Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá mú potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.78 KB, 5 trang )

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá mú

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao (4-68 USD/Kg). Chúng được
nuôi ở nhiều nơi như: Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông), Nhật Bản, Malaysia,
Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei
Nghề nuôi cq mú ở châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống hoàn toàn dựa vào
tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập niên
60, các nước Đông Nam á vào cuối thập niên 70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã được
nuôi và sản xuất giống nhân tạo như cá mú đen chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá
mú đen chấm nâu (E. coioides), cá mú ruồi (E. tauvina), cá mú đỏ (E. akaara), cá màu đỏ
(E. awoara), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lancelatus), E. aeneus, E.
microdon, E. polyphekadion, E. tukula, cá mú chuột (Cromileptes altivelis)
Đặc điểm sinh học
Trên thế giới, cá mú nằm trong họ phụ Epinephelinae có 159 loài thuộc 15 giống, phân
bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạn san hô, đá ngầm, ở vùng biển nước ấm.
Mùa hè sống ở vên bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chúng có tập tíh dinh dưỡng ăn
thịt, thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Ở
Việt Nam, chúng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều ở ven biển
miền Trung.
Tuổi thành thục lần đầu của cá mú lúc 3 tuổi. Trọng lượng thành thục lần đầu thay đổi
tùy theo, kích thước nhỏ nhất là cá mú chuột (1kg), lớn nhất là cá mú nghệ (50-60kg).
Mùa vụ sinh sản thay đổi theo từng loài và vùng địa lý, ở Đài Loan mùa sinh sản từ tháng
3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở Philippine và các tỉnh Nam Bộ
cá có thể đẻ quanh năm.
Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái khi lớn
chuyển thành cá đực. Thời điểm chuyển giới tính thay đổi theo từng loài, loài cá mú đỏ
(E. akaara) chuyển giới tính lúc có chiều dài 27-30cm, với trọng lượng 0,7-1kg, loài cá
mú ruồi (E. tauvina) lúc có chiều dài 65-75cm, loài cá mú chuột lúc có trọng lượng trên
3kg.
Hệ số thành thục và sức sinh sản khác nhau ở các loài: ở cá mú đen chấm đen có hệ số
thành thục cao nhất vào tháng 1 (5,2± 2,7%) và thấp nhất vào tháng 3. Sức sinh sản cao


nhất vào tháng 12 là 3,18 ± 0,61 x 106 và thấp nhất vào tháng 8 là 0,13 x 106 trứng. Sức
sinh sản của cá mú đỏ (E. akaara): 150.000 - 500.000 trứng, cá mú đen chấm nâu:
600.000 -1.900.000 trứng/kg.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các loài: tốc độ tăng trưởng của một vài loài cá mú
nuôi ở nước ta sau 1 năm: cá mú son (cephalopholis miniata) là 0,3-0,4kg, cá mú đen
chấm đen: 0,8kg, cá mú đen chấm nâu 0,8kg, cá mú ruồi: 1-1,2kg, cá mú nghệ: 3-4kg.
Sinh sản nhân tạo
Thu thập và thuần dưỡng cá bố mẹ:
Cá bố mẹ được đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc thu gôm từ ao, lồng nuôi thịt. Cá bố mẹ từ
ao hay lồng nuôi dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Không sử dụng cá đánh bắt bằng
chất cyanide, nên dùng những cá bắt bằng bẫy tre để làm cá bố mẹ.
Cá bắt được nên vận chuyển ngay đến trại giống hay lồng nuôi. Không cần gây mê cá nếu
vận chuyển trong các bồn chứa hay trong các dụng cụ có máy sục khí. Khi đến trại giống
cá được xử lý bằng formol 25ppm và kháng sinh Oxytetracyline với nồng độ 2mg/l tắm
cá trong 24 giờ, hoặc tiên 20mg/kg cá phòngchống nhiễm do vi khuẩn. Bể nuôi vỗ hình
tròn có thể tích 100-150 m
3
. Sử dụng nguồn nước biển sạch có độ mặn 30-33 ‰ , nhiệt
độ nước 28 - 30 độ C. Trước khi cấp vào bể nuôi, nên được lọc qua cát.
Mật độ nuôi vỗ 1kg cá / m
3
. Tỉ lệ đực cái từ 1/1 đến 1/2. Chế độ thay nước từ 50-100%
mỗi ngày.
Nuôi vỗ:
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng, kỹ thuật nuôi hợp lý ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành
thục, tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống của cá con. Sự thành thục có quan
hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào khối lượng thức ăn mà còn
phụ thuộc vào chất lượng thức ăn.
Thức ăn nuôi vỗ là cá nục, cá bạc má, cá thu khẩu phẩn 1-2% thể trọng/ngày. Thức ăn
có hàm lượng prôtêin trên 40%, lipid 6-10%, bổ sung thêm vitamin E, C và dầu cá. Việc

bổ sung nguồn chất béo giàu các acid béo không no (Hufa) có ảnh hưởng đến sự thành
thục cá bố mẹ.
Kính thích thành thục
Tuổi thành thục của cá mú là 3-5 năm, cá rất dễ thành thục trong điều kiện nuôi nhốt.
Ngoài ra có thể áp dụng kỹ thuật cấy hỗn hợp Cholestrerol, LHRH và 17 - a
Methyltestosterone kích thích cá thành thục sớm và đồng loạt.
Thông thường cá mú lúc còn nhỏ là cái, khi lớn chuyển thành đực. Trong thực tế sản xuất
thường rất khan hiếm cá đực, phương pháp tiêm hoặc cấy 17 - a Methyltestosterone được
áp dụng để tăng số lượng cá đực.
Chọn cá cho đẻ:
Tiêuchuẩn chọn cá thành thục sinh dục như sau: một cá cái thành thục khi đường kính
trứng đạt 0,4-0,5mm, đối với cá đực khi vuốt nhẹ vùng gần lỗ sinh dục xuất hiện sẹ (tinh
dịch) màu trắng đục. Các đặc điểm trên chứng tỏ cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản.
Sinh sản:
Chu kỳ trăng ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của cá, cá thường đẻ vào thời điểm vài ngày
trước hoặc sau kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Cá có thể đẻ tự nhiên không cần tiêm thuốc
kích thích. Vaà ngày trước hoặc sau trăng tròn hoặc trăng non, thay nườc, tạo dòng chảy
liên tục. Nguồn nước mới, thay đổi nhiệt độ và dòng chảy là những tác nhân kích thích cá
đẻ trứng và phóng tinh.
Ấp trứng:
Sau khi cá đẻ, trứng thụ tinh có đường kính 0,8-0,9mm, nổi lơ lửng gần mặt nước. Nước
biển được bơm vào bể đẻ liên tục tạo thành dòng chảy tràn vào bể thu trứng bên trong đặt
một giai thu trứng mắt lưới 0,2-0,3mm. Trứng thụ tinh được chuyển vào bể ấp ngay trong
bể ương. Trứng nở sau 17-18 giờ ở nhiệt độ 28-30 độ C và độ mặn 30-33‰ .
Cá thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng được thu gom vào sáng sớm ngày hôm sau.
Trứng thu từ bể đẻ về thường có tảo và các chất bẩn, vì thế trước khi đưa vào ấp, trứng
phải được lọc qua lưới có đường kính mắt lướt 1mm. Mật độ trứng ấp 4000 - 5000 trứng/
m3 . Sục khí vừa đủ tạo sự tuần hoàn nước trong bể ấp trong thời gian ấp. Ở nhiệt độ 28-
30 độ C, trứng sẽ nở trong vòng 16-19 giờ.
Ương cá bột thành cá giống

Chuẩn bị để ương:
Cá bột có thể ương trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao đất. Bể ương
có dạng hình chữ nhật hoặc tròn, thể tích từ 4 - 10m3 , sâu 1-1,5m. Nước biển dùng để
ương cá bột cần phải lọc sạch, xử lý Chlorin 30ppm. Nước biển có độ mặn 30-34‰ ,
nhiệt độ nước 28-30 độ C.
Ương cá bột:
Có thể ấp trứng ngay trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác sau khi nở cá bột được
chuyển vào bể ương. Mật độ cá bột ương tùy thuộc hệ thống từ 4-5con/L hoặc ở mật độ
cao 20-30con/L. Sau khi nở 60 giở, cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn thích hợp là
luân trùng - SS, mật độ 5-10 cá thể/ml. Tảo Chlorella được đưa vào bể ương duy trì ở mật
độ 3x105/ml để giữ chất lượng nước tốt đồng thời cũng làm thức ăn cho luân trùng. Luân
trùng trước khi cho cá bột ăn cần phải được làm giàu acid béo không no (Hufa).
Từ ngày tuổi thứ 6, đưa luân trùng L vào bể ương thay thế cho luân trùng SS. Từ ngày
tuổi thứ 15-20, bổ sung ấu trùng Artemia 1-3 cá thể/ml. Từ ngày tuổi thứ 30-35, cá bột có
thể ăn được Artemia trưởng thành, Moina hoặc các động vật phù du lớn hơn.
Chế độ thay nước: Từ ngày đầu đến ngày tuổi thứ 10 chỉ bổ sung thêm nước mới, không
thay nước. Từ ngày tuổi thứ 10-20, thay nước 10-20% ngày và tăng lên 30%. Từ ngày
tuổi thứ 30-45, thay nước 40%/ngày và tăng lên 50% cho đến giai đoạn cá giống.

×