Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp lai pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.24 KB, 5 trang )

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp lai

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1 - Thời vụ:
+ Đông Xuân: Gieo tháng ll - 12 Dương lịch, vụ này cho năng suất cao nhất
+ Vụ Xuân Hè: Gieo tháng l đến tháng 2 Dương lịch.
+ Hè Thu: Gieo tháng 4 đến tháng 5 Dương lịch để thu hoạch vào tháng 7 -
8 (thời gian có hạn Bà chằn).
+ Vụ Mùa: Gieo đầu tháng 8 Dương lịch để thu hoạch vào lúc chuẩn bị dứt
mưa (chú ý vụ này thường hay bị hạn cuối vụ, nếu thiếu nước thì hạt dễ bị lừng).
2 - Chuẩn bị đất:
Đất dọn sạch cỏ, cày sâu 15 - 20 cm, bừa kỹ cho tơi xốp để rễ bắp ăn sâu
rộng và hút được nhiều dinh dưỡng. San bằng ruộng để dễ tưới và tiêu nước.
Đất phải có độ ẩm vừa phải khi gieo hạt.
Nếu đất chua cần phải bón vôi trước khi trồng. Bón vào lúc cày lần l.
3 - Chuẩn bị giống:
Lượng giống cần cho l ha từ 12 - 15 kg tùy theo giống hạt to hay nhỏ. Hạt
giống phải đảm bảo khô không sâu mọt, tỷ lệ nảy mầm phải đạt từ 90% trở lên.
Nên ươm thử tỷ lệ nảy mầm trước khi trồng.
4 - Mật độ khoảng cách:
- Mật độ: 45.000 - 55.000 cây/ha.
- Khoảng cách: 75cm x 25 cm hoặc 80 cm x 30 cm.
Gieo l hốc l hạt kèm theo ươm trong bầu một số cây dự trữ để dặm 5 - 7
ngày sau khi gieo. Mùa mưa phải gieo trên hàng, mùa khô gieo dưới rãnh (nên
gieo dự trữ khoảng 5% số cây trong bầu để trồng dặm).
5 - Chăm sóc:
a/ Dặm:
Sau khi gieo 5 - 7 ngày tiến hành dặm lại cho đủ mật độ, đây là biện pháp
rất cần thiết để đạt năng suất cao.
b) Làm cỏ, bón phân, vun gốc:
Lượng phân bón cho 1 ha tùy theo loại đất, nếu đất từ trung bình đến tốt có


thể dùng lượng phân bón như sau:
+ Phân hữu cơ: 5 - l0 tấn.
+ Urea: 300 Kg.
+ Super lân: 600 Kg.
+ Kali Clorua: 100Kg.
và được chia ra các lần bón như sau:
* Đối với loại phân đơn:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân.
- Bón thúc: + Lần 1 (8 - 10 NSG): Bón 60 kg urê và 20 kg kali.
+ Lần 2 (22 - 25 NSG): Bón 100 kg urê và 30 kg kali.
+ Lần 3 (35 - 38 NSG): Bón 100 kg urê và 30 kg kali.
+ Lần 4 (48 - 50 NSG): Bón 40 kg urê và 20 kg kali.
* Đối với loại phân hỗn hợp:
- Bón lót: Bón 100 kg DAP.
- Bón thúc: + Lần 1 (22 - 25 NSG): Bón 200 kg 20-20-15; 30 kg urê và 15
kg kali.
+ Lần 2 (35 - 38 NSG): Bón 100 kg 20-20-15; 60 kg urê và 40
kg kali.
+ Lần 3 (48 - 50 NSG): Bón 40 kg urê và 20 kg kali.
Bắp là cây ngắn ngày nên cần bón phân sớm, đầy đủ và đúng lúc để cây
phát triển tốt và cho năng suất cao (xem cách bón phân bảng trên).
c) Tưới nước:
Cây bắp cần có nước nhưng cũng rất sợ úng. Khi cây có 3 - 4 lá bắt đầu
tưới nước cho đủ độ ẩm và sau đó tăng dần, giai đoạn cần nhiều nước nhất là lúc
bón phân thúc lần 2 (từ ngày thứ 35 cho đến lúc trổ chín sữa), vào khoảng l - 2 giờ
chiều mà lá không bị héo là đạt yêu cầu, nhưng cũng cần xem nền đất có đủ ẩm
hay không, bằng cách nắm đất thật chặt buông ra không bị vỡ là đạt yêu cầu
d) Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh:
* Cỏ dại: Diệt cỏ chủ yếu bằng thủ công kết hợp với bón phân vun gốc. Có
thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như: Ronstar hay Dua, phun thuốc vào lúc l

- 3 ngày sau khi trồng.
* Sâu:
- Sâu xám: Có màu xám đất hoặc đen, trên da lưng đầy nốt đen. Vòng đời
40 - 75 ngày.
+ Tác hại: Sâu non còn nhỏ gặm lá non làm lủng lá hoặc khuyết mép lá.
Sâu lớn ngày sống dưới đất, ban đêm chui lên cắn đứt thân cây bắp làm giảm mật
độ cây.
+ Biện pháp phòng trị: Cày ải phơi đất, làm sạch cỏ trước khi gieo. Làm
bẫy chua ngọt để bắt bướm trước khi gieo. Dùng thuốc hột Basudin 10H, Regent
0,3G...
- Sâu ăn tạp (Sâu khoang): Tấn công bắp ăn thủng lá dùng: Polytrin 440EC,
Fastac 5EC, Decis 2,5EC, Cyper 25EC; Hopsan 41EC,...
- Sâu đục thân và trái: Sâu non màu vàng nhạt, có những vạch vân chạy dọc
lưng, mỗi đốt có mắt gai lồi lõm ở phía trước.
+ Tác hại: Sâu phá chủ yếu giai đoạn trổ cờ trở đi sâu đục vào trong và gây
hại bên trong, khi bắp có trái, sâu đục vào trái và hạt, lõi trái, mở đường cho bệnh
hại hạt sau này. Biện pháp phòng trị: Trồng xen bắp với cây họ đậu để phát huy
tác dụng thiên địch.
+ Theo dõi cây bắp từ lúc được 45 ngày tuổi cho đến lúc trổ cờ phun râu.
Khi phát hiện có sâu thì dùng thuốc dạng hạt Basudin 10H, Regent 0.3G, rắc vào
nách lá, loa kèn 5 - 7 hạt.
e) Bệnh:
- Bệnh đốm vằn: Đây là bệnh nguy hiểm nhất đối với cây bắp, bệnh phát
triển mạnh từ khi bắp trổ cờ phun râu đến thu hoạch. Nếu bệnh nặng, năng suất có
thể giảm từ 30 - 40%.
+ Biện pháp phòng trị: Áp dụng biện pháp luân canh hợp lý, trồng mật độ
vừa phải.
+ Dùng thuốc hóa học: Anvil 5EC, Bavistin 50FL, Validacin 3L, Bumper
250EC, Monceren 25WP...
Lưu ý: Bà con nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Khi sử dụng thuốc bà con nên tuân theo phương châm 4 đúng: Đúng thuốc; Đúng
thời diềm; Đúng liềulượng; Đúng cách. Nên thay dồi thuốc để tránh sâu hại lờn
thuốc.
6 - Thu hoạch:
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống mà quyết định ngày
thu hoạch. Khi lá bao đã khô, hạt cứng tách hạt có xuất hiện vết sẹo đen thì tiến
hành thu hoạch, sau khi bẻ trái cần lột vỏ bi phơi 2 - 3 nắng. Tách hạt, phơi khô,
cho độ ẩm xuống còn 14 - 15% nhằm đảm bảo phẩm chất bắp.



×