Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.72 KB, 1 trang )
b. Bản chất của nhà nước
Nhà nước ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Nhà nước chỉ ra đời và
tồn tại trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước, theo
Ph.Ăngghen: “chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp
một giai cấp khác, điều đó trong chế độ Cộng hịa dân chủ cũng hoàn toàn giống
như trong chế độ quân chủ”.
V.I.Lênnin, khẳng định lại quan điểm của C.Mác về nhà nước: “Theo Mác, nhà
nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này
đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa
và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”.
Thơng thường, giai cấp thống trị có quyền lực kinh tế trong xã hội là giai cấp lập ra
và sử dụng nhà nước như là công cụ để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi và
địa vị của giai cấp mình.
Như vậy, nhà nước, về bản chất, là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống
trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các
giai cấp khác.
Nhà nước chỉ là công cụ chun chính của một giai cấp, khơng có nhà nước đứng
trên, đứng ngồi giai cấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà nước cũng có thể là
sản phẩm của sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa một số giai cấp để chống lại
một giai cấp khác. Hoặc cũng có khi nhà nước giữ một mức độ độc lập đối với hai
giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới mức cân bằng nhất định.
Ph. Ăngghen chỉ rõ: “Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, là có những thời kỳ
trong đó những giai cấp đang đấu tranh với nhau lại gần đạt được một thế bình
qn khiến cho chính quyền nhà nước, tựa hồ một kẻ trung gian giữa các bên, lại
tạm thời có được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp”.
Nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và mang bản chất
giai cấp. Đo đó, để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác cần phải nhận
biết các đặc trưng của nhà nước.