Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hạch toán kinh tế nuôi tôm càng xanh đơn tính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.27 KB, 2 trang )

Hạch toán kinh tế nuôi tôm càng xanh đơn tính



Nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii, Deman) toàn đực đã và đang
phát triển rất mạnh tại Ấn Độ, đặc biệt là tại Bang Andhra Pradesh. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm toàn đực, nuôi
hổn hợp (đực và cái chung) và nuôi tôm càng xanh toàn cái trong 15 ao có diện
tích 4.000m2 bằng tôm giống.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức: (i) T1: toàn đực;
(ii) T2: hổn hợp đực cái chung; (iii) T3: toàn cái, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 l
ần.
Thời gian thí nghiệm là 5 tháng. Tổng thu cũng được xác định và hiệu quả kinh tế
của các mô hình nuôi được đánh giá bởi khả năng thu hồi vốn và các khoản đầu tư.
Kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,01) giữa 3 nghiệm thức.
Trọng lượng trung bình, sản lượng và tốc độ tăng tưởng đặc biệt ở nghiệm thức
nuôi tôm toàn đực là cao nhất lần lượt v
ới giá trị 80,92±2,41g, 1.532 kg/ha và
1,97±0,02. Nghiệm thức nuôi tôm toàn cái có tỉ lệ sống cao hơn có ý nghĩa
(89,16±0,77%) so với 2 nghiệm thức còn lại và có hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
là 1,26±0,02. Phân tích hiệu quả kinh tế đã chỉ ra rằng nuôi tôm toàn đực thì có lợi
nhuận cao hơn nuôi hổn hợp và nuôi toàn cái tương ứng là 63,13% và 60,20%.

Người dịch: Ks.Huỳnh Trường Giang (
), BM Thủy sinh học
Ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn tin: Mohanakumaran Nair, K R Salin, M S Raju and Mathew Sebastian.
2006. Economic analysis of monosex culture culture of giant freshwater prawn
(Macrobrachium rosenbergii, Deman). Aquaculture Research Vol 37 (9) 949 – 954
2006.



×