Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
trong mùa lũ
Có nhiều hình thức nuôi tôm trên ruộng lúa: Mô hình nuôi 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm,
1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm. Hiện nay 2 mô hình
nuôi luân canh 1 vụ lúa 1 vụ tôm và mô hình nuôi luân canh 2 vụ lúa 1 vụ tôm được áp
dụng rộng rải, đặc biệt là hiện nay đa phần người dân không sạ lúa vụ 3.
- Đối với mô hình nuôi luân canh 1 vụ lúa 1 vụ tôm: ruộng không trồng lúa hè thu mà
chỉ thả tôm từ khoảng tháng 3 – 4 và thu hoạch vào tháng 10 – 11, sau đó trồng lúa
đông – xuân. Đây là mô hình được áp dụng cho các vùng ngập lũ sâu, vụ hè thu không
đảm bảo hoặc năng suất thấp do lũ đến sớm
- Mô hình nuôi luân canh 2 vụ lúa 1 vụ tôm: Sau khi thu hoạch lúa hè thu tôm được thả
nuôi trong mùa lũ đến vụ lúa đông – xuân thì thu hoạch và cait tạo ruộng để trồng lúa
đông – xuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên cần phải tuân thủ theo đúng thời
vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn
- Ở Vĩnh Long có thể áp dụng được cả 02 hình thức nuôi trên tuy nhiên hiện nay ruộng
lúa trong tỉnh trồng được vụ lúa hè - thu nên có thể áp dụng hình thức nuôi luân canh 2
vụ lúa 1 vụ tôm
Chọn địa điểm nuôi: bà con nên chọn nơi có mùa ngập lũ, đất không bị nhiễm phèn,
có thể chủ động được nguồn nước và phải gần nơi thu mua thức ăn đặc biệt là thức ăn
tươi sống.
Thiết kế ruộng nuôi
Ruộng nên có diện tích: từ 0.1 – 2 ha, mặt ruộng phải bằng phẳng, bờ cao và chắc chắn
(bờ bao ruộng cao 1 – 1.2 m chân bờ rộng 3 – 4 m, mặt bờ rộng 1 – 2 m). Bà con nên
dùng lưới để chắn quanh bờ cao hơn mực nước lũ khoảng 30 – 40 cm và phải có khu
ương tôm giống tốt nhất là trong khu ruộng nuôi để sau khi thu hoạch lúa hè – thu, cải
tạo ruộng nuôi sẽ cho tôm lên ruộng.
Ao ương tôm giống có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Đối với mô hình
nuôi luân canh 2 vụ lúa 1 vụ tôm ao ương rất quan trọng vì trước khi thu hoạch lúa hè –
thu khoảng 1 – 2 tháng cần phải tiến hành bắt tôm về ương trước để kịp thời vụ
Chuẩn bị ruộng nuôi: sau khi thu hoạch lúa Hè - Thu cần cắt gốc rạ, bừa trục mặt
ruộng cho bằng phẳng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Sau khi chuẩn bị xong
thì tiến hành cho nước vào ngâm ruộng 1 – 2 ngày và tháo nước ra khỏi ruộng bước này
cần làm 2 – 3 lần để rửa sạch ruộng tránh các nông dược đã sử dụng trong quá trình
canh tác lúa ảnh hưởng đến tôm. Sau đó bón vôi với lượng 7 – 10 kg/100 m
2
rồi tiến
hành cho nước vào trước khi thả giống vài ngày mực nước cho vào khoảng 0.5 – 0.8 m
Chọn giống thả và chăm sóc
- Chọn giống: Khi chọn giống cần chú ý một số điểm sau:
+ Con giống màu sắc phải trong sáng, hoạt động nhanh nhẹn
+ Kích cỡ tương đối đồng đều
+ Cần chú ý quan sát bên ngoài nếu tôm giống biểu hiện có màu trắng đục trên
thân thì không nên bắt đàn giống này vì có thể con giống bị bệnh đục cơ.
+ Đối với mô hình nuôi 2 lúa – 1 tôm luân canh thì cần mua giống trước khoảng
1 – 2 tháng trước thu hoạch lúa Hè – Thu, chọn con giống ở giai đoạn post 15 sau đó về
ương lại hoặc con gống có kích cỡ lớn (4 – 6 cm)
- Mật độ: tuỳ vào điều kiện nuôi, nguồn thức ăn và kỹ thuật chăm sóc có thể thả với
mật độ từ 3 – 10 con/m
2
- Chăm sóc: Trước khi thu hoạch lúa Hè – Thu khoảng 1 – 2 tháng nên bắt tôm giống
về ương, bắt tôm post 15 về ương trong ao ương hoặc nếu không thì sau khi thu hoạch
lúa tiến hành tìm giống có kích cỡ 4 – 6 cm về để nuôi thịt. Thức ăn giai đoạn ương
trong ao có thể là thức ăn công nghiệp dạng miễn với hàm lượng đạm từ 30 – 32%,
trong quá trình ương cần chú ý đến chất lượng nước trong ao ương để kịp thời điều
chỉnh, sau khoảng 1 tháng ương có thể cho tôm ăn bằng thức ăn tự chế cua, ốc, cá
tạp……. xay nhuyễn, Sau khi thu hoach lúa và cải tạo ruộng nuôi có thể cho tôm lên
ruộng. Thức ăn của tôm lúc này có thể là thức ăn công nghiệp lượng cho ăn 4 – 6%
trọng lượng thân sau đó giảm dần qua các tháng nuôi đến tháng cuối có thể giảm còn
2% trọng lượng thân hoặc nếu cho ăn bằng thức ăn tươi sống thì lượng cho ăn có thể
tăng gấp 2 – 3 lần so với thức ăn công nghiệp. Cho ăn đều khắp ao và kết hợp với sàn
ăn để kiểm tra lượng thức ăn kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trong quá
trình nuôi cần phải quan tâm đến môi trường nước, thông thường vào đầu mùa lũ nước
thường rất dơ và trong nước còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên hạn chế thay nước
vào đầu mùa lũ, giai đoạn giữa mùa lũ nước sẽ sạch hơn thông thường thay nước
khoảng 2 lần/tháng. Cần kiểm tra cống bọng, bờ bao và lưới hàng ngày,…..vào mùa lũ,
mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể đạt 1 – 1.5m. Tôm trong quá trình nuôi có
thể mắc một số bệnh: đóng rong, ăn mòn phụ bộ, đen mang…..khi đó tiến hành thay
nước (khoảng 30% lượng nước trong ruộng nuôi) xử lý vôi với lượng 5 – 7 kg/100m
2
Thu hoạch: có thể thu tỉa hoặc tốt nhất là thu toàn bộ vào cuối vụ nuôi để chuẩn bị cho
vụ đông – xuân.