Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giáo trình Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt và lợ (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.36 KB, 56 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUN MƠN
NƯỚC NGỌT VÀ LỢ
NGÀNH, NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
“Thực tập Nuôi trồng thủy sản 1” là hành trang cần thiết cho sinh viên
hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất thực tế cũng như nguyên lý vận hành các hệ
thống sản xuất giống cá và tôm. Đồng thời trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến
thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt
nghiệp.



Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên
Huỳnh Chí Thanh

ii


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
BÀI 1 ..................................................................................................................... 1
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ......... 1
1. Cách thức thu thập số liệu và xử lý số liệu trong thực tập ............................ 1
1.1. Các số liệu cần thu thập ......................................................................... 1
1.2. Các cách xử lý số liệu ............................................................................ 2
2. Cách trình bày một báo cáo thực tập và báo cáo khoa học ........................... 2
2.1 Cách tra cứu tài liệu tham khảo............................................................... 2
2.2 Cách trình bày báo cáo thực tập .............................................................. 2
2.3 Cách trình bày báo cáo khoa học ................................................................ 2
BÀI 2 ..................................................................................................................... 3
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ ...................................................................................... 3
Giới thiệu:.......................................................................................................... 3
Mục tiêu:............................................................................................................ 3
1. Thiết bị và cơng trình sản xuất giống cá ....................................................... 3
1.1. Dụng cụ và thiết bị phục vụ cá đẻ .......................................................... 3
1.2. Dụng cụ và thiết bị phục vụ ương giống cá ........................................... 4
2. Sinh sản nhân tạo một số lồi cá có giá trị kinh tế ........................................ 5
2.1. Sinh sản một số loài cá đẻ trứng nổi ...................................................... 5
2.2. Sinh sản một số loài cá đẻ trứng bán trôi nổi ......................................... 6
2.2.1. Kỹ thuật sinh sản cá mè vinh .............................................................. 6

2.3. Sinh sản một số lồi cá đẻ trứng dính .................................................... 8
3. Kỹ thuật ương từ cá bột lên cá giống .......................................................... 12
3.1. Chuẩn bị hệ thống ương ....................................................................... 12
3.2. Mật độ và phương pháp thả ương ........................................................ 13
3.3. Quản lý và chăm sóc bể ương .............................................................. 15
BÀI 3 ................................................................................................................... 25
SẢN XUẤT GIỐNG TÔM ................................................................................. 25
1. Thiết bị và cơng trình sản xuất giống tôm. ................................................. 25
iii


1.2. Hệ thống phụ trợ................................................................................... 25
1.3. Hệ thống Ương giống tôm ................................................................... 26
2. Kỹ thuật ương Tôm càng xanh .................................................................... 26
2.1. Chuẩn bị hệ thống ương ....................................................................... 26
2.2. Mật độ và phương pháp thả ương ........................................................ 28
2.3. Quản lý và chăm sóc bể ương .............................................................. 31
3. Kỹ thuật ương tơm tôm biển ....................................................................... 38
3.1. Chuẩn bị hệ thống ương ....................................................................... 38
3.2. Mật độ và phương pháp thả ương ........................................................ 38
3.3. Quản lý và chăm sóc bể ương .............................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47

iv


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơn học: THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUN MƠN NƯỚC NGỌT
VÀ LỢ
Mã mơn học: CNN408

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
Vị trí mơ đun: Là mơ đun chun mơn ngành Cao đẳng nuôi trồng thủy
sản. Mô đun cũng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện tay nghề về kỹ thuật sản xuất
giống, nuôi thương phẩm một số đối tượng nuôi chủ lực của ĐBSCL hiện nay
thơng qua thực nghiệm sản xuất.
Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên ngành bắt buộc thực hành rèn
luyện tay nghề.
Mục tiêu của mô đun:
Về kiến thức:
Khái quát được qui trình quản lý trại giống, cơ chế vận hành các trang thiết
bị, dụng cụ trong trại sản xuất giống, kế hoạch sản xuất giống các đối tượng cá,
tôm.
Xây dựng được kế hoạch nuôi vỗ, thực hành kỹ thuật sinh sản và ương một
số loài cá, tôm phổ biến vào điều kiện thực tế
Khái quát được phương pháp quản lý môi trường và sức khỏe trong ni
thương phẩm một số lồi cá, tơm bảo vệ mơi trường nuôi thủy sản
Về kỹ năng:
Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn cá, tơm bố mẹ, kích
thích sinh sản và ương một số lồi cá, tơm có giá trị kinh tế;
Vận hành thành thạo trong ni vỗ cá bố mẹ;
Thành thạo quản lý môi trường nuôi tôm, cá;
Kết hợp tốt trong thực hiện các bước kỹ thuật sản xuất giống một số đối
tượng thủy sản.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành thói quen bảo quản và sử
dụng hiệu quả các trang thiết bị, phối hợp với đồng nghiệp trong công tác.

v


Nội dung của môn học/mô đun:


Thời gian

Stt

Tên chương mục
Tổng số


thuyết

4

4

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Bài 1: Những Kiến thức cần
thiết trong quá trình thực
tập
1

1. Cách thức thu thập số liệu
và xử lý số liệu trong thực
tập
2. Cách trình bày một báo

cáo thực tập và báo cáo khoa
học

2

Bài 2: Sản xuất giống cá

80

1. Thiết bị và cơng trình sản
xuất giống cá.
1.1 Ni vỡ cá bố mẹ
1.3 Ương giống cá
2. Sinh sản nhân tạo một số
lồi cá có giá trị kinh tế
2.1 Sinh sản một số loài cá đẻ
trứng nổi
2.2 Sinh sản một số lồi cá đẻ

vi

80

Kiểm
tra
(định
kỳ)/Ơn
thi, thi
kết thúc
mơ đun



trứng bán trơi nổi
2.3 Sinh sản một số lồi cá đẻ
trứng dính
3. Kỹ thuật ương từ cá bột
lên cá giống
3.1 Chuẩn bị hệ thống ương
3.2 Mật độ và phương pháp
thả ương
3.3 Quản lý và chăm sóc bể
ương

Kiểm tra

1

Bài 3: Sản xuất giống tơm
1. Thiết bị và cơng trình sản
xuất giống tôm.
1.1 Hệ thống phụ trợ
1.2 Hệ thống ương tôm
2. Kỹ thuật ương tôm càng
xanh
2.1 Chuẩn bị hệ thống ương
3

2.2 Mật độ và phương pháp
thả ương


85

2.3 Quản lý và chăm sóc bể
ương
3. Kỹ thuật ương tôm biển
3.1 Chuẩn bị hệ thống ương
3.2 Mật độ và phương pháp
thả ương
3.3 Quản lý và chăm sóc bể
ương
vii

85


Kiểm tra
Tổng hợp số liệu và viết báo
cáo

1
8

8

Thi kết thúc mô đun
Cộng

1
180


viii

4

173

3


BÀI 1
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
MĐ25-01
Giới thiệu:
Nhằm giúp cho sinh viên trang bị những kiến thức cần thiết trong q trình
thực tập cũng như hồn thiện viết bài báo cáo kết thúc mô đun.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Trình bày được các thu thập, xử lý các số liệu trong thực tập.
Về kỹ năng: Thu thập được số liệu và xử lý số liệu trong thực tập; Hoàn
thiện một bài báo cáo chuẩn.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành thói quen bảo quản và sử
dụng hiệu quả các trang thiết bị, phối hợp với đồng nghiệp trong công tác.
1. Cách thức thu thập số liệu và xử lý số liệu trong thực tập
1.1. Các số liệu cần thu thập
1.1.1. Thu số liệu sản xuất giống cá
- Nhiệt độ:
+ Tính được nhiệt độ trung bình bố trí cá bố mẹ sinh sản:
Sau khi bố trí cá vào bể sinh sản khoảng 30 phút đo nhiệt độ 1 lần đến khi
cá sinh sản.
+ Tính được nhiệt độ trung bình khi ấp trứng:
Sau khi bố trí ấp trứng vào bể khoảng 30 phút đo nhiệt độ 1 lần đến khi cá

nở.
- Thời gian:
+ Thời gian hiệu ứng thuốc: được tính từ lần tiêm cuối cùng đến khi cá đẻ
trứng đồng loạt.
+ Thời gian cá nở: tính từ lúc trứng cá thụ tinh đến khi cá nở đồng loạt
- Tỷ lệ cá đẻ (%) = Số cá cái đẻ / Số cá cái tham gia sinh sản x 100
- Sức sinh sản tương đối (trứng/kg) = Số trứng thu được / Trọng lượng cá
cái tham gia sinh sản
- Tỷ lệ thụ tinh (%) = Tổng số trứng thụ tinh / Tổng số trứng quan sát x 100
- Tỷ lệ nở (%) = Tổng số trứng nở / Tổng số trứng thụ tinh x 100
1


1.1.2. Thu số liệu ương cá giống
TLS (%) = số cá hương (giống) thu được / Số cá bột (hương) thả ban đầu x
100
1.1.3. Thu số liệu ương tôm
* Công thức tính tỉ lệ sống của ấu trùng và tơm post
Tổng số ấu trùng +Tổng số Post x 100%
Tỷ lệ sống =
Tổng số ấu trùng bố trí

-

Cơng thức tính tỉ lệ chuyển post:
Post x 100
Tỉ lệ chuyển Post =
Tổng số ấu trùng bố trí

1.2. Các cách xử lý số liệu

Xử lý số liều bằng phần mềm Excel 2016.
2. Cách trình bày một báo cáo thực tập và báo cáo khoa học
2.1 Cách tra cứu tài liệu tham khảo
2.2 Cách trình bày báo cáo thực tập
2.3 Cách trình bày báo cáo khoa học

2


BÀI 2
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ
MĐ25-02
Giới thiệu:
Chất lượng giống thủy sản tốt là yếu tố quyết định thắng lợi đến vụ nuôi.
Mô đun Sản xuất giống cá giúp sinh viên vận hành quy trình sản xuất một số
lồi nhóm cá đẻ trứng dính, trứng nổi và trứng bán trơi nổi.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Khái quát được qui trình quản lý trại giống, cơ chế vận hành các trang
thiết bị, dụng cụ trong trại sản xuất giống, kế hoạch sản xuất giống cá.
Xây dựng được kế hoạch nuôi vỗ, thực hành kỹ thuật sinh sản và ương
một số loài cá phổ biến vào điều kiện thực tế
Khái quát được phương pháp quản lý môi trường và sức khỏe trong ni
thương phẩm một số lồi cá bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
Kỹ năng:
Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn cá bố mẹ, kích
thích sinh sản và ương một số lồi cá có giá trị kinh tế.
Thực hiện các cơng việc quản lý trại giống, cơ sở nuôi thương phẩm và
các bước kỹ thuật nuôi cá thâm canh.
Kết hợp tốt trong thực hiện các bước kỹ thuật sản xuất giống một số đối

tượng thủy sản.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành thói quen bảo quản và sử
dụng hiệu quả các trang thiết bị, phối hợp với đồng nghiệp trong cơng tác.
1. Thiết bị và cơng trình sản xuất giống cá
1.1. Dụng cụ và thiết bị phục vụ cá đẻ
Dụng cụ và thiết bị phục vụ cá đẻ được xác định trên cơ sở tập tính sinh
thái đẻ trứng của cá. Do sự đa dạng về tập tính sinh thái đẻ trứng nên có nhiều
dụng cụ và thiết bị phục vụ cá đẻ:
3


Máy bơm nước
Máy sục khí
Lưới kéo cá bố mẹ
Kính hiển vi
Kính nhìn nổi
Dụng cụ mổ cá
Đĩa Petri
Khai nhựa
Cân điện tử
Sổ ghi chép, dụng cụ đánh dấu
Thau, xô, ca nhựa, khăn, muổng. vợt, lông gà, băng ca bắt cá, cối xứ nghiền
não thùy, kim tiêm, ống chích, lưới đậy bể đẻ …
Hệ thồng bể Composite, bể chứa cá bố mẹ, bình Weys, vv…
Nước muối sinh lý., Tanin
Formalin, acid acetic, ethanol
Từ ao lắng: sử dụng lục bình lọc trong nước cung cấp cho cá hệ thống thí
nghiệm trong trại, bể để, bể ấp.
Từ nước máy: Sử dụng cho hệ thống bình weys, sinh hoạt trong trại thực
nghiệm

Nước sông lắng lọc
HCG (Human Chorionic Gonadotropin), 10.000UI/ lọ
LHRH-a, 200g/ lọ
DOM vỉ 10 viên
Não thùy cá chép (ngâm sẵn trong aceton)
1.2. Dụng cụ và thiết bị phục vụ ương giống cá
Dụng cụ và thiết bị phục vụ ương cá giống được xác định trên cơ sở tập
tính sinh học của từng lồi cá. Do đó thiết kế ao ương và bể ương phù hợp với
từng loài cá là rất quan trọng, dụng cụ và thiết bị phục vụ ương cá bao gồm: Bể
ương cá bằng composite 1, 2, 4m3. Máy bơm nước. Máy sục khí. Ao ương cá có
diện tích từ 1.000 – 10.000 m2. Lưới kéo cá giống,….

4


2. Sinh sản nhân tạo một số lồi cá có giá trị kinh tế
2.1. Sinh sản một số loài cá đẻ trứng nổi
2.2.1. Sinh sản cá Rô đồng
a. Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Có thể sử dụng các bồn cement, bồn Composite, thau mủ hoặc đóng thùng
cây lót cao su. Mực nước tối thiểu 0.2-0.5m và có hệ thống phun nước để kích
thích cá đẻ trứng.
b. Chọn cá sinh sản
Chọn cá cái có bụng to mềm, lỡ sinh dục lồi. Cá đực nên chọn những cá thể
có trọng lượng tương đương với cá cái, cơ thể thon dài, vuốt nhẹ gần lỡ sinh dục
có một chút tinh dịch màu trắng chảy ra.
c. Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng
Muốn kích thích cá sinh sản tốt cần phải dựa vào nhiều chỉ tiêu như: Màu
sắc trứng, kích thước trứng, tỷ lệ trứng đạt giai đoạn IVc.
Hoạt chất chủ yếu được sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá là não thùy

(tuyến yên) lấy từ cá và hCG (human Chorionic Gonadotropin) hay cịn gọi là
kích dục tố (KDT) nhau thai, LH.RH-a kết hợp với domparidone
Đối với cá Rô đồng, HCG có tác dụng tốt khi kích thích sinh sản với liều
2500-3000UI/kg cá cái hoặc LH.RHa với liều 80-100g + 8 - 10mgDOM /kg cá
cái. Cá chỉ chích 1 lần.
d. Bố trí cho cá sinh sản
Sau khi tiêm kích tố xong, tiến hành thả cá vào các dụng cụ cho đẻ, bố trí
cá với tỷ lệ đực: cái là 1:1. Úp ngược lá môn, lá sen lên mặt nước hay cuốn lá
cỏ, rau muống cho cá làm tổ đẻ. Vị trí đặt bể nên chọn nơi tối và yên tĩnh.
Khoảng 6-8 tiếng sau chích kích thích tố cá sẽ đẻ trứng, chờ cá đẻ xong vớt
trứng ấp ở nơi khác.
e. Ấp trứng
Đối với trứng cá Rô đồng khi ấp khơng cần mực nước sâu, trung bình 0.20.4m, nhưng diện tích mặt thống cần phải bảo đảm để trứng tiếp xúc nhiều với
khơng khí. Trong q trình ấp trứng cần có chế độ thay nước 1-2 lần/ngày. Thời
gian phát triển phôi cuả cá Rô đồng 12-14 tiếng ở nhiệt độ nước 28-290C.

5


2.2.2. Sinh sản cá sặc rằn
a. Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Có thể sử dụng thau, xơ nhựa, bể xi măng, bể composite,...cho cá đẻ từ 1
khối trở lên, mực nước tối thiểu từ 0,2−0,5m. Sử dụng lá môn, lá sen, rau muống
hay cỏ để cá làm tổ đẻ. Lưu ý, nên bố trí nhiều tổ cho cá vì mỗi cặp cá sẽ làm
một tổ đẻ.
b. Chọn cá sinh sản
+ Cá cái: chọn cá cái có bụng to trịn, mềm đều, lỗ sinh dục nở rộng, da
bụng mỏng. Chú ý, cần chọn cá cái khỏe mạnh, không bị xây xát hay khuyết tật.
+ Cá đực: cá khỏe mạnh, không bị xây xát hay khuyết tật. Nên chọn cá đực
thon dài, vi lưng nhọn và dài qua cuống đuôi, màu sắc thân sặc sỡ, các sọc rõ

trên thân.
c. Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng
+ Cá cái: sử dụng (3000−3500 UI HCG)/kg cá cái.
+ Cá đực: Sử dụng hormone tương tự nhưng liều chỉ bằng 1/5 – 1/3 liều
của cá cái. Tiêm cá đực cùng thời điểm với cá cái.
Vị trí tiêm kích tố: gốc vi ngực. Lưu ý, mũi kim không nên sâu quá 3cm và
nên tiêm cho mũi kim nghiêng 450 so với trục thân.
d. Bố trí cho cá sinh sản
Sau khi tiêm kích tố xong, tiến hành thả cá vào các dụng cụ cho đẻ, bố trí
cá với tỷ lệ đực: cái là 1:1. Úp ngược lá môn, lá sen lên mặt nước hay cuốn lá
cỏ, rau muống cho cá làm tổ đẻ. Vị trí đặt bể nên chọn nơi tối và yên tĩnh.
Sau 18−22 giờ, cá bắt đầu phun bọt làm tổ và đẻ trứng. Chờ khoảng 30−60
phút cho cá đẻ xong rồi vớt trứng chuyển sang bể khác để ấp.
e. Ấp trứng
Đối với trứng cá sặc rằn khi ấp không cần mực nước sâu, trung bình 0.20.4m, nhưng diện tích mặt thống cần phải bảo đảm để trứng tiếp xúc nhiều với
không khí. Trong q trình ấp trứng cần có chế độ thay nước 1-2 lần/ngày. Thời
gian phát triển phôi cuả cá sặc rằn 15-17 tiếng ở nhiệt độ nước 28-290C.
2.2. Sinh sản một số lồi cá đẻ trứng bán trơi nổi
2.2.1. Kỹ thuật sinh sản cá mè vinh
a. Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Có thể sử dụng bể composite, bể vòng...cho cá đẻ, mực nước tối thiểu từ
0,8−1,0m. Sử dụng lưới che đậy.
6


b. Chọn cá sinh sản
+ Cá cái: chọn cá cái có bụng to trịn, mềm đều, lỡ sinh dục nở rộng, hơi lồi
và có màu hồng. Chú ý, cần chọn cá cái khỏe mạnh, không bị xây xát hay
khuyết tật.
+ Cá đực: cá khỏe mạnh, không bị xây xát hay khuyết tật. Nên chọn cá đực

có nắp mang, vẩy đường bên, vây ngực có nốt sần và nhám. Cá đực thành thục
tốt khi vuốt nhẹ ở lỡ sinh dục có sẹ màu trắng sữa đặc chảy ra. Thao tác đánh
bắt, tuyển chọn cá đực cần nhẹ nhàng vì tinh dịch cá đực dễ dàng chảy ra ngoài
khi cá hoạt động mạnh.
c. Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng
+ Cá cái: có thể sử dụng (70−100μg LRHa + 7−10 mg DOM)/kg cá cái.
+ Cá đực: Sử dụng hormone tương tự nhưng liều chỉ bằng 1/5 – 1/3 liều
của cá cái (cá thành thục tốt không cần tiêm hormon). Tiêm cá đực cùng thời
điểm với cá cái.
Vị trí tiêm kích tố: gốc vi ngực hoặc vi bụng. Lưu ý, mũi kim không nên
sâu quá 3cm và nên tiêm cho mũi kim nghiêng 450 so với trục thân.
d. Bố trí cho cá sinh sản
Sau khi tiêm kích tố xong, tiến hành thả cá vào bể, có thể bố trí cá với tỷ lệ
đực:cái là 1:1. Nên cho mực nước trong bể khoảng 0,8−1,0 m và phía trên bể có
bố trí lưới che đậy, đề phịng cá nhảy ra ngồi. Bể cho đẻ cần được trang bị hệ
thống sục khí đầy đủ cũng như nguồn nước trong sạch nhằm đảm bảo những
điều kiện thuận lợi nhất cho cá sinh sản. Vị trí đặt bể nên chọn nơi tối và yên
tĩnh.
Khoảng 5 – 8 giờ sau khi tiêm cá mè vinh sẽ đẻ. Lúc này, trong bể xuất
hiện nhiều bọt lớn và có mùi tanh, có thể nghe được tiếng kêu u.u...từ bể. Chờ
khoảng 30−60 phút cho cá đẻ xong rồi vớt trứng chuyển sang bể khác để ấp.
e. Ấp trứng
Trứng cá mè vinh thuộc loại trứng bán trôi nổi nên cần tạo điều kiện cho
trứng lơ lửng trong nước như tạo dịng chảy hay sục khí cho trứng. Thao tác thu
vớt trứng và định lượng cũng cần hết sức nhẹ nhàng, tránh làm vỡ trứng cá. Bể
ấp được giữ ở nhiệt độ 28 – 290C, thời gian cá nở 10 – 12 giờ.
2.2.2. Kỹ thuật sinh sản cá linh
a. Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Có thể sử dụng bể composite, bể vòng...cho cá đẻ, mực nước tối thiểu từ
0,8−1,0m. Sử dụng lưới che đậy.

7


b. Chọn cá sinh sản
+ Cá cái: chọn cá cái có bụng to trịn, mềm đều, lỡ sinh dục nở rộng, hơi lồi
và có màu hồng. Chú ý, cần chọn cá cái khỏe mạnh, không bị xây xát hay
khuyết tật.
+ Cá đực: cá khỏe mạnh, không bị xây xát hay khuyết tật. Nên chọn cá đực
có nắp mang, vẩy đường bên, vây ngực có nốt sần và nhám. Cá đực thành thục
tốt khi vuốt nhẹ ở lỡ sinh dục có sẹ màu trắng sữa đặc chảy ra. Thao tác đánh
bắt, tuyển chọn cá đực cần nhẹ nhàng vì tinh dịch cá đực dễ dàng chảy ra ngoài
khi cá hoạt động mạnh.
c. Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng
+ Cá cái: có thể sử dụng (70−100μg LRHa + 7−10 mg DOM)/kg cá cái.
+ Cá đực: Sử dụng hormone tương tự nhưng liều chỉ bằng 1/5 – 1/3 liều
của cá cái. Tiêm cá đực cùng thời điểm với cá cái.
Vị trí tiêm kích tố: gốc vi ngực hoặc vi bụng. Lưu ý, mũi kim không nên
sâu quá 3cm và nên tiêm cho mũi kim nghiêng 450 so với trục thân.
d. Bố trí cho cá sinh sản
Sau khi tiêm kích tố xong, tiến hành thả cá vào bể, có thể bố trí cá với tỷ lệ
đực:cái là 1:1. Nên cho mực nước trong bể khoảng 0,8−1,0 m và phía trên bể có
bố trí lưới che đậy, đề phịng cá nhảy ra ngoài. Bể cho đẻ cần được trang bị hệ
thống sục khí đầy đủ cũng như nguồn nước trong sạch nhằm đảm bảo những
điều kiện thuận lợi nhất cho cá sinh sản. Vị trí đặt bể nên chọn nơi tối và yên
tĩnh.
Khoảng 8 – 10 giờ sau khi tiêm cá linh sẽ đẻ. Lúc này, trong bể xuất hiện
nhiều bọt lớn và có mùi tanh, có thể nghe được tiếng kêu ẹt.ẹt...từ bể. Chờ
khoảng 30−60 phút cho cá đẻ xong rồi vớt trứng chuyển sang bể khác để ấp.
e. Ấp trứng
Trứng cá linh thuộc loại trứng bán trôi nổi nên cần tạo điều kiện cho trứng

lơ lửng trong nước như tạo dịng chảy hay sục khí cho trứng. Thao tác thu vớt
trứng và định lượng cũng cần hết sức nhẹ nhàng, tránh làm vỡ trứng cá. Bể ấp
được giữ ở nhiệt độ 28 – 290C, thời gian cá nở 9 – 10 giờ.
2.3. Sinh sản một số loài cá đẻ trứng dính
2.3.1. Kỹ thuật sinh sản cá chép
a. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản

8


+ Cá cái: chọn cá cái có bụng to trịn, mềm đều, lỡ sinh dục nở rộng, hơi
lồi và có màu hồng. Chú ý, cần chọn cá cái khỏe mạnh, không bị xây xát hay
khuyết tật.
+ Cá đực: cá khỏe mạnh, không bị xây xát hay khuyết tật. Nên chọn cá đực
có nắp mang, vẩy đường bên, vây ngực có nốt sần và nhám. Cá đực thành thục
tốt khi vuốt nhẹ ở lỡ sinh dục có sẹ màu trắng sữa đặc chảy ra.
b. Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ
Có thể cho cá đẻ nhân tạo bằng cách vuốt trứng hay để cho cá tự bắt cặp đẻ
trứng dính vào giá thể.
c. Cho cá tự đẻ vào giá thể
Giá thể cho cá đẻ có thể là xơ dừa, xơ cau, sợi nylon xé nhuyễn hay bằng rễ
lục bình đã rửa sạch. Nếu ấp trứng cá trên cạn thì cần có các khung lưới ấp và hệ
thống phun mưa nhân tạo. Nếu ấp trứng ướt thì chuẩn bị bình Weys để ấp trứng.
Ngồi ra cần có các bể xi măng hay bể composite rộng rãi, nguồn nước
mát, bơm phun mưa nhân tạo cho bể đẻ.
d. Cho cá đẻ nhân tạo
Các dụng cụ để thụ tinh nhân tạo như: khăn lau, thau khô và sạch, lông gà
mịn và các dung dịch khử dính như dung dịch NaCl + Urea, dung dịch tanin
1,5‰.
Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng:

+ Cá cái: có thể sử dụng (70−100μg LRHa + 7−10 mg DOM)/kg cá cái.
+ Cá đực: Sử dụng hormone tương tự nhưng liều chỉ bằng 1/5 – 1/3 liều của
cá cái. Tiêm cá đực cùng thời điểm với cá cái.
Vị trí tiêm kích tố: gốc vi ngực hoặc vi bụng. Lưu ý, mũi kim không nên sâu
quá 3cm và nên tiêm cho mũi kim nghiêng 450 so với trục thân.
e. Bố trí cho cá sinh sản
Sau khi tiêm kích tố xong, tiến hành thả cá và cho giá thể vào bể. Nếu cho
cá tự bắt cặp đẻ trứng, nên thả cá vào bể với tỷ lệ đực: cái là 1:1, tiến hành phun
mưa nhân tạo để tạo dòng nước mát cho cá sinh sản. Vị trí đặt bể nên chọn nơi
tối và yên tĩnh. Sau 5−7 giờ, cá bắt đầu rụng trứng. Thông thường, khi sắp tới
thời điểm cá đẻ, cá thể hiện sự hưng phấn như rượt đuổi nhau, bơi thành từng
cặp nối đuôi nhau. Chờ khoảng 30−60 phút cho cá đẻ xong rồi vớt giá thể chứa
trứng chuyển sang bể ấp hay ấp trên khung lưới.

9


Nếu sử dụng phương pháp cho đẻ nhân tạo, sau 5−7 giờ kiểm tra sự rụng
trứng của cá. Biểu hiện của cá khi sắp rụng trứng cũng giống như trên và tiến
hành vuốt trứng.
Trứng được vuốt vào thau khô, sạch. Sau đó, bắt cá đực vuốt tinh trực tiếp
lên trứng. Lưu ý, trước khi trộn trứng và tinh trùng cần tránh tiếp xúc với nước.
Sử dụng lông gà khuấy đều hỗn hợp tinh trùng và trứng. Sau khoảng 1 phút, cho
dung dịch thụ tinh vào và đảo đều trong khoảng 120 phút. Trong quá trình này,
chú ý thay dung dịch thụ tinh mới khi dung dịch trở nên đục và có nhiều bọt.
Sau đó, chắt bỏ hết dung dịch, tiến hành khử dính với dung dịch tanin 1,5‰
trong khoảng 3−5 giây, chắt bỏ nước rồi rửa lại bằng nước thường. Nếu trứng
vẫn cịn dính thì tiếp tục làm như vậy 2−3 lần cho đến khi hết dính. Khi trứng đã
hết dính, đem trứng ấp trong bể vịng hay bình Weys.
2.3.2. Kỹ thuật sinh sản cá trê vàng

a. Chọn cá bố mẹ
Cá Trê cái khi thành thục có bụng to, mềm đều, lỡ sinh dục hình vành
khun và phồng to thường có màu đỏ nhạt. Lấy ngón tay vuốt nhẹ bụng cá từ
trên xuống thấy có trứng chảy ra, kích cỡ trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc
đặc trưng.
Con đực có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và
nhỏ, phần nhơ ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa
sinh sản có màu hồng nhạt. Tỷ lệ cá đực : cá cái tham gia sinh sản là 1:3 hoặc
1:5.
b. Hormone kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng
Hormon HCG:
Liều lượng HCG cá cái 4000 – 5000 UI/1kg cá cái. Kích thích cá đực
cùng thời điểm với liều quyết định cho cá cái với liều lượng bằng 1/4 - 1/5 liều
cá cái. Sau khi tiêm xong cho cá đực và cá cái vào bể riêng biệt. Tỉ lệ đực cái
tham gia sinh sản là 1/4 - 1/5.
Hormon LRHa:
Liều lượng LRHa 80 - 100 mg LH-RHa + 8 – 10mg/1kg cá cái. Kích
thích cá đực Liều lượng LRHa 20 - 30 mg LH-RHa cùng thời điểm với liều
quyết định cho cá cái. Sau khi tiêm xong cho cá đực và cá cái vào bể riêng biệt.
Tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản là 1/4 - 1/5.
Cách tiêm: Vị trí tiêm kích dục tố có thể là gốc vây ngực, xoang bụng
hoặc trên cơ lưng của cá. Thường tiêm trên cơ lưng sẽ an toàn và dể dàng hơn.
Thời gian hiệu ứng kích dục tố của cá Trê từ 12 – 15 giờ, kể từ khi kích thích cá
10


bằng liều quyết định thì cá sẽ rụng trứng. Đối với phương pháp sinh sản nhân
tạo thì việc xác định thời điểm rụng trứng này rất quan trọng, vì yếu tố này ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ tinh của trứng, nếu trễ hoặc sớm hơn cũng không tốt.
c. Bố trí cho cá sinh sản

Cá đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên
Sau khi kích thích cá bằng kích dục tố, bố trí cá theo tỷ lệ đực:cái là 1:1
vào bể đẻ có độ sâu mực nước từ 20 – 40 cm. Bể đẻ có diện tích từ 2 – 20 m2
trong đó có để sẵn giá thể là gạch đối với cá Trê phi và xơ dừa hoặc xơ nilon cho
cá Trê vàng, nên căng một tấm lưới dưới đáy bể để hứng những trứng rơi rớt
không bám trên giá thể. Mật độ cá thả vào bể là 5 cặp cá bố mẹ/m2. Chờ cá sinh
sản xong, tiến hành vớt giá thể có trứng bám vào đem sang bể ấp.
Thụ tinh nhân tạo
Có thể chủ động vuốt trứng cá và mổ lấy tinh cá đực để tiến hành thụ tinh
nhâ tạo.
Tách cá cái và cá đực bố mẹ trong hai bể khác nhau theo tỷ lệ 3 – 5 cá cái/
1 cá đực. Sau khi kích thích cá bằng kích dục tố ta cần phải xác định chính xác
thời điểm rụng trứng của cá cái để tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo. Vì
cá đực rất khó vuốt lấy tinh dịch, do đó cần mổ bụng cá đực để lấy tinh sào.
– Chuẩn bị dụng cụ
+ Khăn, dao hay kéo để mổ bụng cá đực lấy tinh sào.
+ Thau nhỏ để chứa trứng, chén để chứa tinh sào cá đực.
+ Nước muối sinh lý hay dịch truyền.
+ Giá thể để rắc trứng nên làm bằng khung lưới.
– Tiến hành thụ tinh nhân tạo
+ Tiến hành mổ cá đực lấy tinh sào ngay trước thời điểm cá rụng trứng.
+ Vuốt trứng cá cái vào thau cần lau khô và sạch thau trước khi chứa trứng.
Trước khi vuốt trứng cần lau tay và thân cá khô ráo để tránh nước rơi vào thau
trứng.
+ Dùng kéo cắt nhỏ tinh sào, sau đó vắt lấy phần tinh dịch vào trứng.
+ Trộn lẫn tinh dịch vào thau trứng, dùng lông gia cầm (lông vịt) khuấy
đều trong một phút để trứng và tinh dịch hòa lẩn vào nhau. Nếu thấy đặc quá ta
cần thêm nước cất để gia tăng sự tiếp xúc với trứng của tinh trùng do tinh trùng
vận động tốt hơn trong mơi trường nước. Sau đó rửa trứng bằng nước sạch.


11


+ Rắc đều trứng lên khung lưới được bố trí sẳn trong bể ấp, tránh rắc quá
dày trứng dể bị hư.
d. Ấp trứng
Dụng cụ ấp có thể là bể xi măng, composite hay bể lót bằng bạt nilon. Diện
tích bể từ 1 – 20 m2. Độ sâu mực nước từ 20 – 60 cm. Mật độ ấp từ 20.000 –
30.000 trứng/m2. Trứng cá phải ngập vào trong nước. Cần cung cấp nước mới
liên tục và oxy đầy đủ, nhất là ở thời điểm trước và sau khi nở phải đãm bảo từ 5
– 6 mg/lít. Độ pH dao động từ 6,5 – 7,5. Nhiệt độ nước bể ấp từ 25 – 330C,
nhưng tối ưu là từ 28 – 300C. Môi trường nước phải sạch, không được để nước
hư thối làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cá. Trong q trình ấp khơng
được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào và nhiệt độ nước phải ổn định không được
chênh lệch quá 20C. Thời gian phôi phát triển đến khi nở thành cá bột là 20 giờ
ở cá Trê phi và 22 – 23 giờ ở cá Trê vàng.
Sau khi cá nở, tiến hành vớt giá thể ra. Cần thao tác nhẹ nhàng để tách
trứng ung ra khỏi bể, nhằm giúp bể ương sạch hơn, làm tăng tỷ lệ sống của cá
bột. Tiếp tục giữ cá ở bể ấp từ 2 – 3 ngày thì chuyển sang giai đoạn ương cá
giống. Có thể sử dụng tiếp bể ấp làm bể ương cá bột hay vớt sang ao hoặc bể
ương khác. Lúc này cá bột có thể ăn được thức ăn bên ngoài.
3. Kỹ thuật ương từ cá bột lên cá giống
3.1. Chuẩn bị hệ thống ương
3.1.1. Tiêu chuẩn ao ương cá
Diện tích ao. Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở từng nơi, nhưng không nên ương
cá trong các ao quá nhỏ ( S<100-200 m2), mực nước q nơng (cạn). Vì điều
kiện môi trường của những ao như vậy thường biến đổi với biên độ lớn, từ đó
ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá và làm giảm tỷ lệ sống. Hiện nay, ao ương cá ở
các cơ sở sản xuất cá giống ở ĐBSCL có diện tích trung bình 500-1000m2, độ
sâu của mực nước trung bình 1,0-1,5m. Dĩ nhiên, diện tích ao lớn hơn, mực

nước sâu hơn thì năng suất cá ương sẽ cao hơn, nhưng trở ngại chính trong vấn
đề ương cá ở diện tích q lớn sẽ khó chăm sóc, quản lý.
Vị trí của ao ương phải gần nguồn nước tốt, khơng nên bố trí các ao ương
gần nguồn nước thải của các khu công nghiệp đặc biệt công nghiệp hoá chất, chế
biến. Nếu phải sử dụng nước thải để ương cá thì các nguồn nước thải đều phải
xử lý trước khi cho vào ao ương cá.
Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá của ao ương phải nằm trong giới hạn thích hợp
cho sự sinh trưởng của cá (Oxy: 3-5ppm, pH: 7-8, CH4, H2S, NH3<1ppm).

12


Nguồn thức ăn tự nhiên phải phong phú về thành phần, dồi dào về số lượng
đặc biệt là thành phần định tính và định lượng động vật phù du.
3.1.2. Cải tạo ao ương
Chuẩn bị ao trước khi thả cá ương là khâu cực kỳ quan trọng trong ương
nuôi cá giống; để tạo thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật phù du làm thức ăn
cho cá bột, nên chọn những ao cũ (đã được đào cách đây từ vài năm, đã được
dùng để nuôi cá thịt hoặc nuôi cá bốmẹ vài vụ sản xuất trước). Trước khi thả cá
bột ao được chuẩn bị trước, cũng tương tự như ao cá bố mẹ. Tuy nhiên, do cá
bột nhỏ sức để kháng và khả năng thích ứng với điều kiện mơi trường kém nên
ao cần được chuẩn bị kỹ càng hơn. Đặc biệt, khâu lọc nước vào ao phải được
thực hiện triệt để, lưới lọc nước phải dày hơn, lượng nước cấp cho ao chậm hơn
ao cá bố mẹ để triệt để ngăn chặn sinh vật tạp vào ao (nhất là cá dữ), bờ ao phải
được tu sửa đảm bảo không cho cá dữ có thể vượt qua. Dùng phân bón để bón
lót phân là cần thiết cho ương cá bột của tất cả các loài (khác với ao cá bố mẹ
một số lồi: lóc, trắm cỏ, tai tượng, bống tượng, khơng được bót lót). Có bón lót
thì sinh vật phù du mới phát triển kịp thời khi cá bột được thả xuống ao, sẽ giúp
giảm nhiều chi phí thức ăn trong q trình ương ni mà hiệu quả lại cao. Bón
lót phân hữu cơ được thực hiện trước khi thả cá 4 – 5 ngày và có bổ sung một

lượng phân vơ cơ sau khi đã bón lót phân hữu cơ 2 – 3 ngày. Số lượng phân sử
dụng bón lót cũng tương tự như đối với ao cá bố mẹ. Chuẩn bị ao xong, trước
khi thả cá, phải đạt một số chỉ tiêu mơi trường thích hợp cho cá bột cụ thể là:
Hàm lượng oxy hòa tan từ 3mg/l trở lên, độ trong 20 – 30cm, tảo 2 – 3 triệu tế
bào/l, động vật phù du: 2000 – 3000 cá thể/l; pH tốt nhất là 7 – 8.
3.2. Mật độ và phương pháp thả ương
3.2.1. Mật độ thả
Xác định thời điểm thả cả và mật độ thả là những chỉ tiêu kỹ thuật quan
trọng ảnh hưởng đến kết qquả ương. Mật độ cá bột thả được chi phối bởi lồi cá
thả là kích thước cá bột, lồi đó có hay khơng có cơ quan hơ hấp phụ, phương
thức ương (ương thẳng từ cá bột thành cá giống hay chỉ ương tới cá hương rồi
san thưa để ương thành cá giống), điều kiện mơi trường ao mang tính cục bộ
(chất lượng nước),...Căn cứ theo một số tiêu chí trên kết hợp với thực tiễn sản
xuất ở một số cơ sở ương cá tại Đồng bằng sông Cửu Long, mật độ thả cho các
loài như bảng dưới đây.

13


Bảng 1.1: Ngày tuổi cá bột và mật độ thả cá

Phương thức ương
Loài cá

Tuổi cá (số
giờ sau khi
nở)

Bột thành
giống

(con/m2)

Bột lên
hương
(con/m2)

Hương lên
giống
(con/m2)

Cá chép

45 - 50

100 - 150

200 - 300

50 - 70

Cá Tra

29 - 30

500 - 700

800 - 1000

100 – 120


Bống tượng

35 - 40

1000 - 1200

1500 - 2000

100 – 120

Cá Trê, Cá lóc 45 - 50

120 - 150

50 - 200

100 – 120

Thác lác

40 - 50

60 - 80

30 – 40

Cá Rô đồng,
sặc
rằn, 45 - 50
hường


600 - 700

900 - 1000

150 - 200

Mè vinh, he
35 - 40
vàng

500 - 600

700 - 800

80 - 100

Mè trắng, mè
hoa, trắm cỏ, 45 - 50
trôi trắng, trôi

100 – 120

200 - 250

50 - 60

120 - 150

3.2.2. Kỹ thuật thả cá bột

Thời điểm và thao tác thả cá ương: khi chuyển cá bột từ cơ sở cho cá đẻ về
ao ương là đã tạo nên sự thay đổi về môi trường sống của cá (có thể là rất lớn).
Như vậy rất dễ tạo sốc cho cá. Trong số các yếu tố môi trường dễ dàng gây sốc
nhất và thường gặp nhất là nhiệt độ nước. Người ương ni cá phải có biện pháp
hạn chế, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của hiện tượng đó. Bằng cách “thuần hóa” từ
từ. Cụ thể là giữ nguyên bao cá (còn oxy) thả xuống ao ương sau khoảng 30 – 60
phút tùy theo mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài bao rồi mới thả cá.
Khi thả cá thì nghiêng nhẹ bao cho nước chảy từ từ ra ngồi có mang theo cá.
Thời điểm thả cá trong ngày được chọn nên là lúc nhiệt độ thích hợp, ao
khơng thiếu oxy. Đáp ứng được u cầu đó, thời điểm thả cá nên được chọn từ 8

14


– 9 giờ sáng. Thường lúc này ở Đồng bằng sơng Cửu Long nhiệt độ thích hợp
cho cá, đã có tảo quang hợp trong ao nên lượng oxy khá cao.
3.3. Quản lý và chăm sóc bể ương
3.3.1. Khẩu phần và phương pháp cho ăn
Thức ăn (áp dụng cho 1.000 m2 tương đương 500.000 – 800.000 cá bột)
Thời gian cho ăn: Buổi sáng 6 – 7 giờ, Buổi trưa 10 – 11 giờ, Buổi chiều 16
– 17 giờ, Buổi tối 20 - 21 giờ.
Giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương (cá 21 ngày tuổi)
Tuần thứ nhất (tính từ ngày thả bột):
Bảng 2.2: Phương pháp gây thức ăn tự nhiên trong tuần thứ nhất

Phương pháp

Nguyên liệu

Cách sử dụng


Số lần/ngày

Cách 1

Thức ăn dạng bột Trộn đều với nước ủ 4 - 5 lần/ngày
(40% đạm) 0,5 kg + lên men (10 - 12 giờ),
50 gram Men bánh mì hịa với nước tạt
xuống ao

Cách 2

Thức ăn dạng bột Trộn đều với nước ủ 4 - 5 lần/ngày
(40% đạm) 2 kg + 50 lên men (10 - 12 giờ),
gram Enzym
hòa với nước tạt
xuống ao

Cách 3

Bột cá 0,5 kg + Bột
đậu nành 0,5 kg +
Cám 0,5 kg + Men
bánh mì 50 gram

Trộn đều với nước ủ 4 - 5 lần/ngày
lên men (10 - 12 giờ),
hòa với nước tạt
xuống ao


Cách cho ăn : Hồ tan hỡn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao
Bổ sung khoáng tạt vào lúc 7 - 8 giờ sáng: 1 kg/1000 m2.
Số lượng thức ăn cho ăn tuỳ thuộc vào các yếu tố như: số lượng cá bột,
thành phần thức ăn tự nhiên trong ao nhiều hay ít (phiêu sinh động vật) màu
nước đục, ngà, trong hoặc xanh và tình hình cá bắt mồi mạnh hay yếu mà điều
chỉnh tăng thức ăn hay giảm thức ăn hoặc thay đổi thành phần thức ăn cho thích
hợp.
Tuần thứ hai (tính từ ngày thả bột):
Dùng 0,5 kg thức ăn dạng bột (40% đạm) cho 1.000 m2
15


Thức ăn được hòa với nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Một ngày tạt 3 – 4 lần.
Trong tuần này, cứ mỗi ngày tăng lên từ 15 – 20 % lượng thức ăn của ngày
hôm trước.
Cá bắt đầu lên móng và kết thành đàn bơi lội thành đàn cập vách ao để
kiếm ăn, lúc này chuyển thức ăn từ bột pha với nước sang thức ăn khô loại mảnh
hạt nhuyển.
Tuần thứ ba (tính từ ngày thả bột):
Sử dụng thức ăn cơng nghiệp phù hợp với kích cỡ miệng cá (30 - 40%
đạm) với khẩu phần 10 – 15 % trọng lượng đàn cá. Một ngày cho cá ăn 2 – 3 lần
và cần điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của cá.
Tập cho cá gom cầu và định lượng thức ăn lại cho hợp lý.
Sau khi ương được 21 ngày tuổi thành cá hương tiến hành thu hoạch hay
tiếp tục ương thành cá giống.
Giai đoạn ương từ cá hương (cá 21 ngày tuổi) đến cá giống
Sau khi thu hoạch cá 21 ngày tuổi tiến hành lọc cá cho đồng đều và san
thưa cá để tiếp tục ương thành cá giống.
Sử dụng thức ăn công nghiệp phù hợp với kích cỡ miệng cá (35 - 40%
đạm) với khẩu phần 8 – 10 % trọng lượng đàn cá. Một ngày cho cá ăn 1 – 2 lần

và cần điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của cá.
Sau khi ương đến 2 tháng đạt kích cỡ tiêu chuẩn cá giống tiến hành thu
hoạch cá giống chuyển sang ao nuôi cá thịt.
3.3.2. Quản lý mơi trường ao ni
Giai đoạn cịn nhỏ, nhất là cá bột, cá hương có sức sống thấp, khả năng
thích ứng với điều kiện mơi trường thấp nhất so với giai đoạn khác của chu kỳ
sống. Cá chỉ thích ứng với phạm vi biến đổi hẹp của các yếu tố mơi trường. Đó
là ngun nhân vì sao tỷ lệ sống của các trong giai đoạn ương giống rất thấp. Có
rất nhiều yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến giai đoạn ương. Trong giai đoạn
ương nên giữ các yếu tố mơi trường ở khoản thích hợp nhất cho cá, trong điều
kiện ao ương để cho cá tăng trưởng, phát triển tốt nên định kỳ kiểm tra các yếu
tố môi trường ao ương và đảm bảo đạt một số chỉ tiêu như sau:
a. Oxy hòa tan
Do đặc trưng giai đoạn này là độ dinh dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh
mà cá con có địi hỏi cao về hàm oxy hịa tan. Giai đoạn cịn nhỏ, cá con có

16


×