Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh và ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.33 KB, 10 trang )

Chủ đề:
NỘI DUNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỐ CHÍ MINH VÀ Ý
NGHĨA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM
VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

BÀI LÀM
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm nhiều việc để sống và hoạt động cách
mạng, đảm nhận những trọng trách, công việc khác nhau của cách mạng Việt Nam
và cáchmạng thế giới. Điều mà Hồ Chí Minh quan tâm là lối làm việc của người
cách mạng,của chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Do vậy, trong phong cách làm việc, Hồ Chí Minh lưu tâm trước hết đến
phong cách công tác và phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, về mặt này,
Người đã để lại cho chúng ta nhiều giáo huấn quan trọng với những nội dung
phong phú. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích làm sáng tỏ thêm vấn đề “ Nội
dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh và ý nghĩa việc học tập và làm theo phong
cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.
Trước hết hiểu khái niệm phong cách là gì?
Phong cách là những đặc điểm về lề lối, cách thức, phong thái, phẩm cách đã
trở thành nếp ổn định của một chủ thể; được thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động
của chủ thể đó, tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó.
Tiếp theo là khái niệm phong cách Hồ Chí Minh
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phong cách Hồ
Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và
được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức hút, cảm hóa kỳ diệu
1


trong hoạt động, ứng xử hàng ngày. Đó là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng
tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học,kỹ


lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân
văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phng cách nói đi đơi với làm,
đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách thanh
cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương”.
Từ khái niệm trên, có thể khái quát về phong cách Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam điển
hình nhất với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực
thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, cơng dân số
một của Việt Nam.
Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người anh hùng giải
phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Phong cách của Hồ Chí Minh khơng phải để cho mọi người ca ngợi, chiêm
ngưỡng, sùng bái, mà còn là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không
phải chỉ người Việt nam, từ lao động chân tay đến người lao động trí óc, từ già đến
trẻ, từ miền xi đến miện ngược, từ tu hành đến chính khách, thương gia đều tìm
thấy ở Hồ Chí Minh nét tương đồng trong phong cách, mà cả người nước ngoài ở
phương Đông hay phương Tây cũng cảm thấy gần gũi, khơng xa lạ với phong cách
Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng, giá trị phong phú trong toàn
bộ cuộc sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn
cá nhân của Hồ Chí Minh và gắn liền với giá trị tư tưởng, đạo đức của Người. Đó
là phong cách của một nhân cách lớn, siêu việt, với trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong
sáng; là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn
hóa lớn. Phong cách Hồ Chí Minh có nội hàm rộng lớn, được thể hiện trong mọi
lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá
trị to lớn về khoa học, đạo đức, thẩm mỹ và mang giá trị nhân văn rộng lớn.
2


Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo logic đi từ suy

nghĩ đến nói, viết và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày.
Hồ Chí Minh đã từng làm nhiều việc để sống và hoạt động cách mạng, đảm
nhận những trọng trách, công việc khác nhau của cách mạng Việt nam và cách
mạng thế giới. Điều mà Hồ Chí minh quan tâm là lề lối làm việc của người cách
mạng, của chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giải giai cấp, giải phóng con người.
Do vậy, trong phong cách làm việc, Hồ Chí Minh lưu tâm trước hết đến
phong cách công tác và phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên. Về mặt này,
Người đã để lại cho chúng ta nhiều giáo huấn quan trọng với những nội dung
phong phú. Dưới đây là những nội dung chủ yếu nhất:
Phong cách làm việc quần chúng: là nội dung quan trọng hàng đầu của
phong cách làm việc Hồ Chí Minh, được thể hiện bằng những hành động cụ thể
sau:
- Sâu sát quần chúng, chú ý tim hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng,
quan tâm đến mọi mặt đời sổng của quần chúng.
- Tin vào dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những
kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa
chữa những khuyết điểm, thiếu sót.
- Giáo dục, lãnh đạo qụần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần
chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần cán bộ vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Với phong cách như trên, Hồ Chí Minh đến với dân một cách tự nhiên, bình dị,
quần chúng đến với Người cũng bình dị, tự nhiên, khơng chút e ngại như họ vẫn
sống hàng ngày. Tác phong quần chúng đã làm cho Hồ Chí Minh và nhân dân,
lãnh tụ và quần chúng hòa nhập, đồng cảm sâu sắc. Dân có thể nói hết suy nghĩ,
3


trăn trở của mình với lãnh tụ, cịn lãnh tụ có thể nghe được, hiểu được những gì mà

cuộc sống đang địi hỏi, mong chờ.
Theo Hồ Chí Minh, khơng chỉ quan hệ giữa cán bộ với dân mà quan hệ cán
bộ với cán bộ, cấp trên với cấp dưới cũng cần thiết phải có tác phong quần chúng.
Đối với người lãnh đạo cấp trên, việc hiểu dân và hiểu cấp dưới đều quan trọng
như nhau. Hiểu được dân và hiểu được cấp dưới, người lãnh đạo cấp trên càng hiểu
được chính mình.
Phong cách làm việc tập thể, dân chủ: Là người đứng đầu đảng cầm quyền,
đứng đầu nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực nhưng Hồ Chí Minh thường
xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tơn trọng tập
thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động
của Hồ Chí Minh.
Chuyên quyền, độc đốn rất xa lạ đối với Hồ Chí Minh. Nhiều lần Người đã
phêbình cách lãnh đạo của một số cán bộ khơng dân chủ, do đó mà người có ý kiến
khơng dám nói, người mn phê bình khơng dám phát biểu: “khơng phải họ khơng
có gì nói, nhưng vì họ khơng dám nói, họ sợ”.
Hồ Chí Minh trân trọng ý kiên của mọi người, không phân biệt chức sắc
đẳng cấp, gia trưởng khơng có ở Hồ Chí Minh. Người đã chuyển nhiều bài viết của
mình cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý kiến trước khi cơng bố.
Người trao đổi với các đồng chí phục vụ nhũng bài báo ngăn để sửa chữa những
chỗ viết cịn khó hiểu trước khi đăng.
Hồ Chí Minh ln đòi hỏi cán bộ, đảng viên, trước hết là những người lãnh
đạo phải có tác phong tập thể dân chủ thực sự. Bởi vì, mọi sự giả tạo đều làm suy
yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói
mịn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Phong cách làm việc khoa học: Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải
xây dựng cho mình “cách làm việc khoa học” trong cơng tác, trong lãnh đạo. Bởi
vì họ đều xuất thân từ một nước với những tàn dư của một nền sản xuất nhỏ, nông
4



nghiệp lạc hậu, làm việc theo lối “thủ công nghiệp”, với hàng loạt thói quen thiếu
khoa học như: tự do, tùy tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra
nghiên cứu, thiếu ngăn nắp trật tự, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi trọng
thời gian, không cụ thể, khơng thiết thực, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa trông rộng...
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh thể hiện chủ yêu ở những
điểm sau:
- Phải “đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu” nắm việc, nắm người, nắm tình
hình cụ thể.
- Phải có mục đích rỡ ràng, tập trung; chương trình kế hoạch đặt ra phải sát
hợp.
- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.
- Phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm, nắm điển hình; cần phải tồn diện
và cụ thể. Phải thực hiện tác phong “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng
nói, tay làm”, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn kịp thời, làm đến nơi đến chốn.
Hồ Chí Minh phê phán cách “Làm việc khơng thiết thực, khơng từ chỗ gốc, chỗ
chính, khơng từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra
nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch”. Phải
thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn. “Sau mỗi việc cần phải rút
kinh nghiệm. Kinh nghiệm riêng từng cán bộ, từng địa phương. Kinh nghiệm
chung tất cả các cán bộ và các địa phương. Kinh nghiệm thất bại và kinh nghiệm
thành công. Rồi tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm ấy cho khắp tất cả cán
bộ, tất cả địa phương. Mỗi cán bộ, mỗi địa phương sẽ học những kinh nghiệm hay,
tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũ vào những công việc
mới”.

Ở Hồ Chí Minh, phong cách làm việc quần chúng, tập thể dân chủ, khoa
học, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một phong cách làm việc rất hiện đại.
5



Phong cách đó đã cần thiết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá khứ mà càng
cần thiết cho họ trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí minh trong
giai đoạn hiện nay
Một là, phải thống nhất giữa tư tưởng và hành động, quyết tâm đưa nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống.
Việc thực hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và
thực tiễn, lời nói và việc làm hàm chứa sự kết hợp hài hòa giữa nhiệt tình cách
mạng, đạo đức cách mạng với tư duy khoa học, vốn thực tiễn ở mỗi con người. Để
đạt được các yêu cầu đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần có những điều kiện sau:
- Phải thực hiện đầy đủ yêu cầu lý luận theo chỉ thị của Đảng đối với từng
cán bộ, đảng viên phù hợp cương vị của mình. Tùy mức độ rộng, hẹp, khác nhau,
nhưng phải nắm vững những nguyên lý lý luận, không được coi lý luận là cơng
thức có sẳn mà là kim chỉ nam hành động.
- Phải phân tích sâu sắc, tồn diện và tính tốn kỹ lưỡng các q trình, hiện
tượng nảy sinh trong đời sống kinh tế-xã hội. Phát hiện những cái mới, những mối
quan hệ và quy định lẫn nhau của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phải có tính nhất qn và kiên quyết bảo vệ những nguyên lý của chủ nghĩa
mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, song phải đề phịng rơi vào chủ nghĩa giáo
điều, xét lại.
- Phải hết sức linh hoạt, năng động, nhưng không sa vào chủ nghĩa cơ hội,
chủ nghĩa thực dụng, vô nguyên tắc.
- Phải mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước quyết định
và hành động của mình.
- Phải u cầu được thơng tin và tự tìm hiểu, nắm chắc những thơng tin chân
thật, chính xác làm dữ liệu cho những quyết định và hành động của mình.
6



Hai là, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải thường xuyên rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức, phải đồng thời “ quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, vì “chủ nghĩa cá
nhân là giặc nội xâm”, “ là kẻ thù hung ác”, “ nó rất gian giảo, xảo quyệt, nó kéo
người ta xuông dốc không phanh”. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh:
“Là lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, cầu thị. Gần dân, trọng dân, tin dân,
học dân, làm việc gì cũng vì lợi ích nhân dân; là đầy tớ của dân chứ không phải “
làm quan nhân dân”, không được lên mặt “làm quan cách mạng”. Mỗi cán bộ, đảng
viên phải tự giác học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao
nhận thức, trình độ, trở thành những con người có văn hóa, có liêm sỉ “ tận trung
với Đảng, tận hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Việc cán bộ, đảng viên liên hệ mật thiết với quần chúng khơng chỉ là vấn đề
đạo đức mà cịn là vấn đề có tính ngun tắc trong xây dựng phương pháp và
phong cách lãnh đạo. Hồ Chí Minh khái quát tác phong sâu sát quần chúng của cán
bộ, đảng viên bằng 12 chữ: “Ĩc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay
làm”.
Hồ Chí minh cịn địi hỏi cán bộ đi thực tế phải “ba cùng” với dân, “phải
nằm cơ sở chỉ đạo phong trào, đừng đi cơ sở theo kiểu chuồn chuồn đạp nước”.
Nếu khơng vì những bí mật quốc gia thì chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước phải cho dân biết, để dân bàn, tổ chức dân làm và huy động nhân dân tham
gia kiểm tra. Làm được như vậy chất lượng cán bộ được tăng cường, uy tín của
Đảng được củng cố, vai trị quản lý xã hội của nhà nước được nâng cao.
Học tập và làm theo phong cách nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự
mình nêu gương: phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng được nhiều tấm gương người tốt việc tốt.
Người căn dặn: Người tốt việc tốt như hoa nở mùa xuân, nêu gương sán của chủ
7



nghĩa anh hùng cách mạng. Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức
cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Trong tình hiện nay, do mặt trái của nền kinh tế thị trường một số cán bộ
thối hóa, biến chất có biểu hiện của sự “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” chẳng
hạn như trong những năm gần đây chúng ta chứng kiến những vụ tham nhũng như
vụ PMU18, Phạm Công Danh với đại án 9000 tỷ, vụ ông Trịnh Xuân Thanh mặc
dù làm thất thoát vốn nhà nước 3.300 tỷ nhưng vẫn có bằng khen và lên chức cao
hơn gần đây mới được phát hiện. Sự thất thoát vốn nhà nước của ông Phạm Công
Danh và ông Trịnh Xuân Thanh bằng tiền của những người nơng dân Việt Nam
đóng thuế hơn 400 năm. Nếu chúng ta cộng lại tất cả những vụ tham nhũng cũng
như làm thất thoát vốn của nhà nước thì bằng bao nhiêu trăm năm, ngàn năm người
nơng dân đóng thuế? Sự thối hóa đạo đức của một số cán bộ đảng viên và gần đây
ta thấy ngày càng phức tạp hơn. Trong khi đó kẻ thù đang từng ngày, từng giờ tìm
đủ mọi cách để chống phá Đảng ta, hịng xóa bỏ những thành quả cách mạng mà
Đảngvà nhân dân ta đã dày công vun đắp. Trước bối cảnh như vậy, việc học tập và
làm theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược vơ
cùng quan trọng. Việc học tập này góp phần nâng cao ý thức của mỗi cán bộ, đảng
viên và hạn chế tình trạng vơ tổ chức, vô kỷ luật, lộng quyền, tham nhũng, lợi ích
nhóm, tuyển người nhà chứ khơng tuyển người tài…Đặc biệt việc học tập phong
cách làm việc của Bác có ý nghĩa rất lớn, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên viên phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ hơn có đóng góp
nhiều hơn cho sự nghiệp chung của cách mạng. Với tư cách là một cán bộ, đảng
viên tôi thiết nghĩ việc học tập và làm theo phong cách làm việc của Bác là điều vô
cùng quan trọng và cần thiết. Bởi chúng ta dù bất cứ ở cương vị nào thì bản thân
phải là những tấm gương mẫu mực khi đó những lời nói, hành động tốt.
Cho đến hôm nay, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đi xa nhưng tư
tưởng của Người mãi soi đường cho sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đó là tài
sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý giá của Đảng, của dân tộc ta. Thế hệ trẻ hôm

8


nay ra sức học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ
Chí nhằm xây dựng cơ quan, đơn vị, quê hương và đất nước ngày càng giàu mạnh
hơn. Học tập và làm theo Bác bằng những hành động, việc làm trong cuộc sống
hằng ngày tốt hơn chứ không phải là những cái xa vời ngồi tầm tay. Để từ đó làm
cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, hồn thiện mình hơn và có ích hơn cho xã
hội. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trau dồi phẩm
chất đạo đức để có lối sống trong sáng, lành mạnh. Là những cán bộ, đảng viên bản
tôi luôn cố gắng phấn đấu để trở thành những cán bộ, có đức tính tốt, có chun
mơn giỏi để thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần đưa chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Góp phần vào thực hiện thành
công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh
Tiền Giang tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số
23-CT/TW của Ban Bí thư và các kế hoạch thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt là chú trọng việc đổi mới
phong cách, tác phong công tác của cán bộ, công chức, viên chức gần dân, sát dân,
lắng nghe, đối thoại với nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; nâng cao tinh
thần trách nhiệm trong cơng việc, nói đi đơi với làm; góp phần xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh, bộ máy chính quyền liêm chính, hành động, sáng tạo, gần
dân, hết lịng vì nhân dân.
Tiếp tục gắn kết việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI, XII và XIII) và nhiệm vụ chính trị được giao. Tập trung chỉ đạo
đưa nội dung học tập, làm theo Bác và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII và
XIII) vào sinh hoạt định kỳ hằng tháng.
Bản thân, là một cán bộ đảng viên ở cơ sở, được lãnh đạo phân cơng học tập
lớp cao cấp lý luận chính trị tại học viện IV, bản thân thấy đây là niềm vinh dự, và

cũng là trách nhiệm của bản thân.Thời gian qua ở địa phương hàng tháng, hàng
9


năm bản thân điều được cấp ủy quán triệt việc học tập và làm theo tư tưởng tấm
gương đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghe những mẫu chuyện
về Bác, được nghe giảng những chuyên đề của các diễn giã, giảng viên, bản thân
thấy mình cần phải rèn luyện thêm trong việc học tập và làm theo Người, qua đây
bản thân xin hứa và phấn đấu thực hiện một số nội dung sau:
- Bản thân phải thường xuyên trao dồi đạo đức cách mạng, nâng cao lý luận,
trình độ chun mơn, gương mẫu chấp hành nghiêm các chủ trương của đảng, pháp
luật của nhà nước và các quy định của địa phương.
- Gần gũi thường xuyên hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm
đến mọi mặt đời sống của nhân dân
- Tin vào dân, tôn trọng dần, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những
kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa
chữa những khuyết điểm, thiếu sót.
- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở đồng thời giám sát cơ quan, cán bộ công chức trong thực thi công
vụ và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh.

10



×