Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những đóng góp của karl marx trong việc hoàn thiện học thuyết giá trị lao động 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................................2
1. KHÁI NIỆM HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG.............................................................2
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG TRƯỚC MARX................2
2.1. Học thuyết giá trị lao động của William Petty..................................................................2
2.2. Học thuyết giá trị lao động của Adam Smith....................................................................3
2.3. Học thuyết giá trị lao động của David Ricardo.................................................................3
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỌC
THUYẾT TRƯỚC MARX..........................................................................................................5
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KARL MARX TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỌC THUYẾT
......................................................................................................................................................5
4.1. Hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị và giá trị sử dụng)...................................................5
4.1.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa.....................................................................................5
4.1.2. Giá trị của hàng hóa...................................................................................................5
4.1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa..........................................................6
4.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa...........................................................6
4.3. Lượng giá trị hàng hóa......................................................................................................7
4.4. Tiền tệ................................................................................................................................9
4.4.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ..............................................................................9
4.4.2 Chức năng của tiền......................................................................................................9
4.5. Nhận xét chung về những đóng góp của Karl Marx.........................................................9
KẾT LUẬN................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................12


MỞ ĐẦU
Giá trị có rất nhiều khái niệm và lý thuyết khác nhau, học thuyết giá trị do hao
phí lao động của người sản xuất hàng hóa tạo ra (gọi là giá trị - lao động) mà các nhà
kinh tế cổ điển sáng lập ra, đã được Karl Marx kế thừa, tuyển chọn và phát triển thành


một học thuyết khoa học.
Phân tích nền sản xuất tư bản dựa trên cơ sở của thuyết giá trị - lao động, Karl
Marx đã dựng nên một học thuyết giá trị thặng dư, như tồn bộ các học thuyết kinh tế
khác. Điều đó khẳng định được vị trị của học thuyết này trong các học thuyết kinh tế
của Karl Maxr và cũng như trong lịch sử phát triển lý thuyết về giá trị.

1


NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG

Học thuyết giá trị lao động là một trong những học thuyết kinh tế về giá trị. Theo
như nội dung của học thuyết này thì giá trị của hàng hóa là do lượng lao động cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là William Petty và John Locke.
Adam Smith và David Ricardo là những người có đóng góp to lớn và dẫn đường cho
học thuyết giá trị lao động.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG TRƯỚC MARX
2.1. Học thuyết giá trị lao động của William Petty

William Petty (1623 – 1687) là người đầu tiên suy nghĩ và viết ra một cách có hệ
thống về kinh tế học, đồng thời là một trong những người đầu tiên áp dụng các nguyên
lý kinh tế học vào thực tiễn. K.Marx nhận xét Petty là nhà tư tưởng, nhà thực tiễn lớn,
là nhà nghiên cứu kinh tế thiên tài của giai cấp tư sản Anh và là cha đẻ của kinh tế
chính trị cổ điển.[1]
William Petty là người đầu tiên khai sinh ra lý luận giá trị - lao động, ông cho
rằng giá trị được tạo ra từ lao động, tức nguồn gốc thực sự của cải. Chính nhờ lao động
mà những thứ có nguồn gốc tự nhiên trở nên có giá trị với con người, giúp con người
khơng phụ thuộc vào tự nhiên. Như vậy, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa, nó có được

do con người sản xuất ra thông qua lao động. Lượng của giá cả tự nhiên hay giá trị tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc (tiền tệ). Ông đã so sánh khối lượng lao
động hao phí để sản xuất lúa mì. Nếu năng suất lao động sản xuất ra bạc tăng lên thì
giá trị của nó giảm. Ơng có đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh
lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình của nhiều năm để loại
trừ tình trạng ngẫu nhiên. Theo ơng, giá cả do con người tạo ra có tỉ lệ thuận với giá cả
tự nhiên và quan hệ cung cầu - hàng hóa trên thị trường. Học thuyết giá trị – lao động
của W.Petty chưa phân biệt được giá trị, giá trị trao đổi với giá cả.[1]
Học thuyết của ơng cịn chịu ảnh hưởng tư tưởng Chủ nghĩa trọng thương khi cho
rằng: giá trị tiền tệ càng cao thì giá trị của hàng hóa càng cao. Ơng chỉ thừa nhận lao
động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ được
xác định nhờ q trình trao đổi với bạc. Mặt khác, ơng có đóng góp to lớn khi giải
thích nguồn gốc của cải bằng câu nói nổi tiếng là “Lao động là cha, đất đai là mẹ của
mọi của cải”. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị – lao động khi kết luận “Lao động
và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm” tức là cả lao động và đất đai là
nguồn gốc của giá trị. Điều này làm nền tảng cho các lý thuyết về vấn đề sản xuất tạo
ra giá trị sau này.[1]
2


2.2. Học thuyết giá trị lao động của Adam Smith

Adam Smith (1723 – 1790) được xem là cha đẻ của ngành kinh tế học do cách
nhìn nhận của ơng về chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế làm cho mọi người
đều giàu có lên. Ơng là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh tranh nhiều hơn và
lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh.[1]
Học thuyết giá trị – lao động của A.Smith so với học thuyết của W.Petty có bước
tiến đáng kể, như việc ông cho rằng giá trị được tạo ra từ lao động sản xuất giản đơn,
lao động chính là thước đo cuối cùng để kiểm tra giá trị, cịn trong chủ nghĩa tư bản thì
giá trị chính là thu nhập. A.Smith đã phân biệt được sự khác nhau giữa hai cách dùng

từ “giá trị”: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi với giá cả. Ông cho rằng giá trị có hai
nghĩa khác nhau, có lúc giá trị do lao động trong các ngành sản xuất vật chất tạo ra (giá
trị chính là chi phí lao động), có lúc giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người
ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó (giá trị chính là tiền cơng của lao động). Việc phân
biệt sự khác nhau giữa hai cách dùng từ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi này nhằm giải
thích rõ thêm là giá trị trao đổi lớn hay nhỏ khơng có liên quan gì đến giá trị sử dụng.
Đồng thời, A. Smith còn chứng minh mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi. Khi phân tích giá trị hàng hố, ơng đặt giá trị ở hai vị trí khác nhau: trong quan hệ
với số lượng hàng hóa khác thì giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hóa;
trong nền sản xuất phát triển thì giá trị được thể hiện dưới dạng tiền tệ.[1]
Hạn chế của A.Smith khi cho rằng những thứ khơng có giá trị sử dụng có thể có
giá trị trao đổi; giá trị hàng hóa được chia thành ba loại thu nhập “Tiền lương, lợi
nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị
trao đổi nào”. Những người theo trường phái Marx cho rằng A.Smith đã lẫn lộn giữa
giá trị và thu nhập. Bên cạnh đó, ông cũng chưa phân biệt được lao động và sức lao
động, vì vậy ơng khơng thể giải thích lao động làm thế nào có thể tạo ra lợi nhuận. Tư
tưởng này xa rời lý thuyết giá trị – lao động “Giá trị là do lao động hao phí để sản xuất
hàng hoá quyết định, lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị”.[1]
Bên cạnh các mặt hạn chế vừa nêu, những lý luận giá trị - lao động của A.Smith
cũng có những đóng góp quan trọng về mặt khoa học, ơng là người đầu tiên trình bày
một cách có hệ thống lý luận giá trị lao động, đồng thời về cơ bản ơng đã kiên trì dùng
lý luận giá trị lao động để nghiên cứu vấn đề lợi nhuận và địa tơ. Đó là đóng góp chủ
yếu của ông về mặt khoa học. Với những đóng góp như thế K.Marx đã gọi A.Smith là
nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công.[1]
2.3. Học thuyết giá trị lao động của David Ricardo

David Ricardo là người kế thừa của Adam Smith, đã đưa ra học thuyết cổ điển về
kinh tế chính trị tư sản. Kế thừa và phát triển học thuyết giá trị lao động của Smith và
ông được Karl Marx nhận xét: “So với Adam Smith, David Ricardo đã tiến xa hơn
Adam Smith”.

3


David Ricardo định nghĩa giá trị của hàng hóa là giá trị của một hàng hóa hoặc
một số lượng nào khác mà nó có thể trao đổi được, được xác định bằng số lượng lao
động tương đối cần thiết để sản xuất ra nó, chứ khơng phải phần thưởng lớn hay nhỏ
được trả cho lao động đó. Cũng như Adam Smith, Ricardo đã phân biệt rõ hai thuộc
tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, đồng thời chỉ ra rằng rõ ràng giá
trị sử dụng là điều kiện cần của giá trị trao đổi, nhưng không phải là nhưng không phải
là thước đo của nó. Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện bằng một
lượng nhất định của hàng hóa (hoặc tiền tệ) khác, nên Ricardo đặt câu hỏi rằng ngồi
giá trị tương đối cịn có giá trị tuyệt đối, là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết
tinh, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện cần thiết và có khả năng duy nhất hiển thị
giá trị tuyệt đối.
Ricardo xét lại lý luận giá trị Adam Smith, loại bỏ lại những chỗ thừa thiếu và
những mâu thuẫn trong lý thuyết kinh tế của Adam Smith. Trong định nghĩa của Adam
Smith về định nghĩa giá trị, có hai quan điểm về giá trị là giá trị do lao động để sản
xuất ra hàng hoá quyết định và giá trị một hàng hoá bằng số lượng lao động mà người
ta có thể mua được hàng háo đó. Cịn Ricardo chỉ ra rằng định nghĩa “giá trị do lao
động hao phí quyết định” là đúng cịn “giá trị lao động mà người ta có thể mua được
hàng hóa này quyết định” khơng đúng.
David Ricardo phân biệt giữa “giá tự nhiên và giá thị trường”, cho rằng không
hàng hóa nào khơng bị ảnh hưởng của những biến động ngẫu nhiên hoặc tạm thời.
Nhưng mong muốn của các nhà tư bản là rút vốn lưu động khỏi các công việc giao dịch
ít sinh lời hơn và đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh có lợi hơn mức theo đuổi này.
Không cho phép giá thị trường vẫn ở mức cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với giá tự
nhiên trong một thời gian dài. Ricardo đồng ý với quan điểm này rằng những việc là
nguồn gốc của giá trị, đồng thời cũng chỉ trích quan điểm của Adam Smith rằng giá trị
là do nguồn thu nhập hợp thành. Theo ông, giá trị của hàng hóa không dựa vào nguồn
thu nhập hợp thành và ngược lại tán thành các nguồn thu nhập.

David Ricardo cũng có một cái nhìn khác về cơ cấu giá trị của hàng hoá so với
Adam Smith là “loại bỏ C khỏi giá trị hàng hóa”. Ơng nói rằng cơ cấu của hàng hố
phải bao gồm 3 bộ phận là C + V + M. Những bộ phận này có ba phần nhưng khơng
cho thấy phân tích sự thay đổi của C xảy ra như thế nào trong sản phẩm mới và chỉ nói
rằng “lao động cần thiết quyết định đến giá trị hàng hóa” song lại cho rằng “lao động
xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất quyết định”. Khi nghiên cứu cơ cấu của giá trị
sản phẩm ông đã chứng minh một cách rất hay giá trị của sản phẩm sẽ giảm khả năng
lao động sẽ tăng lên.
Phương pháp nghiên cứu giá trị hàng hố của ơng cũng mang tính chất siêu hình.
Ơng đã coi giá trị là một phạm trù vĩnh viễn, là một thuộc tính của vạn vật. Sự mâu
thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng vẫn chưa được thừa nhận vì khơng có học thuyết về
tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Học lý thuyết về tính hai mặt của lao động
để sản xuất hàng hóa dưới tác động của sự khan hiếm giá cả. Ông không thể phân biệt
4


giữa giá trị hàng hóa và giá cả sản xuất, mặc dù ơng nhìn thấy xu hướng đối với tỷ suất
lợi nhuận bình quân.
David Ricardo đã đứng vững chắc trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động và Karl
Marx đánh giá: “Khi Adam Smith đưa khoa học kinh tế chính trị vào hệ thống, Ricardo
đã cấu trúc khoa học kinh tế chính trị theo một nguyên tắc thống nhất”. Nguyên tắc
xác định chính của David Ricardo là “thời gian lao động quyết định giá trị”.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỌC
THUYẾT TRƯỚC MARX

Nhìn chung, lý luận giá trị của trường phái cổ điển đã có những đóng góp đáng
kể, tạo tiền đề cho lý luận của Karl Marx. Tuy nhiên, họ không thể giải quyết triệt để
những vấn đề của lý luận giá trị lao động như: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
được tạo ra như thế nào, chưa thấy được vai trị của máy móc, thiết bị trong việc hình
thành giá trị do đó chưa phân tích đủ lược giá trị của hàng hóa. Chính điều đó đã làm

cho trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh không thể tiến sâu tới chân lý khoa học,
chưa khái quát thành những quy luật kinh tế chi phối sự vận động của nền sản xuất
hàng hố.
4. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA KARL MARX TRONG VIỆC HỒN THIỆN HỌC
THUYẾT
4.1. Hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị và giá trị sử dụng)
4.1.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng là cơng dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Ví dụ: gạo để ăn, áo để mặc, máy móc, điện thắp sáng,… Mỗi hàng hóa đều
có một hay một số cơng dụng nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu của con người. Chính
những cơng dụng này làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Vì thế, giá trị sử dụng chính
là cơng cụ của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của con người. Nhu cầu ở đây có thể là
nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay nhu cầu cho sản xuất. Số lượng giá trị sử dụng của hàng
hóa được phát hiện dần trong q trình phát triển của khoa học – kỹ thuật. Giá trị sử
dụng là một phạm trù vĩnh viễn nó tồn tại theo thời gian, nó do những thuộc tính tự
nhiên của vật quy định.
4.1.2. Giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hố là một thuộc tính của hàng hố, đó chính là lao động hao phí
của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hố. Khi tiến
hành trao đổi những giá trị sử dụng với nhau thì hàng hóa có giá trị trao đổi. Giá trị trao
đổi trước hết nó biểu hiện thành những tỉ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng chung
với nhau. Một hàng hóa có thể trao đổi với nhiều loại hàng hóa khác nhau nên có giá trị
trao đổi khác nhau. Giá trị trao đổi không thể do giá trị sử dụng quyết định bởi vì mỗi
hàng hóa có giá trị trao đổi khác nhau. Nhưng sự khác nhau về giá trị sử dụng là điều
5


kiện cần để trao đổi vì khơng ai lại trao đổi những giá trị giống nhau. Giá trị là biểu

hiện của lao động, con người lấy giá trị để trao đổi hàng hóa, thực tế là trao đổi lao
động của mình đã ẩn chứa bên trong những hàng hóa đó. Cho nên, giá trị hàng hóa cịn
thể hiện mối quan hệ mà những người sản xuất hàng hóa trao đổi với nhau.
4.1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Giá trị sử dụng và giá trị vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau:
Mặt thống nhất ở chỗ là hai thuộc tính này đồng thời tồn tại trong một hàng hóa
tức là một vật có đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hóa.
Cịn mâu thuẫn giữa hai mặt thuộc tính thể hiện ở chỗ:
 Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khơng đồng nhất về
chất, ngược lại với tư cách là một giá trị thì lại đồng nhất với nhau đều là “những
cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”.
 Thứ hai: Là cái mà nhà sản xuất quan tâm là giá trị còn cái thực sự có quan
trọng với người mua là giá trị sử dụng.
 Thứ ba: Thực hiện giá trị trong lưu thông.
 Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai q trình khác nhau về khơng
gian và thời gian.
4.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Sở dĩ hàng hóa có hai mặt hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động
của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.
Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp, chun mơn nhất định. Chính lao động cụ thể đã tạo ra giá trị sử dụng của một
hàng hóa. Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích, đối tượng lao động, công cụ hay
phương pháp lao động và kết quả riêng. Đặc biệt, phân công lao động xã hội ngày càng
phát triển thì xã hội càng có nhiều ngành nghề khác nhau như thế càng hình thức lao
động cụ thể sẽ ngày càng phong phú, đa dạng và tạo ra được nhiều giá trị sử dụng khác
nhau.
Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa về

cơ bắp, thần kinh, trí óc, hay nói cách khác lao động trừu tượng là lao động xã hội của
người sản xuất hàng hóa khơng kể đến hình thức cụ thể. Lao động tạo ra giá trị hàng
hóa, là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau
Tóm lại nhờ phát hiện này mà K.Marx đã:

6


 Chỉ rõ lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị
hàng hóa.
Phát hiện ra mâu thuẫn giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là mâu thuẫn cơ bản
của nền sản xuất hàng hóa. Tức là sự mẫu thuẫn giữa lao động cụ thể (Lao động tư
nhân) và lao động trừu tượng (lao động xã hội). Mâu thuẫn này có thể tạo ra nguy cơ
khủng hoảng tiềm ẩn do lao động tư nhân thì khơng phù hợp, ăn khớp với nhu cầu xã
hội và lao động xã hội khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí xã hội có
thể chấp nhận được.
 Nhờ phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, K.Marx đã vượt
qua D.Ricardo trong việc phân tích một cách khoa học giá trị của hàng hóa.
4.3. Lượng giá trị hàng hóa

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào
ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng
hóa, tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa.
• Giá trị của hàng hóa: là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã
hao phí để tạo ra hàng hóa.
• Lượng lao động: đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao
động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản
xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.

 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa:
- Thứ nhất: Năng suất lao động
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Năng suất lao động tăng sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa
giảm xuống. Có thể hiểu là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận
với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao
động.
 Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố:
Trình độ khéo léo trung bình của người cơng nhân
Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật
Trình độ tổ chức quản lý
7


Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
Các điều kiện tự nhiên
 Muốn tăng năng suất lao động, phải hoàn thiện các nhân tố trên
- Thứ hai: Cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao động trong một đơn
vị thời gian, cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động .
Tăng cường lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động. Việc tăng cường độ lao động làm chi tổng số sản phẩm tăng lên, tồn lượng giá trị
của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Những vẫn đảm bảo lượng thời gian lao động
xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa khơng thay đổi. Do tăng
cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực hoạt động lao
động thay vì lười biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn.
Cường độ lao động chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sức khỏe, thể chất, tâm lý,
trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, cơng tác tổ chức, kỷ luật lao động,…

Vì thế để người lao động thao tác nhanh hơn, thuần thục, tập trung và tạo ra được nhiều
hàng hóa hơn thì cần phải giải quyết tốt các yếu tố ảnh hưởng trên.
Thứ ba: Tính chất phức tạp của lao động
Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng nhất định tới định đến lượng giá trị
của hàng hóa. Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp
+ Lao động giản đơn: là lao động không cần qua đào tạo, huấn luyện chuyên
môn, nghiệp vụ; là lao động mà bất kỳ ai có khả năng lao động bình thường cũng thực
hiện được.
+ Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có
thể làm được.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn
được nhân bội lên. Ví dụ: Lao động giản đơn của một nhân viên lao công so với lao
động phức tạp của một bác sĩ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và
người lao động, xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao
động, trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

8


4.4. Tiền tệ
4.4.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

Nguồn gốc của tiền tệ: Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
Lịch sử ra đời của tiền tệ: Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển đi từ thấp tới
cao. Sự phát triển đó đi từ: Hình thái đơn giản hay ngẫu nhiên của giá trị -> Hình thái
mở rộng của giá trị -> Hình thái chung của giá trị -> Hình thái tiền.

+ Hình thái đơn giản hay ngẫu nhiên của giá trị: Đây là hình thái ban đầu của giá
trị, xuất hiện trong thời kỳ sơ khai. Người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa này để lấy hàng
hóa khác một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: 1kg gạo = 1 con cá
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi trình độ sản xuất hàng hóa nâng lên,
việc trao đổi hàng hóa trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đem trao
đổi với nhiều hàng hóa khác. Ví dụ như: 1kg gạo = 2 con cá hoặc bằng 3kg bắp; 5 quả
táo,…
+ Hình thái chung của giá trị: Khi trình độ sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn,
hàng hóa ngày càng phong phú, đang dạng chủng loại, việc trao đổi trực tiếp khơng
cịn thích hợp nữa dẫn đến sự hình thành hình thái chung của giá trị. Ví dụ 2 con cá
hoặc 1kg gạo hoặc 5 quả táo = 1m vải
+ Hình thái tiền: Khi lực lượng sản xuất tăng lên, sự phân cơng lao động phát
triển hơn, hàng hóa và thị trường ngày một mở rộng dẫn đến nhiều vật làm ngang giá
chung sẽ gây trở ngại trong việc trao đổi ở nhiều quốc gia. Vì thế cần có một loại hàng
hóa làm vật ngang giá chung thống nhất đó là tiền vàng. Ví dụ 2 con cá; 3kg bắp; 5 quả
táo = 0.05gam vàng
- Bản chất của tiền tệ: Là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trị vật ngang giá chung
, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ của những người sản xuất
hàng hóa.
4.4.2 Chức năng của tiền

Tiền tệ có các chức năng sau:
+ Thước đo giá trị
+ Phương tiện lưu thông
+ Phương tiện cất trữ
+ Phương tiện thanh toán
+ Tiền tệ quốc tế
4.5. Nhận xét chung về những đóng góp của Karl Marx

Từ những phân tích về đóng góp của Karl Marx như trên ta có thể tóm gọn lại

như sau:

9


 Ơng đã được phân biệt hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị,
khẳng định hai thuộc tỉnh này khơng chỉ đơn thuần có quan hệ với nhau mà đó là
một quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau.
 Đứng vững trên quan điểm của các nhà cổ điển về nguồn gốc của giá trị hàng
hóa là lao động và trên cơ sở phát hiện tích chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa. Karl Marx đã chỉ ra giá trị hàng hóa do lao động trừu tượng của người
sản xuất hàng hóa quyết định.
 Phát triển quan điểm lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa.
 Phát triển nhận thức về hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa, xác định các
hình thái giá trị lịch sử của nó, sự ra đời và bản chất của tiền.
 Phát triển quan điểm giá trị hàng hóa, chứng minh quy luật giá trị là quy luật
kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Qua đó ta thấy được so với các nhà kinh tế học trước Karl Marx, thì học thuyết giá

trị lao động đã có một bước phát triển đáng kể. Đứng trên quan niệm các nhà kinh tế
học trước đây về học thuyết giá trị lao động thì Karl Marx đã hệ thống, chọn lọc các
yếu tố phù hợp để hoàn thiện nên học thuyết giá trị lao động một cách đầy đủ và chuẩn
xác hơn bằng việc khảo sát và phân tích hàng hóa dựa trên mối quan hệ cơ bản của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên các mặt bản chất đại lượng, hình thái biểu
hiện và quy luật tác động.

10



KẾT LUẬN
Cơng trình nghiên cứu của những nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh ( William
Petty, Adam Smith,....) nói chung và sự hoàn thiện của Karl Marx đối với học thuyết
giá trị lao động nói riêng đã để lại cho đời sau những giá trị to lớn, tuy còn có những
hạn chế riêng nhưng đó là các học thuyết kinh tế mà tất cả những ai muốn trở thành
một nhà kinh tế cần phải học tập và nghiên cứu.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Các Mác (1976), bộ Tư Bản, Quyển 1, tập 1, Nxb. Sự thật – Hà Nội

12



×