Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LỢI ÍCH KINH tế, QUAN hệ lợi ÍCH KINH tế và VAI TRÒ của NHÀ nước TRONG VIỆC đảm bảo hài hòa các QUAN hệ lợi ÍCH KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.98 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI
LỢI ÍCH KINH TẾ, QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
ĐẢM BẢO HÀI HỊA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ

Họ và tên: Ngô Thị Thảo My
Lớp: TRI115E (1+2.1/2122) CTTT KT 1
MSV: 2112140068

SBD: 63

Giáo viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
1. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................... 4
I.

Lý luận về lợi ích kinh tế và các quan hệ lợi ích kinh tế...........................................4

1. Lợi ích kinh tế...........................................................................................................4
1.1.



Khái niệm lợi ích kinh tế....................................................................................4

1.2.

Những đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế........................................................4

1.3.

Vai trị của lợi ích kinh tế...................................................................................5

2. Quan hệ lợi ích kinh tế..............................................................................................6
2.1.

Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế.......................................................................6

2.2.

Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường.........................7

2.3.

Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế..........................................9

II. Vai trị của nhà nước trong đảm bảo hài hịa giữa các quan hệ lợi ích kinh tế............10
1. Quan niệm về sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế....................................................10
2. Sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo sự hài hòa giữa các quan hệ lợi ích...........11
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14


2


1. Vấn đề nghiên cứu

MỞ ĐẦU

Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới, từng bước chuyển mình từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa, hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý của Nhà nước. Trong quá trình đổi mới,
chúng ta cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách để đáp ứng kịp thời các yêu cầu.
Đặc biệt vấn đề lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề kinh tế quan trọng hàng đầu mà
nhà nước đã xác định cho giai đoạn phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Trong điều kiện
có nhiều loại hình kinh tế cùng tồn tại, cùng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
để tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh tranh gay gắt, lợi ích kinh tế của cá nhân, doanh
nghiệp nói riêng và lợi ích của tồn xã hội luôn đặt lên hàng đầu. Bên cạnh sự thành công
và tiến bộ của một số chủ thể kinh tế, vẫn cịn nhiều cá nhân, tổ chức khơng gắn lợi ích
kinh tế với lợi ích xã hội dẫn đến nguy cơ sa sút, không thể đứng vững, buộc phải sát
nhập, phá sản hoặc tan rã.
Nhận thức được tầm quan trọng của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển ở Việt
Nam, em đã viết đề tài: “Lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích kinh tế và vai trò của nhà nước
trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm chỉ ra cho người đọc hiểu rõ được thế nào là lợi ích kinh tế nói chung, lý luận cơ
bản về quan hệ lợi ích và vai trị của nhà nước trong việc bảo đảm hài hịa các quan hệ lợi
ích trong phát triển ở Việt Nam. Thông qua lý luận, cho thấy việc quan tâm đến lợi ích
kinh tế là tất yếu. Bên cạnh đó, hy vọng hình thành kỹ năng ứng xử và bảo vệ lợi ích
chính đáng của mỗi cá nhân khi tham gia các hoạt động trong nên kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu


3


Tiểu luận được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp giả thuyết; Phương pháp phân
loại và hệ thống hóa lý thuyết.

I.

NỘI DUNG
Lý luận về lợi ích kinh tế và các quan hệ lợi ích kinh tế

1.

Lợi ích kinh tế

1.1.

Khái niệm lợi ích kinh tế

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải thỏa mãn những nhu cầu nhất định của
mình. Khi các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần ấy được đáp ứng, con người sẽ thu được
lợi ích. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần tùy theo từng bối cảnh. Tuy
nhiên, lợi ích đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng
như toàn xã hội xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của nhân loại là lợi ích vật chất.
Lợi ích kinh tế là một loại lợi ích vật chất con người thu được thơng qua các hoạt động
kinh tế. Lợi ích kinh tế là sự thoả mãn các nhu cầu về vật chất của con người, được quy
định bởi địa vị của các chủ thể kinh tế và trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã
hội đó.

Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các quan hệ
giữa các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội. Các thành viên trong xã
hội xác lập mối quan hệ kinh tế với nhau trong đó hàm chứa lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh
tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà những chủ thể kinh tế khác nhau có được
khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Ví dụ lợi nhuận là lợi ích kinh tế của chủ doanh
nghiệp cịn thu nhập là lợi ích của người làm thuê.
1.2.

Những đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế

1.2.1. Lợi ích kinh tế mang tính khách quan
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng phát triển là những nhu cầu về vật chất ngày
càng cao. Vì thế, con người địi hỏi nhiều phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật
4


chất. Mà những phương thức và mức độ đáp ứng phụ thuộc vào các yếu tố khách quan
như số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của chủ thể kinh tế… Do đó, để
tạo ra lợi ích kinh tế phải xuất phát từ các yếu tố khách quan.
1.2.2. Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối
Kết quả của việc phân phối thu nhập hoặc của cải cho các cá nhân biểu hiện mức độ thực
hiện các lợi ích kinh tế. Việc phân chia tiền cơng sẽ phân hóa dựa trên trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ chế thị trường. Nếu mức thu nhập được
phân phối hợp lý thì lợi ích kinh tế sẽ trở thành động lực để chủ thể kinh tế phát triển.
Ngược lại, mức thu nhập phân phối không hợp lý sẽ trở thành rào cản cho quá trình phát
triển.
1.2.3. Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội
Các chủ thể ln so sánh lợi ích kinh tế của mình với lợi ích kinh tế của những chủ thể
khác. Giải quyết vấn đề về lợi ích kinh tế, từ đó, cũng chính là giải quyết các mối quan hệ
xã hội. Ví dụ, một bộ phận cơng nhân làm việc tích cực hơn công nhân khác nhưng lại

nhận về mức lương thấp nhất thì họ sẽ xảy ra xích mích. Vì vậy, việc tạo sự công bằng,
hợp lý và đồng thuận trong phân phối thu nhập giữa các chủ thể sẽ là động lực để họ thu
được lợi ích kinh tế như mong muốn.
1.2.4. Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử
Gắn với sự thay đổi trong nhu cầu của con người, những yếu tố ảnh hưởng đến phương
thức và mức độ đáp ứng nhu cầu không ngừng vận động và biến đổi theo thời gian. Điều
này làm cho lợi ích kinh tế cũng vận động theo, thể hiện tính lịch sử. Tính lịch sử của lợi
ích kinh tế địi hỏi việc giải quyết các vấn đề phải luôn đặt trong từng hồn cảnh cụ thể và
liên tục biến đổi.
1.3.

Vai trị của lợi ích kinh tế

1.3.1. Lợi ích kinh tế nâng cao đời sống của con người và thúc đẩy sự phát triển
hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.

5


Con người thực hiện các hoạt động kinh tế để thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình mà
những phương thức và mức độ thỏa mãn phụ thuộc một phần vào mức thu nhập. Vì vậy,
các chủ thể kinh tế phải không ngừng cố gắng để nâng cao thu nhập của mình. Chủ doanh
nghiệp và người lao động phải tích cực làm việc để lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên,
thu nhập người lao động cũng tăng theo. Chính những lợi ích kinh tế đã tạo ra những kích
thích sự say mê trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của con người, thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
Vì là quan hệ xã hội, lợi ích kinh tế củng cố và duy trì các mối quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể sản xuất. Khi thực hiện các hoạt động kinh tế, mỗi chủ thể đều muốn đạt được
những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả lao động. Những lợi ích kinh tế phù hợp sẽ
ổn định và gắn kết mối quan hệ của các chủ thể, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất

kinh doanh. Ngược lại, khi lợi ích kinh tế khơng tương xứng với kết quả tạo ra, các mối
quan hệ giữa các chủ thể sẽ xuống cấp. Sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các chủ thể
khả năng cao sẽ gây ra tổn hại đối với việc sản xuất kinh doanh. Điển hình là trong xã hội
chiếm hữu nơ lệ, nơ lệ đã khơng thu được lợi ích kinh tế tương xứng với thành quả mình
tạo ra. Điều này một phần lí giải cho mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp chủ nơ và nơ lệ. Từ
đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất bị kìm hãm, khiến nền kinh tế trở nên suy yếu và
nhường chỗ cho hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.
1.3.2. Lợi ích kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
Lợi ích kinh tế phụ thuộc một phần vào địa vị của các chủ thể kinh tế trong quan hệ sản
xuất xã hội. Thế nên muốn đạt được lợi ích kinh tế, các chủ thể cần phải đấu tranh để tự
mình làm chủ tư liệu sản xuất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giai
cấp trong lịch sử và là nguồn động lực quan trọng để xã hội ngày càng tiến bộ. Mọi vận
động trong lịch sử đều xoay quanh lợi ích mà trước hết là kinh tế. Vì vậy, việc thực hiện
lợi ích kinh tế sẽ là cơ sở cho lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa được hình
thành và phát triển.
2.

Quan hệ lợi ích kinh tế

6


2.1.

Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế

Sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người,
giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ
chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới được gọi là quan hệ lợi ích kinh
tế. Những chủ thể nằm trong mối quan hệ này luôn ở trạng thái tác động, ảnh hưởng lẫn

nhau. Mục tiêu của việc xây dựng mối quan hệ giữa các chủ thể là xác lập các lợi ích kinh
tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng trong giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
Quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, có thể theo chiều dọc, cũng có thể
theo chiều ngang. Quan hệ lợi ích kinh tế có thể được xác lập giữa một tổ chức kinh tế với
một cá nhân trong tổ chức kinh tế đó, hoặc giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức,
các bộ phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại
của thế giới.
2.2.

Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường

2.2.1. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động
Những người có khả năng lao động bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa và
thứ họ nhận lại được là tiền công. Đồng thời, người lao động phải bị tước đoạt toàn bộ tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trở thành vô sản, phải chịu sự quản lỷ, điều hành của
người sử dụng lao động. Bản chất của tiền cơng là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Người sử dụng lao động là nhà tư bản, là người trả tiền công cho người lao động để mua
hàng hóa sức lao động. Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện ở lợi nhuận.
Lợi ích kinh tế của người lao động thề hiện ở thu nhập mà họ nhận được từ việc bán sức
lao động của mình.
Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu
người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường thì cả
người sử dụng lao động lẫn người lao động đều sẽ thực hiện được lợi ích kinh tế của
7


mình. Hơn thế nữa, người lao động khi gia tăng năng suất lao động sẽ góp phần gia tăng
lợi nhuận của nhà tư bản, từ đó cũng thu về cho mình khoản tiền cơng lớn hơn. Chính vì

vậy, điều kiện quan trọng để cả người sử dụng lao động và người lao động đạt được lợi
ích kinh tế là phải tạo ra sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa hai bên. Tuy nhiên, nhà
tư bản có xu hướng tìm cách để tăng lợi nhuận của mình lên. Để đạt được mục đích này,
nhà tư bản phải cắt giảm hết mức có thể các khoản chi phí về tư liệu sản xuất và tiền
lương của nhân công. Do tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên nếu
người lao động không nhận được mức tiền lương tối thiểu tương xứng với sức lao động
mà mình bỏ ra thì họ sẽ đấu tranh địi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công... gây ra mâu
thuẫn giữa nhà tư bản và nhân công. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết hợp lý thì
sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động kinh tế.
2.2.2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa có sự thống nhất vừa có sự mâu
thuẫn. Trong cơ chế thị trường, họ vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau. Những người
sử dụng lao động liên kết hợp tác để tạo ra lợi ích chung. Ví dụ như một trung tâm đào tạo
tiếng Anh liên kết với một doanh nghiệp nhất định để đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp cho
lao động của công ty. Ngược lại, những người sử dụng lao động lại cạnh tranh với nhau
trong việc thu hút nguồn nhân lực, trong việc kêu gọi vay vốn đầu tư, trong chiếm lĩnh thị
trường, giành giật khách hàng...Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động tạo ra sự cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc sẽ tồn tại những các nhà doanh
nghiệp có giá trị cá biệt của hàng hóa cao hơn giá trị xã hội và gây ra nhiều rủi ro như bị
thua lỗ, phá sán. Những nhà tư bản khơng chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà cịn cạnh
tranh đa ngành. Điều này có nghĩa là những người sử dụng lao động có thể chia nhau lợi
nhuận theo vốn đóng góp.
Nếu những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, quan hệ lợi ích
kinh tế sẽ giúp cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đóng góp to lớn cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc tạo ra sự thống nhất giữa những người sử dụng lao
động là vô cùng cần thiết.
8


2.2.3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động

Để có thu nhập phát triển đời sống, nhiều người muốn bán sức lao động cho nhà tư bản.
Khi có nhiều người bán sức lao động, tỷ lệ được nhà tư bản tuyển dụng càng thu hẹp.
Người lao động phải cạnh tranh với nhau để có cơ hội làm việc lấy thu nhập. Đây cũng
chính là mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động. Mâu thuẫn
này có thể dẫn tới nhiều người lao động bị cắt giảm tiền lương hoặc một bộ phận người
lao động bị sa thải. Để có thể hạn chế những hậu quả của mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong
nội bộ, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Người lao động cần phải đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết các mối quan hệ nhưng phải dựa trên các quy định
của pháp luật.
2.2.4. Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
Khi tham gia các hoạt động, mỗi cá nhân và tổ chức đều giữ một vị trí nhất định. Vì người
lao động và người sử dụng lao động đều là một phần tử của xã hội nên lợi ích cá nhân sẽ
có ảnh hưởng sâu sắc tới lợi ích xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động
thực hiện được những lợi ích kinh tế của mình dựa trên quy định của pháp luật thì họ đã
góp phần thực hiện lợi ích kinh tế của tồn xã hội. Cùng lúc đó, sự tồn tại và phát triển
của xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân. Lợi ích cá nhân và các hoạt động
thực hiện lợi ích cá nhân được định hướng bởi lợi ích xã hội. Lợi ích xã hội là cơ sở cho
sự thống nhất của các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể
khác nhau trong xã hội. Ph. Ăngghen đã từng khẳng định: “Ở đâu khơng có lợi ích chung
thì ở đó khơng thể có sự thống nhất về mục đích và cũng khơng thể có sự thống nhất về
hành động được”. Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có mối quan hệ nhiều chiều.
“Lợi ích nhóm” được hình thành từ liên kết của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng
ngành, cùng lĩnh vực để hướng đến một lợi ích chung. “Nhóm lợi ích” hình thành từ mối
liên kết giữa các cá nhân, tố chức hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau để thực
hiện tốt hơn lợi ích riêng mình. “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” cần được khuyến khích
và tạo điều kiện nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, khơng gây tồn hại đến các lợi ích khác
để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngược lại, nếu lợi ích nhóm và nhóm
9



lợi ích mâu thuẫn với lợi ích quốc gia và làm tổn hại các lợi ích khác thì cần phải ngăn
chặn. Trong thực tế, khi “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có thể có hậu quả tiêu cực lên
lợi ích xã hội và các lợi ích kinh tế khác khi công quyền bị lạm dụng để phục vụ cho lợi
ích của các cá nhân. Mà những hình thái tiêu cực này thường tồn tại ở dạng như tham
nhũng, hối lộ kín. Vì vậy, việc chống tình trạng này là vơ cùng khó khăn.
2.3.

Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế

Giữa các lợi ích kinh tế tồn tại sự thống nhất vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu
thành của chủ thể khác. Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể
khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Ví dụ, khi người lao động là bộ phận
cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mà doanh nghiệp hoạt động càng thực hiện được lợi ích kinh tế thì càng được đảm bảo lợi
ích người lao động là tiền cơng và người lao động càng có động lực để làm việc. Hơn thế
nữa, trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối
quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Ví dụ, doanh nghiệp càng cải tiến
kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm thì càng thu được
nhiều lợi nhuận giúp nền kinh tế quốc dân càng phát triển.
Tuy nhiên, giữa các quan hệ lợi ích kinh tế cũng tồn tại mâu thuẫn vì các chủ thể kinh tế
có những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến
mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Chẳng hạn, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh
nghiệp có thể thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây ra mâu thuẫn giữa lợi ích của cá
nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp càng thu
được nhiều lợi nhuận thì càng làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của người tiêu dùng và của
xã hội. Ngồi ra, lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân
phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn,
khi tiền lương của người lao động tăng lên thì chủ doanh nghiệp phải chi trả nhiều phí và
ngược lại. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. Thế nên,
việc điều hoà mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế trở thành chức năng quan trọng của nhà

nước nhằm ồn định, tạo động lực phát triền kinh tế - xã hội.
10


II.

Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa giữa các quan hệ lợi ích kinh tế

1.

Quan niệm về sự hài hịa giữa các lợi ích kinh tế

Sự hài hịa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất giữa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế
phù hợp với quy luật vận động và phát triển của mỗi chủ thể và xã hội nói chung. Trong
đó, hạn chế các mặt mâu thuẫn, khuyến khích mặt thống nhất, tạo điều kiện phát triển cả
chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực
hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
2.

Sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo sự hài hịa giữa các quan hệ lợi ích

Vì các lợi ích kinh tế luôn vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, để có sự hài hịa giữa
các lợi ích kinh tế thì sự tự điều tiết của kinh tế thị trường là khơng đủ mà cần có sự can
thiệp của nhà nước, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
2.1. Tạo điều kiện cho việc thực hiện lợi ích hợp pháp của các chủ thế kinh tế
Sự thuận lợi của môi trường kinh tế tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển
trong chính mơi trường đó. Mơi trường vĩ mô thuận lợi được tạo lập bởi nhà nước. Để tạo
lập môi trường thuận lợi, trước hết, nhà nước cần giữ vững nền chính trị bình ổn. Bên
cạnh đó, nhà nước cũng cần xây dựng môi trường pháp luật không quá rườm rà nhưng

phải đảm bảo chặt chẽ. Pháp luật cần bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh
tế trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tuân thủ
các chuẩn mực và thông lệ quốc tế là rất cần thiết. Ngoài ra, điều kiện tất yếu để tạo lập
môi trường kinh tế thuận lợi là kết cấu hạ tầng của nền kinh tế phải đầu tư trùng tu, đổi
mới và xây dựng. Kết cấu hạ tầng có thể kể đến như giao thơng vận tải, điện nước, viễn
thông. Hơn thế nữa, tạo lập môi trường văn hóa tương xứng với các hoạt động kinh tế thị
trường cũng đóng góp vào mơi trường kinh tế thuận lợi.
2.2.

Điều hịa lợi ích giữa cá nhân, doanh nghiệp và xã hội

11


Sự chênh lệch về thu nhập giữa người lao động làm cho một bộ phận người dân gặp phải
nhiều khó khăn trong việc lợi ích kinh tế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, đặc
biệt là chính sách phân phối thu nhập nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa các chủ thể
kinh tế. Dù sự phân hóa về mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan
trong nền kinh tế thị trường, nhà nước vẫn cần phải ngăn chặn sự chênh lệch đáng kể vì
chúng là mầm mống của sự phân hóa xã hội. Ngồi ra, việc phân phối cịn phụ thuộc vào
sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng dồi
dào, chất lượng càng tốt. Từ đó, nhà tư bản thu được lợi nhuận và tăng thu nhập cho
người lao động. Đây chính là lí do tại sao cần phải nâng cao trình độ của lực lượng sản
xuất và phát triển khoa học - cơng nghệ.
2.3.

Kiểm sốt, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích ảnh hưởng xấu đến phát triển xã

hội
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý

sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế, đem lại sự thống nhất trong quan hệ lợi
ích kinh tế. Thế nên, nhà nước cần phân phối thu nhập một cách công bằng.
Đầu tiên, đời sống vật chất cho mọi người dân cần phải được đảm bảo. Ở mỗi giai đoạn
phát triển, người lao động phải đạt được mức sống tối thiểu. Để người dân có đời sống vật
chất ổn định, nhà nước phải đưa ra các chính sách xố đói giảm nghèo, giúp người dân
hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, khắc phục tư tưởng cổ hủ, ỷ lại ở một số phần tử.
Cần khuyến khích người dân làm giàu trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Hơn thế
nữa, nhà nước phải tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao
động và người sử dụng lao động về phân phối thu nhập, các nghĩa vụ nộp thuế.
Bên cạnh đó, trên thị trường tồn tại nhiều chủ thể kinh tế có hoạt động bất hợp pháp như
chợ đen, làm hàng giả, hàng nhái, tham nhũng... gây ra tổn hại đến người tiêu dùng và nền
kinh tế quốc dân. Để ngăn chặn các hoạt động tiêu cực này, trước hết, nhà nước phải xây
dựng bộ máy liêm chính bằng việc tuyển dụng và sàng lọc khắt khe những cá nhân có
năng lực. Thực hiện bình đẳng, cơng khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định
xử phạt của nhà nước. Thông qua những việc làm này, các cá nhân đặc biệt là cán bộ,
12


công chức nhà nước sẽ hiểu rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Cùng với đó, nhà
nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm để khắc phục các bất cập trong
bộ máy nhà nước, thực hiện cơng bằng xã hội, và phịng chống hoạt động kinh tế bất hợp
pháp.
2.4.

Xử lý kịp thời những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Tuy mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế ln tồn tại, nếu khơng được giải quyết kịp thời sẽ
khó có thể xóa bỏ, làm các chủ thể kinh tế mất đi động lực thực hiện lợi ích kinh tế hoặc
dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có biện pháp can thiệp để kịp
thời ứng phó với mâu thuẫn. Các cơ quan chức năng của nhà nước cần tăng cường kiểm

tra, phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó. Để hịa giải các chủ
thể kinh tế nhất thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan, thực hiện đàm phán và
phải đặt lợi ích quốc dân lên hàng đầu.
KẾT LUẬN
Ngày nay Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo con đường mà
Đảng và nhà nước đã lựa chọn là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã
hội chủ nghĩa. Chính vì tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên lợi ích kinh tế của từng thành
phần là khơng giống nhau. Nhưng bản thân mỗi thành phần kinh tế lại ln muốn lợi ích
cao nhất cho mình. Chính vì thế mà các nhà hoạch định kinh tế của đất nước nói chung và
các nhà doanh nghiệp nói riêng phải tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp.
Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế. Muốn thực hiện được lợi ích kinh tế
thì giữa các chủ thể kinh tế cần phải có sự thống nhất. Bằng việc hợp tác liên kết phát
triển vì lợi ích chung, các chủ thể kinh tế đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực lên
nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lợi ích xã hội. Nhưng cùng lúc đó, giữa các chủ
thể kinh tế cũng tồn tại những mâu thuẫn do họ có sự khác biệt lớn về nhu cầu lợi ích cá
nhân. Những mâu thuẫn này có thể được hạn chế khi có sự can thiệp của nhà nước. Nhà
nước có vai trị đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế bằng cách đưa ra các chính
sách phân phối thu nhập hợp lý, công bằng; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sự
13


phát triển của chủ thể kinh tế, đồng thời ngăn ngừa mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh
tế và những hoạt động thu lợi nhuận trái phép.
Việc giải quуết có hiệu quả những mâu thuẫn là một điều kiện căn bản để nâng cao,
khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng, nhà nước, рhát huу sức mạnh toàn dân tộc, đẩу
mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta thốt khỏi tình trạng kém рhát triển
về kinh tế và, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, để Việt Nam “được sánh vai các
cường quốc năm châu”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin”, dành cho bậc đại học - không chuyên lý
luận chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng biên soạn PGS.TS Ngô
Tuấn Nghĩa, 2019.
2. “C.Mác – Ph. Ăngghen” (1995), Tồn tập, Tập 8, Nxb, Chính trị quốc gia, tr28.
3. “Thị trường trong nước: Phát huy vai trị trụ đỡ nền kinh tế”, Bộ Cơng thương Việt
Nam, Mục Tin tức, 11/05/2021.
/>4. “Lợi ích kinh tế (Economic benefits) trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?”,
Diệu Nhi, Vietnambiz, Mục 26/10/2019.
/>
14


5. Hồng Văn Khải (2019), “Giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích - động lực quan trọng để
thực hiện tư tưởng đại đoàn kết theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hồng Văn
Khải, Tạp chí Cộng sản, 2019.
6. Thực hiện quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, PGS, TS. Vũ Thanh Sơn, Tạp chí Cộng sản,
2021.
/>2018/824089/thuc-hien-quan-he-phan-phoi-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huongxa-hoi-chu-nghia-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx

15



×