Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TRUNG TÂM KHAI THÁC VẬN CHUYỂN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.44 KB, 23 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TRUNG
TÂM KHAI THÁC VẬN CHUYỂN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
3.1- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm khai thác vận
chuyển bưu điện Hà Nội
3.1.1-Phương hướng phát triển chung:
Với chức năng nhiệm vụ được giao, trong định hướng chiến lược phát triển
cũng như trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn, Trung tâm khai thác vân
chuyển luôn phải thực hiện hai hoạt động gắn kết hữu cơ với nhau, đó là: Thực
hiện kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông như các doanh nghiệp khác, với
mục đích lợi nhuận. Đồng thời phải phát triển sản xuất kinh doanh thực sự là
doanh nghiệp Bưu chính, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh dịch vụ
Bưu chính. Mặt khác trung tâm phải thực hiện chức năng là một trong những kết
cấu cơ bản của hạ tầng thông tin quốc gia, phục vụ tốt nhu cầu thông tin Bưu chính
cho các cấp Đảng, chính quyền trong chỉ đạo điều hành nền kinh tế, quốc phòng
của đất nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ Bưu chính cơ bản ngày càng cao
của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội về sử dụng dịch vụ.
Với thực trạng đội ngũ cán bộ trong trung tâm hiện nay, hơn bao giờ hết
trong xây dựng tiêu cuẩn chức danh cán bộ quản lý thì ngoài những tiêu chuẩn
chức danh theo qui định, cần thiết phải bổ sung các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng
loại cán bộ quản lý như sau:
- Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý trước hết phải là Đảng viên, đã kinh qua
hoạt động thực tiễn với hiệu quả công tác cao, thể hiện được năng lực cá nhân và
có năng khiếu thực sự. Việc đánh giá đội ngũ cán bộ này cần áp dụng phương pháp
thi tuyển thông qua cả lý thuyết và thực hành, đó là: Xây dựng, bảo vệ phương án
sản xuất kinh doanh và kết quả thực tiễn triển khai nhiệm vụ cụ thể.
- Đối với đội ngũ chuyên gia phải là đội ngũ có trình độ đào tạo ở bậc đại
học và trên đại học, có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng hoạt động độc lập, sử
dụng thành thạo và ứng dụng các công cụ tin học viễn thông vào trong hoạt động
quản lý được phân giao. Nắm chắc mục tiêu và chiến lược phát triển, mô hình tổ
chức quản lý, cơ chế quản lý của trung tâm. Có năng lực sáng tạo, có hiểu biết đa
lĩnh vực để liên kết đa lĩnh vực quản lý vào sản phẩm quản lý, có phong cách văn


minh Bưu chính. Trong giai đoạn tới trung tâm cần chú trọng xây dựng đội ngũ
chuyên gia đầu đàn trên các lĩnh vực chuyên môn quản lý.
- Đối với đội ngũ nhân viên quản lý cần bổ sung và nhấn mạnh kỹ năng văn
thư lưu trữ và chuyên môn hành chính, kỹ năng sử dụng các công cụ tin học, ngoại
ngữ vào nhiệm vụ quản lý được phân giao.
Các yêu cầu về tiêu chuẩn bổ sung và nhấn mạnh nêu trên phải được thể
hiện thành tiêu chuẩn ngay từ khâu tuyển dụng và được đưa vào những điều kiện
trong các kỳ thi giữ bậc, giữ ngạch lương và trong các hội thi cán bộ quản lý giỏi
hàng năm.
3.1.2- Phương hướng, mục tiêu phát triển của Tổng Công ty:
Ngày 18/10/2001 tại quyết định số 158/2001/QĐ-TTG, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu chiến lược như sau:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện
đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả
nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều
kiện để toàn xã hội khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã
được xây dựng, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Cung cấp cho toàn xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ Bưu chính Viễn
thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức
bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ Bưu chính,
Viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng dịch vụ
ngày càng cao. Đến năm 2010 số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên
100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
- Xây dựng Bưu chính Viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành
ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng
GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
* Về định hướng phát triển Bưu chính, chiến lược đã chỉ rõ: Phát triển

Bưu chính Việt nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm đạt
trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức tách Bưu
chính khỏi Viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa
dạng theo chuẩn quốc tế. Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7000
người dân một điểm phục vụ Bưu chính - Viễn thông, bán kính phục vụ bình quân
dưới 3 Km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo
đến trong ngày.
Trên cơ sở phân tích đánh giá toàn diện về xu thế toàn cầu hoá, về môi
trường cạnh tranh phát triển Bưu chính Viễn thông, đánh giá được thời cơ và thách
thức. Nhìn thẳng vào sự thật, phân tích toàn thực trạng hoạt động của Tổng Công
ty trong thời gian qua để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Tổng Công ty đã triển khai
thực hiện chiến lược bằng các kế hoạch trung và ngắn hạn. Sau đây là các mục tiêu
và các chỉ tiêu phát triển trong kế hoạch 5 năm 2005 - 2010 của Tổng Công ty:
* Về mục tiêu kế hoạch:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 8-10%/năm.
- Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng truyền thông, tin học phù hợp với xu thế hội tụ
Viễn thông - Tin học - Internet - Phát thanh - Truyền hình, đa phương tiện… theo
chỉ thị 58 của Bộ Chính trị.
- Xây dựng công nghiệp Bưu chính Viễn thông công nghệ cao, chú trọng
phát triển công nghiệp tin học, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, đáp ứng nhu
cầu phát triển và tăng cường xuất khẩu.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; tranh thủ vốn, công nghệ và kinh
nghiệm của các đối tác.
- Phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu lao đông hợp lý, có đủ trình độ, năng
lực quản lý, kỹ thuật, kinh doanh, có phẩm chất chính trị.
Các chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2005-2010:
* Về chỉ tiêu kinh tế - tài chính:
- Tổng doanh thu phát sinh trong 5 năm là: 103.9076 tỷ đồng, tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 9,32%/năm.
- Tổng lợi nhuận trước thuế trong 5 năm là 25.299 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình

quân hàng năm là 9,03%/ năm.
- Tổng nộp ngân sách 5 năm là 13.882 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 9,04
%/năm.
- Tổng vốn đầu tư là 31.720 tỷ đồng, bình quân 6.344 tỷ đồng/năm.
* Các chỉ tiêu phát triển mạng Bưu chính - Viễn thông:
- Cuối năm 2010, tổng số điểm phục vụ công cộng là 12.435 điểm, bán kính
phục vụ bình quân một điểm là 2,9 Km, dân số phục vụ bình quân một điểm là
6.720 người.
- Cuối năm 2010, tổng số điện thoại đạt 7 triệu máy, mật độ đạt xấp xỉ 8
máy/ 100 dân; trong đó điện thoại cố định chiếm 60%, điện thoại di động chiếm 40
%, 100% số xã trong toàn quốc có máy điện thoại.
- Phát triển mới 1500 - 2000 ngàn thuê bao Internet.
* Về chỉ tiêu phát triển thị phần:
- Đến năm 2015 VNPT chiếm lĩnh 80% thị phần Bưu chính Viễn thông Việt
nam.
- Các dịch vụ giá trị gia tăng chiếm 70% thị phần; riêng dịch vụ Internet
chiếm 50% thị phần.
- Các dịch vụ Viễn thông chiếm 85% thị phần.
- Các dịch vụ điện thoại chiếm 75% thị phần.
- Các dịch vụ Bưu chính mới như Chuyển tiền nhanh, Chuyển phát nhanh… chiếm
50-60% thị phần.
3.1.3- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm khai thác vận
chuyển:
Bám sát chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt nam, trên cơ sở kế
hoạch trung và dài hạn của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
(VNPT). Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, với định hướng phát triển Trung
tâm khai thác vận chuyển sẽ là nòng cốt của Tổng Công ty Bưu chính trong tương
lai. Trung tâm khai thác vận chuyển đã đang triển khai xây dựng định hướng và
mục tiêu phát triển trong giai đoạn đến 2010 với những nội dung cơ bản sau đây:
- Về mạng vận chuyển: Sử dụng các loại phương tiện đường thủy, đường bộ,

đường sắt, đường hàng không đảm bảo nối liền Trung ương với mọi miền xa xôi
hẻo lánh của đất nước, tăng tần suất vận chuyển giữa các trung tâm với các bưu
cục… Về chủng loại phương tiện xe Bưu chính sẽ chủ yếu sử dụng các đoàn xe
của mình để vận chuyển trên đường bộ ( nhất là các tuyến đường trục ). Dự kiến có
cả máy bay riêng để vận chuyển bưu chính hoặc ít nhất có công ty liên doanh vận
chuyển bưu chính bằng đường hàng không để đảm bảo chủ động phục vụ các dịch
vụ chuyển phát nhanh và siêu nhanh.
Tuy nhiên, Bưu chính vẫn tính đến khả năng sử dụng linh hoạt các phương
tiện vận chuyển xã hội đối với các tuyến đường dài hoặc những tuyến không có
đường bộ, các xe xã hội khi tần xuất và lịch trình vận chuyển của chúng chưa phù
hợp với nhu cầu vận chuyển Bưu chính.
- Phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ bưu chính
Đa dạng hóa, đa cấp hóa các dịch vụ hiện có. Các dịch vụ đều có nhiều mức
chất lượng, giá cả khác nhau. Ngoài ra còn được bổ sung bằng rất nhiều các dịch
vụ giá trị gia tăng khác nhau. Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính Bưu chính, tận
dụng mạng bưu cục rộng lớn có thời gian làm việc kéo dài trong ngày, gàn và tiện
nghi cho người sử dụng để phát triển các dịch vụ. Phát triển mạnh các dịch vụ
chuyển phát nhanh chất lượng cao.
- Nâng cao căn bản về chất lượng tất cả các loại dịch vụ
Đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển về tốc độ xử lý và chuyển phát. Các
tiêu chuẩn khác như: Văn minh phục vụ, tiện nghi cho người sử dụng… đạt mức
trung bình của các nước phát triển.
- Hoàn thành việc tin học hóa trong quản lý và khai thác trên mạng
Toàn bộ các khâu báo cáo, thống kê sản lượng, đo lường và kiểm soát chất lượng
các dịch vụ, theo dõi,định vị bưu phẩm, quản lý khách hàng, quản lý giá thành
phục vụ… đều được thực hiện trên mạng tin học thống nhất của toàn ngành Bưu
chính. Bưu chính có các trung tâm dữ liệu về địa chỉ, mã bưu chính, các mạng vận
chuyển và lịch làm việc của các phương tiện, các khách hàng lớn của bưu cục…
Các lời giải cho các tình huống khẩn cấp ( chống bão lụt ) các yêu cầu chuyển
hướng vận chuyển Quốc tế, giá cả, thời gian chuyển phát… đều có thể dễ dàng và

nhanh chóng có được nhờ mạng tin học. Tất cả các bưu cục lớn đều được trang bị
các máy tự động, mạng tin học cục bộ kết nối với magnj tin học thống nhất
( Postnet ).
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống mã địa chỉ Bưu chính thống nhất
trên toàn quốc, ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng Viễn thông xây dựng hệ
thống định vị bưu gửi trên toàn mạng, tạo đột phá trong nâng cao chất lượng dịch
vụ Bưu chính.
- Phát triển nguồn nhân lực đủ trình độ, năng lực và phẩm chất, làm chủ
công nghệ, sẵn sàng cạnh tranh và hội nhập.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu cước dịch vụ
Bưu chính Viễn thông, doanh thu sản phẩm chia chọn khai thác cao hơn tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm tại khu vực. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
hàng năm là 7%/năm.
- Phát triển đa dịch vụ, ưu tiên các dịch vụ bưu chính lai ghép viễn thông tin
học, các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.
Đến năm 2010, Bưu chính hoàn toàn tách ra khỏi Tổng Công ty Bưu chính – Viễn
thông Việt Nam hoạt động độc lập. Hoàn thành tổ chức bộ máy của Tổng Công ty
Bưu chính và các đơn vị thành viên để đảm bảo cho Tổng Công ty hoạt động linh
hoạt, thích ứng với điều kiện cạnh tranh của thị trường.
3.2- Những giải pháp để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cán bộ của trung tâm
3.2.1- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Giáo dục chính trị tư tưởng là hoạt động quan trọng hình thành phẩm chất
chính trị của cán bộ quản lý. Phẩm chất chính trị của cán bộ quản lý được tích tụ,
rèn rũa trong suốt quá trình học tập, tạo nên khả năng làm chủ bản thân, làm chủ
xã hội. Để có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, hiểu sâu, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng
giai đoạn đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có trí tuệ, có lý luận, hiểu biết chân
thực, khách quan qui luật vận động phát triển kinh tế - xã hội, phải có tinh thần tự
tôn dân tộc, có lòng yêu nước nồng nàn. Chỉ khi đó, người cán bộ quản lý mới có
lý tưởng, niềm tin, sự quyết tâm trong mọi hoạt động thực tiễn của mình, đảm bảo

những hoạt động quản lý đi đúng hướng, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích quốc gia -
tập thể - cá nhân. Để biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi
người, lôi cuốn mọi người cùng tham gia, đem lại hiệu quả cao trong lao động đòi
hỏi người cán bộ quản lý ngoài năng khiếu bẩm sinh là sự rèn luyện không mỏi
mệt cả lý luận và thực tiễn, chỉ khi đó người cán bộ quản lý mới có khả năng nghệ
thuật lôi cuốn người khác, tạo lập uy tín chân thực của người chỉ huy, phát huy sức
mạnh tập thể.
Hiện nay khi nói đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đa số mọi người
đều hình dung đó là hàng năm trung tâm tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết
của Đảng trên hội trường hoặc tổ chức các buổi nghe nói chuyện thời sự. Những
ngày tiếp theo mọi người lại lao vào những mối công việc, lo toan, xa lạ với những
thông tin được phổ biến. Chính vì vậy công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội
ngũ cán bộ quản lý cần thiết phải được đổi mới và tăng cường về các nội dung sau:
Một là: Phải phổ cập lý luận chính trị, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin
đến mọi vị trí công tác quản lý. Tăng cường giáo dục, phổ cập kiến thức lịch sử
Việt nam, phổ biến, cập nhật thông tin về tư duy mới, công nghệ mới, những vấn
đề toàn cầu và những vấn đề bức xúc của xã hội, của ngành mình và Trung tâm
mình đang đặt ra.
Hai là: Trong Trung tâm phải thực hiện tốt qui chế dân chủ, đặc biệt là đối
với các quyết định quản lý. Chính hoạt động này là cầu nối gắn kết giữa nhận thức
lý luận với hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý.
Ba là: Trong Trung tâm phải thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, xây
dựng được những cá nhân điển hình tiên tiến, thực sự là tấm gương sáng, là hình
mẫu để mọi người noi theo.
Bốn là: Phải làm tốt công tác chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên
về thu nhập, về văn hoá tinh thần, về phúc lợi công cộng, đảm bảo cho đội ngũ cán
bộ quản lý có cuộc sống ổn định, lành mạnh và lạc quan.
Năm là: Phải đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá,
sử dung cán bộ, đảm bảo môi trường hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý luôn
đầy cơ hội thăng tiến. Xây dựng thương hiệu, truyền thống, văn hoá công ty,

hướng cho đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn trung tâm có chung một mục tiêu, có
nhiều con đường rộng để lựa chọn đi đến mục tiêu; phát huy tối đa tính sáng tạo,
năng động ở từng vị trí công tác quản lý.
3.2.2- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhằm tạo cho đội ngũ
cán bộ quản lý thích nghi với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh đầy biến
động. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phải có tác dụng bổ sung, nâng cao
kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đây của họ. Quá trình đào tạo, bồi
dưỡng thường theo trình tự: đào tạo trước khi làm việc ở các trường đại học trung
học chuyên nghiệp; đào tạo bồi dưỡng trong quá trình làm việc tại trung tâm và
nếu được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo thì sẽ được đào tạo bổ sung giai đoạn trước
bổ nhiệm. Phương pháp đào tạo thường có hai nhóm phương pháp chính: Nhóm
thứ nhất là thông báo cho người được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các buổi lên
lớp, tọa đàm, phụ đạo các kiến thức cần bồi dưỡng. Nhóm phương pháp thứ hai là
nhóm các phương pháp có tác dụng giúp cán bộ quản lý nắm bắt các kinh nghiệm
tiên tiến và những tri thức mới nhất nhằm hoàn thiện kỹ năng và hiểu biết của
người cán bộ như: thực tập nhiệm vụ của cán bộ cấp trên, tranh luận đề tài, phân
tích tình huống, thảo luận dự án, đề ra các quyết định quản lý.
Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trong Trung tâm đang đặt ra vấn đề: Đối
với đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo chính qui thì chưa được cập nhật bổ sung kiến
thức chuyên ngành bưu chính, chưa đủ thực tiễn cọ sát công việc, chưa được giao
việc đúng khả năng; tình trạng nhiều cán bộ quản lý có năng lực cấp chuyên gia
nhưng lại làm công việc của cấp nhân viên. Đội ngũ cán bộ có bề dày kinh nghiệm
và thành thạo công việc còn ít và đang ở độ tuổi gần nghỉ hưu nên trong quá trình
hoạt động thường rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Để khắc phục tình trạng trên cần
thiết phải thực hiện một số công tác đào tạo bồi dưỡng sau đây:
- Đối với cán bộ quản lý mới được tuyển dụng phải được đào tạo, tăng thời
lượng đào tạo kiến thức chuyên ngành bưu chính. Đội ngũ cán bộ quản lý đang

×