Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nguyễn thị thanh thư 18d130052

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.2 KB, 8 trang )

BÀI KIỂM TRA 1
Câu 1: Phân tích các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh tế quốc tế? Cho ví dụ
liên hệ với Việt Nam.
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Các nước thành viên phải được đối xử thương mại như nhau. Mục đích của nguyên tắc
này là xóa bỏ phân biệt đối xử, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các nước, từ đó
thúc đẩy kinh tế quốc tế.
- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN- Most Favoured Nation treatment)
Nếu một nước dành những ưu đãi thương mại cho một nước thành viên nào khác thì ngay
lập tức và vơ điều kiện dành những ưu đãi thương mại đó cho các nước thành viên cịn
lại.
Ví dụ: Nhật Bản dành ưu đãi về thuế quan, ví dụ như giảm thuế cho các mặt hàng như:
trái cây, linh kiện,…của Việt Nam vào Nhật Bản thì tương tự cũng phải giảm thuế cho
các thành viên còn lại trong WTO.
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment)
Các nước dành cho hàng hóa, dịch vụ các nhà cung cấp dịch vụ và QSHTT của các nước
thành viên sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn đãi ngộ dành cho hàng hóa, dịch vụ
và các nhà cung cấp dịch vụ và QSHTT trong nước.
Có nghĩa là hàng hóa sau khi đã được nhập khẩu và nộp thuế thì phải được đói xử bình
đẳng như hàng hóa trong nước.
Ví dụ: Việt Nam dành những chính sách ưu đãi cho ngành sản xuất ơ tơ trong nước thì
cũng phải dành những ưu đãi đó đối với ơ tơ mà VN đã nhập khẩu từ các nước trong
WTO.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tự do hóa thương mại
Các nước thực hiện mở cửa thị trường thơng qua việc xóa bỏ và giảm dần các rào cản
thuế và phi thuế, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa của các nước thành viên xâm nhập
vào thị trường.
Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng
hàng hóa ngày càng được nâng cao cùng với năng suất lao động.
Một khía cạnh nữa của nguyên tắc nàu đó là giảm thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nước
vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ.


- Đối với nước phát triển: mức độ mở của cao hơn, lộ trình ngắn hơn.


- Đối với nước chậm phát triển: mức độ mở cửa thấp hơn, lộ trình dài hơn.
Ví dụ: Hiệp định được kí kết giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực
1/8/2020 sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại,
EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch
là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa
bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà
một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có
ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
- Hoạt động TMQT phải được tự do cạnh tranh, cạnh tranh là động lực để phát triển.
- Cạnh tranh phải công khai, công bằng và không bị bóp méo, mới tạo điều kiện để kinh
tế quốc tế phát triển.
Ví dụ: Hàn Quốc, Hoa Kỳ hay Việt Nam cũng như các thành viên khác của WTO đều
phải cạnh tranh một cách cơng bằng, bình đẳng, minh bạch khơng được cấu kết để có
những hành vi xấu ảnh hưởng đến một quốc gia nào hết.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc minh bạch hóa
Hoạt động TMQT phải được minh bạch hóa. Bằng nguyên tắc này, WTO quy định các
nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự báo được
trong kinh tế quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về KTQT phải rõ ràng, minh
bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho KTQT.
Tính dự báo được các chính sách KTQT của các quốc gia nhằm giúp các nhà kinh doanh
có thể nắm rõ tình hình kinh tế quốc tế hiện tại cũng như trong tương lai gần để họ có thể
áp dụng hay sẽ áp dụng những đối sách thích hợp.

Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho mơi trường KTQT.
- Các quy định, chính sách của nhà nước phải được cơng bố, cơng khai
- Có lộ trình thực hiện để có thể chuẩn bị và tiên liệu được.
- Phải phù hợp với các cam kết và các quy định quốc tế
Mục đích là tạo mơi trường kinh doanh công khai, minh bạch tạo điều kiện cho TMQT
phát triển.


Ví dụ Việt Nam khơng thể đơn phương tăng thuế nhập khẩu, mà chỉ có thể tăng thuế
nhập khẩu sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thỏa đáng cho lợi ích của các
bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó.
Ngun tắc khuyến khích phát triển và hội nhập KTQT
Các nước đang và chậm phát triển được hưởng các ưu đãi thương mại để khuyến khích
các nước tham gia hội nhập. Theo nguyên tắc này các nước đang và chậm phát triển có
thêm một thời gian quý báu để sắp xếp lại sản xuất, thay đổi công nghệ và áp dụng những
biện pháp khác để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình. Ưu đãi có thể là:
- Cho lùi lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ các nước chậm phát triển được phép kéo
dài 6 năm so với các nước phát triển trong việc mở của thị trường viễn thơng cho cạnh
tranh nước ngồi.
- Được hưởng một số biện pháp trợ cấp cho xuất khảu và nhập khẩu, khuyến khích tiêu
dùng hàng nội địa, các biện pháp trợ cấp khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nội địa
cũng như làm tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu (theo quy định của điều XVII Đãi ngộ
đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong thời gian 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO
được sử dụng các loại trợ cấp nói trên) hay hồn tồn khơng áp dụng các quy định về trợ
cấp xuất khẩu cho các nước chậm phát triển.
Theo nguyên tắc này các nước đang và chậm phát triển có thêm thời gian quý báu để sắp
xếp lại sản xuất, thay đổi công nghệ và áp dụng những biện pháo khác để tăng sức cạnh
tranh của các sản phẩm của mình.
Theo quy định của WTO, các quốc gia chậm phát triển là các quốc gia có thu nhập bình
qn ít hơn 1000USD/người/năm. Các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập

từ 1000-6000USD/người/năm. Hiện nay có ¾ số nước trên thế giới là các quốc gia đang
phát triển. Vì vậy nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản để danh nhưngx
điều kiện đối xử đặc biệt cho các quốc gia này để khuyến khích phát triển và cải cách nền
kinh tế của họ.
Ví dụ: Đối với Việt Nam, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt dành cho nước đang phát
triển mang lại nhiều lợi ích khơng chỉ khi chúng ta bắt đầu tham gia vào WTO, mà còn
xuyên suốt trong quá trình giao thương với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trên
phương diện thuế quan, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, chúng ta
cần phải xem xét những yếu tố tác động đến chính sách này.
Về mặt pháp lý: Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia đang phát triển, được hưởng
các ưu đãi từ WTO và các quốc gia phát triển, kết luận đánh giá mang độ tin cậy khá cao
thông qua các tổ chức uy tín như:


Liên Hiệp Quốc: Việt Nam là nước thuộc nền kinh tế đang phát triển.





Ngân hàng Thế giới: Đánh giá Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung thấp.
Quỹ Tiền tệ thế giới: Việt Nam thuộc nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Về mặt thực tiễn: Do chưa có danh sách cụ thể các nước đang phát triển, Việt Nam
thường được đánh giá và hưởng ưu đãi thông qua các hệ thống GSP của các nước phát
triển. Tuy nhiên, sự khác nhau trong việc đánh giá và thiết lập các GSP của mỗi quốc gia
địi hỏi Việt Nam ln chủ động trước những thay đổi của các hệ thống này.




Liên minh châu Âu: xếp Việt Nam là nước đang phát triển, được hưởng GSP
thơng thường.
Hoa Kỳ: loại bỏ những chính sách ưu đãi của nước đang phát triển dành cho
Việt Nam (năm 2020).

Cụ thể, trong trợ cấp trong nông nghiệp: Theo nguyên tắc chung của WTO, các thành
viên của tổ chức này phải tiến hành cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và dần xoá bỏ các biện
pháp trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản. WTO quy định rằng, các thành viên phải
cam kết cắt giảm và tiến tới xoá bỏ tất cả các chính sách hỗ trợ trong nước mà chính phủ
nước mình đang duy trì. Nhưng, đối với các nước đang và kém phát triển trong đó có
Việt Nam thì khơng phải đưa vào các cam kết cắt giảm của mình các hỗ trợ nhỏ hơn 10%
giá trị sản lượng nơng sản nhận được sự hỗ trợ đó.
Câu 2: Phân tích các loại hình chính sách kinh tế quốc tế theo mức độ can thiệp của
Nhà nước? Phân tích ví dụ cụ thể minh chứng cho loại hình chính sách.
1. Chính sách tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho
luồng hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở
cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rị kể trên có thể là thuế quan, giấy phép XNK, quy
định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế,…
- Quan điểm ủng hộ tự do hóa thương mại:
▪ Tự do hóa thương mại làm cho con người không phải sản xuất những thứ mả
người khác làm tốt hơn.
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, thực tế không phải bất kỳ quốc
gia nào cũng có thể chun mơn hóa trong tất cả lĩnh vực sản xuất, ngành hàng. Cùng
một mặt hàng, quốc gia nào sản xuất hàng hóa ở chi phí cơ hội thấp hơn thì nên
chun mơn hóa sản xuất mặt hàng đó. Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao
đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chun mơn hố sản xuất và trao
đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả
các quốc gia đều cùng có lợi.



Do đó, tự do hóa thương mại với việc dỡ bỏ các hàng rài thuế và phi thuế sẽ là một
thuận lợi vơ cùng lớn để các quốc gia có thể giao thương với nhau, họ có thể trao đổi
những hàng hóa mà bản thân quốc gia mình khơng sản xuất được hoặc sản xuất với
chi phí cao hơn. Ví dụ, giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc, có thể nói hoạt động
thương mại quốc tế với Trung Quốc đã đem lại rất nhiều lợi ích cho VN. Trung Quốc
là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của VN, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn
nhất của VN. Hơn nữa VN cũng đã được hưởng nhiều mặt hàng đa dạng với giá rẻ từ
Trung Quốc thông qua cả hoạt động ngoại thương trực tuyến và trực tiếp. Người Việt
có thể order taobao, 1688, Tmall để mua những mặt hàng với giá cả cực kì ưu đãi.
▪ Tự do hóa thương mại giúp tiếp cận với những hàng hóa khơng sản xuất được, tạo
điều kiện cho con người có nhiều loại hàng hóa thay thế những loại hàng hóa có
sẵn trong xã hội.
Như đã phân tích ở trên, tự do hóa thương mại giúp Việt Nam có thể tiếp cận với
đa dạng các nguồn hàng mẫu mã nhờ các hoạt động hợp tác FTA, ví dụ như:
AJFTA, ACFTA, CPTPP, EVFTA,…
▪ Tự do hóa thương mại giúp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên tồn cầu.
Rõ ràng với việc mở cửa thị trường, các nhà đầu tư nước ngồi sẽ đổ vào VN,
thương mại được tự do hóa, bây giờ khơng phải đơn thuần gói gọn trong phạm vi
lãnh thổ của VN không mà ngay kể cả ở VN cũng sẽ là kinh tế toàn cầu. Trong
cùng một ngành hàng, bên cạnh các nhà sx nội địa còn có sự góp mặt của khơng ít
những tên tuổi đình đám của thế giới.
Ví dụ, trong ngành hàng đồ ăn nhanh, bên cạnh thương hiệu trong nước cịn có sự
góp mặt của KFC, Loterria, Jolibbe,..
▪ Tự do hóa thương mại thúc đẩy tiến trình cải cách xã hội, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Dĩ nhiên với việc mở cửa thị trường Việt Nam cũng sẽ đón nhận được nhiều tác
động tích cực như về vốn FTA, khoa học công nghệ tiên tiến,giáo dục… giúp thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều các trường ĐH cũng có những hoạt động liên kết hợp tác với các trường

ĐH nước ngoài để đào tạo sinh viên nước mình.
▪ Mơi trường thương mại tự do sẽ khơng tạo ra tổn thất rịng của xã hội.
Một mơi trường thương mại tự do khơng bị bóp méo sẽ khơng tạo ra tổn thất rịng
của xã hội do những lệch lạc trong sx và tiêu dùng mang lại.
▪ Tự do hóa thương mại đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng để lựa chọn và đào thải
những sản phẩm chất lượng khơng đủ tốt.
Tự do hóa thương mịa giúp cạnh tranh bình đẳng, do đó để tồn tại ở sân chơi được
buộc các nhà sx, các ngành hàng phải đủ tốt, chất lượng an tồn thì mới có thể
nhận được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng.


▪ Tự do hóa thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước đang phát triển ,
thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, chính phủ VN cũng đã đưa ra rất nhiều các chính sách để thu hút vốn
đầu tư nước ngồi. Điều này giúp VN có nguồn tiền để phát triển sx, các ngành cn.
Dự án cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Sân bay Quốc tế Nội Bài, Nhà ga hành
khách T2 - Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là những dự án trọng điểm quốc gia,
có tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật
Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
▪ Các nước đang phát triển sẽ tiếp thu, học hỏi được công nghệ sản xuất mới và
phương thức quản lí hiệu quả từ các nước phát triển.
Chắc chắn mở cửa sẽ giúp VN dc tiếp thu những CN từ phái nước bạn. Có thể qua
đầu tư FDI, VN sẽ học hỏi đc thêm nhiều CN tiên tiến mới.
▪ Tự do hóa thương mại sẽ điều chỉnh tiêu chuẩn cạnh tranh, xây dựng các thể chế
thương mại tự do, tác động trên toàn bộ xã hội chứ khơng chỉ riêng cộng đồng
kinh doanh. Ví dụ: không được sử dụng lao động tù nhân, lao động trẻ em…
▪ Có những lợi ích khơng tính tốn cụ thể được như lợi thế kinh tế theo quy mơ, học
hỏi kinh nghiệm….
▪ Lý do chính trị, lợi ích chính trị của các nhóm lợi ích.

- Quan điểm khơng ủng hộ tự do hóa thương mại:
▪ Q trình tự do hóa thương mại làm nảy sinh những vấn đề rất phức tạp đòi hỏi
phải được giải quyết một cách đồng bộ
▪ Bảo vệ nguồn lực trong nước
▪ Độc lập chủ quyền quốc gia
2. Chính sách bảo hộ thương mại
Là việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của quốc
gia bằng cách nâng cao tiêu chuẩn như chất lượng, vệ sinh, an tồn, lao động, mơi
trường, xuất xứ….hoặc áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng, được sử dụng
trong quan hệ thương mại giữa các nước.
i.
ii.

Phân biệt đối xử trong thương mại
Hạn chế thương mại

- Quan điểm ủng hộ bảo hộ thương mại:
▪ Hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ an ninh và an toàn quốc gia như: vũ khí, vật liệu
nổ,…












Với quan điểm cho rằng việc sử dụng các công cụ nhằm hạn chế sự thâm nhập của
hàng hóa nước ngoài giúp hạn chế sự thâm nhập của những hàng hóa đe dọa đến
an tồn và an ninh quốc gia như vũ khí, vật liệu nổ,…
Bảo vệ ngành sản xuất trong nước, đặc biệt đối với ngành sản xuất non trẻ, thúc
đẩy xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ví dụ như VN việc đánh thuế nhập khẩu cao đối với việc nhập khẩu ơ tơ ngun
chiếc, thâm chí lên tới 100% nhằm giúp ngành sx ô tô trong nước – ngành còn non
trẻ, chưa đủ sức cạnh tranh, chưa phát triển có thể phát triển.
Bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ, nền độc lập và sự phát triển của một quốc gia.
Việc có những chính sách hạn chế nhập khẩu các vuc khí, vật liệu nổ cũng góp
phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập và sự phát triển của một quốc gia.
Bảo vệ người lao động, tạo việc làm và phân phối thu nhập cho người lao động
Việc bảo hộ thương mại sẽ giúp giữ chân được nguồn lao động chất lượng cao để
phát triển đất nước cũng như giảm cạnh tranh cho thị trường lao động của VN khi
mà những người lao động ở nước ngồi họ khơng hoạt động kinh doanh trên thị
trường VN
Tăng thu ngân sách cho nhà nước, từ đó góp phần đảm bảo phúc lợi xã hội tốt hơn.
Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho con người, bảo vệ đời sống động thực vật, bảo
vệ môi trường,…
Dĩ nhiên việc gia tăng các quy định về chất lượng, kiểm dịch cũng sẽ giúp sàng lọc
và loại bỏ những sản phẩm nguy hại cho sức khỏe con người hoặc có chất lượng
chưa đạt chuẩn.
Ví dụ, tương ớt Massan của VN đã bị phía Nhật trả về, dừng lưu thơng tại thị
trường Nhật Bản do chứa chất bảo quản axit benzoic.

- Quan điểm không ủng hộ bảo hộ thương mại:
▪ Cản trở tăng trưởng kinh tế quốc gia cũng như tồn cầu
Rõ ràng việc đưa ra nhiều các chính sách hạn chế nk cũng như các biên pháp thuế
và phi thuế sẽ làm cho hàng hóa các quốc gia trở nên khó khăn hơn trong việc lưu
thơng.

▪ Các ngành sản xuất trong nước, kể cả những ngành sản xuất non trẻ khó có thể
phát triển bền vững với chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước
Các ngành sx trong nước có thể bị giảm sức cạnh tranh, ỷ lại do dc NN bảo hộ.
▪ Làm giảm lợi ích của người tiêu dùng
NTD sẽ không đc tiếp cận với đa dạng các mặt hàng do chính sách bảo hộ thương
mại.
▪ Có thể dẫn đến chiến tranh thương mại giữa các quốc gia.
Việc đưa ra các chính sách bảo hộ thương mại làm cho hàng hóa của quốc gia bị
hạn chế đó khó có sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ví dụ chiến tranh


thương mại Mỹ - Trung xảy ra, thép Trung bị đánh thuế rất cao nên khó có thể
xuất khẩu sang Mỹ và cạnh tranh với những sản phẩm cùng ngành khác tại Mỹ.
3. Sự kết hợp hai chính sách tự do thương mại và bảo hộ thương mại
Các quốc gia phải thực hiện tự do hóa theo một lộ trình nhất định dựa trên cơ sở
những phân tích lợi ích – chi phí và kết hợp với những phân tích khác.



×