Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Comparative analysis of the impact of academic teachers teaching styles on students learning autonomy and creativity

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.47 KB, 10 trang )

Phân tích so sánh tác động của các phong cách giảng dạy của giảng viên đại
học tới khả năng sáng tạo trong học tập của sinh viên
Comparative Analysis of the Impact of Academic Teachers’ Teaching Styles on
Students’ Learning Autonomy and Creativity

TS. Nguyễn Hồng Tiến,
Dr Nguyen Hoang Tien
Tóm tắt: Trong cuộc sống cũng như cơng việc, nếu khơng có kỹ năng tư duy sáng
tạo thì ta sẽ mãi là kẻ khơng có bước tiến mới, những đột phá hay những cuộc dấn
thân thú vị. Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng chính là cách để ta khẳng định khả năng
và vị thế của mình trong xã hội. Tư duy sáng tạo là sự khác biệt, ưu thế tuyệt đối
của loài người so với các sinh vật khác. Do đó, bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng
tư duy sáng tạo, nhưng nếu khơng hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời
gian. Vì vậy, ta đừng chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải
quyết giúp ta mà hãy vận động trí óc, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc
như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Vì vậy, các phong cách giảng dạy
của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sáng tạo của sinh viên. Nó địi
hỏi giảng viên phải ln trau dồi học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn và
quan sát, hiểu rõ sinh viên để khơi gợi khả năng sáng tạo của từng sinh viên. Từ
đó giúp sinh viên tự tin hơn trên con đường chinh phục tương lai.
Từ khóa: Dân chủ, Độc đoán, Tự do, Sáng tạo
Summary: In life and at work, without creative thinking skills, we will always be
someone without new steps, breakthroughs or interesting commitments. Creative
thinking skills are also ways for us to assert our abilities and position in society.
Creative thinking is the difference, the absolute advantage of humankind
compared to other creatures. Therefore, anyone who is born has the ability to think
creatively, but if not act, that ability will fade over time. Therefore, we should not
wait for things to be solved by themselves or someone will solve them for us, but
please brainstorm, think about how to solve the job as quickly as possible, achieve
the highest results. Therefore, the teaching styles of lecturers have a direct impact
on student creativity. It requires teachers to always cultivate more professional


knowledge and observation, understand students to inspire creativity of each
student. From there help students more confident on the road to conquer the
future.
Keywords: Democracy, Autocratic, Free, Creative
I. Dẫn nhập
Giảng viên đại học là những người đã chạm vào cuộc đời những học trị của
mình bằng nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thắp lên, nuôi dưỡng những ngọn lửa
tìm tịi, sáng tạo, ý chí vươn lên trong tâm hồn lớp lớp học trò. Giảng viên đại học
trong xã hội hiện đại là người thực hiện hoạt động về dạy học, giáo dục và phát
triển tiềm năng của sinh viên, hướng đạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học,
1


tham gia vào quản lý khoa và các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.Sinh
viên cần ở người giảng viên có uy tín cá nhân, chín muồi về chính trị, năng lực tổ
chức phát triển, văn hóa hành vi cao, có kiến thức chun mơn un thâm và biết
cách làm giàu kiến thức của mình.Giảng viên đại học được nhìn nhận như một
nhân cách có những phẩm chất nhất định trở thành nền móng cho việc thực hiện
thành công hoạt động của họ.Trở thành tấm gương cho sinh viên từ áo quần, lời
nói, hành vi cuộc sống nói riêng, đời sống xã hội nói chung hồn tồn khơng đơn
giản. Đừng quên một điều, nếu sinh viên hoài nghi về phẩm chất đạo đức của
giảng viên, nếu như họ xem lại những lời nói của họ và nếu họ hồi nghi về tính
trung thực của giảng viên dạy mình, đồng nghĩa với việc khơng bao giờ trở thành
người có uy tín đối với người học.
Phong cách giảng dạy là dạng hành vi của người giảng viên thể hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những sinh viên. Phong cách giảng dạy là cách
thức làm việc của một giảng viên gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt
động của một nhà giáo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong
cách giảng dạy được coi như một nhân tố quan trọng trong việc phổ cập kiến thức
cho sinh viên, nó khơng chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà cịn thể hiện tài

năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người giảng viên. Mỗi nhà giáo đều có
một phong cách giảng dạy riêng, khơng có phong cách giảng dạy nào là tốt nhất,
điều quan trọng là người giảng viên phải biết cách vận dụng phong cách giảng dạy
sao cho phù hợp. Nếu dựa trên việc khai thác khả năng sáng tạo của sinh viên , có
3 phong cách giảng dạy cơ bản của giảng viên đó là:
 Phong cách giảng dạy dân chủ - lấy sinh viên làm tâm
 Phong cách giảng dạy độc đoán – lấy giảng viên làm tâm
 Phong cách giảng dạy tự do – sự khai phóng ý tưởng học thuật làm tâm
II. Phong cách 1 – Dân chủ, lấy sinh viên làm tâm
II.1 Giới thiệu
Phong cách giảng dạy dân chủ là phong cách được đặc trưng bằng việc
người giảng viên lấy sinh viên làm trung tâm,ln lắng nghe và đặt lợi ích sinh
viên lên trên hết, tranh thủ ý kiến sinh viên, đưa họ tham gia vào việc tự do phát
biểu ý kiến, trao đổi những vấn đề chưa rõ với giảng viên và bạn bè trong lớp.
Người giảng viên sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho sinh viên được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu khơng khí tâm lý tích cực trong q trình học
tập. Theo phong cách giảng dạy này, người giảng viên sẽ khơng quyết định khi
khơng có sự đồng thuận của sinh viên hoặc người giảng viên sẽ tự quyết định hành
động nhưng có tham khảo ý kiến của sinh viên của mình.
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách giảng dạy dân chủ:
- Thứ nhất, cho phép giảng viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai cơng
việc theo theo năng lực của mỗi người.
2


Thứ hai, luôn tham khảo ý kiến của sinh viên đối với các cơng việc có liên
quan đến chun ngành của sinh viên để khai thác tối đa khả năng sáng tạo
của sinh viên
- Thứ ba, xây dựng cơ chế để sinh viên có chức vụ nhất định, có thể chủ

động trong việc quyết định các cơng việc do mình phụ trách.
- Thứ tư, người có phong cách giảng dạy dân chủ thường là người hiền hịa,
ít cáu giận, ln tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu
đáo để sinh viên có thiện cảm, giúp sinh viên có tự tin nêu ra ý kiến cá nhân
của mình
- Thứ năm, một mơi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường
là nơi có những người có phong cách giảng dạy dân chủ.
Tầm nhìn về phong cách giảng dạy dân chủ:
- Phong cách giảng dạy dân chủ là xu thế tất yếu của phong cách giảng dạy
hiện đại.
- Phong cách giảng dạy cũng là trình độ của giảng viên, tầm nhìn của người
giảng viên.
- Cơng việc truyền đạt kiến thức vốn không dễ dàng. Nếu sử dụng phong
cách giảng dạy dân chủ, bạn sẽ dễ dàng tìm được những sinh viên tài năng,
sáng tạo, có cơ hội phát triển trong tương lai.
- Khi người giảng viên chọn phong cách giảng dạy này sẽ được nhiều sinh
viên yêu mến, khâm phục, qua đó cịn thể hiện được giảng viên có sự hiểu
biết hiện đại và mang tầm nhìn quốc tế.
II.2 Lợi thế và bất lợi trong phát huy tinh thần sáng tạo trong học
tập của sinh viên
Lợi thế của phong cách giảng dạy dân chủ đó là:
 Sinh viên thích giảng viên hơn, khơng khí trong lớp thân thiện, định
hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng.
 Mỗi thành viên trong nhóm đều thấy cần phải gắn bó với nhau để
cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung
 Hiệu quả công việc cao, kể cả khi không có mặt của người giảng
viên
 Giúp người giảng viên phát huy được năng lực học tập và trí tuệ
của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của sinh viên
 Quyết định của người giảng viên được sinh viên tin tưởng và làm

theo
 Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên sinh
viên gắn bó làm việc lâu dài, tồn tâm, tồn ý lo cho cơng việc của nhóm
Bất lợi của phong cách giảng dạy dân chủ:
 Có thể tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định
 Đơi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ
thể nếu khơng có người điều hành đủ chun mơn, hiểu biết và sự quyết
đoán.
-

3


Một người làm giảng viên tốt phải là một người giám nghĩ, giám làm, giám
chịu trách nhiệm. Khi thành công cũng có sự đóng góp của sinh viên và các yếu tố
khác. Nhưng thất bại thì họ dám gánh vác và nhận trách nhiệm về bản thân. Họ
phải có một dũng khí giám có quyết định riêng, giám đi ngược lại những ý kiến
của đám đông và tin chắc rằng quyết định đó là đúng. Họ ln phải suy nghĩ, trăn
trở làm sao tìm cách để thực hiện đúng đắn những quyết định đó. Họ phải là người
bứt phá và vượt qua giới hạn của bản thân để tiến lên các cấp hộ cao hơn, suy nghĩ
cao hơn và gặt hái được nhiều thành tựu hơn.
III. Phong cách 2 – Độc đoán, lấy giảng viên làm tâm
III.1 Giới thiệu
Đây là phong cách giảng dạy được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền
lực vào một mình người giảng viên, họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí
và sáng kiến của mọi sinh viên trong tập thể. Phong cách giảng dạy độc đốn là
người thích ra lệnh, quyết đốn, ít có lịng tin ở sinh viên. Họ thúc đẩy nhân viên
làm việc bằng đe doạ, trừng phạt là chủ yếu. Gây áp lực cực độ, kìm hãm khả năng
sáng tạo của sinh viên. Người giảng viên quản lý tất cả các quan hệ và thông tin,
tập trung quyền lực trong tay. Sinh viên chỉ được cung cấp thông tin tối thiểu, cần

thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm
của người giảng viên, không quan tâm đến ý kiến, luôn bác bỏ mọi ý kiến mà sinh
viên đưa ra. Các chỉ thị mệnh lệnh được đặt ra rất nghiêm ngặt và buộc sinh viên
phải chấp hành một cách tập trung, chính xác. Người giảng viên giám sát chặt chẽ
hành vi của sinh viên. Ngươi giảng viên chỉ đạo công việc chủ yếu bằng sử dụng
quy chế, thông tin trong lớp học chỉ một chiều từ giảng viên xuống trong khi sinh
viên chưa kịp nắm bắt được thơng tin đó một cách chính xác.
Đặc điểm của phong cách giảng dạy độc đốn:
 Những người giảng viên có phong cách giảng dạy này thường có ít lịng
tin với sinh viên, thúc đẩy sinh viên bằng đe dọa và thưởng phạt bằng những phần
thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn việc phát biểu ý
kiến của sinh viên
 Sinh viên ít có cảm tình với giảng viên này. Đặc biệt là đối với những
sinh viên có đầy đủ năng lực, trình độ và khả năng sáng tạo
 Hiệu quả làm việc cao khi có mặt giảng viên, thấp khi khơng có mặt
giảng viên.
 Sinh viên thường làm việc một cách thụ động
 Giảng viên không khơi dậy và tận dụng khả năng sáng tạo của sinh viên
vì sinh viên đã quen làm theo mệnh lệnh và chỉ dẫn của mình
 Khơng khí trong lớp học: gây hấn, căng thẳng, phụ thuộc vào định
hướng cá nhân khiến cho tiết học trở nên nặng nề, khó tiếp thu được những kiến
thức mà giảng viên truyền đạt.
4


Những đối tượng cần áp dụng phong cách giảng dạy độc đốn:

Những sinh viên ưa chống đối


Những sinh viên khơng có tính tự chủ

Những sinh viên thiếu nghị lực

Những sinh viên khơng có kỷ luật

Những sinh viên kém tính sáng tạo, thụ động
III.2 Lợi thế và bất lợi trong phát huy tinh thần sáng tạo trong học tập của
sinh viên
 Lợi thế của phong cách giảng dạy độc đoán:
 Giải quyết cơng việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất.
 Ngoài ra, phong cách giảng dạy này đảm bảo quyền lực của giảng viên
 Phong cách giảng dạy độc đoán giúp cho sinh viên có được sự áp lực cần
thiết để hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao đúng thời hạn và đạt hiệu quả cần
thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài mong đợi
 Người giảng viên sẽ giúp cho sinh viên của mình đạt được đến những
giới hạn của bản thân mà chính họ cũng khơng thể nào biết được
 Sự độc đoán sẽ giúp cho sinh viên có được sự tập trung tư tưởng nhất
định để hồn thành một nhiệm vụ nào đó
 Bạn có đủ thơng tin, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, góc nhìn, phân tích
để cho rằng những kế hoạch, định hướng cách thức làm việc cho mỗi nhóm sinh
viên. Tức là lúc đó, là người giảng viên, bạn cần, phải, nên, bắt buộc giảng dạy
độc đốn. Có như vậy, thì các sinh viên của bạn mới có thể phát triển được.
 Bất lợi của phong cách giảng dạy độc đốn:
 Khơng phát huy được tính chủ thể, sự kinh nghiệm và sự sáng tạo của
người học
 Khơng phát huy tính sáng tạo của sinh viên, tạo ra sự căng thẳng, áp lực
đối với sinh viên, có thể dẫn tới sự chống đối của sinh viên. Đồng thời, sinh viên ít
thích giảng viên, hiệu quả làm việc thấp khi khơng có mặt giảng viên, khơng khí
trong lớp học ít thân thiện, hiệu quả

 Sinh viên có tâm lý khơng muốn đến lớp, sợ giảng viên, sợ phải nêu ý
kiến vì sợ sai, ngại trước lớp
 Gây khó khăn cho sinh viên khi đi làm vì đã quen với cách làm việc thụ
động, khó thăng tiến trong cơng việc
 Giảng viên sẽ đánh mất hình ảnh tốt đối với sinh viên khóa mới, khơng
dám đăng kí vào lớp học phần của giảng viên đó vì nghe được những nhận xét
khơng hay từ những anh chị đi trước
 Trong một vài trường hợp có thể ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy
của trường vì làm lu mờ đi những sinh viên có tiềm năng nhưng bị hạn chế khả
năng phát huy sáng tạo

5


 Tiết học trở nên nhàm chán, tẻ nhạt do thơng tin chỉ được truyền đạt từ
một phía
 Tốn thời gian nhiều chi một vấn đề nhưng lượng kiến thức thu lại quá ít
ỏi
IV. Phong cách 3 – Tự do, sự khai phóng ý tưởng học thuật làm tâm
IV.1 Giới thiệu
Người giảng viên theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thơng tin, rất
ít tham gia vào các hoạt động tập thể. Sự có mặt của họ chủ yếu là để truyền đạt
các thông tin và dữ kiện. Quyền hành của người giảng viên rất ít được sử dụng.
Với phong cách giảng dạy này, người giảng viên sẽ cho phép các sinh viên được
quyền tham gia ra quyết định, nhưng họ vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết
định được đưa ra.
Người giảng viên theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc
vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo cơng việc. Họ giao khoán
và cho phép sinh viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về
các quyết định của mình.

Phong cách giảng dạy này cho phép sinh viên có quyền tự chủ rất cao để
hồn thành cơng việc và người giảng viên có nhiều thời gian để nâng cao năng
suất học tập của mình. Tuy nhiên, cách giảng dạy này phải được sử dụng một cách
phù hợp, nếu khơng có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các giảng viên có
thể áp dụng phương pháp này tốt nhất trong những điều kiện sau:
- Các sinh viên có năng lực làm việc độc lập và chun mơn tốt, có thể đảm
bảo hiệu quả học tập.
- Các giảng viên có những cơng cụ tốt để kiểm sốt tiến độ cơng việc của
sinh viên.
Giảng dạy theo phong cách này thực sự có hiệu quả khi người giảng viên
phải là người rất giỏi và giàu kinh nghiệm, có uy tín cá nhân với tập thể. Tuy
nhiên, phong cách giảng dạy này dễ tạo tâm lý buồn chán cho người giảng viên,
dẫn tới tình cảm cơ đơn, tùy tiện lơ là công việc cho dù bản thân rất thích hợp với
cơng việc đó
ĐẶC ĐIỂM
 Sinh viên ít thích bị lãnh đạo.
 Khơng khí trong lớp học thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui
chơi.
 Năng suất học tập thấp, người giảng viên vắng mặt thường xuyên
 Sinh viên được tự do phát biểu ý kiến
 Sinh viên được thỏa sức sáng tạo
 Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
IV.2 Lợi thế và bất lợi trong phát huy tinh thần sáng tạo trong học tập
của sinh viên
 Lợi thế của phong cách giảng dạy tự do:
6


. Tạo ra mơi trường học tập “mở” trong nhóm, trong lớp học. Mỗi thành
viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưng ý tưởng, ý kiến để

giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra
 Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể
cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn
đặt ra
 Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của lớp
nên khai thác được tính sáng tạo của các sinh viên, và vì vậy có nhiều phương án
để lựa chọn khi giải quyết một vấn đề
 Phong cách này tạo cho sinh viên sự thoải mái trong học tập, khơng bị
gị bó dẫn đến hiệu quả học tập có thể sẽ cao hơn.
 Phong cách này phù hợp với các giảng viên không có khả năng quyết
đốn cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm
do quyết định của một giảng viên.
 Bất lợi của phong cách giảng dạy tự do:
 Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người 1 ý kiến, dẫn đến khơng
thống nhất được, và có thể dẫn đến mục tiêu chung khơng hồn thành.
 Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người giảng viên, dẫn tới tình cảm cô
đơn, tùy tiện, lơ là học tập cho dù bản thân rất phù hợp với học phần đó
 Đơi khi sinh viên sẽ bị lạc hướng, lệch lạc trong suy nghĩ do khơng có
người hướng dẫn
 Mất thời gian do quá nhiều ý kiến được đưa ra
 Nhiều khi sẽ gây ra sự mâu thuẫn giữa các sinh viên do khơng kìm chế
được sự nóng giận của bản thân có thể đưa ra các quyết định sai lầm
 Sau khi sinh viên ra trường, có việc làm, sẽ khó nghe theo ý kiến của cấp
trên
V. Phát huy lợi thế của phong cách trên trong việc củng cố năng lực và tư duy
sáng tạo của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam
Sự cần thiết và cách thức vận dụng phương pháp tư duy sáng tạo vào giảng
dạy và học tập tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Học viện Cảnh sát nhân dân được
xây dựng, phát triển trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu
của Bộ Công an và tiến tới là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của quốc gia. Với

hệ thống nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở vật chất hiện đại, Học viện Cảnh
sát nhân dân đã và đang đảm trách nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các
hệ học tập trung và không tập trung thuộc các trình độ đại học và sau đại học, đáp
ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của lực lượng Cơng an nhân dân Việt Nam, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội.“Sản phẩm” của quá trình đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân là những
sĩ quan Cảnh sát được trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng về chính trị, pháp luật,
nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học cùng những kỹ năng mềm khác thuộc các tiêu chí
chuẩn đầu ra cho học viên của Học viện. Để trở thành những sĩ quan Cảnh sát
tương lai, học viên của Học viện Cảnh sát nhân dân cần có những phương pháp tư
7


duy phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập các mơn học thuộc chương
trình đào tạo và tiến tới là phục vụ cho nhiệm vụ công tác và chiến đấu tại Công an
các đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, qua q trình giảng dạy các mơn nghiệp vụ cơ
bản, với khảo sát, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau đã cho thấy, việc vận
dụng, phát huy các loại hình phương pháp tư duy sáng tạo của học viên hệ đào tạo
đại học tại Học viện Cảnh sát nhân dân cịn có nhiều hạn chế, chưa thể hiện sự
đồng đều và chưa gắn với mục tiêu, yêu cầu của mỗi mơn học. Trong đó, phương
pháp tư duy sáng tạo, tổ chức làm việc nhóm là một hạn chế xuất hiện ở nhiều học
viên. Bên cạnh đó, nhiều học viên có phương pháp tư duy về một hoặc nhiều vấn
đề nghiệp vụ cịn thiếu tính logic và sáng tạo, nói cách khác là mang lối tư duy
kiểu “chia cắt” giữa các học phần kiến thức nghiệp vụ, pháp luật mà chưa biết
cách xâu chuỗi, tìm hiểu tính liên quan, biện chứng giữa những nội dung đó. Đáng
quan tâm là, sinh viên còn rất lúng túng, thiếu kỹ năng thực hành trong việc tìm
cách giải quyết các tình huống nghiệp vụ hoặc thiếu khả năng phê phán, phản biện
bằng quan điểm cá nhân. Điều này thể hiện rất rõ trong việc học viên thuyết trình,
thảo luận nhóm hoặc trả lời bằng hình thức thi vấn đáp. Những hạn chế đó sẽ có
tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học viên và chất lượng công tác, chiến

đấu sau khi ra trường. Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể xuất phát từ
nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng trong đó, việc học viên lựa chọn phương pháp tư
duy, học tập cho từng mơn học cịn chưa hợp lý, thậm chí nhiều học viên cịn sử
dụng phương pháp truyền thống là học “thuộc lịng” những nội dung mơn học.
Chính ngun nhân đó là “rào cản” lớn nhất cho việc tìm kiếm phương pháp tư
duy phù hợp.Ngồi ra, những hạn chế của chính giảng viên cũng là một nguyên
nhân trực tiếp. Đánh giá cho thấy, nhiều giảng viên còn đơn thuần sử dụng các
phương pháp giảng dạy truyền thống, như: Thuyết trình, phát vấn mà khơng chú
trọng sử dụng các phương pháp sư phạm tích cực theo hướng lấy người học làm
trung tâm, giúp người học “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.
- Thứ nhất, cách thức vận dụng phương pháp Brainstorming (Tập kích não)
+ Trình tự các bước tiến hành phương pháp Tập kích não:
Bước 1: Trong nhóm học viên lựa chọn ra một người làm trưởng nhóm và
một người làm thư ký hoặc cả hai cơng việc có thể do cùng một người tiến hành.
Bước 2: Xác định vấn đề hay tình huống nghiệp vụ sẽ được tập kích. Phải
làm cho mọi thành viên trong nhóm hiểu thấu đáo về vấn đề, tình huống sẽ được
giải quyết.
Bước 3: Xác định quy tắc cho buổi tập kích não, thường bao gồm:
 Trưởng nhóm có quyền điều khiển buổi thảo luận/buổi học nói chung.
 Khơng một thành viên nào có quyền địi hỏi hay cản trở, đánh giá hay
phê bình vào ý kiến hay giải đáp của thành viên khác trong nhóm.
 Xác định rằng khơng có câu trả lời nào là sai.
 Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ các câu trả lời bị lặp lại.
 Vạch thời gian cho buổi thảo luận và kết thúc khi hết giờ.
Bước 4: Bắt đầu tập kích não:
 Trưởng nhóm chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả lời
8


Người thư ký phải viết tất cả các câu trả lời, nếu có thể cơng khai hóa

cho mọi người thấy (viết lên bảng).
 Khơng cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ
câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.
Bước 5: Sau khi kết thúc tập kích, hãy lược lại tất cả và bắt đầu đánh giá
các câu trả lời.
Thứ hai, cách thức vận dụng phương pháp Mindmap
+ Trình tự, các bước tiến hành phương pháp Bản đồ tư duy:
Bước 1: Xác định từ khóa
Do Bản đồ tư duy được tạo thành bởi hầu hết là các từ khóa (keywords) và
bằng những từ khóa có thể giúp người học nắm bắt được cơ bản các nội dung của
môn học hoặc bài học.
Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm
Trong bước này, giảng viên hoặc giao cho trưởng nhóm chuẩn bị một từ
giấy trắng khổ lớn đặt nằm ngang hoặc có thể sử dụng bảng thơng minh, bảng
phấn. Chủ đề chính sẽ được vẽ ở chính giữa bằng chữ hoặc hình hoặc kết hợp cả
hình và chữ. Từ đây, các ý có thể phát triển ra xung quanh chủ đề trung tâm. So
với các ý kiến xoay quanh, chủ đề trung tâm cần có kích thước lớn hơn để gây sự
chú ý.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Các tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh để làm
nổi bật và nên gắn liền với trung tâm. Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc
chứ khơng nên theo hướng nắm ngang để có thể tỏa ra một cách tối đa.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3…
Giảng viên hoặc trưởng nhóm có thể vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp
1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2… để tạo ra sự liên kết tư duy. Ở các nhánh này,
người vẽ nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, để tạo sự mềm mại, dễ nhớ.
Bước 5: Bổ sung các hình ảnh minh họa
Bước này nên bổ sung thêm nhiều hình ảnh để giúp các ý được nhấn mạnh
tầm quan trọng và giúp cho người học dễ hình dung, dễ nhớ hơn, bởi não bộ có
khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.



VI Kết luận và kiến nghị
VI.1 Kết luận
Trong thực tế, mỗi người giảng viên thường có những cách riêng khi quản
lý các sinh viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách giảng viên nói trên đều có
những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để giảng dạy hợp lý trong
từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách giảng dạy nào, các
người giảng viên cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như
thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ sinh viên,
mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các
giảng viên giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách
giảng dạy nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.
9


Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn
mang tính tồn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, lồi người đã
chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng
trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan
hệ người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn
bao giờ hết. Ngày nay sẽ khơng cịn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ
biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra
sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và cũng không còn
những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân
thủ. Do đó phong cách giảng dạy của giảng viên bây giờ có ảnh hưởng rất lớn đến
tương lai sau này của các sinh viên.
VI.2 Kiến nghị
- Nhà trường cần đào tạo những giảng viên biết cách sử dụng linh hoạt các
phong cách giảng dạy để phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên

- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi về khoa học kỹ thuật để
khơi dậy khả năng sáng tạo của sinh viên
- Luôn luôn lắng nghe những ý kiến của sinh viên phản hồi về giảng viên của
mình và có cách giải quyết hiệu quả
- Cho sinh viên sang giao lưu ở các trường đại học khác để học hỏi và trau
dồi kiến thức
- Bản thân sinh viên cần năng động, sáng tạo không ngừng, phối hợp cùng
giảng viên để tạo ra tiết học hiệu quả chất lượng
- Tổ chức tốt công tác đánh giá giảng viên, đảm bảo sao cho việc đánh giá
trung thực nhất.
Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. />5. />6. Edward de Bono, Six thinking – Hats, BackBay Books, 1999
7. Alan Williams, 21 Brainstorming Techniques That Work, BookBaby, 2014
8. Điều lệ trường đại học Việt Nam
9. Cẩm nang việc làm
10. Sách quản trị học của cô Đặng thị Hồng Phượng

10



×