MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA, CON NGƯỜI ĐẤT TỔ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC
SOME DUTIES AND BASIC SOLUTIONS TO BUILD AND DEVELOPE THE
CULTURE, HUMAN OF KINGLAND TO MEET THE REQUIREMENT OF
NATIONAL SUSTAINABLE DEVELOPEMENT
Lưu Thế Vinh1, Phạm Thị Thu Hương2
Nhằm đưa nội dung Nghị quyết Số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” vào cuộc sống và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ. Bài viết đề cập đến một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bản
góp phần xây dựng văn hóa, con người đất Tổ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững
trong giai đoạn 2015 – 2020.
Từ khóa: Nghị Quyết Số 33-NQ/TW; Phú Thọ; Văn hóa và con người Đất Tổ
In order to implement the contents of Resolution No.33-NQ/TW of the Party Central
Committee (XI) on "Construction and development of culture, and people of Vietnam to meet
the requirements of sustainable development country" in reality and contribute to successful
implementation of the targets of social economic development of Phu Tho province. The
article mentions some tasks and basic solutions to build culture, human of Kingland to meet
requirements of national sustainable development, period 2015-2020.
Keyword: Resolution No.33-NQ/TW; Phu Tho; Culture and human of Kingland
Mở đầu
Phú Thọ là nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại những truyền thống vơ cùng q giá cịn in đậm nét
trong tính cách của người dân Phú Thọ hôm nay. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, mỗi người con Phú Thọ đã và đang tích cực trong việc
bảo tồn, gìn giữ và nâng cao các giá trị, di sản quý báu mà cha ông để lại góp phần bồi đắp
cho nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm phong phú.
Để thống nhất về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc
tỉnh Phú Thọ, nhằm xây dựng con người Đất Tổ phát triển tồn diện về thể lực, trí lực, có tinh
thần u nước, lịng tự hào dân tộc, có lối sống, đạo đức và nhân cách trong sáng, có thế giới
quan khoa học với ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; xây
1
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Hùng Vương
2
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Hùng Vương
dựng và phát huy lối sống: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, hết lịng
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Nhằm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở vùng Đất Tổ gắn kết chặt chẽ với các
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá với xây dựng
nông thôn mới và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nhất là ở cộng đồng dân cư đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội
nhập quốc tế. Và để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển văn hóa với phát triển
kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
làm cho văn hố thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng vững chắc, thành
sức mạnh nội sinh quan trọng phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới, để sớm đưa Phú Thọ thốt
khỏi tình trạng chậm phát triển, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển tốt trong khu
vực miền núi phía Bắc.. Trong thời gian tới đây tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt một số nhiệm
vụ và giải pháp cơ bản sau:
1. Một số nhiệm vụ cơ bản
Một là, Tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống văn
hóa, truyền thống cách mạng cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tích cực bồi dưỡng nâng
cao năng lực, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, ý thức trách nhiệm xây dựng xã hội kết hợp hài hồ
tính tích cực cá nhân, tính tích cực xã hội phát huy tính sáng tạo của mọi người dân để xây
dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người vùng Đất Tổ.
Hai là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng mơi trường
văn hóa lành mạnh góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống; tiếp tục
triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp
sống văn hóa, văn minh đơ thị; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về xây dựng
gia đình Việt Nam phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương đất Tổ xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, văn minh, hạnh phúc.
Ba là, Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của mỗi người dân và cộng đồng.
Tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.
Bốn là, Bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa
bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá
trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng gắn với phát triển du lịch đến năm 2020. Xây
dựng mơ hình bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, trang phục một số dân tộc thiểu số
có nguy cơ mai một. Chú trọng quan tâm đội ngũ nghệ nhân, có cơ chế, chính sách đãi ngộ,
tôn vinh đối với các nghệ nhân dân gian trong việc tham gia sáng tạo, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.
Năm là, Đầu tư quảng bá hình ảnh đất nước con người Phú Thọ nhằm khai thác và phát
huy những tiềm năng thế mạnh và giá trị đặc sắc của văn hóa vùng Đất Tổ. Đẩy mạnh cơng
tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và hình thành, phát triển
các doanh nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch. Từng bước phát triển dịch vụ phục vụ du khách
về ẩm thực dân gian, trò chơi dân gian, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất Tổ. Khai thác
có hiệu quả các giá trị văn hóa nhằm phát triển dịch vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sáu là, Chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại giữ gìn bản sắc
văn hóa Phú Thọ. Tăng cường mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa nghệ thuật đối với các nước
ASEAN, đặc biệt đối với địa phương có mối quan hệ truyền thống đối với tỉnh Phú Thọ như:
thành phố Hwaseong (Hàn Quốc), tỉnh Nara (Nhật Bản), tỉnh Luông Nậm Thà, Phông Sa Lỳ,
U Đôm Xay (Lào), tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc)...
2. Một số giải pháp cơ bản
Để thực hiện mục tiêu xây dựng con người Đất Tổ phát triển tồn diện về thể lực, trí
lực, có lối sống, đạo đức và nhân cách trong sáng; Xây dựng môi trường văn hoá ở vùng Đất
Tổ lành mạnh, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Phú Thọ, đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ:
Trước hết, Cần nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và tồn xã hội về vị
trí, vai trị của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người đất Tổ đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Đất Tổ là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, tổ chức phát động các phong trào thi đua
yêu nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, mà nội dung quan trọng là học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng việc phát hiện, biểu
dương, khen thưởng nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, địa
phương.
Thứ hai, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền
thơng. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công
dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp tham gia
hoạt động bảo vệ, phát huy và xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, quảng bá các giá trị
di sản văn hóa dân tộc trên vùng đất Tổ Cội nguồn. Triển khai thực hiện đề án “Bảo tồn và
phát huy giá trị hát Xoan Phú Thọ”, tập trung chỉ đạo để đưa di sản văn hóa hát Xoan Phú
Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại vào năm 2016.
Thông qua việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về “Bảo vệ và phát huy giá
trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” phát huy giá trị của Di sản Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Làm cho nó càng ngày
càng thấm sâu vào ý thức hệ tư tưởng của người dân Việt Nam, làm thức dậy những tình cảm
sâu lắng nhất trong mỗi người dân, và thực sự là chất keo gắn bó người Việt với nhau, là cốt
lõi tạo nên bản lĩnh của dân tộc,
Thứ ba, Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch,
đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Có chính
sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những
người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.
Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn cán bộ chuyên ngành, nghệ
sỹ, huấn luyện viên, vận động viên có thành tích cao về tỉnh cơng tác. Xây dựng cơ chế đãi
ngộ phù hợp với những người có thành tích cao trong các hội thi, hội diễn, giải thi đấu của
tỉnh, của quốc gia, đặc biệt là các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân trong lĩnh vực
biểu diễn sân khấu, truyền dạy văn hóa dân gian. Có chính sách thu hút tài năng nghệ thuật.
Khuyến khích thành lập các đồn nghệ thuật chun nghiệp tư nhân. Sớm hồn thành cơng
tác lập hồ sơ đề nghị công nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân dân gian,
nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ,
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
Tổ chức bồi dưỡng đào tạo năng khiếu văn học, nghệ thuật nhằm tăng cường đội ngũ văn
nghệ sỹ cho hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, tăng cường đội ngũ cho các hoạt
động văn hóa văn nghệ ở cơ sở.
Thứ tư, Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho
phát triển văn hóa, xây dựng con người. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng,
thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt
là ở vùng cịn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển
nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản...
Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Thu hút, tạo điều kiện thuận
lợi hình thành, phát triển các doanh nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch có cơng nghệ cao như
rạp chiếu bóng, khu liên hợp thể thao, sân golf, khu vui chơi giải trí... đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn
hóa phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa với phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia trên địa bàn tỉnh, khuyến khích con em các dân tộc sử dụng tiếng nói, trang phục,
giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng
thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng
gắn với phát triển du lịch đến năm 2020; bảo quản, phục chế tài liệu, hiện vật và phục vụ
khách tham quan; lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cuối cùng là, Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để
nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.
Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ
người Phú Thọ, người Phú Thọ ở nước ngồi trong việc tham gia phát triển văn hóa của tỉnh.
Đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm cầu nối quảng
bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Phú Thọ với bạn bè quốc tế.
Kết luận
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, văn hóa chưa thật sự trở thành
mục tiêu và động lực của sự phát triển. Chưa thành công trong việc xây dựng con người, xây
dựng hệ giá trị mới của văn hóa Việt Nam, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Vì vậy, để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và con người
Đất Tổ nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ các giải pháp, cũng như phải có được đồng tình ủng hộ của tồn thể nhân dân mới thành
công, bởi cuối cùng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá, đồng thời cũng là người
hưởng thụ các giá trị đó.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết Số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 06 năm 2014 của BCH TƯ Đảng khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
2. Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước