Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SỰ GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA VĂN HÓA THỜI GUPTA Ở ẤN ĐỘ VÀ VĂN HÓA ÓC EO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.41 KB, 14 trang )

SỰ GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA VĂN HÓA THỜI GUPTA
Ở ẤN ĐỘ VÀ VĂN HÓA ÓC EO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THS.NCS HÀ THỊ SƯƠNG
(TRƯỜNG ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM)
Thời Gupta ở Ấn Độ vốn là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử Ấn Độ. Trong tiến trình
lịch sử văn hóa Ấn Độ những chuyển biến trong hệ thống tín ngưỡng của Ấn Độ thời Gupta
cùng những thay đổi của Hindu giáo theo hướng phục vụ cho mục đích liên minh tất cả các
giáo phái, tất cả các đẳng cấp đã tạo điều kiện cho Hindu giáo phát triển với những thành
tựu rực rỡ trong văn hóa Ấn Độ. Sự chuyển biến này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn
hóa thế giới nói chung, trong đó có nền văn hóa Ĩc Eo – nền văn hóa vật chất của vương
quốc Phù Nam. Một lượng lớn các di vật mang phong cách giống với các phong cách nghệ
thuật thời Gupta ở Ấn Độ đã được tìm thấy ở trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo ở Nam
bộ. Đây là những cơ sở dữ liệu vật chất cho thấy mối giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa hai
nền văn hóa cổ.
1. Thời kỳ Gupta và văn hóa Gupta ở Ấn Độ
Nền đế chế Maurya đã đặt nền móng đầu tiên cho độc lập dân tộc và hợp nhất quốc
gia Ấn Độ. Sau khi triều đại này tan rã, Ấn Độ lại bị những thế lực bên ngoài xâm lấn và
những thế lực địa phương chia cắt. Ngay sau khi Asoka qua đời, chính quyền thống nhất
của trung tâm quốc gia khơng thể duy trì được nữa. Tình trạng này kéo dài trong vòng năm
thế kỷ. Trong thời gian đó, vùng Tây Bắc Ấn vẫn ln là mảnh đất giành giật của người
ngoại tộc1.
Vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, việc hợp nhất quốc gia và lấy lại chủ quyền dân
tộc được đặt ra, Mặc dù người Kushan đã bị Ấn Độ hóa nhiều và là những người bảo vệ và
xây dựng văn hóa Ấn, họ cũng khơng thể loại trừ được đòi hỏi về chủ quyền dân tộc nhân
dân Ấn. Cho nên khi có những dịng người mới từ ngoài tràn vào Ấn, Chandra Gupta,

1

Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr48.

1




người đứng đầu của dòng họ Gupta đã tiến hành cuộc chiến đấu đánh đuổi những người
ngoại tộc xâm lấn, mở đầu thời kỳ mới, thời kỳ của nền đế chế Gupta vào năm 320 sau
công nguyên2.
Vương triều Gupta tồn tại từ năm 320 tới 550 ở phần lớn Bắc Ấn Độ, Đông Nam
Pakistan, một phần của Gujarat và Rajasthan mà ngày nay là Tây Ấn Độ và Bangladesh.
Thủ đô của vương triều này ở Pataliputra, ngày nay là Patna, thuộc nhà nước Ấn hóa ở
Bihar3. Các vua Gupta khơng ngừng mở mang bờ cõi, thống nhất Ấn Độ sau nhiều thế kỷ
phân tán, loạn lạc. Vua Samuragupta chinh phục vùng Ahichchatra Padmavati (nay là
Maharastra Pradesh), Mathura, và Bulandshahar4.
Dười thời Gupta, đất nước được thái bình thịnh trị, đồng thời nền khoa học và mỹ
thuật phát triển không ngừng5. Các nhà sử học xếp triều Gupta ngang hàng với nhà Hán,
nhà Đường và Đế quốc La Mã như là những nền văn minh tiên tiến thời cổ. Các nhà sử học
xem thời Gupta là Thời kì hồng kim của Ấn Độ về mặt khoa học, tốn học, thiên văn học,
tơn giáo và triết học Ấn Độ. Chandra Gupta I, Samudra Gupta Đại đế và Chandra Gupta II
Đại đế chính là các vị vua đáng chú ý nhất của triều đại Gupta.Vào thế kỷ thứ 4 SCN, nhà
thơ Kalidasa, tin rằng nhà Gupta đã chinh phục khoảng 21 vương quốc, cả trong và ngoài
Ấn Độ, bao gồm các vương quốc của người Parasika (Ba Tư), người Huna, các bộ lạc
Kamboja nằm ở phía tây và phía đơng thung lũng sơng Oxus, người Kinnara, Kirata6. Việc
chinh phục các tiểu vương quốc của Ấn Độ dẫn đến sự hình thành đế quốc Gupta. Đế quốc
này đã thâu tóm một vùng rộng lớn từ Bắc Ấn đến cao nguyên Deccan và mở rộng đến
Rajasthan, Punjab, tiền Tây Ấn. Theo các bi khí để lại, vương quốc này cịn ẩn hưởng ra
các nước Đơng Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Ceybon, Phù Nam và các nước
Tây Á như Kushana và Shakas.

Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr49.
lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009.
4
D.N. Jha (1997), Ancient India, Manahar, New Delhi, page 98.

5
lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2015
6
Gupta Empire in India, art in the Gupta empire, Indian history – India. Indianchild.com. Truy cập 2011-11-21.
2
3

2


Chandra Gupta I đã chú ý nhiều đến sự phát triển kinh tế, đặt ra Bộ chuyên trách về
thủy lợi, xây dựng các đê đập, đào hồ chứa nước Sudacsana. Về chính trị, nhà vua dựa vào
hệ thống phái viên tình báo, được chia thành 5 loại để theo dõi giám sát tình hình dân
chúng7. Đỉnh cao của sáng tạo văn hóa thời kì này là các tuyệt tác kiến trúc, điêu khắc và
hội họa. Thời kì Gupta đã sản sinh ra các học giả như Kalidasa, Aryabhata, Varahamihira,
Vishnu Sharma và Vatsyayana, những người đã tạo ra những tiến bộ lớn trong nhiều lĩnh
vực học thuật8. Các cơng trình kiến trúc đồ sộ như cơng trình điêu khắc ở Sanchi, các tác
phẩn điêu khắc, hội họa đặc sắc, trường phái nghệ thuật Gandhara, Mathura và Amaravati
phát triển cực thịnh trong giai đoạn này. Những thiên sử thi đầu tiên của Ấn Độ cũng được
cho là đã được viết khoảng thời Gupta.
Ở Ấn Độ, từ đầu công nguyên đến thời Gupta, 2 tôn giáo Bà La Môn và Phật giáo
dần hội nhập vào tín ngưỡng dân gian, mơ phỏng lẫn nhau, tìm cách đồng hóa những thần
linh địa phương với những thần linh trong điện thờ của mình. Những nghi lễ tơn giáo cung
đình khơng cịn đủ ni sống họ, các giáo sĩ Bà La Mơn chỉ cịn là một tầng lớp đi kiếm
sống bằng việc cúng lễ tế trong những dịp lễ cưới, có thai, sinh con, đám tang, lễ vào nghề,
lễ gieo mạ, đuổi tà ma… cho các chủ đất và thương gia, không phân biệt tập cấp. Họ đi
vào các sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng và thị tộc; các thần linh thị tộc
được đưa lên ngang hàng với những thần linh Bà La Môn. Khơng những Krisna, thần thảo
dã, mà cả Phật Thích Ca và một vài vật tổ (totem) như Cá (Matsya), Rùa (Kurma), Heo
rừng (Varaha) cũng trở thành những hóa thân của thần Vishnu. Ngồi ra, Vishnu cịn được

thờ dưới dạng Người Sư Tử (Narasimha), Người Đầu Ngựa (Kalkin), người Lùn (Vamana),
tu sĩ Parasurama, Rama, Balarama (em của Kisna). Con khỉ Hanuman, một vị thần quen
thuộc của nông dân hồi trước, trở thành người hầu cận trung thành, bạn được của Rama.
Con rắn Naga, thần mang quả đất, cuộn tròn thân lại để làm giường ngủ cho Vishnu trên
mặt nước. Con rắn này, đồng thời cũng là dây đeo của thần Shiva và là vũ khí của Ganesa,
thần mình người Đầu Voi con của Shiva. Shiva là chúa tể của một số tiểu thần và quỷ sứ

7
8

Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, nxb Giáo dục, tr 35.
Gupta dynasty (Indian dynasty). Britannica Online Encyclopedia. Truy cập 2011-11-21.

3


mà một số là thần linh của một số xã thơn. Con bị Nandin được sùng bái ở Nam Ấn vào
thời đại đá mới, và đã xuất hiện trên nhiều con dấu trong văn hóa Indus, khơng có người
cưỡi, bây giờ trở thành vật cưỡi của Shiva và đồng thời cũng là một hóa thân của thần
Shiva. Những yếu tố mẫu hệ tồn tại qua sự đồng hóa Thánh Mẫu thần đất với vợ của các
vị thần, như Durga Parvati trở thành vợ của thần Shiva, Laskmi vợ của thần Vishnu. Những
vị thần mới này được sắp xếp trong điện thờ theo thứ bậc của một triều đình phong kiến,
dưới bóng mờ nhạt của vị thần tối thượng là thần Brahma, đã trở thành bất lực với các chư
thần trong thời đại mới9. Những hội nhập văn hóa trên đây đã làm thay đổi hẳn bản chất
của đạo Balamôn chuyển hóa nó thành một số tơn giáo mới mà các nhà nghiên cứu sau này
gọi chung bằng thuật ngữ Ấn Độ giáo10.
Thời đại Gupta những nét biến đổi trong tôn giáo này được tiếp thu và truyền bá ra
nhiều khu vực trên thế giới. Đặc biệt, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) phát triển, việc thờ
thánh tượng xuất hiện và trở thành một nét đặc trưng chi phối các trường phái nghệ thuật
lúc bấy giờ.

Thời kỳ Gupta là thời kỳ đỉnh cao của sự giàu có, thịnh vượng, đức hạnh và hạnh
phúc của dân Ấn. Trong tập ký sự của nhà sư Pháp Hiển, ông đã mô tả người dân Ấn người
người đều yên ổn, không gặp một tên cướp nào, không ai bị ngăn cản, ức hiếp. “Dân trong
xứ Đông mà sung sướng; không phải theo một nghi thức hành chính nào cả mà chẳng phải
tuân theo một vị phán quan nào; chỉ những người cày cấy đất nhà vua là phải nộp cho Quốc
gia một phần lợi tức thôi. Muốn đi đâu thì đi, muốn ở đâu thì ở. Nhà vua trị dân không bao
giờ xử trảm ai, cũng khơng phải dùng hình. Tội nhân chỉ phải đóng một số tiền phạt, ngay
như tái phạm tội phản nghịch mà cũng chỉ bị chặt bàn tay mặt thôi… Trong khắp nước
khơng có một người nào giết một sinh vật nào, họ không ăn tỏi, ăn hành. Chỉ trừ những
người Chadala… Xứ đó họ khơng ni heo, gà mái, cũng khơng bán súc vật; ở chợ không
thấy bán thịt, quầy rượu11.

9

Kosambi (1972), The culture and Civilisation of Ancient India in Historical Outline, New Delhi, tr166-176.
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1998), Địa chí Văn hóa Thành phồ Hồ Chí Minh tập IV: Tư tưởng và
tín ngưỡng, nxb Thành phồ Hồ Chí Minh, tr 34
11
Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch (2004), Lịch sử văn minh Ấn Độ, nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, tr153-154
10

4


Pháp Hiển còn nhận thấy rằng các tu sĩ Bà La Môn, từ thời Acoka không được các
vua triều đại Maurya hẫu đãi nữa. Đến thời Gupta, họ bắt đầu được đãi ngộ tốt, trở nên
giàu có, hống hách. Họ phục hồi truyền thống văn học thời tiền Thích Ca và đương làm
cho tiếng Sanscrit trở thành một thứ “thế giới ngữ” cho khắp các nhà trí thức Ấn Độ. Nhờ
ảnh hưởng của họ và nghệ thuật của Ấn Độ giai đoạn này phải triển lên tới đỉnh cao.
Dưới triều Gupta, Ấn Độ giáo đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là thời kỳ phục

hưng của kiến trúc Ấn giáo với sự xuất hiện của đền đài xây ngoài trời.
Về thịnh trị của Ấn Độ dưới triều đại Gupta đã được biểu hiện ở hai mặt: sự nở rộ
về kinh tế văn hóa ở trong nước và sự lan tỏa ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra nước ngồi.
Chính trong những thế kỷ này, theo chân các thương nhân và tăng ni, văn hóa cổ đại Ấn
Độ đã tiếp tục đi tới hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, hỗn dung với những nền văn hóa
bản địa tạo thành một trào lưu “Hinđu hóa” mạnh mẽ, đã từng được nhắc tới trong lịch sử.
Trong đó, văn hóa Óc Eo là một điển hình của sự ảnh hưởng và giao lưu này.
Đế chế dần dần suy yếu do nhiều nguyên nhân như mất dần các vùng lãnh thổ và
quyền lực hoàng đế gây ra bởi các chư hầu thuở trước của họ và cuộc xâm lược của dân
tộc Huna từ Trung Á. Sau khi đế quốc Gupta sụp đổ vào thế kỷ thứ 6, Ấn Độ, một lần nữa
được cai trị bởi rất nhiều vương quốc trong khu vực. Một dòng nhỏ của gia tộc Gupta tiếp
tục cai trị xứ Magadha sau khi đế quốc tan rã. Triều đại Gupta này cuối cùng bị lật đổ bởi
vị vua Vardhana Harsha Vardhana, người thành lập một đế chế trong nửa đầu của thế kỷ
thứ 712.
2. Sự giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Gupta ở Ấn Độ và văn hóa Ĩc Eo ở
Đồng bằng Sơng Cửu Long
Vào thời Gupta, con đường thương mại của Ấn Độ phát triển mạnh, mở rộng sang
phương Tây, Địa Trung Hải và Đông Nam Á trong đó nổi bật là thương mại giữa Ấn Độ
và vương quốc Phù Nam. Bằng còn đường thương mại, cùng với những thương nhân, nhà
truy cập ngày 15 tháng 10 năm
2015
12

5


truyền giáo, các nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhà khoa học, nhà thiên văn đã đi theo những con
thuyền lớn cập đến các khu vực khác nhau ở châu Á. Với nền văn minh đã phát triển ở đỉnh
cao, văn hóa Ấn Độ đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến tồn khu vực. Ban đầu chỉ có
những từ ngữ, khái niệm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và kỹ thuật được trao đổi; dần

dần các ý tưởng trìu tượng mang tính triết học, tơn giáo và văn hóa được các thương nhân
Ấn Độ truyền bá rộng rãi. Ảnh hưởng văn hóa Gupta đến văn hóa Ĩc Eo được thể hiện rõ
trong các lĩnh vực như: tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc, công nghệ, thiên văn học, thần thoại,
ngôn ngữ và văn học….13 . Có thể nói thương mại trong triều đại Gupta đạt được đỉnh cao
của sự phát triển và ảnh hưởng không những đến kinh tế trong nước mà cịn chi phối đến
văn hóa, xã hội, kinh tế của nhiều quốc gia trên con đường thương mại này. Theo truyền
thuyết, Kaundinya – một tăng lữ Bà la Môn từ Bắc Ấn Độ đã đến đây và lập ra vương quốc
Phù Nam, khởi đầu chính thức cho việc truyền bá văn hóa Ấn Độ. Song tài liệu thành văn
về vương quốc này rất ít ỏi. Sử Trung Quốc ghi lại rằng, khoảng vào năm 375, vương quốc
Phù Nam được đặt dưới sự trị vì của vua người Ấn Chanđan. Dù đánh giá ở dưới góc độ
nào thì các vua có gốc gác Ấn Độ mở đầu cho thời kỳ “Ấn Độ hóa” lần thứ 2 đối với Phù
Nam14.
2.1. Tôn giáo
Về mặt tôn giáo, hầu như tất cả thần linh Ấn Độ giáo, các biểu tượng của họ và hình
tượng Phật giáo thời kỳ Gupta ở Ấn Độ đều được tìm thấy ở các di chỉ văn hóa Ĩc Eo như:
Phật giáo:
Tượng Phật đứng tư thế lệch hông nhẹ (Abhanga) là cách tạc tượng phong cách
nghệ thuật Gupta, đặc biệt là từ trường phái Sarnath. Tượng đứng lệch hông nhẹ về bên
phải, chỉ nhận thấy đầu gối trái hơi chung, đùi trái hơi nổi hơn đùi phải. Tư thế gần đứng
thẳng, hai chân khá to, chắc khỏe. Cơ thể mang phong cách tả thực như phần bụng hơi nổi,

lưu ngày 15 tháng 10
năm 2015
14
TS. Nguyễn Công Khanh (2001), “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử”,
Trong Một số chuyên đề lịch sử thế giới, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr116.
13

6



mơng có hình khối rõ ràng. Có chỏm Usnisa hơi nổi hoặc có hình búp sen. Cổ thường to…
Trong văn hóa Ĩc Eo Tượng mang phong cách nghệ thuật này nhưng được tạc từ gỗ đã
phát hiện ở Gò Tháp (5 pho tượng), Giồng Xoài (Kiên Giang – 4 pho tượng), Giồng Xồi
(An Giang), Nhơn Nghĩa (Cần Thơ) và Bình Hòa (Đồng Tháp Mười)15.

Tượng Phật bằng đồng ở Sarnath thời kỳ Gupta
Nguồn: />
BTĐT-CV-1250
(Hình chụp tại Bảo tàng Đồng Tháp)

Tượng Phật bằng đá tạc trong tư thế đứng có lối trang phục mặc áo cà sa để lộ rõ cơ
thể với đơi vai trịn trịa, lỗ rốn rõ bên trên đường dây lưng mảnh cùng với vẻ mặt có những
nét thanh tú và thùy mơi gợi cảm, khó miệng cong nhẹ thể hiện nụ cười phảng phất. Tóc
xoắn ốc thành các nụ to, nổi cao phía trước có 4 hàng, phía sau có 7 hàng, chạy xuống sát
cổ là mơ típ trang trí phổ biến của nghệ thuật tượng thời Gupta cũng đã ảnh hưởng đậm nét

15

lưu ngày 15 tháng 10 năm 2015

7


đến các tượng đã phát hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long như tượng ở Nền Chùa và Rạch
Giá (Kiên Giang), Trung Điền (Vĩnh Vong)16.
Hindu giáo
Ngay từ khi cư dân bắt đầu di cư sang Đơng Nam Á thì các vị tu sĩ Balamon đã đi
theo và khi đến nơi thì đã truyền bá tơn giáo này của mình cho người dân khu vực Đơng
Nam Á. Cư dân Ĩc Eo cũng như các thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc đã nhanh chóng tiếp thu và ứng

dụng vào việc củng cố chính quyền; người dân cũng tiếp thu để giúp cho cuộc sống của họ
được sung túc, vui vẻ hơn. Đến thời Gupta, những ảnh hưởng của Hindu giáo một lần nữa
tác động mạnh mẽ vào văn hóa Ĩc Eo. Dấu ấn rõ ràng nhất có thể thấy được chính là ở
những hiện vật văn hóa Ĩc Eo tìm thấy ở Nam Bộ. Điêu khắc các vị thần được sùng bái ở
Ấn Độ thời Gupta như thần Vishnu, Shiva, Brahma, Laskmi, Ganesa… đều được tìm thấy
ở khắp các di tích thuộc văn hóa Ĩc Eo. Và hơn nữa, cả Surya, thần mặt trời của xứ lạnh
phương Bắc, mặc áo khoác dài, mang ủng, đội mão, tay cần hoa sen, mang vòng cổ tượng
trưng cho ánh sáng mặt trời. Theo D.D. Kosamba, tục thờ Hari-Hara, một vị thần kết hợp
gồm Shiva ở nửa bên phải và Vishnu ở nửa bên trái đã phát triển ở Ấn Độ từ thế kỷ IX sau
công nguyên nhằm giải quyết những mâu thuẫn thần học giữa hai phái thờ Shiva (gồm
những đại điền chủ) và Vishnu (trung và tiểu điền chủ) cũng đều được tìm thấy trong các
di tích văn hóa Ĩc Eo17.
Phong cách tượng Vishnu có 4 tay, chiếc mũ ống dẹt chỉ nằng phía trên đỉnh đầu,
đầu trơn nhẵn đặc trung phong cách Kushana muộn vào khoảng cuối thế kỷ 4 đã phát hiện
ở Besnaga (Ấn Độ) đã tìm thấy ở Ĩc Eo. Đây được coi là ảnh hướng sớm nhất của nghệ
thuật tạc tượng Hindu giáo ở Ấn Độ đến văn hóa Ĩc Eo. Cùng với quá trình giao lưu, tiếp
xúc, các nghệ nhân tạc tượng ở văn hóa Ĩc Eo đã phát triển nghệ thuật tạc tượng một cách

Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo Hindu giáo ở Đồng bằng sông cửu Long trước thế kỷ X, nxb Thế giới,
tr48-49.
17
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1998), Địa chí Văn hóa Thành phồ Hồ Chí Minh tập IV: Tư tưởng và
tín ngưỡng, nxb Thành phồ Hồ Chí Minh, tr 35
16

8


đa dạng. Tuy nhiên, các vật biểu tượng đi kèm và kiểu trang phục trên tượng đá ở văn hóa
Ĩc Eo vẫn còn giữ nguyên mẫu kiểu truyền thống phong cách thời Gupta ở Ấn Độ18.

Đến thời kỳ Gupta, quy ước Shivalinga đã bắt đầu phổ biến ở Ấn Độ. Tiếp thu sự
chuyển biến này, ở văn hóa Ĩc Eo, biểu tượng thờ Linga được thể hiện rất đa dạng. Một
lượng lớn Linga – Yoni đã phát hiện ở trong các di tích thuộc văn hóa Ĩc Eo.
Xét về mặt hình dạng Linga và các chi tiết tiếu tượng của Shiva, các Mukhakinga
được đoán định niên đại thế kỷ 4-5 ở An Giang, Tiền Giang, Tây Ninh, Đức Hòa... chịu
ảnh hưởng của nghệ thuật Gupta, mang nhiều yếu tố của các trường phái Mathura và
Sarnath. Vào các giai đoạn sau, những yếu tố ảnh hưởng này giảm dần. Các Linga có sự
chuyển biến, phần đầu phình to như quả bóng, khn mặt trịn phính, các nét mặt trẻ trung,
mềm mại, mang tính hiện thực hơn.
Các tượng nam thần khác đã phát hiện ở Gị Tháp, Gị Ơng Mơn (Ĩe Eo)… cũng là
sự mô phỏng điêu khắc Ấn Độ thời kỳ Gupta ở kiểu đứng và kiểu trang phục.
Di tích văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo Gị Chùa (Phụng Sơn Tự) ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã tìm thấy 7 đầu tượng và mảnh tượng bằng đất nung, trong đó có hai đầu người
bằng đất nung, màu đỏ gạch, tượng gần nguyên vẹn… Những đầu tượng này được xác định
niên đại thế kỷ thứ V do những nét nhân chủng của người HyLạp mà thời kỳ Gupta ở Ấn
Độ đã tiếp thu trong nghệ thuật điêu khắc và ảnh hưởng nghệ thuật này đến Phù Nam.
2.2. Chữ viết:
Hai ngôn ngữ cổ Ấn Độ là chữ Phạn (Sankrit) và chữ Pali góp phần quan trọng hình
thành nên các ngơn ngữ ở Đông Nam Á. Từ rất sớm, người Chăm đã dùng chữ Phạn để ghi
chép các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của con người và tình hình quốc gia
mà dấu tích cịn để lại đó là các văn bia, bia ký.

Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo Hindu giáo ở Đồng bằng sông cửu Long trước thế kỷ X, nxb Thế giới,
tr79.
18

9


Các chữ viết ở trên di vật vàng di tích Đá Nổi, Gị Tháp có nét ảnh hưởng của loại

chữ Brahmi Nam Ấn - kiểu khắc chữ có đầu vng, cùng với những tiếu tượng điêu khắc
cho thấy mối giao lưu về mặt chữ viết giữa văn hóa Ĩc Eo và văn hóa Gupta ở Ấn Độ. Từ
mối liên hệ này có thể xác định di vật ở Đá Nổi nằm chủ yếu khoảng thế kỷ 4-6 SCN19.

Văn bia K5 được phát hiện ở Gò Tháp hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được khắc bằng hệ chữ Brahmi. Dựa vào kiểu chữ
trên bi ký niên đại khoảng thế kỷ VI

Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo Hindu giáo ở Đồng bằng sông cửu Long trước thế kỷ X, nxb Thế giới,
tr143.
19

10


2.3. Văn học
Tuy khơng có nhiều bằng chứng, tư liệu về ảnh hưởng của văn học Ấn Độ thời kỳ
Gupta tới văn hóa Ĩc Eo. Tuy nhiên, theo các tư liệu Ấn Độ thì các tác phẩm văn học Ấn
Độ như Mahabharata và Ramayana khi truyền xuống Đông Nam Á đã nhanh chóng thâm
nhập vào khu vực này, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử văn học thế giới.
Lĩnh vực văn học dân gian là lĩnh vực mà văn học Đông Nam Á nhắc tới nhiều nhất.
Từ các tác phẩm như Mahabharata và Ramayana khi du nhập vào đời sống của cư dân
Đông Nam Á, vốn rất hiền hịa và sống động thì nó được dân gian hóa, được tái sinh trong
dân gian, chúng làm giàu thêm cho kho tàng văn học vùng này.
2.4. Nghệ thuật kiến trúc
Dấu ấn văn hóa Gupta về lĩnh vực kiến trúc đến văn hóa Ĩc Eo được thể hiện rất rõ
nét. Các phế tích kiến trúc lớn đã phát hiện trong văn hóa Ĩc Eo chủ yếu được xây dựng
giai đoạn này.
Các quy chuẩn về bố cục hình vng của các kiến trúc ngồi trời, bố cục hình chữ
nhật của các đền tháp; hướng chính kiến trúc thường hướng đơng; trước cửa đền chính có

thể có những đền phụ hoặc giếng thần… Tất cả đều được thể hiện trong các phế tích đã
khai quật ở An Giang, Đồng Tháp, Nhơn Thành (Cần Thơ).
2.5. Lễ hội
Hiện nay, khơng có nhiều tư liệu viết về các lễ hội ở trong văn hóa Óc Eo nhưng
qua một số hiện vật khảo cổ chúng ta cũng có thể thấy được dưới ảnh hưởng của Ấn Độ,
cư dân văn hóa Ĩc Eo vốn đã hình thành phát triển nhiều lễ hội.
Lễ hội của cư dân Óc Eo chịu ảnh hưởng của Ấn Độ được thể hiện rõ nhất là lễ hội
Deepvali, Diwali có nghĩa là lễ hội ánh sáng, tượng trưng cho nền văn hóa lâu đời của Ấn
Độ. Ý nghĩa của hai lễ hội này là dạy cho con người biết vượt qua sự ngu dốt và tìm đến
ánh sáng của tri thức. Vào dịp này, mọi gia đình dù giàu hay nghèo, đều thắp những ngọn
đèn nhỏ nhấp nháy ánh sáng vàng cam rực rỡ để chào đón Lakshmi, vị thần của sự giàu có
11


và thịnh vượng. Đặc biệt, lễ Diwali được người Ấn xem là quan trọng, được tổ chức vào
đêm 13 kỳ trăng khuyết (tức đêm 28) của tháng Ashwin cho tới ngày thứ 2 của tháng
Kartika trong lịch Ấn Độ. Đây cịn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục
thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước
Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác. Bằng chứng cho thấy
cư dân Ĩc Eo có tổ chức lễ hội này chính là việc phát hiện ra nhiều chân đèn, đĩa đèn trong
các di tích cư trú và các khu vực gần đền thần.

Đĩa đèn bằng đất nung thời kỳ văn hóa Ĩc Eo được phát hiện ở Bến Tre, Cần Thơ
và An Giang
(Nguồn: Triễn lãm chuyên đề gốm Óc Eo lần thứ 1/2017 tại An Giang)
Kết luận:
Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên các trung tâm nghệ thuật giai đoạn sớm ở
Ấn Độ như Mathura, Andhara (Nam Ấn) với các trung tâm Amaravati, Nagarjunakonda…
đã được truyền tới khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa
khu vực này.

Đến giai đoạn phát triển nghệ thuật Gupta ở miền Bắc Ấn và nghệ thuật Pallava ở
miền Nam Ấn bước vào thời kỳ đỉnh cao, đồng thời đây là một giai đoạn huy hoàng về mặt
12


nghệ thuật cũng như thời kỳ Phù Nam thịnh vượng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ vào văn hóa Ĩc Eo. Văn hóa Gupta và Pallava
đã cung cấp những yếu tố và hình mẫu cơ bản nhất để hình thành nên hệ thống văn hóa Ĩc
Eo ở Nam bộ. Tuy nhiên, văn hóa Ĩc Eo ở đây khơng chịu ảnh hưởng một cách rập khuôn.
Với sự giao lưu mạnh mẽ, thường xuyên với nhiều khu vực khác, cùng với nền tảng văn
hóa địa phương độc đáo, những cư dân xưa ở Nam bộ đã tiếp thu một cách sáng tạo, hình
thành nên nền văn hóa độc đáo, đặc sắc.
Sự du nhập của văn hóa Ấn Độ thời kỳ Gupta đến văn hóa Ĩc Eo khơng phải là sự
xâm nhập vũ lực của những kẻ đi chinh phục, mà chủ yếu là do sự thâm nhập trên lĩnh vực
văn hóa được tiến hành một cách hịa bình. Tuy nhiên, hệ quả của sự du nhập đó hết sức
trọng đại. Đó là sự truyền bá hết sức rộng rãi và sâu sắc của văn minh Ấn Độ tới văn hóa
Ĩc Eo, đẩy nhanh quá trình hình thành các xã hội có giai cấp và nhà nước ở đây. Với sự
ảnh hưởng qua lại, mang chuyển biến quan trọng này, các nhà nghiên cứu đã cho rằng giai
đoạn văn hóa Gupta ảnh hưởng tới văn hóa Ĩc Eo là giai đoạn “Ấn Độ hóa lần thứ thứ”
trên mọi phương diện văn hóa, chính trị và xã hội. Đó là sự thiết lập chế độ quân chủ
chuyên chế theo quan niệm của tôn giáo Bàlamôn, Hinđu, đạo Phật (vua – thần). Sự thực
thành đẳng cấp Vacna của xã hội Ấn Độ cổ truyền với các phong tục tập quán Ấn Độ có
cải biên. Đó là sử dụng luật pháp Ấn Độ và là sự hấp thu nền văn học tiếng Sanscrit trong
kinh sách, bi ký, trong thi ca, thần thoại cổ tích cùng nghệ thuật tạo hình và ca múa nhạc
Ấn Độ20.

TS. Nguyễn Công Khanh (2001), “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử”,
Trong Một số chuyên đề lịch sử thế giới, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr124.
20


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1998), Địa chí Văn hóa Thành phồ
Hồ Chí Minh tập IV: Tư tưởng và tín ngưỡng, nxb Thành phồ Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Cơng Khanh (2001), “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia
Đông Nam Á trong lịch sử”, Trong Một số chuyên đề lịch sử thế giới, nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
4. Kosambi (1972), The culture and Civilisation of Ancient India in Historical
Outline, New Delhi, tr166-176.
5. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, nxb Giáo dục.
6. Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo Hindu giáo ở Đồng bằng sông cửu
Long trước thế kỷ X, nxb Thế giới
7. Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch (2004), Lịch sử văn minh Ấn Độ, nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội
8. lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009.
9. lưu trữ ngày 15 tháng
10 năm 2015
10. Gupta Empire in India, art in the Gupta empire, Indian history – India.
Indianchild.com. Truy cập 2011-11-21.
11. Gupta dynasty (Indian dynasty). Britannica Online Encyclopedia. Truy cập 201111-21.
12. />truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015
13. lưu ngày 15 tháng 10 năm 2015
14. lưu ngày 15
tháng 10 năm 2015

14




×