Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 119 trang )



T
T
À
À
I
I


L
L
I
I


U
U


H
H
Ư
Ư


N
N
G
G



D
D


N
N


K
K
Ĩ
Ĩ


T
T
H
H
U
U


T
T


T
T
R

R
O
O
N
N
G
G


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


L
L
Â
Â
M
M


N
N
G

G
H
H
I
I


P
P


V
V
À
À


N
N
U
U
Ô
Ô
I
I


T
T
R

R


N
N
G
G


T
T
H
H
U
U




S
S


N
N
































Nha Trang, tháng 1 năm 2008
TẬP
1
TẬP 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP
VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

BIÊN SOẠN
HUỲNH THỊ KIM LINH































BIÊN SOẠN
HUỲNH THỊ KIM LINH

Nha Trang, tháng 1 năm 2008
H
H
Ư
Ư


N
N
G
G


D
D


N
N


K

K
Ĩ
Ĩ


T
T
H
H
U
U


T
T


T
T
R
R
O
O
N
N
G
G


N

N
Ô
Ô
N
N
G
G


L
L
Â
Â
M
M


N
N
G
G
H
H
I
I


P
P



V
V
À
À


N
N
U
U
Ô
Ô
I
I


T
T
R
R


N
N
G
G


T

T
H
H
U
U




S
S


N
N


TẬP
1
TRONG SỐ NÀY

SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM
BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN CÁ MÚ VÀ CÁ GIÒ NUÔI BIỂN
SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH
KĨ THUẬT NUÔI CÁ QUẢ (CÁ LÓC)
NHÂN GIỐNG CÁ LÓC ĐEN
KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
CHỐNG RÉT CHO CÁ
PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA


TRỒNG BÍ XANH TRÁI VỤ
TRỒNG CÀ CHUA F1
TRỒNG CÀ TÍM VỤ HÈ THU
TRỒNG DƯA CHUỘT BAO TỬ
KỸ THUẬT TRỒNG ỚT TRÁI MÙA
TRỒNG ỚT CAY

Mục lục
i

MỤC LỤC
Mục lục i
LỜI NÓI ĐẦU xiii
PHẦN I
SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
I. SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM 1
1. Đặc điểm phân loại và hình thái 1
2. Đặc điểm phân bố 1
3. Vòng đời 2
4. Tính ăn 2
5. Phân biệt giới tính 2
II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM 3
1. Nuôi cá chẽm trong lồng 3
1.1 Chọn ví trí nuôi lồng 3
1.2 Thiết kế và xây dựng lồng 3
1.3 Kỹ thuật nuôi và quản lý lồng 4
1.4 Thức ăn và cách cho ăn 4
1.5 Quản lý lồng cá 5
2. Nuôi ao 5

2.1 Nuôi đơn 5
2.2 Nuôi ghép 5
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm nuôi cá Chẽm 6
2.2.2 Thiết kế và xây dựng ao 7
2.2.3 Chuẩn bị ao 7
2.2.4 Quản lý ao 7
2.2.5 Thức ăn và cách cho ăn 7
III. NUÔI CÁ VƯỢC (CHẼM) THƯƠNG PHẨM 7
1. Điều kiện ao nuôi 8
2. Giai đoạn ương cá giống 8
2.1 Ương cá giống trong ao ương riêng 8

Mục lục
ii
2.1.1 Bố trí ao ương 8
2.1.2 Chuẩn bị ao ương 8
2.2 Ương cá giống trong ao nuôi thương phẩm 8
2.2.1 Bố trí lưới ương 8
2.2.2 Chuẩn bị vùng ương 9
2.3. Cách thuần dưỡng cá 9
2.4. Thao tác thả cá giống 9
2.5. Thức ăn và cách cho cá ăn 9
3. Giai đoạn nuôi cá thịt 10
3.1. Chuẩn bị ao nuôi 10
3.2. Thả cá giống 10
3.3. Thức ăn và cách cho cá ăn 10
4. Quản lý chất lượng nước trong ao 10
5. Phòng và trị bệnh cá 10
6. Một số bệnh thường gặp 10
6.1 Các bệnh do virus 10

6.2 Các bệnh do vi khuẩn 11
6.3 Các bệnh do nấm 11
6.4 Cá bị bệnh do ký sinh trùng 11
7. Thu hoạch cá 11
IV. NUÔI CÁ VƯỢC NƯỚC LỢ CÔNG NGHIỆP 12
1. Chuẩn bị ao nuôi 12
2. Đặt hệ thống nén khí 12
3. Thả cá, quản lý và chăm sóc 12
4. Chế độ thay nước 12
V. KINH NGHIỆM NUÔI CÁ CHẼM LÀM GIÀU 12
VI. TRÀ VINH ĐA DẠNG HÓA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM 13
VII. PHƯƠNG PHÁP NUÔI CUA BIỂN 15
1. Nuôi cua thương phẩm 15
2. Nuôi cua ốp thành cua chắc 15
3. Nuôi cua gạch 15

Mục lục
iii
VIII. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ MÚ VÀ
CÁ GIÒ NUÔI BIỂN 16
1. Biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá nuôi biển 16
1.1. Ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium ocellatum) 16
1.2. Bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng Cryptocaryonosis gây ra 16
1.2.1 Biện pháp phòng bệnh 16
1.2.2 Biện pháp trị bệnh 16
1.3. Ký sinh trùng bánh xe (Trichodiniosis) 16
1.3.1 Biện pháp phòng bệnh 16
1.3.2 Biện pháp trị bệnh 17
1.4. Bệnh thích bào tử trùng (Microsporidiosis) 17
1.5. Bệnh sán lá đơn chủ (Monogeneansis) 17

1.5.1 Biện pháp phòng bệnh 17
1.5.2 Biện pháp trị bệnh 17
2. Biện pháp phòng, trị một số bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển 18
2.1. Biện pháp phòng bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển 18
2.2. Biện pháp trị bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển 18
2.2.1 Biện pháp trị bệnh lở loét 18
2.2.2 Biện pháp trị bệnh xuất huyết đường ruột do Staphyloccus sp 19
2.2.3 Biện pháp trị bệnh trướng bụng do Pseudomonas spp gây ra 19
2.2.4 Biện pháp trị bệnh mà mắt do nhóm cầu khuẩn (Streptococcus sp) 20
2.2.5 Biện pháp trị bệnh mòn đuôi và hoại tử mang cá do nhóm vi khuẩn dạng sợi
Flexibacter spp 20
IX. SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH 20
1. Đặc điểm sinh học 20
1.1 Môi trường 20
1.2 Tập tính ăn và sinh trưởng 20
1.3 Tập tính sinh sản 21
2. Khai thác cá chình hương 21
3. Vận chuyển cá chình hương 21
3.1 Vận chuyển bằng khay gỗ. 21
3.2 Vận chuyển bằng túi nilông có bơm ôxy 21
4. Nuôi cá hương lên cá giống 22

Mục lục
iv
4.1 Tiêu độc cho cá 22
4.2 Ao ương 22
4.3 Nhiệt độ nước ao. 22
4.4 Mật độ 22
4.5 Cho ăn 22
4.6 Quản lý chăm sóc. 23

5. Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm 24
5.1 Nuôi trong bể xây bằng gạch hoặc bằng xi măng 24
5.2 Nuôi trong ao đất 25
5.2.1 Thiết kế và xây dựng ao 25
5.2.2 Cải tạo ao 25
5.2.3 Chọn và thả giống 26
5.2.3.1 Chọn giống 26
5.2.3.2 Mật độ thả 26
5.2.3.3 Vận chuyển cá giống 26
5.2.3.4 Thả giống 26
5.2.4 Quản lý hằng ngày 26
5.2.5 Quản lý thức ăn 26
5.2.6 Quản lý môi trường 27
6. Một số phương pháp phòng bệnh cho cá Chình 27
6.1 Khâu tuyển chọn giống 27
6.2 Khâu Chuẩn bị Ao nuôi 27
6.3 Thức ăn 27
X. KINH NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH TRONG BỂ XI MĂNG 28
XI. KĨ THUẬT NUÔI CÁ QUẢ (CÁ LÓC) 29
1. Ðặc điểm sinh học và sinh sản 29
1.1 Ðặc điểm hình thái 29
1.2 Tập tính sinh học 29
1.3 Tính ăn 29
1.4 Sinh trưởng 29
1.5 Tập tính sinh sản 30
1.5.1 Ðẻ tự nhiên 30

Mục lục
v
1.5.2 Sinh sản nhân tạo 30

2. Phương pháp nuôi 30
2.1. Phân biệt cá đực, cá cái 30
2.2 Nuôi cá bột và giống 31
2.3 Nuôi cá thịt 31
XII. CÁC CHÚ Ý KHI NUÔI CÁ LÓC CON VÀ CÁ LÓC THỊT 32
1. Nuôi cá lóc con 32
2. Nuôi cá thịt ở ao 32
3. Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác 32
4. Tìm hiểu thêm: kinh nghiệm nuôi cá lóc thịt ở Trung Quốc 32
XIII. NHÂN GIỐNG CÁ LÓC ĐEN 33
1. Chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ 33
2. Sử dụng kích thích tố sinh dục 34
XIV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC TRONG AO ĐẤT 34
1. Kỹ thuật ương nuôi cá lóc 34
1.1 Ương cá bột 5 ngày tuổi 34
1.1.1 Điều kiện ao ương 34
1.1.2 Bón phân tạo thức ăn tự nhiên 34
1.1.3 Mật độ thả ương 34
1.1.4 Cho ăn và chăm sóc 34
1.2. Nuôi cá lóc thương phẩm 35
1.3. Nuôi cá lóc trong bè 35
2. Phòng trị bệnh cá lóc 36
XV. NUÔI CÁ LÓC CÔNG NGHIỆP TRONG VÈO LƯỚI 36
XVI. NUÔI CÁ LÓC TRONG MÙNG LƯỚI 38
1. Chuẩn bị mùng 38
2. Thời vụ nuôi 38
3. Thức ăn 38
XVII. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT 39
1. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh 39
2. Hoạt động chuẩn bị ao nuôi 39

3. Kỹ thuật nuôi 39

Mục lục
vi
3.1. Cơ cấu loài cá thả nuôi. 39
3.2. Mật độ loài cá thả nuôi. 40
3.3. Kích thước loài cá thả nuôi. 40
4. Biện pháp quản lý và chăm sóc hệ thống nuôi 40
4.1. Thức ăn cung cấp cho cá trong hệ thống nuôi 40
4.2. Khẩu phần ăn cá nuôi trong hệ thống 40
4.3. Tần suất cho ăn 41
4.4. Quản lý công trình nuôi 41
4.5. Quản lý chất lượng nước ao nuôi 41
5. Thu hoạch hệ thống nuôi 41
6. Hiệu quả kinh tế 41
XVIII. KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH Ở BÈ 42
1. Chọn vị trí đặt bè 42
2. Kết cấu bè nuôi 42
2.1. Vật liệu 42
2.2. Kích thước bè nuôi cá 42
2.3. Độ ngập nước bè nuôi 42
3. Biện pháp kỹ thuật nuôi 42
3.1. Mùa vụ nuôi 42
3.2. Quy cách giống và mật độ thả nuôi 42
4. Chăm sóc quản lý bè nuôi 43
4.1. Thức ăn 43
4.2. Chăm sóc và quản lý bè nuôi 43
4.3. Quản lý bệnh cá nuôi 44
5. Thu hoạch 44
6. Hiệu quả kinh tế 44

XIX. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO 44
1. Ðiều kiện ao nuôi 44
2. Chuẩn bị ao nuôi 44
3. Ðối tượng nuôi 45
4. Kỹ thuật nuôi 45
4.1 Thả giống 45

Mục lục
vii
4.2 Chăm sóc quản lý 45
4.3 Thu hoạch 46
XX. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH 46
1. Ao nuôi cá 46
2. Các loài cá thích hợp nuôi ao nước tĩnh 47
3. Thả cá giống 48
4. Quản lý - chăm sóc ao 48
4.1 Thức ăn, phân bón cho ao nước tĩnh 48
4.2 Quản lý ao 48
5. Thu hoạch 49
XXI. CHỐNG RÉT CHO CÁ 49
1. Chống rét giữ giống qua đông 49
2. Chống rét cho cá thịt 49
2.1 Chọn và chuẩn bị ao nuôi 50
2.2 Thả giống và nuôi chống rét 50
2.3 Chống rét và chăm sóc cá 50
2.4 Thu hoạch cá đưa ra nuôi thành cá thịt 51
XXII. PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA 51
1. Bệnh trắng đuôi 52
1.1 Triệu chứng 52
1.2 Cách phòng trị 53

2. Bệnh trắng da 53
2.1 Triệu chứng 53
2.2 Cách phòng trị 53

PHẦN II
SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. TRỒNG BÍ XANH TRÁI VỤ 54
II. BÓN PHÂN CHO CÀ CHUA 55
III. TRỒNG CÀ CHUA SẠCH 56
Một số điều cần lưu ý 56
1. Kỹ thuật canh tác 56

Mục lục
viii
1.1. Thời vụ 56
1.2. Giống 56
1.3. Quy trình trồng 56
1.3.1 Gieo cây con 56
1.3.2 Chuẩn bị đất trồng 56
1.3.3 Mật độ và khoảng cách trồng 57
1.3.4 Lượng phân sử dụng và cách bón 57
2. Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp 57
2.1. Biện pháp canh tác 57
2.2. Biện pháp vật lý, cơ giới 58
2.3. Biện pháp sinh học 58
2.4. Biện pháp hóa học 58
2.4.1 Sâu 58
2.4.2 Bệnh 59
IV. TRỒNG CÀ CHUA F1 59
1. Giống 59

2. Thời vụ 59
3. Gieo trồng và chăm sóc 59
4. Làm đất 59
5. Lượng phân bón và cách bón phân cho cà chua 60
V. TRỒNG CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN 60
1. Xử lý giống 60
2. Thời vụ 60
3. Chuẩn bị đất 61
4. Bón phân 61
5. Phòng trừ sâu bệnh 61
VI. TRỒNG CÀ TÍM VỤ HÈ THU 62
1. Chuẩn bị giống 62
2. Thời vụ 62
3. Làm đất 62
4. Khoảng cách trồng 62
5. Phòng trừ sâu bệnh 62

Mục lục
ix
VII. TRỒNG DƯA CHUỘT BAO TỬ 63
VIII. KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH TÍM 64
IX. TRỒNG ỚT CAY 65
1. Ươm cây con (ươm cây trên liếp hoặc ươm bầu) 65
2. Làm đất bón phân 65
X. MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAO SẢN MỚI 66
XI. MINH CHÂU: TRỒNG ỚT CAO SẢN THU 90-100 TRIỆU ĐỒNG/HA 67
XII. KỸ THUẬT TRỒNG ỚT TRÁI MÙA 67
1. Khả năng thích ứng kỹ thuật 67
2. Lợi thế kỹ thuật 67
3. Kỹ thuật 67

3.1 Hạt giống 67
3.2 Những yêu cầu chăm bón 67
3.3 Cây giống 67
3.4 Làm đất 68
3.5 Phủ plastic đen 68
3.6 Trồng trọt 68
3.7 Bảo vệ 68
3.8 Phòng trừ sâu bệnh 68
3.9 Thu hoạch và sau thu hoạch 68
XIII. KINH NGHIỆM TRỒNG ỚT Ở NGĂM MẠC 69
XIV. NINH THUẬN: CÂY ỚT XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 69
XV. CÂY ỚT CHO TIỀN TỶ 70
1. Trồng ớt thu nhập 200 triệu đồng/ha 70
2. Dầy công chăm bón 71
XVI. TRỒNG ỚT NGỌT 71
1. Chọn giống 71
2. Thời vụ trồng 71
3. Gieo ươm cây giống trong khay bầu 71
4. Chọn và làm đất trồng 72
5. Lượng phân bón 72
6. Trồng cây và chăm sóc 72

Mục lục
x
XVII. BẰNG CÁCH NÀO PHÒNG TRỊ BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU? 72
XVIII. XÂY DỰNG ĐỒNG CỎ CHĂN NUÔI 74
1. Chọn giống cỏ 74
2. Khai hoang 74
3. Làm đất 74
4. Thời vụ và địa điểm gieo trồng 74

5. Chuẩn bị giống 75
6. Gieo trồng 75
7. Chăm sóc trong thời gian đồng cỏ thiết lập 75
XIX. TRỒNG CỎ VOI NUÔI BÒ - HẤP DẪN NHƯNG… 75
1. 1 ha cỏ nuôi trên 30 con bò 75
2. Trồng cỏ để phát triển đàn bò 76
XX. KHẮC PHỤC ĐU ĐỦ BỊ CHẾT DO MƯA ÚNG 77
XXI. BÍ QUYẾT TRỒNG ĐU ĐỦ THU 6– 7 TRIỆU ĐỒNG/SÀO, NĂM 77
XXII. KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI 78
1. Yêu cầu sinh thái 78
1.1. Nhiệt độ 78
1.2. ánh sáng 78
1.3. Nước 78
1.4. Đất trồng 79
2. Cách nhân giống tiêu chuẩn cây giống và những giống bưởi phổ biến hiện nay 79
2.1. Cách nhân giống 79
2.2.Tiêu chuẩn cây giống tốt 79
2.3. Những giống bưởi phổ biến hiện nay 79
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 80
3.1. Thiết kế vườn 80
3.1.1. Đào mương lên líp 80
3.1.2. Trồng cây chắn gió 80
3.1.3. Mật độ và khoảng cách trồng 80
3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 81
3.2.1.Thời vụ trồng 81
3.2.2. Chọn giống trồng thích hợp 81

Mục lục
xi
3.2.3. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng 81

3.2.4. Tưới gốc giữ ấm 81
3.2.5. Tưới và tiêu nước 82
3.2.6. Vét bùn bồi líp (vùng ĐBSCL) 82
XXIII. TRỒNG BƯỞI RA TRÁI MÙA NGHỊCH 82
XXIV. CHO BƯỞI DA XANH RA TRÁI THEO Ý MUỐN 83
XXV. KINH NGHIỆM CHO CÂY RA TRÁI NGHỊCH MÙA 83
1. Cây vú sữa 83
2. Cây cam sành 84
XXVI. ĐỂ CÂY BƯỞI LIÊN TIẾP BỘI THU 84
XXVII. DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI 85
1. Các yếu tố dinh dưỡng cuả cây trồng 85
2. Phân bón. 85
2.1 Vai trò cuả một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi 85
2.2 Phân hữu cơ 86
2.3 Phân vô cơ 86
2.4 Phân vi sinh 87
2.5 Lợi ích của việc sử dụng phân đạm vi sinh 87
2.6 Phân bón qua lá 88
2.7 Phương pháp bón 91
2.8 Xử lý ra hoa 91
2.9 Neo trái 92
2.10 Tỉa cành và tạo tán 92
3. Phòng trừ sâu bệnh chính 93
3.1 Sâu hại 93
3.1.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) 93
3.1.1.1 Hình thái và cách gây hại 93
3.1.1.2 Phòng trị 93
3.1.2. Rầy mềm (Toxoptera citricidus) 93
3.1.2.1 Hình thái và cách gây hại 93
3.1.2.2 Phòng trị 93

3.1.3. Nhóm Nhện 94

Mục lục
xii
3.1.3.1 Hình thái và cách gây hại 94
3.1.3.2 Phòng trị 94
3.1.4 Bù lạch 94
3.1.4.1 Hình thái và cách gây hại 94
3.1.4.2 Phòng trị 94
3.1.5. Nhóm rệp sáp 94
3.1.5.1 Hình thái và cách gây hại 94
3.1.5.2 Phòng trị 94
3.2 Bệnh hại 94
3.2.1. Bệnh Tristeza 94
3.2.1.1 Triệu chứng 94
3.2.1.2 Phòng trị 95
3.2.2. Bệnh vàng lá Greening (do vi khuẩn Liberobacter asiaticus) 95
3.2.2.1 Triệu chứng 95
3.2.2.2 Phòng trị 95
3.2.3. Cách phòng trị bệnh thối gốc chảy mủ 95
3.2.3.1 Triệu chứng 95
3.2.3.2 Phòng trị 95
XXVIII. NGUYÊN NHÂN RỤNG HOA VÀ TRÁI Ở XOÀI 96
1. Hạn chế sự rụng hoa, trái Chế độ dinh dưỡng 96
2. Chế độ nước 96
3. Phòng trừ sâu bệnh 97
4. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá. 97
XXIX. TẠO TÁN VÀ ĐỐN TỈA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI 97
1. Mở đầu 97
2. Mục đích của tạo tán và đốn tỉa 97

3. Các tập tính nảy chồi (lộc) và sinh quả của CAQ có múi 98
3.1 Các đặc tính tổng quan của sinh trưởng 98
3.2 Sự bật chồi 98
3.3 Tập tính sinh quả 98
4. Dáng cây và hệ thống tạo tán 98
5. Các phương pháp đốn tỉa 99

Mục lục
xiii
5.1 Cấu trúc của cây 100
5.2 Các nguyên tắc và thủ tục đốn tỉa 100
5.3 Các cành và chồi không mong muốn 100
5.4 Cách đốn tỉa 100
5.5 Đốn cải tạo cây già 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


Lời nói đầu
xiv

LỜI NÓI ĐẦU

Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) sẽ làm giảm một cách tương
đối thu nhập của hộ nông dân sản xuất những sản phẩm nông nghiệp do bị sản phẩm nhập
khẩu cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là những sản phẩm chứa đựng lợi thế đất đai, vốn không
phải là thế mạnh của Việt Nam, và do đó giảm nhu cầu về lao động phổ thông nông nghiệp,
và tức là làm giảm thu nhập lao động phổ thông sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của những
hộ nông dân bám vào nông nghiệp còn giảm thêm do nhu cầu về đất đai canh tác giảm, làm
giảm giá bán/cho thuê đất canh tác. Vì vậy, Trong điều kiện đất hẹp người đông, cần tập trung
thâm canh ngay từ đầu để

tăng năng suất lao động trong điều kiện lao động không được rút ra
khỏi nông thôn, và nâng cao mức sống của người nghèo bằng cách khai thác tốt hơn các
nguồn tài nguyên tự nhiên hiện có và bằng tài năng, năng lực của người lao động.
Mặt khác, ở một số nơi do không thể đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công
nghiệp và dịch vụ; phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình
thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn thì công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp,
khuyến nông, sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu là trọng tâm hàng đầu. Và
cần thiết phải có cách làm thiết thực để cho người nông dân thoát cảnh nghèo khó vươn lên
làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay của mình. Việc đầu tư mạnh vào phát triển, cải tạo các loại
giống có năng suất cao, chất lượng tốt và hỗ kĩ thuật để cho người nông dân sản xuất ra sản
phẩm có thể cạnh tranh trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Vì vậy, việc ra đời tập sách này, một mặt tác giả muốn cung cấp, trao đổi những thông tin kĩ
thuật bổ ích về nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, một mặt giúp bà con nông dân tự
vươn lên thoát nghèo bằng con đường, ngành nghề truyền thống của mình.
Tập sách được dựa trên cơ sở tập hợp những nghiên cứu về những mô hình đã ứng dụng thành
công và một số bài viết, kinh nghiệm của một số tác giả khác. Đặc biệt, bộ sách có nêu ra một
số mô hình điển hình và một số kinh nghiệm của một số bà con nông dân thực hiện có hiệu
quả để người đọc có thể tham khảo.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực để hoàn thành tốt tập sách này, song với kiến thức có hạn của mình
chắc chắn rằng tập sách này còn có những thiếu sót, những hạn chế nhất định mong các bạn
đọc bỏ qua, cùng đóng góp, xây dựng thêm. Xin chân thành cám ơn.
Nha Trang, tháng 1 năm 2008
Tác giả


Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản I.SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM
1
PHẦN I

SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN


I. SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM


1. Đặc điểm phân loại và hình thái
Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass và được phân loại như sau
• Lớp : Osteichthyes
• Bộ : Perciformes
• Họ : Serranidae
• Giống : Lates
• Loài : Lates calcarifer
Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho
thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên
kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang
có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm. Vi
hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải,
có 61 vẩy đường bên.
Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi
trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn
trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng.
2. Đặc điểm phân bố
Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương
và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam.

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản I.SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM
2
Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như

sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ
mặn thích hợp từ 30 - 32%o để sinh sản. Ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông,
ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển
thành cá thể trưởng thành.
3. Vòng đời
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực nước ngọt
như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cở 3-5 kg
sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển
nơi có độ muối dao động 30-32%o để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ
trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc
buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên. Điều này giúp trứng và ấu
trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng để
lớn. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược dòng không hay chúng giữ giai
đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.
Smith (1965) ghi rằng, một số cá sống cả vòng đời trong nước ngọt nơi chúng lớn lên đến cở
65cm dài và trọng lượng 19.3kg. Tuyến sinh dục của những cá đó thì không phát triển. Trong
môi trường nước lợ, cá Chẽm đạt chiều dài 170cm được tìm thấy ở vùng Indonesia - Úc
(Weber và Beaufort, 1936).
4. Tính ăn
Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh
thực vật (20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Khi
cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%.
Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng. Cá chẽm chỉ
bắt mồi sống và di động.
5. Phân biệt giới tính
Đặc điểm nổi bậc trong việc sinh sản của cá Chẽm là có sự thay đổi giới tính từ cá đực thành cá
cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm thứ cấp. Tuy nhiên, cũng
có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được gọi là cá cái sơ cấp. Chính vì thế
trong thời gian đầu (1.5- 2 kg) phần lớn là cá đực, nhưng khi cá đạt 4- 6 kg, phần lớn là cá cái.
Thông thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản, có thể dựa vào đặc

điểm sau:
- Cá đực có mõm hơi cong, cá cái thì thẳng.
- Cá đực có thân thon dài hơn cá cái.
- Cùng tuổi, cá cái sẽ có kích cỡ lớn hơn cá đực.
- Trong mùa sinh sản, những vẩy gần lổ huyệt của cá đực sẽ dày hơn cá cái.
- Bụng của cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.


Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM
3
II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM
1. Nuôi cá chẽm trong lồng
Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia,
philippines, Hồng Kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá chẽm trong lồng trên
biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát triển của nghề nầy.
1.1 Chọn ví trí nuôi lồng
Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như trong các thủy vực
ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí thích hợp sẽ có ảnh
hưởng quyết định đến sự thành công của nghề nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị
trí nuôi được phân thành 3 nhóm yếu tố chính: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến sự sống
của cá nuôi như nhiệt độ, độ mặn, mức độ nhiễm bẩn, vật chất lơ lửng, nở hoa của tảo, sinh
vật gây bệnh trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; (ii) nhóm các yếu tố về độ
sâu, chất đáy, giá thể ; và (iii) nhóm các yếu về điều kiện thành lập trại nuôi như phương
tiện, an ninh, KT-XH, luật lệ
Một vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển là cần thiết có:
• Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m. ít sóng to, gió lớn (tránh nơi
sóng > 2m) và tốc độ dòng chảy nhỏ (dưới 1 m/giây) nếu không sẽ làm hư hỏng lồng, trôi
thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh.
• Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng (tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6 m/giây)
mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô

nhiễm.
• Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6 mg/lít, nhiệt độ 25-30
o
C, độ mặn từ 27-33%o. Cần tránh
xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thi công nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè.
Nơi có thể xảy ra hồng triều.
1.2 Thiết kế và xây dựng lồng
Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6 x 6 x 3 m và được thiết kế thành 4 ô để làm thành
4 lồng riêng biệt như vậy mỗi lồng sẽ có kích cỡ 3 x 3 x 3 m. Như thế sẽ thuận lợi cho việc
thả giống được đồng loạt cho từng lồng, đồng thời với một lồng không nuôi cá sẽ dành để
thay lồng khi xử lý bệnh cá hay xử lý rong tảo bẩn đóng trên lồng.
Mặc dầu có thể sử dụng các vật liệu rẻ như tre, gỗ, để làm lồng như nhiều nơi trước đây,
song sẽ dễ dàng bị hư hỏng. Vì thế, chỉ nên làm khung trên lồng bằng gỗ với kích cỡ
thông
thường loại 8x15 cm. Khung đáy lồng dùng bằng ống nước đường kính 15/21 và được mạ
kẽm để tăng tuổi thọ. Lưới lồng tốt nhất nên là PE không gút. Kích thước mắc lưới có thể thay
đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi. Ví dụ cỡ cá 1-2 cm dùng mắc lưới 0,5 cm, cở cá 5-10 cm dùng
mắc lưới 1 cm; cở cá 20-30 cm dùng mắc lưới 2 cm và cở cá >25 cm dùng mắc lưới 4 cm.
Phao có thể là thùng nhựa (1x 0,6m) hay thùng phuy để nâng khung gổ của lồng. Số lượng
phao có thể thay đổ
i tùy theo lồng có nhà trên đấy hay không. Lồng được cố định bằng neo
ở 4 gốc để tránh bị nước cuốn trôi.

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM
4
Ngoài ra ở các vùng cạn ven bờ có thể phát triển kiểu lồng cố định bằng cách dùng lưới và
cọc gỗ bao quanh khu nuôi.
1.3 Kỹ thuật nuôi và quản lý lồng
Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ và nồng
độ muối trong lồng. Cá giống nên phân cỡ theo nhóm và nuôi trong những lồng riêng biệt.

Thả cá vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) hoặc buổi tối (8-10 giờ) khi nhiệt độ thấp.
Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m
3
. Sau 2-3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 150-200g,
lúc này giảm mật độ còn 10-20 con/m
3
. Tăng trưởng của cá chẽm khi nuôi trong lồng ở
những mật độ khác nhau được ghi ở bảng 5.1. Nên dành một số bè trống, để sử dụng khi
cần thiết như chuyển cá giống hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do vi sinh vật
bám. Thông qua việc chuyển đổi lồng giúp phân cỡ và điều chỉnh mật độ nuôi.

Bảng 5.1: Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của các chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác
nhau (theo Sakares. W, 1982).
Mật độ (con/m
2
)
Thời gian nuôi (tháng)
16 24 32
0
1
2
3
4
5
6
67.8
132
225
263
326

381
499
67.8
138
229
268
332
385
487
67.8
139
226
264
312
359
455

1.4 Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đang phải đương đầu. Hiên tại, cá
tạp là nguồn thức ăn được dùng duy nhất cho cá chẽm. Cá tạp được băm nhỏ cho ăn hai
lần mỗi ngày vào buổi sáng (8 giờ), buổi chiều (5 giờ) với tỷ lệ 10% trọng lượng cá trong
2 tháng đầu. Sau 2 tháng chỉ cho ăn một lần/ngày vào buổi chiều v
ới tỷ lệ 5% trọng
lượng cá. Chỉ cho cá ăn khi cá bơi lội gần mặt nước.
Do nguồn cá tạp ở một số nước hiếm và đắt, cám gạo và tấm được dùng trộn thêm để
giảm lượng cá tạp sử dụng. Tuy nhiên gíá thành thức ăn vẫn còn cao mặc dù áp dụng
phương pháp hạ giá này. Phối hợp nguyên liệu làm thức ăn có thể là cá tạp 70% và cám
hoặc tấm 30%.
Một bướ
c phát triển mới trong thời gian gần trong việc cải tiến khẩu phần ăn của cá chẽm

là sử dụng thức ăn ẩm. Tuy nhiên việc sử dụng loại thức ăn này vẫn còn trong giai đoạn
thí nghiệm. Thành phần thức ăn được trình bày ở Bảng 5.2.

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM
5
Bảng 5.2: Phân phối và khẩu phần thức ăn ẩm.
Thành phần Phần trăm (%)
Bột cá
Cám
Bột đậu nành
Bột bắp
Bột lá
Dầu mực (hoặc dầu cá)
Tinh bột khuấy hồ
Hỗn hợp Vitamin
35
20
15
10
3
7
8
2
1.5 Quản lý lồng cá
Cần phải thường xuyên theo dõi lồng. Do luôn luôn ngập nước, lồng có thể bị phá hại bởi các
động vật thủy sinh như cua, rái cá, Nếu lồng bị hư hỏng phải lập tức sửa chữa hoặc thay mới.
Ngoài quá trình bám sinh học, lưới lồng còn là nơi dễ bị kín và lắng đọng phù sa. Vấn đề này
không thể tránh khỏi vì lưới có bề mặt thuận lợi cho các vi sinh vật lưỡng thê, giun nhiều tơ,
động vật chân tơ và nhuyễn thễ bám vào, những vật này có thể bám kín lưới làm giảm sự
trao đổi nước có thể gây "sốc" cho cá do oxy hòa tan thấp đồng thời tích tụ những chất cặn bã.

Chính vì thế sẽ nh hưởng đến tính ăn và sức tăng trưởng của cá.
Cho đến việc vệ sinh lưới theo phương pháp cơ học vẫn là phương pháp hiệu quả và rẻ nhất.
Ở những vùng có nhiều sinh vật gây bám cần sử dụng lồng lưới luân phiên nhau.
2. Nuôi ao
Mặc dù nuôi cá chẽm đã thực hiện hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam Châu Á và Châu Úc,
nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại. Hiện nay việc nuôi cá chẽm trong
ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và khả năng lợi
nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt, nếu như đáp ứng được những yêu cầu về cung
cấp con giống, vị trí thích hợp và trại giống được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn giống tự nhiên
thì rất hạn chế. Cũng giống như nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn cho việc thâm
canh hóa nghề nuôi cá Chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất cá
chẽm nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này s
ẽ lớn mạnh trong tương lai. So sánh tốc độ
tăng trưởng của cá nhân tạo và cá giống thu từ tự nhiên khi nuôi trong ao không thấy sai khác
có ý nghĩa. Có hai hệ thống được áp dụng nuôi cá chẽm trong ao như sau:
2.1 Nuôi đơn
Nuôi đơn là hình thức nuôi một đối tượng chẽm. Hệ thống nuôi này có điểm bất lợi là nó hoàn
toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Việc sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lợ
i nhuận
đến mức tối thiểu, đặc biệt những nơi mà nguồn cá hạn chế và đắt.
2.2 Nuôi ghép
Đây là phương thức nuôi đầy hứa hẹn, trong việc làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào
nguồn thức ăn cá tạp, nếu không thể hoàn toàn. Phương pháp này là sự kết hợp đơn giản giữa

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản II. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM
6
một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao. Việc lựa chọn các loài cá làm thức ăn sẽ tuỳ
thuộc vào khả năng sinh sản liên tục của chúng nhằm đạt được số lượng đủ để giữ ổn định sự
phát triển của cá chẽm trong suốt thời gian nuôi. Đối tượng phụ này phải là loài sử dụng thức
ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với loài chính về tính ăn như: rô phi (Oreochromis

mossambicus, Oreochromis noloticus, )
Bảng 5.3: So sánh tốc độ tăng trưởng của cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi trong ao giữa cá
giống tự nhiên và cá giống nhân tạo ở mật độ 3 con/m
2
.
Cá giống tự nhiên Cá giống nhân tạo
Tháng nuôi
Chiều dài(cm) Trọng lưọng(gam) Chiều dài(cm) Trọng lượng(gam)
Cá thả
Tháng 1
tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
10.5
13.0
16.4
20.9
23.4
24.1
28.2
40.4
88.9
204
276
326
385
454
5.2

7.6
10.6
15.2
19.5
21.8
23.2
5.0
12.0
26.0
118
221
281
350
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm nuôi cá Chẽm
Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm. Chất lượng
nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. các thông số cho phép
như sau:
Thông số Phạm vi cho phép
pH
Oxy hòa tan
Nồng độ muối
Nhiệt độ
NH
3

H
2
S
Độ đục
7.5-8.5

4-9mg/l
10-30%o
26-32oC
Nhỏ hơn 1mg/l
0.3 mg/l
Nhỏ hơn 10 mg/l
Biên độ triều: Vùng tốt nhất cho nuôi cá chẽm nên có biên độ triều vừa phải từ 2-3m. Với
biên độ triều ngay cả ao sâu 1,5m cũng có thể tháo cạn hoàn toàn khi triều xuống hay cấp
nước dễ dàng khi triều lên.
Địa hình: Vị trí nuôi sẽ có nhiều thuận lợi nếu như lập được bn đồ địa hình, điều đó giúp
giảm chi phí trong điều hành và phát triển sản xuất, như bơm nước.
Đấ
t: Địa điểm lý tưởng cho ao nuôi là nơi đất có thành phần sét đầy đủ để đảm bảo giữ được
nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản III. NUÔI CÁ VƯỢC (CHẼM) THƯƠNG PHẨM
7
Giao thông: Giao thông là vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc chọn địa điểm nuôi bởi
những hệ quả của nó. Chi phí cao và sự chậm trễ trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản
phẩm sẽ được giảm xuống đến mức tối thiểu nếu như có được vị trí giao thông thuận tiện.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như khả năng về lao động, trợ giúp kỹ thuật, khả năng về thị
trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị trí.
2.2.2 Thiết kế và xây dựng ao
Ao nuôi cá Chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000m
2
đến 2ha, sâu từ 1,2-1,5m. Mỗi
ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng
phẳng và dốc về cống thoát nước.
2.2.3 Chuẩn bị ao
Chuẩn bị ao nuôi thịt bao gồm các bước những chuẩn bị hệ thống nuôi. Trong nuôi đơn sau

khi bón vôi trung hòa môi trường thì tiến hành lấy nước đầy ao và thả cá nuôi ngay.
Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì bón vôi hữu cơ (phân gà) với tỷ lệ một
tấn/ha. Tiếp đó, tăng mức nước dần lên để thức ăn tự nhiên phát triển. Khi thức ăn tự nhiên phát triển
nhiều thì thả cá rô phi bố mẹ vào với mật độ 5.000-10.000 con/ha. Tỷ lệ đực : cái là 1:3. Cá rô phi
nuôi trong ao từ 1-2 tháng hoặc đến khi cá con xuất hiện nhiều thì thả cá Chẽm giống vào ao nuôi.
Cá Chẽm giống nuôi với kích cỡ 8-10 cm thả vào ao nuôi thịt với mật độ 10.000-20.000
con/ha trong ao nuôi đơn và 3.000-5.000 con/ha cho ao nuôi ghép. Trước khi thả cá giống
phải thuần hóa chúng dần với nồng độ muối và điều kiện ao nuôi. Cá thả nuôi tốt nhất nên có
kích thước đồng đều và thả cá vào lúc trời mát.
Chú ý con giống thả nuôi phải đảm bảo kích cở giống từ 3cm trở lên để tỷ lệ sống đạt được
cao, đạt khoảng 70%-80%; nếu thả cở nhỏ hơn tỷ lệ sống có thể chỉ đạt từ 10-30%.
2.2.4. Quản lý ao
Do phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao nên cần hạn chế sự thay đổi nước cho ao nuôi theo
dạng kết hợp. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%. Tuy nhiên trong ao nuôi
đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước nhiễm bẩn, vì vậy
cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.
2.2.5 Thức ăn và cách cho ăn
Trong ao nuôi ghép không cần phải bổ sung thức ăn, nhưng ao nuôi
đơn thì phải cho ăn hàng
ngày. Phương pháp cho ăn trong ao nuôi cũng giống như trong nuôi lồng.

III. NUÔI CÁ VƯỢC (CHẼM) THƯƠNG PHẨM
Cá vược (Lates calcarifer) còn có tên gọi khác là cá chẽm. Đây là loài cá biển có giá trị kinh
tế cao, dễ nuôi, có tốc độ phát triển tốt; có những đặc điểm sống phù hợp với các vùng nuôi
nước lợ trong tỉnh, đặc biệt là các ao nuôi tôm sú vùng triều.
Hiện nay, môi trường nguồn nước nuôi tôm ở một số vùng triều bị suy thoái cho nên việc đưa
cá vược vào nuôi trong ao nước lợ sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ
sản,
hạn chế thiệt hại cho người dân trong những vùng nuôi tôm. Để giúp người dân có nhiều lựa


Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản III. NUÔI CÁ VƯỢC (CHẼM) THƯƠNG PHẨM
8
chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện ao hồ hiện có của mình, xin giới thiệu quy trình kỹ
thuật cơ bản nuôi cá vược trong ao nước lợ như sau:
1. Điều kiện ao nuôi:
- Cao trình ao nuôi phải đảm bảo được việc lấy nước ra vào.
- Đáy ao được phơi khô khi cải tạo ao.
- Ao nuôi có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
- Nguồn nước lấy vào ao nuôi không bị ô nhiễm.

Cá vược là loài cá dữ, ở giai đoạn còn nhỏ thường ăn thịt lẫn nhau. Để hạn chế tỷ lệ
hao hụt do hiện tượng này, việc nuôi cá vược nên chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn ương
cá giống và giai đoạn ương cá thịt.
2. Giai đoạn ương cá giống:
*. Chú ý: Đối với cá Chẽm nuôi thương phẩm cần phải qua giai đoạn ương cá giống rồi
mới cho vào ao nuôi thương phẩm. Vì các lợi ích sau:
- Dễ quan sát, theo dõi sự tăng trưởng của cá.
- Dễ thuần hoá cách cho ăn tập trung.
- Kiểm soát được đầu con.
2.1 Ương cá giống trong ao ương riêng
Cỡ cá thả từ 2 - 3cm. Mật độ thả từ 20 - 50con/m
2
.
2.1.1 Bố trí ao ương:
- Ao có kích thước từ 500 - 1000m
2
.
- Mức nước trong ao từ 0,5 - 0,8m.
- Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và
sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

2.1.2 Chuẩn bị ao ương:
- Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp để hạn chế địch hại.
- Bón vôi nung: 50kg/1000m
2
. Phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày.
2.2 Ương cá giống trong ao nuôi thương phẩm.
Trước hết ao nuôi phải được cải tạo kỹ, đảm bảo sạch mầm bệnh.
2.2.1 Bố trí lưới ương:
- Sau khi diệt tạp tháo nước cạn để bao lưới, đảm bảo cá không chui ra khỏi khu vực
ương. Kích thước mắt lưới 2mm, bao lưới tốt nhất nơi gần cống lấy nước vì vừa có độ sâu vừa
sạch nước.
- Kích thước bao lưới khoảng 200-400m
2
tuỳ theo mật độ ương; bao tựa góc bờ.
2.2.2 Chuẩn bị vùng ương:

Phần 1: Sinh học và kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản III. NUÔI CÁ VƯỢC (CHẼM) THƯƠNG PHẨM
9
- Lưới được chôn chân sâu 15-20cm để khi lấy nước không bị cuốn hỏng cá thoát ra khỏi
vùng ương, và phần trên của lưới phải cao hơn mực nước trong ao từ 30-40cm.
- Bố trí lưới làm 2 lớp, lớp ngoài có mắt lưới 2mm, lớp trong có mắt lưới 10mm. Khoảng
cách giữa 2 lớp lưới 5-6m. Mục đích của việc bố trí lưới này là làm cho cá không bị ăn nhau.
Khi thả cá giống ta thả cá giữa hai lớp này. Khi đó, cá nhỏ sẽ chui qua lưới có mắt lớn vào
trong vùng còn lại (tự phân cỡ), vùng này có độ sâu hơn và nước sạch hơn do bao lưới ngay
cống lấy nước. Theo cách này cá rất mau đồng đều.
- Thường xuyên kiểm tra lưới và khắc phục ngay khi cua, còng… phá hoại lưới.
- Sau 20-25 ngày cá cỡ 6-8cm cuốn lưới cho cá tự do trong ao và tiếp lục quản lý cá theo
quy trình nuôi cá thịt.






Hình: Cách bố trí lưới ương.
2.3. Cách thuần dưỡng cá:
Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần
hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương
để giảm tỷ lệ hao hụt.
2.4. Thao tác thả cá giống:
Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6 - 8giờ) hoặc chiều tối (20 - 22giờ). Trước
khi thả giống cần ngâm cả bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 -10phút. Sau đó
mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra khỏi miệng bao.
2.5. Thức ăn và cách cho cá ăn:
- Cá tạp xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ (cỡ mồi 4 - 6mm).
- Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% trọng lượng cá nuôi và cho ăn 5-6 lần/ngày .
- Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% trọng lượng cá nuôi.
- Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% trọng lượng cá nuôi.
Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn
chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài
ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 - 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể
giảm số lần cho ăn còn 02 lần/ngày. Khi cho cá ăn phải tạo phản xạ bằng việc gõ tiếng động
hoặc khoáy nước để đảm bảo rằng khi cho cá ăn tất cả đều phải tập trung theo “lệnh”.
Sau 2 - 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 -10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.
3. Giai đoạn nuôi cá thịt:
Cống cấp
nước
Mắt lưới
10mm
Mắt lưới
2mm

Vùng thả
cá giống

×