationale)

Lý do chọn đề tài Trả lời câu hỏi: Tại sao tôi chọn đề tài này để nghiên cứu?.
Chúng ta cần làm rõ:

- Ý nghĩa lý thuyết của đề tài là gì?
-Ý nghĩa thực tế?
Lý do chọn đề tài chính là trình bày mục đích nghiên cứu. Trong giai đoạn này
người nghiên cứu tìm cách trả lời câu hỏi “tại sao chủ đề ấy lại được xem xét?”. Khi
thuyết minh lý do, người nghiên cứu cần làm rõ ba nội dung:
Phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu, và chứng minh, đề xuất nghiên cứu
không lặp lại kết quả mà các đồng nghiệp đi trước đã công bố.


Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước để chỉ rõ đề tài sẽ kế
thừa được điều gì ở đồng nghiệp.
Giải thích lý do lựa chọn của tác giả về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn, về
tính cấp thiết và về năng lực nghiên cứu.
3. Lịch sử nghiên cứu (History of the study)

Lịch sử nghiên cứu trả lời câu hỏi: Đã có người nào nghiên cứu và nghiên cứu
gì về chủ đề này? Lịch sử nghiên cứu cần:
- Phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu.

- Làm rõ mức độ nghiên cứu của đồng nghiệp đi trước để chi rõ đề tài sẽ kế
thừa được điều gì ở đồng nghiệp.
- Làm rõ xem cịn trống mảng nào các đồng nghiệp chưa làm, và chứng minh,

đề xuất nghiên cứu không lặp lại kết quả mà các đồng nghiệp đi trước đã công bố.
4. Mục tiêu nghiên cứu (Aims & Objectives of the study)

Mục tiêu nghiên cứu trả lời câu hỏi: Nghiên cứu gì? (xem Bước 1, Bài 2)
Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày những cơng việc dự định làm dưới dạng cây
mục tiêu. Căn cứ cây mục tiêu để xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Cây mục tiêu
rất cần trong phân tích, cụ thể hóa nội dung và tổ chức nghiên cứu.
5. Mẫu khảo sát (Sample of the study)

Mẫu khảo sát trả lời câu hỏi: Tôi sẽ nghiên cứu ở đâu? Tôi chọn mẫu nào để khảo


sát?
Muốn chọn được mẫu khảo sát chúng ta phải bắt đầu từ khách thể nghiên cứu
để xác định đối tượng khảo sát và từ đó xác định được mẫu khảo sát. Những vấn đề đó
cụ thể như sau:
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là nhưng khái
niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài.
- Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên
hệ mà người nghiên cứu cần khám phá. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng
nhưng câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời.
Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được
người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Xác định đối tượng khảo sát là lựa chọn mẫu
khảo sát, là một số sự vật được lựa chọn trong lớp sự vật đang cần được người nghiên
cứu làm rõ bản chất.
Chọn mẫu khảo sát
Mẫu, tức đối tượng khảo sát được lựa chọn từ khách thể. Bất kể nghiên cứu

trong lĩnh vực nào, người nghiên cứu đều phải chọn mẫu. Ví dụ như: Chọn một số
mẫu bài toán để nghiên cứu phương pháp giải;
Có hai cách tiếp cận chọn mẫu: tiếp cận phi xác suất và tiếp cận xác suất. Trong
tiếp cận lấy mẫu phi xác suất, người ta không quan tâm đến cơ cấu xã hội của mẫu và
tỷ lệ % mẫu so với khách thể nghiên cứu. Còn trong tiếp cận lấy mẫu xác suất, người
ta quan tâm đến cơ cấu mẫu theo khách thể.


Còn chọn mẫu xác suất là chọn ngẫu nhiên, nhưng theo một tiêu chí nào đó về
mẫu để đảm bảo mẫu có tính đại diện. Có một số cách chọn mẫu xác suất thông dụng
sau:
— Lấy mẫu ngẫu nhiên (Random sampling): là cách chọn mẫu sao cho mỗi
đơn vị lấy mẫu có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau.
— Lấy mẫu hệ thống (Systematic sampling). Một đối tượng gồm nhiều đơn vị
được đánh số thứ tự. Chọn một đơn vị ngẫu nhiên có số thứ tự bất kỳ. Lấy một số bất
kỳ làm khoảng cách mẫu, cộng vào số thứ tự của mẫu đầu tiên.
— Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling). Trong trường
hợp này, đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng nhất.
Như vậy, từ mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu
nhiên.
Cách lấy mẫu này cho phép phân tích số liệu khá tồn diện, nhưng có nhược điểm
phải biết trước những thơng tin để phân tầng, phải tồ chức cấu trúc riêng biệt trong mỗi
lớp.

— Lấy mẫu hệ thống phân tầng (Stratified systematic sampling). Đối tượng
điều tra gồm nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những thuộc tính cần
nghiên cứu. Đối với mỗi lớp, người nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu hệ
thống.
-


Lấy mẫu từng cụm (Cluster sampling). Đối tượng điều tra được chia thành

nhiều cụm tương tự như chia lớp trong kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, chỉ có điều khác là
mỗi cụm khơng chứa đựng những đơn vị đồng nhất.
6. Phạm vi nghiên cứu (Scope of the study)


Phạm vi nghiên cứu trả lời câu hỏi: Giới hạn nội dung nghiên cứu đến
đâu? Có 2 loại phạm vi được xem xét:
- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.

- Giới hạn phạm vi thời gian, diễn biến của sự kiện để xem xét.
Xác định phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là một phần giới hạn của
nghiên cứu liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Cơ sở để xác
định phạm vi nghiên cứu có thể là:
-

Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu.

-

Quỹ thời gian đủ để hồn tất cơng trình nghiên cứu.

-

Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm (nếu cần
thiết) đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu.

7. Vấn đề khoa học (Research questions)


Vấn đề khoa học ở đây chính là vấn đề nghiên cứu, trả lời câu hỏi: Tôi phải trả
lời những câu hỏi nào trong nghiên cứu?
Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lớp vấn đề:
Thứ nhất, vấn đề về bản chất sự vật cần tìm kiếm;

Thứ hai, vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ, về lý thuyết và
về thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất.


Như vậy, khi nhận được một nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết
phải xem xét có những vấn đề nghiên cứu nào cần được đặt ra.
Tình huống thứ nhất: Có vấn đề nghiên cứu. Như vậy sẽ có nhu cầu trả lời
vào vấn đề nghiên cứu, nghĩa là sẽ tồn tại hoạt động nghiên cứu.
Tình huống thứ hai: Khơng có vấn đề hoặc khơng cịn vấn đề. Trường hợp này
không xuất hiện nhu cầu trả lời, nghĩa là khơng có nghiên cứu.
Tình huống thứ ba: Tưởng là có vấn đề, những sau khi xem xét thì lại khơng
có vấn đề. Gọi đó là "giả-vấn đề". Phát hiện "giả vấn đề" vừa dẫn đến tiết kiệm
chi phí, vừa tránh được những hậu quả bất ưng cho hoạt động thực tiễn
8. Luận điểm khoa học (Research hypothesis)
Luận điểm khoa học ở đây chính là giả thuyết nghiên cứu (Luận điểm khoa học
của tơi là gì?)
Giả thuyết khoa học (scientific hypothesis), còn gọi là giả thuyết nghiên cứu
(research hypothesis), là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự
vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Như vậy, xét trong cấu
trúc logic của nghiên cứu, thì giả thuyết nằm ở vị trí luận đề. Để chứng minh hoặc
bác bỏ giả thuyết cần phải có các luận cứ và luận chứng.
1. Thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học

Thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học được trình bày trong một cuốn sách
về nhận thức luận khoa học của Lý Tổ Dương:

Tính giả định. Giả thuyết được đặt ra là để chứng minh. Giả thuyết là một
nhận định chưa được xác nhận bằng các luận cứ thu thập được từ lý thuyết, bằng các
phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm khoa học, có thể bị đổ vỡ.


Tính đa phương án. Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại
một câu trả lời duy nhất.
Tính dị biến. Một giả thuyết có thể nhanh chóng bị xem xét lại ngay sau khi
vừa được đặt ra do sự phát triển năng động của nhận thức.
2. Tiêu chí xem xét một giả thuyết
a) Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát
b) Giả thuyết không được trái với lý thuyết. Tuy nhiên, cần phân biệt lý thuyết
đã được xác nhận về khoa học với những lập luận bị ngộ nhận là lý thuyết đã
được xác nhận. Trong trường hợp này, giả thuyết mới sẽ có giá trị thay thế lý
thuyết đang tồn tại.
c) Giả thuyết phải có thể kiểm chứng
9. Phương pháp chứng minh luận điểm (Methods)
Qua ví dụ nêu trên đây chúng ta có thể thấy, cấu trúc lôgic của phép chứng minh
(đã được nghiên cứu trong lơgíc học) gồm 3 bộ phận hợp thành: giả thuyết, luận cứ
và phương pháp.
Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh trong một nghiên cứu khoa học. Giả
thuyết trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”, về lơgic học, giả thuyết là một
phán đốn mà tính chân xác của nó cần được chứng minh.
Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên
cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai
loại: phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp
xếp các luận cứ để chứng minh luận điêm khoa học.
Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ được
xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát, phỏng vấn, điều tra
hoặc thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”, về mặt lơgic,

luận cứ là phán đốn mà tính chân xác đã được chứng minh và được sử dụng làm
tiền đề để chứng minh luận điểm.


Phương pháp khơng chỉ là lập luận, mà cịn rất nhiều
việc phải làm trước khi lập luận, ví dụ, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phỏng
vấn, quan sát, điều tra, thực nghiệm, v.v...
a) Phương pháp tiếp cận: Khái niệm “tiếp cận” (tiếng Anh là “approach”, tiếng Pháp
là “approche”) là một công cụ phương pháp luận.
Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng khảo sát, xem xét đối tượng
nghiên cứu
b) Phương pháp Thu thập thông tin
b.1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu



×