Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI tập CHƯƠNG 3 học PHẦN TỔNG QUAN DU LỊCH đề bài các điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch tại TP đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.63 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA DU lỊCH

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 HỌC PHẦN TỔNG QUAN DU LỊCH
Đề bài: “Các điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch tại TP.Đà Lạt”

Lớp: Tổng quan du lịch 2
Nhóm: 8
STT
1
2
3
4

HÀ NỘI, THÁNG 05/2022
1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
I. Đặc trưng về tài nguyên.................................................................................................. 4
1. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................................... 4
2. Tài nguyên nhân văn...................................................................................................... 8
II. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách.............................................................................. 10
1. Điều kiện về tổ chức.................................................................................................... 10
2. Điều kiện về kỹ thuật................................................................................................... 10
3. Điều kiện kinh tế.......................................................................................................... 11
III. Các điều kiện đặc trưng khác..................................................................................... 12
KẾT THÚC.................................................................................................................... 13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 14
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC............................................................................... 15

2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỞ ĐẦU
Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên,
thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Nơi đây được biết đến với nhiều cái tên đẹp như
“thành phố ngàn hoa”, “thành phố mờ sương” hay “xứ lạnh của phương Nam”. Những
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú đã giúp Đà Lạt trở thành một trong những

điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thu hút khơng chỉ khách trong nước mà cịn cả
khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bài tiểu luận này đi tìm hiểu sâu hơn về
“Các điều kiện đặc trưng phát triển du lịch tại TP.Đà Lạt”.

3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


NỘI DUNG
I. Đặc trưng về tài nguyên
1. Tài nguyên thiên nhiên
1.1 Địa hình
Địa hình thành phố Đà Lạt khá phức tạp, được chia thành hai loại địa hình rõ rệt:
địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.
Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố. Các dãy

núi cao khoảng 1.700 m tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lịng chảo
trung tâm. Từ thành phố nhìn về hướng Bắc, dãy Lang Biang như một tường thành theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài từ suối Đa Sar đến hồ Dankia. Về phía Nam, địa
hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các
dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu.
Trung tâm mảnh đất này như một lịng chảo hình bầu dục dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km. Những dãy đồi đỉnh trịn ở
đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao
về phía các vùng núi bao quanh.
1.2 Tài nguyên nước
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
nhiều loại hình du lịch ở Đà Lạt.
Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và
các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dịng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ
thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim.
Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây
Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ Đa Phú. Phía
Đơng có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương.
4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như
suối Datanla, Đạ Prenn. Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly. Suối Cam Ly bắt
nguồn từ phía Đơng Bắc thành phố chảy qua hồ Than Thở đến hồ Xuân Hương, sau đó
đổ về thác Cam Ly.
Đà Lạt cịn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố
rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở
thành vườn trồng rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có...Các hồ lớn ở Đà Lạt được sử
dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền

Lâm, hồ Xuân Hương... Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện. Từ đó mà
ta có thể thấy du lịch ở Đà Lạt cũng cần nhiều vào nguồn nước bởi nguồn nước đủ để duy trì
và phát triển ở hầu hết các hoạt động của nó, từ những cái sẵn có trong tự nhiên như: thác
nước, sông suối, hang động... phục vụ khách ngắm cảnh đến các lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng,
khách sạn...phục vụ khách ăn ngon, nghỉ dưỡng thoải mái nhất. [1]

1.3 Khí hậu
Do ảnh hưởng của địa hình và được thiên nhiên ưu ái nằm ở độ cao vô cùng lý
tưởng, được các dãy núi cùng quần thể thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh,
thời tiết Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ơn đới, dịu mát quanh năm.
Thành phố Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình dao động khoảng 18 21oC, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30oC và thấp nhất không dưới 5oC. Đà Lạt
thường được biết đến là một trong số ít nơi trên đất nước ta có trọn vẹn bốn mùa trong
một ngày: sáng là mùa xuân mát mẻ, dễ chịu; trưa là những ngày hè óng ả; khoảnh khắc
chiều là mùa thu lãng mạn và đêm về là cái se lạnh của mùa đơng phố núi. Đây cũng
chính là điểm hấp dẫn và gây tò mò nhất cho du khách khi có ý định du lịch Đà Lạt.[2]
Nói về một ngày thì có đến 4 mùa, nhưng nói về khí hậu Đà Lạt mỗi năm thì chỉ
có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô Đà Lạt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 của
năm sau và thời gian còn lại từ tháng 4 đến tháng 11 là mùa mưa.

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Vào mùa khơ, gió mùa Đơng Bắc tràn về mang theo hơi biển khiến khí hậu Đà
Lạt thêm phần mát mẻ hơn và có phần khơ hanh. Vào những tháng này, khí hậu Đà Lạt
mát mẻ về ban ngày và se lạnh về đêm, độ ẩm khơng khí trong thời gian này trung bình
chỉ khoảng 80% giúp cho khơng khí trong lành, ít sương giá và ẩm ướt. Thời gian này
cũng là thời kỳ Đà Lạt bước vào mùa đẹp nhất năm, bầu trời ln trong xanh khơng gợn
mây, khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy đây cũng là mùa của rất nhiều loài hoa xinh đẹp

khoe sắc ở Đà Lạt như hoa Hướng Dương, hoa Cải, hoa Dã Quỳ,...
Mùa mưa, Đà Lạt cũng không quá ẩm ướt và dai dẳng như miền Trung và miền
Bắc, mưa Đà Lạt chủ yếu xảy ra buổi chiều và nắng buổi sớm mang đến cho Đà Lạt một
bầu khơng khí trong lành, mát mẻ đến lạ thường. Ngoài ra ở Đà Lạt cịn có một số hiện
tượng thời tiết như dơng, mưa đá, sương mù, sương muối,...
Tài nguyên khí hậu ở Đà Lạt thích hợp với sức khỏe của con người, là nơi nghỉ
dưỡng chữa bệnh. Một số loại bệnh như huyết áp, tim mạch, thần kinh, hơ hấp, có sự kết
hợp giữa các liệu pháp y học với tài nguyên thiên nhiên tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là khí
hậu ở đây trong lành, mát mẻ. Giúp cho việc chữa lành bệnh và phục hồi sức khỏe của
con người.
1.4 Tài nguyên thực vật
a. Rừng
Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của cả nước khi được
rừng bao bọc xung quanh. Đà Lạt có thế mạnh về tài nguyên rừng, tính đa dạng của hệ
sinh thái rừng đóng vai trị quan trọng trong cảnh quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng
và du lịch là tài nguyên và thế mạnh của Đà Lạt.
Theo ngành chức năng thành phố Đà Lạt, tổng diện tích có rừng của thành phố
hiện nay trên 20.117 ha, trong đó, diện tích có rừng tự nhiên trên 14.640 ha; diện tích
rừng trồng đã thành rừng trên 5.471 ha và phần diện tích rừng trồng chưa thành rừng chỉ
4,5 ha. Độ che phủ rừng hiện nay của Đà Lạt là 51%.[3]
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Rừng trên Đà Lạt chủ yêu là rừng quy hoạch với chức năng phịng hộ mơi trường
cảnh quan, phịng hộ đầu nguồn của thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai,… với loại
cây chủ yếu là thông ba lá tự nhiên, rừng thông chiếm tỷ lệ cao (trên 80%) diện tích của
thành phố. Bên cạnh đó rừng lá rộng xen kẽ với rừng thơng. Trong đó lồi thực vật thân
gỗ rất phong phú, quý hiếm, có giá trị cao như thơng đỏ, thơng tre, bạch tùng,…nhưng số

lượng cịn rất ít.
Ngồi thơng ba lá, thành phố cịn có những dải rừng hẹp của thông hai lá như kiểu
rừng thưa ở khu vực Manline. Đặc biệt, thông năm lá là một loại cây đặc hữu quý hiếm
của Đà Lạt đã được tìm thấy ở một số nơi như Trại Mát, Biđup.
Rừng hỗ giao cũng phân bố với nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao,
huỳnh đàn, chò ngọc lan,…
Nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú, lại ở một độ cao hợp lý, nên Đà Lạt
mới có được khí hậu ơn hịa và nguồn khơng khí tốt lành. Chính vì vậy mà Đà Lạt trở
thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước Việt
Nam có được.
b. Hoa
Từ lâu Đà Lạt đã được biết đến là xứ sở của ngàn hoa. ĐĐến với Đà Lạt mọi người
có thể tham quan cả những làng hoa, trang trại hoa, vườn hoa hay thậm chí là các nhà vườn
trồng hoa thuần túy của Đà Lạt... Những làng hoa như Vạn Thành, Hà Đông, Đông Tĩnh,
Thái Phiên, Trại Mát, An Bình; những trang trại hoa như Langbiang farm, Anh Quỳnh, Chế
Quang Đệ hay những vườn hoa Lan Ngọc, Minh Thương, Thanh Thanh, Thung lũng hoa
Đào Mười Lời… đều đã trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách, những địa danh
không thể thiếu trong các chương trình du lịch gắn với hoa tại Đà Lạt.

Như vậy, có thể nói hoa là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành
du lịch Đà Lạt không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tư chuyên đề
về du lịch gắn với hoa đã góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích
7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


phát triển du lịch sinh thái tại Đà Lạt. Các làng hoa cơng nghệ cao đã góp phần làm cho
thành phố ngàn thông ngày một đẹp giàu, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham
quan. Ba trong số đó là những làng nghề trồng hoa truyền thống định hình và phát triển

qua hơn nửa thế kỷ gắn liền với sự hình thành và phát triển một vùng dân cư trù phú, nơi
hội tụ của những con người hiền lành chất phác, cần cù, yêu lao động và sáng tạo.
2. Tài ngun nhân văn
2.1 Di tích lịch sử, văn hóa
Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam thu hút rất
nhiều du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh sự ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, nơi đây
còn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng gắn với di sản văn hóa bao gồm các di
tích lịch sử văn hóa và các danh lam thắng cảnh được xếp hạng như:
+Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng thuộc
Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun (được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005). [4]
+Bộ Mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Khu biệt điện Trần Lệ Xuân - Đà
Lạt (được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới Memory Of the World)
+Những di tích cấp quốc gia và cấp địa phương như: hồ Xuân Hương, hồ Than
Thở, thung lũng Tình Yêu, núi Langbiang, kiến trúc ga Đà Lạt, kiến trúc Trường Cao
đẳng Sư Phạm Đà Lạt…,
+ Kiến trúc cảnh quan của Đà Lạt là một trong những điều tạo nên sự lôi cuốn cho

nơi đây. Một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu hấp dẫn nhiều khách du lịch như: Chùa
Linh Sơn, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc Lâm, Nhà Thờ Đà Lạt,..

8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2.2 Lễ hội
Đến với Đà Lạt, du khách sẽ có cơ hội được khám phá những nét văn hóa độc đáo và
đặc biệt là những lễ hội truyền thống thu hút sự chú ý của đông đảo du khách mọi nơi


+Lễ hội cồng chiêng: được tổ chức hàng năm với “khơng gian văn hóa cồng
chiêng Tây Ngun” được UNESCO cơng nhận là kiệt tác “Kiệt tác phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2005.
+Lễ hội đâm trâu: thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng với mùa xuân để tại ơn
thần linh.
+Lễ hội hoa Đà Lạt: với chủ đề “Đà Lạt thành phố ngàn hoa”, lễ hội hoa Đà Lạt
được tổ chức bắt đầu từ 2005 và được lặp lại 2 năm một lần.
Con người Đà Lạt hiền hòa, thân thiện, thanh lịch và mến khách đã góp phần tơ
thêm vẻ đẹp của một thành phố du lich – thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
2.3 Làng nghề truyền thống:
+Làng tranh thêu XQ: làng tranh thêu XQ Sử Quán nằm ngay ở trung tâm thành
phố Đà Lạt đã có từ những năm 90 của thế kỉ trước. Những tác phẩm ở đây có giá trị
nghệ thuật gắn liền với hội họa.
+Làng rượu vang Đa Thiện: làng rượu vang Đa Thiện là niềm tự hào không chỉ
của dân làng Đa Thiện mà còn cả người dân Đà Lạt. Tại địa điểm du lịch Đà Lạt này,
nghề nấu rượu vang là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay.
+Làng dệt thủ công B’nơ-K’long: nằm ngay khu vực núi Lang Biang và Làng
K’long ở Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 20km. Tại đây, nghề dệt đã có từ hàng trăm
năm nay và đã được quy hoạch trở thành làng nghề du lịch.

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


AI. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách
1. Điều kiện về tổ chức

+Bộ máy quản lí về du lịch: Chính quyền thành phố đã hồn thiện cơ chế, có
nhiều chính sách quản lí thúc đẩy du lịch, tạp lập mơi trường, điều kiện thuận lợi cho các

chủ thể kinh doanh du lịch.
+Các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch: dịch vụ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của khách du lịch như các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển ở Đà Lạt rất
phiển triển. Có nhiều cơng ty lữ hành đảm bảo các điều kiện cần thiết để khách du lịch có
thể được hưởng những dịch vụ tốt nhất. Trên địa bàn có 44 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ
hành, trong đó có 29 đơn vị lữ hành quốc tế, 15 đơn vị lữ hành nội địa. Ví dụ: Cơng ty
TNHH Tam Anh Đà Lạt - TA TRAVEL, Công ty TNHH Du Lịch Hoa Đà Lạt - Hoa Dalat
Travel, Công ty du lịch Lâm Đồng – Dalattourist,...
2. Điều kiện về kỹ thuật
2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Cơ sở vật chất ngành du lịch tiếp tục được đầu tư, khách sạn cao cấp ngày càng
tăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tồn thành phố có 2.174 cơ sở lưu trú
du lịch với 28.515 phịng, trong đó có 877 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn được gắn sao
(chiếm 40,3% tổng số cơ sở lưu trú) (số liệu năm 2021).[5]
Thành phố đã có 22 khu - điểm du lịch có thu phí, 24 điểm du lịch canh nơng cùng
hơn 20 cơng trình tham quan kiến trúc tôn giáo và danh lam thắng cảnh du lịch khác đáp
ứng đầy đủ nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, tham quan, tổ chức các sự kiện ngày càng cao
của người dân và du khách, nhất là các ngày nghỉ, tết, lễ hội. Chất lượng dịch vụ phục vụ
du lịch được nâng lên; hệ thống các khu, trung tâm thương mại mua sắm tập trung cũng
đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của dân địa phương và du khách.[6] Chợ
đêm Đà Lạt, dịch vụ cáp treo hay các điểm check in như “Thung lũng tình yêu” rất được
ưa chuộng.
10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội:
Phương tiện giao thông Đà Lạt – Lâm Đồng ngày càng thuận tiện hơn. Hệ thống
đường bộ được mở rộng và nâng cấp đáng kể nhằm phục vụ nhu cầu lưu thông của

người dân và phục vụ cho du lịch.
Đà Lạt có 4.786 hộ cá thể hoạt động lĩnh vực giao thông vận tải do thành phố
quản lý và 383 doanh nghiệp do tỉnh quản lý. Chính quyền đang tranh thủ các nguồn đầu
tư hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Dây - Liên Khương, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và
đường nối vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm; đầu tư nâng cấp Cảng
hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E; phát triển các tuyến vận tải hành
khách công cộng đến các khu điểm du lịch. thành phố cũng đang tập trung triển khai,
thực hiện Đề án xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn
2018 - 2025.[7] Đến nay một số cơng trình hạ tầng về giao thơng và hạ tầng khác đã phát
huy hiệu quả, tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch của thành phố như nâng cấp Quốc
lộ 20, đầu tư một số tuyến đường liên tỉnh nối Lâm Đồng với Bình Thuận, Ninh Thuận,
Nha Trang, các tuyến đường nối vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm và
hạ tầng các khu du lịch được đầu tư bài bản đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy du lịch
phát triển. Các dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa từ đó cũng không ngừng nâng
lên về cả số lượng lẫn chất lượng.[8]
3. Điều kiện kinh tế
Cùng với phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch, Lâm Đồng đặc biệt chú
trọng đến hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
thu hút nguồn vốn đầu tư tiếp nước ngoài (FDI) tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh của
tỉnh, như dịch vụ, nơng nghiệp, quản lý đơ thị… Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 977 dự án
đầu tư còn hiệu lực hoạt động, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 129.039 tỷ đồng. Trong
giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh thu hút được 198 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký
khoảng 16.300 tỷ đồng, quy mơ diện tích 1.913,2ha. Riêng lĩnh vực du

11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


lịch, tồn tỉnh Lâm Đồng hiện có 143 dự án du lịch, dịch vụ còn hiệu lực, với tổng số

vốn đăng ký đạt 53.517 tỷ đồng.[9]
III. Các điều kiện đặc trưng khác
Bên cạnh các điều kiện nói trên, du lịch ở Đà Lạt còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố khác:
+Đà Lạt là nơi diễn ra vô cùng nhiều triển lãm: Từ ngày 24/4 đến 30/4/2022, triển
lãm ảnh nghệ thuật “Hương sắc Cao Nguyên” sẽ được tổ chức tại Khách sạn Dalat Palace
nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp về văn hóa, con người và tài nguyên du lịch
đến khách du lịch trong và ngoài nước cùng nhiều triển lãm khác được diễn ra hàng năm;
cùng với đó là các hội chợ như Hội chợ thương mại và thời trang Đà Lạt 2020, Hội chợ
Triển lãm thương mại quốc gia Festival hoa Đà Lạt 2019,... Đây là những cơ hội lớn để Đà
Lạt thúc đẩy kinh tế vùng cũng như kinh tế tồn tỉnh Lâm Đồng nói chung.

+Đà Lạt là nơi tổ chức rất nhiều lễ hội văn hóa khác nhau như Lễ Hội Cồng
Chiêng LanBiang Đà Lạt, Festival hoa Đà Lạt,... Ngồi ra, có rất nhiều giải thể thao được
tổ chức tại đây thu hút nhiều vận động viên cũng thư khán giả đến xem thi đấu: Ngày
15/2/2022, Đà Lạt bắt đầu Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) lần thứ VIII, Giải chạy địa
hình Dalat Ultra Trail 2022,...
+Đặc biệt, vào các dịp đặc biệt như kỷ niệm 125 năm thành lập và phát triển, Liên
hoan Truyền hình tồn quốc 2018 hay Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVI
năm 2021.., Đà Lạt thu hút rất nhiều khách du lịch.
Chính những điều kiện này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của du lịch tại
Đà Lạt. Đặc biệt, đây là những điều kiện mà chỉ có riêng ở Đà Lạt mà khơng thể tìm thấy
ở nơi khác khiến cho du khách tị mò và đến thăm nơi đây.

12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


KẾT THÚC

Giữa khơng gian thanh bình và n tĩnh, Đà Lạt hiện lên với khung cảnh mộng
mơ và nên thơ nhờ khí hậu ơn đới, cái lạnh nơi cao ngun, sương mừ buổi sảng cùng
dải rừng thông bạt ngàn bao quanh. Đà Lạt còn là trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa
học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà
thở, tu viện,.. Với những điều kiện đó, thành phố này đã và đang phát triển rất nhiều loại
hình du lịch đa dạng. Đà Lạt với những điều kiện đặc trưng sẽ ngày càng phát triển và
thu hút du khách với sức quyến rũ vốn có của nó.

13

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

“Thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên Đà Lạt”, xem 03/05/2022

< />[2]

“Địa chí Đà Lạt”, xem 05/05/2022

< />[3]

Viết Trọng (2021), “Đà Lạt có 14,6 nghìn ha rừng tự nhiên”, Báo Lâm Đồng

, xem 03/05/2022
< />[4]

Thông tấn xã Việt Nam (2021), “14 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của


nhân loại tại Việt Nam”, xem 04/05/2021
< />[5]

Lê Hoa (2021), “Khi Đà Lạt lấy phát triển du lịch chất lượng cao làm

ngành kinh tế động lực”, xem 06/05/2022
< />[6]

Nguyễn Nghĩa (2021), “Đà Lạt phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch, xem 04/05/2022
< />[7]

Lê Hoa (2021), “Khi Đà Lạt lấy phát triển du lịch chất lượng cao làm

ngành kinh tế động lực”, xem 06/06/2022
14

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


< />[8]

Nguyễn Nghĩa (2021), “Đà Lạt phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch, , Báo Lâm Đồng , xem 04/05/2022
< />[9]

Nghiêm Thúy (2021) Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch để trở thành


ngành kinh tế động lực của tỉnh, Tạp chí Cộng Sản />< />
BẢNG PHÂN CHIA CƠNG VIỆC

STT
1
2
3

4

15

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


| Pa g e

16

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×