Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xuất bản phẩm và phát triển du lịch bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.24 KB, 5 trang )

XUẤT BẢN PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Nguyễn Danh Thuận1
Văn hoá và Du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu như
ngành Du lịch dựa vào những lợi thế về di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể,
di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, báu vật, bộ sưu tập trong
bảo tàng,....để phát triển du lịch theo chương trình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du
lịch khám phá di sản,..để quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua hơn 4000 năm lịch
sử giữ nước và dựng nước thì văn hố thơng qua du lịch để giới thiệu nền văn hoá Việt
Nam đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em, trong đó có 6 di sản văn hố thể giới
tiêu biểu: Khu di tích Huế, Di tích tháp chàm Mỹ sơn, di tích phố cổ Hội An, di tích
thắng cảnh Vịnh Hạ Long, di tích Động Phong Nha và Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên
đã thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan hàng năm. Tuy nhiên, về mặt tâm lý,
khách thăm quan du lịch ngồi mục đích thăm quan cịn có nhu cầu mua những mặt hàng
lưu niệm: những sản phẩm văn hoá của địa phương hoặc của trung ương sản xuất như:
sách, báo, băng đĩa nhạc, băng đĩa hình, tranh ảnh, tượng, những sản phẩm thủ công mĩ
nghệ, đồ lưu niệm,.....thưởng thức những món ăn địa phương, xem các chương trình biểu
diễn nghệ thuật bản địa, tham dự các lễ hội truyền thống, thăm quan các bảo tàng, nhà
lưu niêm hoặc nhà truyền thống, .....tất cả nhu cầu này đều là những sản phẩm văn hoá.
Các sản phẩm văn hoá gồm 2 loại: sản phẩm vơ hình và hữu hình
- Sản phẩm văn hố vơ hình: các huyền thoại, truyền thuyết, các lễ hội, tín
ngưỡng,....
- Sản phẩm văn hố hữu hình: các dạng sản phẩm văn hoá bằng vật chất như: sách,
báo, băng đĩa nhạc, phim, ảnh, tranh, tượng,....
Các thiết chế văn hoá: nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, phòng truyền
thống, nhà triển lãm, rạp hát, rạp chiếu phim,...
Cảnh quan văn hố: phong cảnh thiên nhiên, cơng trình kiến trúc, tượng đài, quảng
trường,.....
Như vậy, sản phẩm văn hoá đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển du
lịch và có thể nói rằng, sản phẩm văn hố là một trong những nguồn lực cơ bản để phát
triển du lịch. Vậy thực trạng tổ chức sản xuất các sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu của
du khách trong các khu du lịch ở Việt Nam như thế nào? trong khuôn khổ bài viết này chỉ


đề cập đến 1 loại sản phẩm văn hố, đó là các xuất bản phẩm.
Theo số liệu thống kê (tính đến năm 2005) thì cả nước có 52 Nhà xuất bản, trong
đó Trung ương quản lý: 40, địa phương quản lý: 12, hoạt động theo 3 hình thức : hoạt
động kinh doanh, hoạt động cơng ích, hoạt động sự nghiệp. Tổng số xuất bản phẩm toàn
ngành (năm 2005) là: 17.057 cuốn, với 240,212 triệu bản (chỉ tính 48 Nhà xuất bản,
khơng tính 4 Nhà xuất bản mới thành lập), trong đó: 36 Nhà xuất bản Trung ương xuất
bản: 12.443 cuốn; 227,419 triệu bản; 11 Nhà xuất bản địa phương xuất bản: 4.314 cuốn,
11,512 triệu bản; Xuất bản nhất thời: 300 cuốn, 1,271 triệu bản. Tính bình qn là 3,2
bản/người. Lịch blốc: 6 mẫu với 12,8 triệu bản; lịch tờ các loại: 563 mẫu với 5,179 triệu
bản và văn hoá phẩm. Về xuất nhập khẩu sách báo: ước tính đạt 9,1 triệu USD, trong đó:
sách là 2,682 triệu bản. Riêng cơng ty Xunhasaba: xuất khẩu 52.000 bản sách; báo tạp,
chí : 211.900 bản. Nhập khẩu: sách 640.000 bản; báo, tạp chí: 2.560.000 bản.
1

TS. Bộ Văn hố - Thơng tin


Về cơ cấu đề tài : mảng sách chính trị-xã hội chiếm 18,7 %, mảng sách khoa họckỹ thuật chiếm 15,3 %, mảng sách văn học-nghệ thuật chiếm 24,2%, mảng sách thiếu nhi
chiếm 16,4%, mảng sách giáo khoa và tham khảo chiếm 24,5%.
Như vậy, qua số liệu ở trên cho ta thấy tồn ngành xuất bản đã có nhiều cố gắng
vươn lên từ chỗ thiếu sách, tiến tới từng bước thoả mãn nhu cầu đọc sách báo của nhân
dân trong nước, khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu
sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm khác.
Mặt khác, do đặc trưng của xuất bản phẩm gắn liền với đời sống xã hội nên được
mọi người quan tâm. Vì vậy, các đề tài xuất bản có "đất" để phát triển nhanh. Các đề tài
văn học hiện đại và văn học dịch đang có nhu cầu tái bản nhiều. Các bộ sách có giá trị
được xuất bản như: Tổng tập văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Các bộ
Toàn tập, Tuyển tập Hồ Chí Minh,... Nhiều Nhà xuất bản đã chú trọng khai thác những di
sản văn hoá, nghệ thuật của 54 dân tộc anh em sinh sống tại Việt Nam dưới dạng xuất
bản phẩm. Một số Nhà xuất bản đã xuất bản những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học

thế giới có nội dung, giá trị nhân văn cao đẹp, sách in đẹp và phát hành với số lượng lớn
đã khích lệ người đọc trở lại với thị hiếu đúng đắn. Cơ cấu sách văn học - nghệ thuật tăng
dần từ 21,2% năm 1991 đến 24,2% vào năm 2000 và các năm sau tiếp tục tăng thêm. Các
loại sách về tin học, ngoại ngữ, dạy nghề, sách tham khảo, sách để giải trí, sách về tơn
giáo, tín ngưỡng, phong thuỷ,...được tăng cường. Hai mảng sách này đã chiếm một tỷ
trọng lớn trong các quầy bán sách, báo và văn hố phẩm tại các khu du lịch. Ngồi ra, các
văn hoá phẩm khác như: tranh, ảnh, bưu ảnh, bưu thiếp, tượng mỹ thuật, đồ gốm, sứ, đồ
thủ công mỹ nghệ,...cũng được khách du lịch quan tâm, chú ý mua làm kỷ niệm. Đặc biệt
là những xuất bản phẩm giới thiệu về địa phương: di tích, danh lam thắng cảnh, danh
nhân lịch sử, văn hoá, anh hùng dân tộc, lễ hội, tín ngưỡng, tâm linh,... của dân địa
phương ln ln hấp dẫn khách du lịch. Hay nói một cách khác, chính những xuất bản
phẩm là những sản phẩm văn hố khơng thể thiếu được trong các khu du lịch bởi "sứ
mệnh" của nó là thoả mãn những thơng tin mà du khách cần tìm về nơi họ đến, thoả mãn
nhu cầu đọc để giải trí tại khu du lịch, là quà tặng " văn hoá" cho người thân và mục tiêu
cao hơn là thông qua xuất bản phẩm bày bán tại khu du lịch để tuyên truyền, quảng bá
giới thiệu về đất nước, con người, sản vật ở địa phương; tiềm năng để phát triển về kinh
tế, du lịch, văn hoá,...để kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của xuất bản phẩm đã nêu ở trên, xuất
bản phẩm bày bán tại các khu du lịch vẫn còn những hạn chế như: đề tài chưa phong phú,
chủng loại chưa đa dạng, nội dung nghèo nàn, xuất bản phẩm chưa đẹp, chất lượng chưa
cao. Xuất bản phẩm in lậu, in khơng phép hoặc có nội dung khơng lành mạnh, mang tính
mê tín, dị đoan, ....vẫn còn bày bán, đặc biệt những xuất bản phẩm do địa phương xuất
bản chưa thật hấp dẫn về hình thức, nội dung; giá cả chưa hợp lý (còn cao), ví dụ: một
cuốn sách dày 20 trang giá 12.000/cuốn. Một số tiềm năng về văn hoá: âm nhạc, nghệ
thuật truyền thống, ẩm thực địa phương, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ
hội, cưới xin, ma chay,...chưa được khai thác triệt để dưới dạng xuất bản phẩm. Xuất bản
phẩm vẫn mang nặng tính giới thiệu, tuyên truyền mà chưa nêu bật được tiềm năng để
phát triển và các chính sách ưu đãi của nhà nước, của địa phương để thu hút đầu tư.
Xin nêu một số kinh nghiệm ở một số quốc gia trong khu vực sử dụng xuất bản
phẩm như một "phương tiện" quảng bá và thu hút khách du lịch. Ví dụ: ở Thái Lan - đất

nước nổi tiếng về phát triển du lịch, tại các khu du lịch họ phát không những tờ rơi, tờ
gấp, sách mỏng,..để cung cấp thông tin cần biết về khu du lịch: ăn, ở, mua sắm hàng hoá,
khu vực cần thăm quan,.., các dịch vụ cho du khách, những số điện thoại để liên lạc khi

2


cần thiết, bản đồ khu du lịch,...hoặc các bàn chỉ dẫn, cung cấp thơng tin bằng máy tính do
hướng dẫn viên du lịch cung cấp hoặc du khách tự tra cứu trên máy tính. Ngồi ra, du
khách muốn tìm hiểu thơng tin kỹ hơn về khu du lịch thì mua các ấn phẩm: tập ảnh,
tranh, truyện,....Điều đó có nghĩa là có xuất bản phẩm thu tiền (thơng tin chi tiết) và có
xuất bản phẩm khơng thu tiền (những thơng tin chung). Một vấn đề nữa là xuất bản phẩm
không chỉ xuất bản dưới dạng vật chất thông thường: giấy, chất dẻo, kim loại,..mà còn
xuất bản dưới dạng tài liệu điện tử (trên các trang Website về các khu du lịch) để du
khách truy cập tìm hiểu thơng tin và quyết định đến du lịch. Các nước trong khối ASEAN
(Singapore, Malaysia, Indonesia,....) cũng có cách làm tương tự: ngay tại sân bay, bến
cảng, cửa khẩu đường bộ,....đã có những xuất bản phẩm cần thiết cung cấp miễn phí cho
du khách.
Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của xuất bản
phẩm góp phần vào phát triển du lịch bền vững, xin đề xuất một số chính sách như sau:
1 - Quán triệt và thực hiện tốt những nội dung trong Chỉ thị số 42 - CT/TW ngày
25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt
động xuất bản", trong đó có việc xây dựng một số chính sách:
+ Xây dựng chế độ, chính sách cho các doanh nghiệp xuất bản đặc thù, những nhà
xuất bản có nhiệm vụ kinh doanh đặc thù, những nhà xuất bản có ấn phẩm phục vụ nhiệm
vụ chính trị - xã hội (có thể cung cấp miễn phí cho du khách nhằm tuyên truyền, vận
động: phịng chống mại dâm, ma t, mê tín dị đoan,....tại các khu du lịch)
+ Xây dựng quy chế, chính sách cho hoạt động của hệ thống nhà sách tư nhân và
tập thể (trong đó có kinh doanh tại các khu du lịch).
+ Xây dựng chính sách ưu tiên cho việc xuất bản, phát hành, vận chuyển xuất bản

phẩm lên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hoạt động
thơng tin đối ngoại (có thể trợ giá, trợ cước một số ấn phẩm phục vụ cho phát triển du
lịch ở những vùng đặc biệt này).
+ Có chính sách giảm giá sách đối với một số đối tượng chính sách xã hội.
+ Xây dựng chính sách ưu đãi để khuyến khích thực hiện xã hội hoá hoạt động
xuất bản - in - phát hành, huy động nhiều nguồn lực để phát triển sự nghiệp xuất bản - in
- phát hành.
+ Có chính sách phát triển xuất bản phẩm điện tử, trung tâm thông tin về sách.
2 - Về một số chính sách kinh tế trong lĩnh vực xuất bản:
+ Cho phép các doanh nghiệp xuất bản và các doanh nghiệp phát hành sách 100%
vốn nhà nước được giữ lại thuế thu nhập doanh nghiệp dưới hình thức ghi thu, ghi chi để
bổ sung vốn lưu động và đầu tư phát triển.
+ áp dụng thuế suất 5% đối với mặt hàng là sách và văn hoá phẩm
+ Miễn giảm thuế đất cho các đơn vị xuất bản - in - phát hành
+ Cấp kinh phí cho cơ quan quản lý Nhà nước mua bản thảo có giá trị nhưng chưa
có điều kiện xuất bản.
+ Tiếp tục trợ cước: sách và văn hoá phẩm lên miền núi, vùng sâu, vùng xa,...và ra
nước ngoài

3


+ Sửa đổi và xây dựng một số chính sách đối với hoạt động xuất bản: chính sách
về đầu tư phát triển, chính sách thuế vốn, chính sách đặt hàng, trợ giá, trợ cước, lương,
phụ cấp,....
Tóm lại: Với một "sứ mệnh" và "ưu thế" của Xuất bản phẩm như đã trình bày ở
trên đối với việc phát triển bền vững ngành du lịch, nếu chúng ta có những chính sách
hợp lý thúc đẩy phát triển ngành xuất bản - in - phát hành ngày càng hiện đại, nhất định
Xuất bản phẩm sẽ là cầu nối vững chắc giữa du khách và ngành xuất bản - in - phát hành;
ngành du lịch trong q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, tạo tiền đề để cùng nhau

phát triển.
* Đối với sản phẩm văn hố vơ hình: các huyền thoại, truyền thuyết, lễ hội, tính
ngưỡng,... thường được gắn với các cơng trình di tích lịch sử - văn hố, kiến trúc nghệ
thuật mang tính tín ngưỡng, tơn giáo như: đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ,...hoặc gắn với
cảnh quan thiên nhiên,... và du khách được xem và nghe qua lời giới thiệu của người
hướng dẫn du lịch. Thông thường những sản phẩm này do ngành văn hố thơng tin quản
lý và khai thác. Tuy nhiên, ở một vài nơi, một số người lợi dụng xây dựng chùa, miếu,
đền, dựng tượng phật, tượng thánh,...tại khu du lịch để trục lợi, thu tiền của du khách làm
ảnh hưởng tới môi trường phát triển du lịch, ví dụ: một số tư nhân xây dựng chùa, miếu ở
chùa hương để thu tiền bất chính hoặc tạo ra những câu chuyện huyền bí như "tượng
phật" xuất hiện xảy ra ở Lạng Sơn mà báo chí đã nêu.
* Các sản phẩm văn hố hữu hình: Các cơng trình di tích lịch sử - văn hố, di tích
lịch sử cách mạng, cơng trình kiến trúc nghệ thuật, các di sản văn hoá vật thể,... do
ngành văn hoá khai thác và quản lý. Ngoài ra, các dạng sản phẩm văn hoá bằng vật chất
như: sách, báo, băng đĩa nhạc, phim, ảnh, tranh, tượng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu
niệm,....Nhìn chung, các sản phẩm này bán ở các khu du lịch do các thành phần kinh tế
trong nước sản xuất hoặc nhập từ nước ngoài: Trung Quốc, Thái Lan, .....Các cửa hàng
kinh doanh sản phẩm văn hố có thể do Nhà nước quản lý hoặc do tư nhân, tập thể quản
lý. Sản phẩm văn hoá tương đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hàng hoá của Trung
Quốc và Thái Lan vẫn là chủ yếu, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm do địa
phương sản xuất cịn ít, mẫu mã nghèo nàn, chủng loại ít, khơng độc đáo và giá cao. Do
vậy, du khách ít mua (trừ một số nơi hàng hố thủ cơng mỹ nghệ, đồ lưu niệm, ẩm thực
tương đối phong phú như Huế, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, ...).
* Các thiết chế văn hoá: nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, phòng truyền
thống, nhà triển lãm, rạp hát, rạp chiếu phim,...do ngành văn hoá quản lý. Đây là nơi phổ
biến các tác phẩm văn hoá - nghệ thuật (có thể thu phí (vé) hoặc miễn phí.
* Cảnh quan văn hố: phong cảnh thiên nhiên, cơng trình kiến trúc, tượng đài,
quảng trường,.....do ngành văn hoá khai thác và quản lý.
Các sản phẩm văn hố đã đóng góp một phần to lớn vào phát triển thị trường du
lịch ở Việt Nam. Điều đó thể hiện ở những mặt tích cực của nó:

1 - Các di tích lịch sử, lịch sử - văn hoá, lịch sử cách mạng, di tích lịch sử - kiến
trúc nghệ thuật, Danh lam thắng cảnh, di vật, báu vật, cổ vật,..có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học đã là những điểm đến của những tour du lịch, nhất là những di sản văn hoá thế
giới kể trên (6 di sản văn hoá thế giới). Là tiền đề để ngành du lịch phát triển.
2 - Thị trường các sản phẩm văn hoá ngày một phong phú và đa dạng. Các sản
phẩm thủ công, mỹ nghệ, món ăn truyền thống ở địa phương từng bước được khôi phục
để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Các làng nghề truyền thống được khôi phục:

4


làng gốm Bát Tràng, làng đồ gỗ Đồng Kỵ, làng đục đá ở Ninh Bình, Đà Nẵng, làng tơ lụa
ở Hà Đơng,....
3 - Các di sản văn hố vật thể và phi vật thể được nhà nước, nhân dân và cộng
đồng quốc tế quan tâm tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của nó thơng qua các
hoạt động văn hoá và hoạt động du lịch.
4 -Tạo nguồn thu cho Trung ương, địa phương; phát triển kinh tế Nhà nước, tập
thể, tư nhân,...thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngồi; góp phần xố đói giảm
nghèo (phát triển kinh tế gia đình: sản xuất đồ thủ cơng mỹ nghệ, đồ lưu niệm, các món
ăn truyền thống, đặc sản của địa phương,....).
5 - Phát triển thị trường sản phẩm văn hoá và thị trường du lịch trong xu thế tồn
cầu hố và hội nhập quốc tế.
6 - Thơng qua sản phẩm văn hố để giới thiệu với đồng bào trong nước và bè bạn
quốc tế về nền văn hoá Việt Nam, về những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, về đất
nước con người Việt Nam, về tiềm năng phát triển kinh tế, trong đó có ngành văn hố và
du lịch. Đồng thời góp phần giao lưu văn hoá với các nền văn hoá trong khu vực và quốc
tế. Củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh những mặt tích cực ở trên, thị trường sản phẩm văn hoá trong các khu du
lịch vẫn có những mặt hạn chế, đó là:
1 - Nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vẫn tiếp tục xuống cấp và có nguy

cơ mai một hoặc biến mất. Tình trạng lấn chiếm di tích vẫn diễn ra nghiêm trọng ở một
số địa phương. Nhất là những di sản văn hoá do địa phương quản lý. Việc tu bổ, tôn tạo,
bảo tồn và phát huy những giá trị của những di sản văn hố vẫn cịn hạn chế.
2 - Giữa ngành du lịch và ngành văn hố chưa có sự phối hợp chặt chẽ và phân
định trách nhiệm cụ thể trong việc tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và khai thác các di sản văn hoá
vật thể và phi vật thể.
3 - Việc gắn kết giữa giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong khu du lịch
chưa chặt chẽ: cơng trình di tích tơn giáo, tín ngưỡng: đình, chùa, miếu, đền,...với các
hoạt động văn hoá: lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng, nhà lưu niệm,...chưa hấp dẫn và
độc đáo để thu hút du khách.
4 - Việc tổ chức kinh doanh các mặt hàng văn hoá trong khu du lịch còn lộn xộn,
hiện tượng tranh dành khách, ép khách vẫn phổ biến.
5 - Những sản phẩm văn hoá: sách, báo, băng đĩa nhạc, phim, ảnh, tranh, tượng,
đồ thủ cơng mỹ nghệ, đồ lưu niệm,...vẫn cịn nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại, chất
lượng chưa cao. Một số món ăn địa phương chưa thực sự hấp dẫn, bao bì cịn xấu, chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm chưa tốt.
6 - Vấn đề tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm văn hố cịn rất hạn chế. Nhiều
sản phẩm văn hoá độc đáo ở các địa phương chưa được khai thác hoặc hỗ trợ để phục hồi
và phát triển. Hướng dẫn viên tại các di sản văn hố vẫn cịn hạn chế về trình độ chun
mơn, về ngoại ngữ, về kiến thức chung,...

5



×