Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận tâm lý hoc quản lý và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.61 KB, 16 trang )

Tiểu luận
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP ỨNG DỤNG TRONG
QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY
1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống xã hội giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục
mọi lúc mọi nơi. Là cầu nối giữa người nói với người trong cuộc sống, Không ai
sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hồn hảo, bên cạnh đó hoạt động ln luôn
được coi là một phương thức cơ bản của sự tồn tại của con người và nói chung
cuộc sống của con người được bao gồm một dòng các hoạt động luôn luôn được kế
tục lẫn nhau và hoạt động giáo dục cũng nằm trong dịng các họat động chung đó.
Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác. Nhưng
rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong
việc tạo thiện cảm thậm chí cịn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các
mối quan hệ trong giao tiếp.
Có một câu nói mà người đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài
học giá trị đến ngàn đời sau, đó là: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nhưng thật
khơng hay vì có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là bản năng mà khơng cần học
hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Và với suy nghĩ sai lầm đó đã dẫn đến những
tình huống mâu thuẫn, xung đột khơng đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người
khác khơng hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lịng và những điều nói ra khơng
trùng khớp với nhau…
Giáo dục- đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động
giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục
đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức - chỉ đạo một
cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt
những mục tiêu đã định.
Hệ thống giao tiếp trong một tổ chức giống như hệ thống mạch máu của cơ
thể con người. Khơng có hệ thống này thì tổ chức khơng tồn tại, vận hành và phát
1



triển. Để hoạt động của đơn vị vận hành, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra, đòi
hỏi mỗi cán bộ quản lý, nhà lãnh đạo cần xây dựng cho mình hệ thống các nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động giao tiếp với người dưới quyền, là một việc làm rất cần
thiết và là cơ sở để đảm bảo cho sự thành cơng trong hoạt động quản lý của mình.
Hoạt động quản lý được hình thành thơng qua các con đường giao tiếp và
hoạt động, bằng cách xây dựng nên cả một hệ thống các nhiệm vụ quản lý Giáo
dục- Đào tạo, tiến hành tổ chức cho chủ thể quản lý được tiếp xúc với đối tượng
quản lý để họ có điều kiện thực hiện các hành động giải quyết hệ thống các nhiệm
vụ đó một cách hiện thực, cảm tính, thơng qua chính những việc làm của mình khi
đã chú ý được đầy đủ các yếu tố động cơ, các phương tiện, các điều kiện thiết yếu
của hoạt động, giao tiếp quản lý cần phải có.
Cùng với hoạt động, giao tiếp và giao tiếp quản lý luôn luôn giữ vai trị quan
trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở
từng chủ thể và còn là một phương thức của sự tồn tại người. Với ý nghĩa và tầm
quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh
vực giáo dục nói riêng, bản thân em nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản lý
trường học hiện nay rất cần thiết. Chính vì vậy em chọn nội dung đề tài “Nâng cao
hiệu quả giao tiếp ứng dụng trong quản lý của hiệu trưởng ở trường Tiểu học
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Cơ sở lý luận
a) Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề xã hội rất phức tạp. Do vậy có nhiều cách tiếp cận về
khái niệm này. Cooley (1962) đã cho rằng: Giao tiếp là một cơ chế để các mối liên
hệ của con người tồn tại và phát triển. Marry Munder xác định: Giao tiếp là q
trình mà qua đó thơng tin được chia sẻ và đáp ứng. A.N. Leonchep định nghĩa:
Giao tiếp là hệ thống của những q trình có mục đích và động cơ đảm bảo cho sự
tương tác giữa người này với người khác thông qua việc sử dụng phương tiện đặc
thù mà trước hết là ngôn ngữ. Từ định nghĩa trên cho thấy giao tiếp có các mặt sau:
- Trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm giữa các cá nhân. - Giao tiếp là sự
2



tiếp xúc, tương tác giữa người với người. Từ phân tích các định nghĩa trên, chúng
ta có thể đi tới định nghĩa chung về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân xuất
phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Khi nghiên cứu về giao tiếp chúng ta cần chú
ý tới những đặc trưng của giao tiếp của con người. Đó là: Giao tiếp bao giờ cũng
mang tính xã hội. Giao tiếp là hiện tượng xã hội. Hoạt động này xác lập và vận
hành các quan hệ người với người. Giao tiếp là cơ sở để thực hiện các hoạt động
chung của con người. Giao tiếp làm nảy sinh quan hệ liên nhân cách và chỉ được
thực hiện qua các quan hệ liên nhân cách. Giao tiếp của con người mang tính lịch
sử. Điều đó có nghĩa là nội dung, hình thức và đặc điểm giao tiếp thay đổi trong
các giai đoạn lịch sử. Nếu trong các giai đoạn lịch sử trước đây, giao tiếp của con
người mang tính chất trực tiếp cao thì ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, đặc biệt của công nghệ thơng tin, giao tiếp của con người mang tính gián tiếp
cao. Hình thức giao tiếp của con người ngày càng đa dạng, hiệu quả giao tiếp ngày
càng cao. Giao tiếp của con người được thực hiện bởi các cá nhân dù ở hình thức
giao tiếp nào, trong đó các bên tham gia giao tiếp đều là các chủ thể giao tiếp.
Giao tiếp có một số đặc trưng cơ bản: Đó là một q trình trao đổi thơng tin,
tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp; Trong q trình đó, con
người ý thức được phương tiện, mục đích, nội dung cần đạt được khi tiếp xúc với
người khác; Giao tiếp giúp đơi bên hiểu nhau, đó là một quan hệ xã hội có nội
dung xã hội.
Giao tiếp có vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người khơng thể hình thành và phát triển
nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt động, điều
khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Trong giao tiếp, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Mỗi chủ thể
giao tiếp là một thực thể tâm lý - xã hội, là một nhân cách với những thuộc tính
tâm lý, trí tuệ, tình cảm … khác nhau và đều có vai trị vị trí nào đó trong xã hội.

Giao tiếp tích cực có tác dụng tạo sự tương giao tốt đẹp, tác động tốt đến tư
tưởng, tình cảm của con người. Ngược lại, giao tiếp tiêu cực tạo cho con người sự
3


đau khổ, căng thẳng, ở những mức độ khác nhau. Theo các nhà tâm lý học, dựa
vào đặc điểm giao tiếp của một người chúng ta có thể biết được tính cách của
người đó.
b) Giao tiếp trong quản lý
Từ sự khái quát chung về giao tiếp đã trình bày ở trên, giao tiếp quản lý chính
là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa chủ
thể quản lý với các chủ thể được quản lý nhằm giải quyết hợp lý được những
nhiệm vụ giao tiếp quản lý, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm
vụ quản lý xác định. Trong thực tế có ba hình thức giao tiếp quản lý cơ bản đó là
giáo tiếp giữa người lãnh đạo với những người dưới quyền, giao tiếp giữa người
lãnh đạo với nhau, giao tiếp giữa lãnh đạo với những người đồng sự gần gũi với
mình. Hầu hết các tổ chức đều chính thức hóa các kênh giao tiếp. Tổ chức quy định
các kênh giao tiếp, mức độ và phạm vi giao tiếp. Chẳng hạn, trongmột Tổng cơng
ty thì người công nhân được giao tiếp trực tiếp với cán bộ quản lý ở cấp nào, mức
độ giao tiếp giữa các cấp quản lý trung gian với người lãnh đạo cao nhất. Các kênh
giao tiếp trong tổ chức là các kênh giao tiếp ngang và các kênh giao tiếp dọc. Các
kênh giao tiếp ngang là giao tiếp giữa những người có cùng vị thế trong tổ chức.
Chẳng hạn, giao tiếp giữa những người lao động trong một phân xưởng, trong một
phòng, giao tiếp giữa các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, phân xưởng trong một công
ty. Các kênh giao tiếp dọc được thể hiện theo hai chiều: Giao tiếp của những người
lao động với người lãnh đạo (giao tiếp từ dưới lên) và giao tiếp của người lãnh đạo
với những người dưới quyền (giao tiếp từ trên xuống). Trong kênh giao tiếp từ
dưới lên trên do ảnh hưởng của quyền lực của người lãnh đạo, do ý thức về vị thế
của mình mà người lao động thường thể hiện sự cung kính, phụ thuộc của bản thân
với cấp trên. Nội dung giao tiếp thường là những đề nghị, những giãi bày, những

phản ánh. Trong khi đó kênh giao tiếp từ trên xuống thường là các quyết định, chỉ
thị, quy định, thông báo... Kênh giao tiếp ngang và kênh giao tiếp dọc có thể bằng
các hình thức khác nhau: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp (qua công văn, chỉ
thị, thông báo...).
4


Chính là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí
giữa chủ thể quản lí với các chủ thể được quản lí nhằm giải quyết hợp lí được
những nhiệm vụ giao tiếp quản lí, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những
nhiệm vụ quản lí xác định.
Trong thực tế có ba hình thức giao tiếp quản lý cơ bản đó là giáo tiếp giữa
người
lãnh đạo với những người dưới quyền, giao tiếp giữa người lãnh đạo với nhau, giao
tiếp giữa lãnh đạo với những người đồng sự gần gũi với mình.
c) Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý
Mang tính chính thức, cơng việc.
Mục đích, nhiệm vụ giao tiếp được xác định từ trước.
Chủ thể giao tiếp có vị thế khác nhau, mang tính chất thứ bậc.
Ngơn ngữ, uy tín, phong cách lãnh đạo đóng vai trị quyết định đến kết quả
giao tiếp.
d) Vai trò của giao tiếp trong quản lý
Là phương tiện truyền đạt các mệnh lệnh, nhiệm vụ... tới cấp dưới.
Là điều kiện quan trọng để thống nhất nhiệm vụ cho nhóm, cá nhân.
Là phương tiện gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ, tình cảm của cấp dưới
đối với công việc và tổ chức.
Là phương tiện tạo ra những giá trị văn hoá ứng xử, định hướng hoạt động
của các thành viên.
e) Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý
Để giao tiếp trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo đạt hiệu quả, đòi hỏi

phải hội đủ 3 yếu tố:
Trước hết, tất cả mọi người tham gia đều phải có những kỹ năng phù hợp và
biết cách giao tiếp tốt. Để đạt được điều này, phải đảm bảo rằng, người lãnh đạo và
nhân viên trong đơn vị có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giao tiếp
có hiệu quả.
Bên cạnh đó, để giao tiếp đạt hiệu quả, địi hỏi phải có mơi trường hỗ trợ.
Mơi trường đó là lịng tin, sự cởi mở, việc chia sẽ trách nhiệm… Nếu thiếu môi
5


trường này thì mọi kỹ năng đều trở nên vơ nghĩa. Trong mơi trường đó, người lãnh
đạo cần đóng vai trị nịng cốt để làm sao tạo ra bầu khơng khí thoải mái và cởi mở.
Để giao tiếp quản lý có hiệu quả cịn địi hỏi phải ln tập trung chú ý. Nếu
người lãnh đạo quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện giao tiếp thì nhân viên sẽ cảm
nhận được tầm quan trọng của vấn đề được đề cập tới. Ngược lại, nếu người lãnh
đạo xem nhẹ vấn đề, xem nhẹ giao tiếp thì nhân viên cũng sẽ có phản ứng tương
tự.
f) Một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý
-Nguyên tắc trọn vẹn: Có đầy đủ tất cả các thông tin mà ta muốn truyền đạt.
-Nguyên tắc xúc tích: Thơng tin truyền đạt cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật
được ý quan trọng.
-Nguyên tắc thận trọng: Thông tin cần chú ý cách xưng hô và nhấn mạnh đến
những sự kiện vui vẽ tích cực.
-Nguyên tắc cụ thể: Giao tiếp cụ thể là phải rõ ràng, dứt khoát, sinh động.
-Nguyên tắc rõ ràng: Thông tin giao tiếp cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn phổ
biến, thông dụng để người nhận hiểu được điều ta muốn truyền đạt.
-Nguyên tắc lịch sự: Thông điệp lịch sự giúp củng cố thêm các mối quan hệ,
nó xuất phát từ thái độ chân tình.
-Ngun tắc chính xác: Thơng tin cần được kiểm tra kĩ các con số, dữ kiện và
từ ngữ ngắn gọn.

3. Thực trạng tại đơn vị
3,1 Các loại giao tiếp trong quản lý
Giao tiếp xã giao là giao tiếp mang tính chất thơng cảm và hình thức
khơng hề gởi gắm một lợi ích nào đó bên trong. Mục đích của giao tiếp xã
giao trong quản lý là:
- Để tạo sự cảm thông, hiểu biết
- Để nắm bắt, tìm hiểu một vấn đề gì đó đối với người giao tiếp
Giao tiếp có mục tiêu xác định là giao tiếp mà người quản lý phải thực
hiện với người giao tiếp để đạt tới một hiệu quả cụ thể sau khi giao tiếp. Các
loại giao tiếp có mục tiêu thường gặp là:
6


- Giao tiếp với người trong nội bộ hệ thống quản lý để giải quyết các
vấn đề xảy ra như giao nhiệm vụ, giải thích nhiệm vụ, xử lý xung đột, hiểu
nhầm, tìm hiểu nguyện vọng, phát hiện nhiễu, lấy ý kiến cho việc lựa chọn,
ra quyết định,...
- Giao tiếp với con người bên ngoài hệ thống như đối với cấp trên để xin ý
kiến, đề bạt nguyện vọng, tranh luận...; với các cơ quan, cá nhân, tổ chức
bên ngoài xã hội, với các nhà quản lý của hệ thống...
3.2 Yêu cầu của giao tiếp có mục tiêu
- Phải làm cho người giao tiếp hiểu rõ ý đồ, mục tiêu của mình một cách
chính xác và tán đồng với ý đồ, mục tiêu đó.
- Giảm thiểu các hiểu lầm khơng đáng có, tăng thêm sự cảm thơng, ủng hộ
lẫn nhau.
- Hiểu rõ ý đồ và mục tiêu của đối tượng giao tiếp, tìm ra giải pháp xử lý
hợp lý và có lợi nhất cho cả hai bên giao tiếp
- Nếu không đạt được ý đồ, mục tiêu trong lần giao tiếp đầu thì phải tạo ra
được các lần giao tiếp tiếp theo
Giao tiếp song phương là giao tiếp giữa nhà quản lý với những người

khác ( cấp dưới, cấp trên, các nhà quản lý của hệ thống khác,...)
Giao tiếp đa phương là giao tiếp giữa các nhà quản lý với nhiều người
khác cùng một lúc
Ngồi ra cịn có các loại giao tiếp khác như giao tiếp chính thức, giao tiếp
khơng chính thức, giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp,...
3.3 Một số biểu hiện cần phê phán trong hoạt động giao tiếp quản lý của
người lãnh đạo
Một là, một số người lãnh đạo không chịu học tập, lười nghiên cứu, đọc sách
nên khi hành văn lập luận không chặt chẽ, trình bày, nói năng khơng rõ ràng mạch
lạc, khúc chiết nên làm giảm hiệu quả khi giao tiếp, dẫn đến mất uy tín. Một số nhà
quản lý thì chưa thực sự tôn trọng cấp dưới khi giao tiếp với họ. Trong giao tiếp
người lãnh đạo thường sử dụng mệnh lệnh, áp đặt mang ý kiến chủ quan cá nhân, ít
chú ý đến việc thu nhận thông tin ngược, ý kiến phản hồi góp ý từ cấp dưới. Sự
7


thiếu tôn trọng, không lắng nghe ý kiến cấp dưới trong quá trình giao tiếp đã tạo
cho người thừa hành sự mặc cảm, tự ái và dẫn đến có những phản ứng tiêu cực.
Hai là, ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao tiếp chưa được chú trọng. Biểu
hiện cụ thể đó là, một số cán bộ lãnh đạo dùng ngôn ngữ khi giao tiếp với cấp dưới
thiếu lịch thiệp, sử dụng mệnh lệnh khi giao tiếp với cấp dưới nhằm thể hiện quyền
uy của mình, thái độ giao tiếp thiếu thiện cảm, thường vội vàng khi khen ngợi hay
chỉ trích cấp dưới. Khi giao tiếp thường dài dịng, vịng vo, ngôn từ lũng cũng,
thiếu mạch lạc.
Điều này dẫn đến hiệu quả giao tiếp thấp, uy tín người lãnh đạo bị giảm sút.
Thậm chí, những người thừa hành hiểu sai nội dung của các quyết định quản lý và
hậu quả là hoạt động của đơn vị không được thực hiện thống nhất, năng suất lao
động của tập thể không đáp ứng yêu cầu đề ra.
Ba là, Một số lãnh đạo trong giao tiếp, ứng xử thiếu thiện chí. Thiếu sự tin
tưởng cấp dưới, ln nghi ngờ, định kiến, thậm chí chế diễu cấp dưới làm cho họ

mất uy tín trong tập thể đơn vị. Điều này đã làm cho người thừa hành, ln có ý
thức tạo ra khoảng cách nhất định đối với lãnh đạo, không gần gủi, hạn chế tiếp
cận, ít hợp tác khi giao tiếp với người lãnh đạo.
Bốn là, Một số cán bộ lãnh đạo, khi đánh giá, phê bình cấp dưới chưa đúng so
với kết quả thực tế của họ. Sự đánh giá, phê bình cấp dưới thường diễn ra theo hai
khuynh hướng:
- Đánh giá quá cao so với kết quả đạt được, vì thế làm cho cấp dưới rơi vào
trạng thái chủ quan, tự mãn, coi mình là người tài giỏi hơn người khác dẫn đến có
những biểu hiện cực đoan, địi hỏi thái q về quyền lợi cho mình, ba hoa về tài
năng bản thân, không khiêm tốn học hỏi người khác …
- Đánh giá quá thấp so với kết quả đạt được, điều này làm cho cấp dưới rơi
vào trạng thái buồn phiền, bất mãn, thiếu tự tin, làm việc thụ động, không sáng
tạo… và hiệu quả công việc ngày càng sa sút.
Sự thiếu độ lượng và lòng vị tha của người lãnh đạo trong đánh giá, phê bình
sẽ làm cho người mắc khuyết điểm có cảm nhận mình ln bị lãnh đạo trù dập, đối
xử khơng cơng bằng. Vì thế, họ ln tỏ ra bi quan, khơng gắn bó, quan tâm đến
8


cơng việc của tập thể, tạo nên bầu khơng khí trong tập thể căng thẳng, nội bộ đơn
vị mất đoàn kết…
4. Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp quản lý.
Để trở thành một người quản lý có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết chúng ta
cần hiểu rõ các ngun tắc ứng xử trong giao tiếp. Khơng có ai là người hoàn toàn
xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại,
xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những
ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hồn cảnh,
diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.
Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên
xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong

nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ khơng tốt, khơng xấu.
Trước hết bản thân chúng ta cần khơng ngừng học tập tích lũy kiến thức, vốn
sống, tri thức, kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau. Bởi vì trong giao tiếp
quản lý, trình độ hiểu biết, vốn song, kinh nghiệm của nhà quản lý sẽ góp phần
quyết định hiệu quả giao tiếp quản lý. Hiện nay vẫn có nhiều nhà quản lý khơng
chịu quan tâm, học hỏi, không lo rèn luyện, không lo đọc sách, tích lũy kiến thức,
chay lười dẫn đến ngơn ngữ giao tiếp hạn chế. Nên khi trao đổi với người khác
khơng lơi cuốn, hấp dẫn, thậm chí dẫn đến sự bất mãn không hợp tác nên thất bại
trong công tác quản lý.
Vì thế để nâng cao hiệu quả năng lực quản lý, chúng ta cần phải tiếp tục trau
dồi rèn luyện về ngơn ngữ. Bởi vì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp nói chung,
giao tiếp quản lý nói riêng. Qúa trình rèn luyện ngơn ngữ là q trình lâu dài, cơng
phu, gian khổ, liên tục phải có tích lũy, ghi nhận sổ học tập, mỗi ngày một ít, ví dụ
như Nguyễn Tn, Tơ Hồi ln ln đi đâu cũng có sổ tay dùng từ ơng đi nhiều,
tiếp xúc nhiều sưu tầm học tập những câu, ngơn ngữ bình dân ghi chép lại để học
tập
Hiệu quả giao tiếp của nhà quản lý sẻ phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực
ngơn ngữ của người đó. Ví dụ Nếu một hiệu trưởng trường phổ thơng có năng lực
tốt truyền đạt quyết định một cách rõ rang, có nhấn mạnh lưu ý các nội dung trọng
9


tâm, sau đó phân cơng cụ thể cho từng bộ phận, giáo viên phụ trách, thời gian hịan
thành thì đảm bảo mọi người sẽ dễ hiểu, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, uy
ín của người hiệu trưởng sẽ được nâng cao. Hoặc ví dụ như Giáo sư Hồng Chí
Bảo là người rất giàu về ngơn ngữ, vốn từ. Nhà thơ Chế Lan Viên bình thơ rất là
hay, nghe rất hấp dẫn đến nỗi quên cả ăn uống để nghe.
Ngược lại, nếu vốn từ nghèo nàn q thì nói, viết sẽ nghèo nàn về từ ngữ, sẽ
rất hạn chế khi muốn truyết đạt, dễ bị lập từ, sẽ bị trở ngại khi giao tiếp. Ví dụ nhà
báo Lại Văn Sâm khi dẫn chương trình chúng ta thấy ơng hay bị lập từ. Báo Thanh

niên, báo tuổi trẻ cũng đã có những phê bình về “Hội chứng xin cảm ơn!” cuả ông.
Hiện nay các nhà quản lý của chúng ta vẫn cịn yếu về ngơn ngữ, nên khi hành văn
khơng chặt chẽ, nói năng khơng rõ rang mạch lạc.
Trong quản lý, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ
năng sau:
- Kĩ năng định hướng trong giao tiếp. Vì nếu khơng định hướng sẽ dễ dẫn đến
q trình giao tiếp khơng đi vào trọng tâm, lệch hướng, dẽ bị hớ…
- Kỉ năng xác định mục đích giao tiếp phù hợp, tức là nói cái gì? Viết cái gì?
- Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Tất cả phương tiện giao tiếp đều
cùng mục đích phục vụ cho quá trình giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao, nhưng làm
sao cho việc vận dụng phù hợp, nhịp nhàng, thú vị. Ví dụ cử chỉ, điệu bộ, nết mặt,
cơ thể hoặc một số phương tiện khác như bắt tay, lời chào gọi điện thoại, nhắn ti…
Nhưng phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng nhất đó là ngơn ngữ, hãy nhớ ơng
cha ta có nói “Chim khơn hót tiếng nhẹ nhàng, người khơn nói tiếng dịu dàng dẽ
nghe”
- Kĩ năng định vị trong giao tiếp.
- Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp quản lý.
Trong giao tiếp, khơng nên nói nhiều, đặc biệt là phụ nữ.
Trong giao tiếp quản lý nên tạo được sự đồng cảm, thân thiện cởi mở, cần
phải biết lắng nghe, biết cảm thông chia sẻ và đặc biệt là biết tôn trọng đối tượng
giao tiếp, bất luận người đó là ai. Một số cán bộ lãnh đạo hiện nay vẫn còn những
10


thái độ trong giao tiếp thật sự không thể chấp nhận được đó là tỏ thái độ mệnh
lệnh, hách dịch, quan lieu, cửa quyền, nhũng nhiễu khi tiếp xúc với người dân.
Để thực hiện tốt những nội dung trên, người quản lý cần phải thự hiện tốt các
nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp.
-Ngun tắc đồng cảm trong giao tiếp.

-Nguyên tắc tắc tôn trọng nhân cách người khác trong giao tiếp.
Trong giao tiếp quản lý, người lãnh đạo không nên dung ngôn ngữ, các từ ngữ
quá cầu kỳ, phô trương, quá phức tạp, lộng ngôn…Dẫn đến quá trình giao tiếp diễn
ra khơng được tự nhiên, hiệu quả không cao.
Để việc giao tiếp giữa người quản lý và người được quản lý diễn ra một cách
tốt đẹp và thu được hiệu quả như mong muốn. Đòi hỏi người quản lý phải lưu ý
thực hiện một số biện pháp sau:
- Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm ở chổ phải thể hiện
là người có tấm lịng vị tha, trong sáng và ngay thẳng không thiên vị. Trong giao
tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hố và những cử chỉ vui vẻ
hoà đồng tạo ra tâm lý gần gủi, thân mật với nhau trong sinh hoạt và trong công
việc.
+ Hãy niềm nở và lịch thiệp
+ Hãy tươi cười với mọi người
+ Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung
quanh
+ Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hơ phù hợp
để duy trì quan hệ cơng tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.
+ Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng
tấm lịng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý
+ Vô tư, không vụ lợi. Phải thật thà vì mục đích giáo dục. Khơng thành
kiến, định kiến; khơng vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.
- Phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm và điều kiện hồn cảnh gia
đình, biết tên từng người, nơi ở ...của các đối tượng đang tiếp xúc với mình. Ngồi
11


ra phải biết động viên, giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho
cấp dưới yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thể hiện được sự công tâm dân chủ trong công việc, biết chăm chú lắng

nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới và tơn trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai
và điều quan trọng là phải làm thế nào để kích thích để họ thấy được rằng lãnh đạo
và tập thể rất cần và tin tưởng vào khả năng chuyên môn của họ để họ phấn khởi,
tích cực tham gia ý kiến về bản thân và công việc một cách đầy đủ.
- Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người. Việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới có
nhiều tác dụng. Nhờ đó, nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của đơn vị; Biết
được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản
lý; Biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định. Từ đó nhà quản lý
có thể khai thác, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể, khuyến khích tính tích cực
sáng tạo của cấp dưới.
- Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp
- Hãy chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của từng
người trong cơng tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều người đó
đã làm. Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, kỳ nghỉ, đề bạt bổ
nhiệm…tùy theo điều kiện.
- Đừng bao giờ quên lời hứa
- Phải thể hiện sự điềm tĩnh, khơng nên nổi nóng hay tranh luận gay gắt hoặc
tỏ ra khó chịu với bất kỳ ý kiến thẳng thắn nào trước tập thể. Không vội ngắt lời
khi đối tượng giao tiếp đang tham gia phát biểu ý kiến mà phải để cho họ phát biểu
một cách thoả thích. Ln ln bảo đảm được khơng khí vui tươi thoải mái, tự
nhiên khi thực hiện quá trình giao tiếp.
- Biết tỏ ra sự can đảm sẵn sàng nhận những thiếu sót trong cơng việc trước
tập thể. Ngồi ra phải biết khôn khéo ứng xử, sao cho đối phương hiểu được rằng ý
kiến của họ là đúng, hợp lý và cũng khơng nên tự cho mình là tài giỏi hơn người,
tự nhận những điều hay, lẽ phải thuộc về mình khi tiến hành giao tiếp dù người đó
là ai.
12


- Biết tỏ ra sự đồng cảm, cảm thông với những mong ước của đối phương về

các vấn đề trong cuộc sống và trong sinh hoạt; phải biết khêu gợi được lòng tự
trọng, danh dự của đối tượng giao tiếp trong việc thực hiện theo suy nghĩ của mình
mà khơng gặp phải khó khăn nào.
- Ln ln biết tự đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng giao tiếp để thấu
hiểu được việc làm của họ trong trạng thái có sai lầm từ đó có sự đánh giá hợp lý
với thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan, nhưng hết sức nghiêm túc và không nên
biểu hiện cá nhân chủ nghĩa trong động cơ góp ý.
- Khơng được có thái độ kẻ cả, trịch thượng trong cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ
với đối tượng giao tiếp và cũng không nên tỏ ra mệnh lệnh và khinh miệt lẫn nhau
mà phải chân thành khuyên bảo nhau.
- Phải tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong công việc để
có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho cơng việc chung
của cơ quan, đơn vị trường học. Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng
con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ. Niềm
tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi
vươn lên đối với mỗi người.
- Nhạy bén trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lý của
đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Hiểu được những nguyên
nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối tượng.
- Hãy nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới. Nếu khơng có sự địi
hỏi và cũng khơng có u cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ dễ
chán nản, khơng thích làm việc.
- Hãy biết phê bình và tự phê bình. Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều
chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm. Một
số điều cần chú ý trong việc phê bình người khác:
Cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm.
Khơng nên phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba
Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn
khơng tiến bộ.
13



Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm
hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét q trình cơng tác, xem xét lỗi
lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật
đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh
dự của họ
- Đối xử với mọi người một cách công bằng
- Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chun mơn của họ
- Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho
cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện
cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hịan thành tốt vai trị, chức trách
của nhà quản lý.
- Sự khéo léo ứng xử của nhà quản lý trong giao tiếp là điều cần thiết để xây
dựng các mối quan hệ quản lý tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo
dựng mơi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực tới việc hoàn thành sứ
mệnh giáo dục của nhà trường. Để tạo được mối quan hệ quản lý tốt đẹp đòi hỏi cả
từ phía nhà quản lý và từ phía đối tượng quản lý.
-Người lãnh đạo giỏi còn phải là người biết quản lý xung đột tốt, giải quyết,
điều khiển xung đột để tạo khơng khí thoải mái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng cần
phải nhận thức được là việc có được các mối quan hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để
tạo ra bầu khơng khí làm việc tích cực trong nhà trường. Để có được bầu khơng khí
sư phạm lành mạnh, người Hiệu trưởng còn phải xây dựng được các mối quan hệ
giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các tổ chức với các cá nhân một cách lành
mạnh.
Tóm lại: Để có được các phẩm chất tốt của người lãnh đạo, có uy tín cao,
được mọi người “tâm phục, khẩu phục”, nhất là trong công tác quản lý giáo dục,
thì người lãnh đạo phải có kiến thức sâu, rộng, sống hiểu biết tâm lý mọi người
“Biết mình, biết ta”, biết lắng nghe, chia sẽ, đồng cảm, bản lĩnh, thân thiện, có tính
quyết đốn, nhất là thường xun học tập, trau dồi ngôn ngữ, là tấm gương “Học

tập suốt đời”
5. Kết luận
14


Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào thấy rõ tầm quan
trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh
hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Đặc biệt là trong
cơng tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng. Có nhiều người với khả
năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ thành đạt trong công tác quản lý đó là các
mối quan hệ hịa thuận trong gia đình, tình bằng hữu, đồng nghiệp trong cơ quan,
giữa những người bạn, người cộng sự ngày càng gắn bó, bền chặt, được những
đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh
đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng,.. Và tất cả
những thành quả đó khơng phải ngẫu nhiên đến với mỗi người, mà chỉ có thể có
được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp nói
chung, giao tiếp quản lý nói riêng, ln tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của
bản thân thơng qua các khóa học, tự học hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh
nghiệm từ chính bản thân mình, nghiên cứu sách, tiếp xúc các thơng tin hàng ngày
trên thông tin đại chúng, thực hiện đúng là “Tấm gương tự học và sáng tạo”.
Hy vọng rằng tất cả những nội dung trên đây của tôi học tập được, sẽ đóng
góp một phần nhỏ giúp các bạn đang là các nhà quản lý giáo dục, nhất là các bạn
quản lý trẻ, thấy được những gì bổ ích cần bổ sung cho cơng tác quản lý của mình
tốt hơn và rất mong được thầy chấp nhận, giúp đỡ chỉ bảo thêm.
Kiến nghị
- Với các cấp lãnh đạo
+ Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng
để kịp thời nắm bắt, cập nhật những thông tin, những kiến thức cần thiết đáp ứng
nhu cầu xã hội ngày càng phát triển.
+ Mỗi năm nên tổ chức giao lưu giữa các cán bộ quản lý ở các vùng miền để

họ có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để vận dụng ở đơn vị đạt
hiệu quả cao hơn.
+ Nên có chỉ đạo thực hiện đồng bộ hiệu trưởng nhà trường phải là bí thư
chi bộ để cơng tác quản lý chỉ đạo sâu sát chặt chẽ, có sự thống nhất các chủ
15


trương nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của đơn vị nhằm hực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị một cách cao nhất.
- Với hiệu trưởng
Phải không ngừng học tập, nhất là tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
năng lực chun mơn, năng lực về quản lý lãnh đạo. Nhất là phải học tập những
thói quen tốt của những người đi trước. Có sổ tay học tập về ngôn ngữ, nhất là vấn
đề giao tiếp. Cần trau dồi kĩ ngôn ngữ trong giao tiếp thường xuyên. Thường
xuyên tự đánh giá lại chính bản thân mình thơng qua các hoạt động thường ngày và
hiệu quả các hoạt động, biết soi rọi lại để rút kinh nhiệm để hoàn thiện bản thân.
Không ngừng học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” về
phong cách, bản lĩnh của Người vận dụng vào cuộc sống công việc hàng ngày.
Đồng thời tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho toàn thể cán bộ giáo viên,
công nhiên viên của trường cùng nhau học tập./.

16



×