Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài giảng u nguyen bao than

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.58 KB, 12 trang )

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẬN
1- Đại cương
U nguyên bào thận (còn gọi là u Wilms) là loại khối u ác tính hay gặp
nhất trong số các khối u nguyên phát của thận ở trẻ em, chiếm khoảng 6%
trong tổng số các ung thư trẻ em, tỷ lệ nam/nữ: 0,91/1. Tuổi mắc bệnh trung
bình với bệnh lý một bên là 41,5 tháng ở nam, 46,9 tháng ở nữ, dưới 5 tuổi
chiếm 75% các trường hợp. Nguyên nhân bệnh sinh: các yếu tố di truyền
đóng vai trị chủ yếu trong sinh bệnh học của khối u Wilms, vấn đề di truyền
liên quan đến sự phát triển u Wilms biểu hiện một số vùng có liên quan tới u
bao gồm dải 11p13 chứa gen ức chế u Wilms WT1, dải 11p15 có chứa gen u
Wilms WT2, nhánh nhiễm sắc thể 17q chứa vị trí họ FWT1 và nhánh nhiễm
sắc thể 19q chứa FWT2, các nhánh nhiễm sắc thể 16q, 1p, 7p và 17p chứa
gen p53, yếu tố môi trường hầu như không rõ rệt. U Wilms là khối u tương
đối nhạy cảm với tia xạ và hóa chất, kết hợp với những tiến bộ trong lĩnh
vực ngoại khoa đã góp phần làm thay đổi đáng kể tiên lượng của bệnh.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc:
- Mô bệnh học là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất, thể bất thục sản có
lượng kém hơn các thể khác.
- Kích thước u: u càng lớn tiên lượng càng xấu
- Tuổi: Dưới 24 tháng tiên lượng tốt hơn trẻ lớn tuổi.
- Tình trạng di căn hạch
- Các đặc điểm tại chỗ của u: xâm lấn vỏ thận hoặc mạch máu
- Sự đóng góp của thuốc hóa chất mới làm tăng tỷ lệ sống thêm sau tái phát
đến 50%-60% ( phác đồ ICE: Ifosfamide, Carboplatin, Etoposide).
Topotecan có hiệu quả đối với những trường hợp u Wilms thể mơ học thuận
lợi tái phát.
2. Chẩn đốn
2.1. Lâm sàng
1



- Khối u: đặc điểm u Wilms thường là khối lớn ở mạng sườn không di động
theo nhịp thở. Biểu hiện cả hai thận chiếm 5-10%.
- Đau bụng, đái máu đại thể.
- Tăng huyết áp do tăng hoạt tính rennin. các trường hợp.
- Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, thiểu niệu hoặc đa niệu ít gặp.
- Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện rõ khi trẻ nằm ngửa.
- Toàn thân: có thể sốt, sút cân, nơn, mệt mỏi
- Phát hiện các hội chứng liên quan với u Wilms như không có mống mắt, dị
dạng mặt, phì đại nửa người một phần hay hoàn toàn, các bất thường về sinh
dục tiết niệu như lỗ sáo lệch dưới, tinh hoàn ẩn, lưỡng tính giả.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm cơng thức máu, chức năng thận, gan.
- Định lượng can xi huyết, phân tích nước tiểu.
- Chẩn đốn hình ảnh:
Siêu âm ổ bụng: xác định khối u nguyên phát từ thận, dạng đặc hay
nang, kích thước u, đánh giá tình trạng tĩnh mạch chủ dưới có huyết khối
hay khơng, mức độ lan rộng của huyết khối.
Chụp cắt lớp ổ bụng: đánh giá bản chất và mức độ lan rộng của u, tình
trạng thận bên đối diện, hình ảnh trên phim như khối u khơng đồng nhất, có
vùng hoại tử, xen kẽ có vùng chảy máu, can xi hóa.
Chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang: đánh giá tình trạng đài bể thận
và giúp lập kế hoạch xạ trị.
Chụp x quang lồng ngực, xạ hình xương phát hiện di căn.
3. Chẩn đốn giải phẫu bệnh
Kết quả mô bệnh học qua sinh thiết trong trường hợp không phẫu
thuật cắt được khối u.
Đại thể: U màu xám nhạt hoặc vàng nâu trên diện cắt, có chảy máu,
hoại tử, u ranh giới rõ, mật độ hơi chắc nhưng cũng có thể mềm, dễ vỡ.
Vi thể điển hình: đa dạng với 3 thành phần tế bào mầm, tế bào đệm và
tế bào biểu mô. Phân chia dễ thực hành trong điều trị là gồm có:

2


+ Thể thuận lợi là thể khơng có biến đổi bất thục sản( thể này chiếm
90%).
+ Thể không thuận lợi có các biến đổi bất thục sản, thể này được chia
tiếp thành bất thục sản khu trú và bất thục sản lan tỏa.
4. Chẩn đoán giai đoạn
Xếp giai đoạn theo COG ( Children’s Oncology Group) bao gồm:
- Giai đoạn I: U giới hạn ở một thận và có thể cắt bỏ hoàn toàn, chưa
xâm lấn đến vỏ thận và các mạch máu của xoang thận. Khơng có bằng
chứng u vùng diện cắt.
- Giai đoạn II: U lan ra ngoài thận nhưng có thể cắt bỏ hồn tồn,
khơng có bằng chứng u vùng diện cắt. Theo dõi có thể có xâm lấn mạch máu
xoang thận, và hoặc ngồi nhu mơ thận. Khối u được sinh thiết trước khi loại
bỏ hoặc có vùng chảy máu trong khi phẫu thuật.
- Giai đoạn III: Có một hoặc nhiều đặc tính sau:
Khối u khơng cắt bỏ được, có di căn hạch, bờ diện cắt dương tính, u xâm lấn
bề mặt vỏ thận trước hoặc trong phẫu thuật.
- Giai đoạn IV: Di căn theo đường máu tới phổi, gan, xương, máu
hoặc hạch ngoài ổ bụng.
- Giai đoạn V: U cả hai bên thận
5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc chung
Chỉ định điều trị theo giai đoạn và mô bệnh học
- Giai đoạn I:
Thể mô học thuận lợi, phẫu thuật cắt tồn bộ thận tổn thương, điều trị
hóa chất Dactinomycin và vincristine (AV) 18 tuần. Kết quả sống thêm 5
năm tồn bộ là 98%, khơng bệnh là 92%.
Thể bất thục sản thành ổ và lan tỏa: phẫu thuật cắt tồn bộ thận tổn

thương, điều trị hóa chất Dactinomycin và vincristine 18 tuần, tia xạ tại
vùng u. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ là 83%, khơng bệnh là 69%.

3


- Giai đoạn II:
Thể mô bệnh học thuận lợi, phẫu thuật cắt tồn bộ thận tổn thương,
điều trị hóa chất Dactinomycin và vincristine 18 tuần. Kết quả sống thêm 5
năm tồn bộ là 96%, khơng bệnh là 85%. Phác đồ AV
Thể bất thục sản thành ổ: Phẫu thuật cắt toàn bộ bên thận tổn
thương, hóa chất bổ trợ Dactinomycin, vincristine và Doxorubicin 24 tuần,
tia xạ vùng u thận. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ và khơng bệnh là 80%.
Thể bất thục sản lan tràn: Phẫu thuật cắt toàn bộ bên thận tổn
thương, hóa chất bổ trợ Vincristine, Doxorubicin, Cyclophosphamide và
Etoposide 24 tuần, tia xạ vùng u thận. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ là
83% và khơng bệnh là 82%.
- Giai đoạn III:
Thể mô bệnh học thuận lợi: Phẫu thuật cắt tồn bộ bên thận tổn
thương, hóa chất bổ trợ Dactinomycin, vincristine và Doxorubicin 24 tuần,
tia xạ ổ bụng vùng u thận từ 10-30 Gy. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ là
95% và khơng bệnh là 90%. Phác đồ AVE
Thể bất thục sản thành ổ: Điều trị hóa chất trước mổ phác đồ
Dactinomycin, Vincristine và Doxorubicin 24 tuần. Phẫu thuật cắt thận, vét
hạch lym phô tia xạ ổ bụng vùng u thận. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ là
71% và khơng bệnh là 71%. Phác đồ AVE
Thể bất thục sản lan tràn: Điều trị hóa chất trước mổ phác đồ
Vincristine, Doxorubicin, Cyclophosphamide và Etoposide 24 tuần. Phẫu
thuật cắt thận, vét hạch lymphô, tia xạ ổ bụng vùng u thận. Kết quả sống
thêm 5 năm tồn bộ là 46% và khơng bệnh là 53%. Phác đồ DEVI

- Giai đoạn IV:
Thể mô bệnh học thuận lợi: Phẫu thuật cắt thận tổn thương, vét hạch
tia xạ ổ bụng vùng u thận, tia xạ phổi hai bên, điều trị hóa chất phác đồ
Dactinomycin, Vincristine và Doxorubicin 24 tuần. Kết quả sống thêm 5
năm toàn bộ là 90% và không bệnh là 80%. Phác đồ AVE
4


Thể bất thục sản thành ổ: Phẫu thuật cắt thận tổn thương, vét hạch tia
xạ ổ bụng vùng u thận, tia xạ phổi hai bên, điều trị hóa chất phác đồ
Dactinomycin, Vincristine và Doxorubicin 24 tuần Kết quả sống thêm 5 năm
tồn bộ là 72% và khơng bệnh là 61%. Phác đồ AVE
Thể bất thục sản lan tràn: Phẫu thuật cắt thận tức thì, vét hạch, tia xạ
ổ bụng vùng u thận, tia xạ phổi hai bên, điều trị hóa chất phác đồ
Vincristine, Doxorubicin, Cyclophosphamide và Etoposide 24 tuần. Kết
quả sống thêm 5 năm tồn bộ là 44% và khơng bệnh là 31%. Phác đồ DEVI
- Giai đoạn V
Thể mô bệnh học thuận lợi: Sinh thiết thận 2 bên và đánh giá giai
đoạn mỗi thận, điều trị hóa chất trước mổ phác đồ Dactinomycin, Vincristine
nếu bệnh mỗi thận ở giai đoạn II, hoặc phác đồ Dactinomycin, Vincristine và
Doxorubicin nếu bệnh mỗi thận > giai đoạn II, phẫu thuật second-look bổ
sung hóa chất, tia xạ. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ là 78%, khơng bệnh
là 65%.
Thể mơ bệnh học bất thục sản: Sinh thiết thận hai bên và đánh giá
giai đoạn mỗi thận, điều trị hóa chất trước mổ Vincristine, Doxorubicin,
Cyclophosphamide và Etoposide. Phẫu thuật second-look, điều trị bổ sung
hóa chất hoặc phẫu thuật. Kết quả sống thêm 5 năm tồn bộ 55%, khơng
bệnh 44%.
- Thể mơ bệnh học tế bào sáng của thận từ giai đoạn I đến giai đoạn III
điều trị như loại bất thục sản giai đoạn II,III.

5.2. Điều trị phẫu thuật:
Được lựa chọn đầu tiên cho hầu hết các trường hợp u Wilms.
- Vấn đề quan trọng là lấy bỏ cẩn thận khối u không làm vỡ vỏ hoặc gieo rắc
u, phải đánh giá chính xác mức độ lan rộng của u. Cắt bỏ được khối u hoàn
toàn sẽ cải thiện thời gian sống thêm. Phẫu thuật qua phúc mạc được lựa
chọn, đánh giá được tình trạng hạch và các cơ quan khác trong ổ bụng bao
gồm cả bên thận đối diện, xếp chính xác giai đoạn để chỉ định tia xạ và hóa
chất thích hợp.
5


- Các yếu tố: reo rắc u ra ngoài, lấy bỏ khơng hồn tồn, biến chứng phẫu
thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của bệnh nhân.
- Các biến chứng hay gặp nhất là chảy máu, tắc ruột.
- Đối với bệnh biểu hiện ở cả hai bên, sinh thiết thận hai bên và đánh giá giai
đoạn cho từng thận để sau đó điều trị hóa chất là phương pháp hợp lý. Phẫu
thuật cắt thận một phần để giữ chức năng thận hiện nay đang còn tranh cãi,
dành cho các trường hợp có một thận và các trường hợp chức năng thận
khơng đủ để cắt tồn bộ.
5.3. Điều trị tia xạ:
U Wilms là loại nhạy cảm với tia xạ, nên xạ trị được sử dụng khá rộng
rãi trong điều trị loại này, cần chú ý các nguyên tắc chung của xạ trị cho trẻ
em, lưu ý các biến chứng muộn. Trường tia cần phải vượt qua đường giữa để
hai bên thân các đốt sống chịu liều tia như nhau, trẻ sẽ không cong vẹo cột
sống khi phát triển. Dựa vào kết quả chụp tiết niệu có thuốc cản quang và
các chẩn đốn hình ảnh khác khi đánh giá ban đầu, xác định vị trí, kích
thước thận cùng khối u. Do vậy có thể xác định các vùng là diện u sau phẫu
thuật, đặt được các giới hạn trên, dưới, bên của trường tia. Liều tia cần điều
chỉnh theo tuổi, trẻ ít tuổi cần liều tia thấp hơn bởi khả năng chịu đựng của
mô lành thấp hơn. Xạ trị toàn bộ phổi cũng được chỉ định cho các trường

hợp di căn phổi.
5.3.1. Chỉ định:
- Xạ trị vùng u thận trong trường hợp:
+ U Wilms thể mô học thuận lợi giai đoạn III, IV.
+ U Wilms thể bất thục sản giai đoạn I – IV.
- Xạ trị toàn bộ ổ bụng trong trường hợp:
+ U vỡ trước phẫu thuật
+ U vỡ chảy lan tỏa trong phẫu thuật
+ Tế bào dịch ổ bụng dương tính
+ Di căn phúc mạc
6


- Xạ trị toàn bộ phổi trong trường hợp di căn phổi kèm theo một trong các
yếu tố sau:
+ Thể bất thục sản
+ Di căn xa khác ngoài phổi
+ Mất dị hợp tử trong 1p và 16q.
+ Đáp ứng không hồn tồn với 6 tuần của phác đồ hóa chất DD4A
(vincristine, actinomycin – D, doxorubicin).
- Xạ trị toàn bộ gan nếu di căn gan đa ổ.
5.3.2. Thể tích điều trị
- Xạ trị vùng u thận
+ CTV: thể tích u lâm sàng bao gồm vùng thể tích u và thận ban đầu trước
điều trị cộng thêm 0.5 cm.
+ PTV = CTV + 0.5 cm.
- Xạ trị toàn ổ bụng
+ CTV: bao gồm toàn bộ ổ bụng
- Xạ trị toàn bộ phổi
+ CTV: bao gồm toàn bộ phổi 2 bên

- Xạ trị toàn bộ gan
+ CTV: bao gồm toàn bộ gan
5.3.3. Liều xạ
- Xạ trị vùng u thận
+ Theo nghiên cứu NWTS-3, thể mô bệnh học thuận lợi, liều xạ: 10.5 – 10.8
Gy (1.8 Gy/fr)
+ Thể bất thục sản:
• Giai đoạn II, III, bất thục sản khu trú: 10,8 Gy (1.8 Gy/fr)
• Giai đoạn II, bất thục sản lan tỏa: 10.8 Gy (1.8 Gy/fr)
• Giai đoạn III, bất thục sản lan tỏa: 19.8 Gy (1.8 Gy/fr)
- Xạ trị toàn ổ bụng: 10.5 Gy (1.5 Gy/fr)
- Xạ trị toàn phổi: 12 Gy (1.5 Gy/fr)
- Xạ trị toàn gan: 19.8 Gy (1.5 Gy/fr)
7


5.4. Điều trị hóa chất:
U Wilms là khối u đặc đáp ứng tốt với thuốc hóa chất Dactinomycin,
các thuốc khác khi dùng đơn hóa chất như vincristine có tỷ lệ 63%,
Doxorubicin đáp ứng 60% và cyclophosphamide đáp ứng 27%. Các trường
hợp không mổ được (u xâm lấn rộng, không cắt bỏ được) chỉ định điều trị
hóa chất trước, hóa chất bổ trợ và phác đồ sử dụng tùy thuộc giai đoạn, mô
bệnh học.
Phác đồ AV:
Tên thuốc

Liều dùng

Đường dùng
TM


Ngày truyền
1-5 (tuần 1,10,17)

Dactinomycin

15microgram/
kg/ngày

Vincristin

1,5 mg/m2

TM

1(Tuần1,2,3,4,10,
11, 17,18)

Tên thuốc

Liều dùng

Dactinomycin

15microgram/
kg/ngày

Đường dùng
TM


Ngày truyền
1-5 (tuần 1,11,17,23)

Vincristin

1,5 mg/m2

TM

Doxorubicin

50mg/m2

TM

1 ( Tuần 1,2,3,4,5,6,7,
8,11,12,14,15,17,18
,20,21,23,24,26,27)
1 (tuần 4,8,14,20,26)

Phác đồ AVE

Phác đồ DEVI
Tên thuốc

Liều dùng

Đường dùng
TM


Ngày truyền
1 (tuần 5,14,21,28, 35)

Dactinomycin

30microgram/
kg/ngày

Doxorubicin

50mg/m2

TM

Vincristin

1,5mg/m2

TM

Ifosfamide

3000mg/m2

TM

Mesna

2800-3000mg/m2 TM


1 (tuần 1,10,17,24,
31)
1 ( tuần 1,2,3,5,7,10,
11,12,14,15,17,18,19,21
,22,24,25,26,28,29,31,32
33,35,36)
1-2 (tuần 3, 12,19
26,33)
1-2 (tuần 3, 12,19
26,33)

8


- Giai đoạn tái phát di căn, u Wilms nguy cơ xấu
Phác đồ ICE
Tên thuốc
Ifosfamide
Mesna

Carboplatin
Etoposide
Chu kỳ 21 ngày

Liều dùng
1800 mg/m2
1600-1800mg/m2
400mg/m2
100 mg/m2


Đường dùng
TM
TM
TM
TM

Ngày truyền
1-5
1-5
1-2
1-5

Phác đồ ICE dùng cho các trường hợp tái phát, u Wilms nguy cơ xấu. Dự
kiến 6 chu kỳ. (Lưu ý phác đồ ICE độc tính cao, thận trọng khi dùng)
G-CSF dùng từ ngày 6, kiểm tra xét nghiệm máu, đảm bảo bạch cầu hạt
trung tính trên 3 G/l.
- Phác đồ IE:
Tên thuốc
Ifosfamide
Mesna
Etoposide
Chu kỳ 14- 21 ngày

Liều dùng
2000 mg/m2
1800-2000mg/m2
100 mg/m2

Đường dùng
TM

TM
TM

Ngày truyền
1-3
1-3
1-3

Liều dùng
160 mg/m2
100 mg/m2

Đường dùng
TM (1 giờ)
TM (1 giờ)

Ngày truyền
1-5
1-5

- Phác đồ PE:
Tên thuốc
Carboplatin
Etoposide
Chu kỳ 21 ngày

Phác đồ điều trị u Wilms nhóm nguy cơ cao
Tên thuốc

Ifosfamide

Mesna
Carboplatin

Etoposide
Vincristin
Dactinomycin
Doxorubicin

Liều dùng
3000mg/m2
2800-3000mg/m2
AUC=6
100mg/m2
1,5mg/m2

Đường dùng
TM
TM
TM
TM
TM

0,6 mg/m2(max 2 TM
mg)
25 mg/m2
TM

9

Ngày truyền

2-4 (tuần 0, 3, 23)
2-4 (tuần 0, 3, 23)
2-4 (tuần 0, 3, 23)
2-4 (tuần 0, 3, 23)
1 ( tuần 6,7,8,9,10,13,
15,17,18,19,21, 26,28,
30,32, 34,36)
1 (tuần 6,8,10,13,21,28,
32, 34, 36)
1 (tuần 6, 8, 10, 15, 19,
26, 30)


6. Theo dõi sau điều trị:
- Trước khi ra viện, đánh giá lại tổng thể, khơng cịn bằng chứng bệnh, theo
dõi năm đầu 3 tháng một lần, ổn định từ năm thứ hai khám lại 6 tháng một
lần.
- Khám định kỳ, khám kỹ ổ bụng, làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, siêu
âm ổ bụng, chụp C.T. ổ bung, chụp phổi nhằm phát hiện sớm tái phát và di
căn.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn (2007). U nguyên bào thận (u
Wilms). Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học, trang 493498.
2. Trịnh Văn Quang (2002), Những khối u nguyên bào thận. Bách khoa thư
ung thư học. Nhà xuất bản Y học; trang 408-412.
3. Abu-Ghosh A.M., Krailo M.D., Goldman S.C., Slack R.S., Davenport
V., et al( 2002). Ifosfamide, Carboplatin and Etposide in Children with poorrisk relapsed Wilms’ tumor : a Children’s Cancer Group report. Annals of
Oncology, volume 13 Issue 3, pp 460-469.
4. Dome J.S., Cotton C.A., Perlman EJ, et al (2006),Treatment of
anaplastic histology Wilms' tumor: results from the fifth National Wilms'

Tumor Study. J Clin Oncol 24 (15): 2352-8.
5. Green D.M., Breslow N.E., Beckwith J.B., et al (1998), Comparison
between single-dose and divided-dose administration of dactinomycin and
doxorubicin for patients with Wilms' tumor: a report from the National
Wilms' Tumor Study Group. J Clin Oncol 16 (1): 237-45.
6. Green D.M.. Breslow N.E., Beckwith J.B., et al (1998), Effect of
duration of treatment on treatment outcome and cost of treatment for Wilms'
tumor: a report from the National Wilms' Tumor Study Group. J Clin Oncol
16 (12): 3744-51.
7. Green D.M., Breslow N.E., Beckwith J.B., et al (2001), Treatment with
nephrectomy only for small, stage I/favorable histology Wilms' tumor: a
10


report from the National Wilms' Tumor Study Group. J Clin Oncol 19 (17):
3719-24,
8. Nakamura L., Ritchey M., (2010) Current management of Wilms tumor.
Curr.Uro.Rep 11:58-65.
9. Nicolin G., Taylor R., Baughan C., et al(2008) Outcome after
pulmonary radiotherapy in Wilms' tumor patients with pulmonary metastases
at diagnosis: a UK Children's Cancer Study Group, Wilms' Tumour Working
Group Study. Int J Radiat Oncol Biol Phys 70 (1): 175-80. 10. Perlman
E.J.,(2005) Pediatric renal tumors: practical updates for the pathologist.
Pediatr Dev Pathol 8 (3): 320-38.
11. Pietras W. (2012), Advances and changes in the treatment of children
with nephroblastoma, Adv Clin Exp Med nov –dec 809-820.
12. Ritchey M.L.,(1996), Primary nephrectomy for Wilms' tumor: approach
of the National Wilms' Tumor Study Group. Urology 47 (6): 787-91,.
13. Royer-Pokora B., Weirich A., Schumacher V., et al(2008), Clinical
relevance of mutations in the Wilms tumor suppressor 1 gene WT1 and the

cadherin-associated protein beta1 gene CTNNB1 for patients with Wilms
tumors: results of long-term surveillance of 71 patients from International
Society of Pediatric Oncology Study 9/Society for Pediatric Oncology.
Cancer 113 (5): 1080-9.
14. Tournade M.F., Com-Nougué C., Voûte P.A., et al (1993), Results of
the Sixth International Society of Pediatric Oncology Wilms' Tumor Trial
and Study: a risk-adapted therapeutic approach in Wilms' tumor. J Clin
Oncol 11 (6): 1014-23.
15. Zugor V., Schott G.E., Lausen B., Labanaris A.P.,(2010), Clinical and
surgical experience with Wilms’tumor. Long-term results of a single
institution. Anticancer Res May:30(5):1735-9.
16. SIOP Renal Tumour Study Group(2017). Paediatric renal tumours:
perspectives from the SIOP-RTSG. Nat. Rev. Urol. 14, 3–4

11


17. Pritchard-Jones, K. et al (2015). Omission of doxorubicin from the
treatment of stage II-III, intermediate-risk Wilms' tumour (SIOP WT 2001): an
open-label, non-inferiority, randomised controlled trial. Lancet 386, 1156–
1164

18. Chagtai, T. et al. (2016). Gain of 1q as a prognostic biomarker in
Wilms tumors (WTs) treated with preoperative chemotherapy in the
International Society of Paediatric Oncology (SIOP) WT 2001 trial: a
SIOP Renal Tumours Biology Consortium study. J. Clin. Oncol.34, 3195–
3203
19.Cresswell, G. D. et al (2016). Intra-tumor genetic heterogeneity in
Wilms tumor: clonal evolution and clinical implications. EBioMedicine 9,
120–129

20.Graf, N. et al (2012). Characteristics and outcome of stage II and III
non-anaplastic Wilms' tumour treated according to the SIOP trial and study
93–01. Eur. J. Cancer 48, 3240–3248
21.Dome, J. S. et al (2015). Advances in Wilms tumor treatment and
biology: progress through international collaboration. J. Clin. Oncol. 33,
2999–3007.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×