Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ BẰNG CHỨNG KHÁCH QUAN SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG VỚI CHƯƠNG 08 “ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH, CẢI TIẾN” THEO TIÊU CHUẨN ISO/ TS 16949:2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.94 KB, 9 trang )

Nhiệm vụ: “Xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý cho mơ hình thí
điểm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 16949 và 5 cơng cụ chính”

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2
ĐÁNH GIÁ BẰNG CHỨNG KHÁCH QUAN SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG
VỚI CHƯƠNG 08 “ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH, CẢI TIẾN”
THEO TIÊU CHUẨN ISO/ TS 16949:2009

I.

Thông tin chung

-

Công ty đánh giá: Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên

-

Chuyên gia đánh giá:
o Mr. Jaranchai Kornkedmahachai – Mã số chuyên gia IATF: 3-US06.08.0482
o Parasian Simamora – Mã số chuyên gia IATF: 4-ADP14-05-2274

-

Cán bộ dự án: Nguyễn Hải Yến

-

Ngày đánh giá: 06, 07, 08, 09.10.2014

-



Hoạt động được đánh giá: sản xuất phụ tùng ô tô, xem máy ( Vịng Bi)

-

Tiêu chuẩn đánh giá: ISO/TS 16949:2009

-

Loại hình đánh giá: Đánh gia giai đoạn 2 ( đánh giá chứng nhận)

-

Mục tiêu đánh giá: Xác định tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
đáp ứng yêu cầu “Đo lường, phân tích cải tiến” theo tiêu chuẩn ISO/TS
ISO/TS 16949:2009


II. Báo cáo kết quả đánh giá
a.

Đánh giá chung:
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 nêu ra các yêu cầu đối với công tác kiểm sốt “Đo

lường phân tích, cải tiến” gồm các yêu cầu về: Đo lường, phân tích cải tiến; Theo
dõi đo lường; Kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp; Phân tích và sử dụng dữ liệu;
Cải tiến
Cơng ty cổ phần FOMECO đã xây dựng, thực hiện, duy trì một cách có hiệu lực
đối với “Đo lường, phân tích và cải tiến” của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO/TS
16949.


Hình 01: Mức độ đáp ứng yêu cầu về “Đo lường, phân tích cải tiến” của FOMECO
(Điểm số mức độ yêu cầu/ đáp ứng được tính dựa trên số lượng yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn)

Hình 01 trên thể hiện kết quả đánh giá chung về việc đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009. Số điểm được đánh giá dựa trên sự đáp ứng số
lượng các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan đến chương 08 về Đo lường, phân tích,
cải tiến. Báo cáo cho thấy cơng ty cịn có 02 điểm không phù hợp cần khắc phục.


b.

Báo cáo đánh giá chi tiết

b.1 Yêu cầu về Đo lường phân tích, cải tiến ( Mục 8.1 theo yêu cầu tiêu chuẩn
ISO/TS16949)
Mục 8.1 – khái quát về đo lường phân tích cải tiến đưa ra 03 yêu cầu chính
đối với tổ chức:
- Phải hoạch địnhvà triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích cải
tiến để chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, đảm bảo sự phù hợp của hệ
thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống
- Phải xác định công cụ thống kê
- Những khái niệm thống kê cơ bản như mức độ biết thiên, kiểm soát, năng
lực quá trình và quá điều chỉnh phải được hiểu và sử dụng trong tồn bộ tổ
chức
Để thực hiện cơng ty đã tiến hành đào tạo về các công cụ thống kê như biểu
đồ kiểm sốt giá trị trung bình; biểu đồ pareto cho các bộ phận liên quan bao gồm
toàn bộ các xí nghiệp sản xuất Xí nghiệp Nhiệt luyện, Xí nghiệp Vịng bi, Xí
nghiệp Rèn dập.
Hoạt động thống kê được thực hiện trong các quá trình sản xuất nhằm theo

dõi được xu hướng quá trình và đảm bảo thực hiện phịng ngừa các sai hỏng có thể
ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng.
b.2 Yêu cầu về Theo dõi đo lường (Mục 8.2 theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/TS
16949)
Tiêu chuẩn đưa ra 09 yêu cầu chính đối với hoạt động theo dõi và đo lường gồm:
- Phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng và phải xác định
rõ phương pháp thu thập và sử dụng thông tin ( đo lường sự thỏa mãn của
khách hàng)


- Phải định kỳ đánh giá nội bộ để xác định hệ thống quản lý chất lượng có phù
hợp với các bố trí sắp xếp và có được áp dụng một cách hiệu lực và được
duy trì
- Phải đánh giá mỗi q trình sản xuất để xác định tính hiệu lực của nó
- Phải đánh giá sản phẩm tại các giai đoạn sản xuất thích hợp và giao hàng để
xác định sự phù hợp với tất cả các yêu cầu cụ thể như kích thức, chức năng,
đóng gói và dán nhãn theo tần suất xác định
- Phải áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và khi có thê rđo
lường các q trình của hệ thống quản lý chất lượng.
- Phải thực hiện nghiên cứu tất các quá trình mới để kiểm tra năng lực quá
trình và cung cấp thêm đầu vào cho việc kiểm soát quá trình. Kết quả nghiên
cứu phải được lập thành tài liệu với tiêu chuẩn kỹ thuật khi có thể cho các
phương tiện sản xuất, đo lường thử nghiệm và hướng dẫn bảo trì.
- Phải theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận
rằng các yêu cầu về sản phẩm đều được đáp ứng và phải duy trì hồ sơ chứng
mình sự phù hợp.
- Phải kiểm tra về kết cấu và thử nghiệm chức năng của các nguyên liệu theo
thiết kế của khách hàng
- Đối với các chi tiết phải kiểm tra ngoại quan phải chỉ rõ cách thức và vật
mẫu chuẩn bị cho kiểm tra.

FOMECO đã xây dựng cách thức đo lường sự thỏa mãn khách hàng và định kỳ
thu thập thông tin đánh giá hàng năm. Bảng dưới cho thấy mức độ thỏa mãn khách
hàng cho năm 2013


Khách hàng

Yêu cầu riêng của

chính

khách hàng

Kết quả đánh giá mức độ thỏa mãn khách hàng
Kết quả

Honda Vietnam

Sổ tay nhà cung

8 (Chất lượng & Giao hàng)

Co.,Ltd.

cấp 01.02.2014

Mức độ B

Yamaha Vietnam


Yêu cầu sản phẩm

100/100 (chất lượng và giao

Thỏa mãn

Thỏa mãn

hàng) Mức độ AA

Co.,Ltd.
Konishi Vietnam

Mức độ thỏa mãn

Yêu cầu sản phẩm

Co.,Ltd.

Chất lượng 4/5 (Tốt) & Giao

Thỏa mãn

hàng 3/5 (Fair)

Kết quả đánh giá của khách hàng năm 2013
Công ty cũng tiến hành đánh giá nội bộ gồm cả đánh giá hệ thống; đánh giá
quá trình và đánh giá sản phẩm. Đối với đánh giá nội bộ, đoàn đánh giá cũng chỉ ra
02 điểm cần cải tiến gồm: bằng chứng ghi chép về đánh giá hệ thống khơng sẵn có
và việc đánh giá q trình không thể hiện được các ca đánh giá. Điểm không phù

hợp đã được công ty ghi nhận và cải tiến hiệu lực.
Hoạt động kiểm tra và đo lường sản phẩm đã được công ty hoạch định trong kế
hoạch sản xuất của từng loại sản phẩm. Việc tra về tính năng và ngoại quan được
thực hiện một cách hiệu lực bởi bộ phận Giám sát chất lượng.
b.3 Yêu cầu về Kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp (mục 8.3 theo u cầu tiêu
chuẩn ISO/TS 16949)
Tiêu chuẩn đưa ra 04 yêu cầu đối với kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp gồm:
- Đảm bảo các sản phẩm không phù hợp với yêu câu được nhận biết và kiểm
sốt để phịng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao vơ tình. Và phải có thủ
tục văn bản để kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp trong đó xác định biện
pháp kiểm sốt, trách nhiệm, quyền hạn liên quan đối với việc xử lý sản
phẩm không phù hợp


- Các hướng dẫn công việc của tái sản xuất, bao gồm những yêu cầu về tái
kiểm tra phải sẵn có và được sử dụng bởi nhân sự thích hợp
- Khách hàng phải được thơng tin nhanh chóng về sự việc sản phẩm không
phù hợp đã vận chuyển đi
- Việc đẩy mạnh sản xuất với bất cứ sản phẩm hoặc quá trình sản xuất khác
với phê duyệt hiện thời phải có bằng chứng sự nhượng bộ của khách hàng.
Tại FOMECO đã xây dựng quy định về quản lý sản phẩm khơng phù hợp
(Quy trình Kiểm sốt sự khơng phù hợp - QTHC-QT-05) bao gồm từ phát hiện, xử
lý cũng như thẩm quyền. Sản phẩm không phù hợp được phân loại rõ theo từng
công đoạn sản xuất. Đối với sản phẩm không phù hợp do khách hàng phát hiện,
công ty đều có bản phân tích và đối sách. Kết quả phân tích và đối sách đều được
chuyển tới khách hàng xem xét, phê duyệt.
Hồ sơ kiểm tra tại hiện trường theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên bao
gồm hồ sơ về sản phẩm không phù hợp phát sinh trong tháng 8/2014 cho thấy quy
trình đã được tuân thủ và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn bao gồm cả dấu hiệu nhận
biết, thông tin tới khách hàng và thông tin nội bộ, đối sách xử lý được phê duyệt và

kiểm tra sau sửa chữa.
b.4 Yêu cầu về Phân tích và sử dụng dữ liệu (mục 8.4 theo yêu cầu tiêu chuẩn
ISO/TS 16949)
Tiêu chuẩn đưa ra 04 yêu cầu chính đối với hoạt động phân tích và sử dung
dữ liệu:
- Phân tích dữ liệu về sự thỏa mãn khách hàng
- Dữ liệu phân tích sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm
- Dữ liệu phân tích về xu hướng và của các q trình và sản phẩm
- Phân tích dữ liệu về người cung cấp


Để thực hiện việc thu thập dữ liệu công ty đã lập các chỉ số hoạt động chính
và yêu cầu các bộ phận thu thập phân tích theo định kỳ gồm:
Tên đơn vị

Ký hiệu

Ý nghĩa

KPI
TT CNTK

TT SXKD

TT QTHC

KPI 1

Ghi chú


Bảng thống kê tỷ lệ chế thử sản phẩm mới

KPI 2.1

Bảng thống kê tỷ lệ giao hàng đúng tiến độ

KPI 2.2

Bảng thống kê tỷ lệ báo giá thành công

KPI 2.3

Bảng thống kê chi phí phụ trội phát sinh

KPI 2.4

Bảng thống kê chi phí hàng hủy tồn Cơng ty

KPI 2.5

Bảng thống kê tỷ lệ sản xuất đạt được

KPI 5.1

Bảng thống kê tỷ lệ đào tạo đạt được so với kế hoạch

KPI 5.2

Bảng thống kê tỷ lệ tuyển dụng đạt được so với kế
hoạch


KPI 3.1
TT GSKHCL KPI 3.2
KPI 3.3

Bảng thống kê tỷ lệ NG khách hàng trả về
Bảng thống kê tỷ lệ NG trong quá trình sản xuất
Bảng thống kê tỷ lệ NG trong công đoạn sản xuất

TT KTTBNL KPI 4

Bảng thống kê tỷ lệ dừng máy

Các XN

Bảng thống kê tỷ lệ NG trong q trình sản xuất.

KPI 6

Xí nghiệp………

Danh mục các bảng thơng kê phục vụ cho cơng tác phân tích dữ liệu
Các chỉ số thông kê nêu trên đã được công ty thực hiện theo dõi và phân tích
và báo cáo trong cuộc họp xem xét lãnh đạo.
b.5 Yêu cầu về Cải tiến (Mục 8.5 theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/TS 16949)
Tiêu chuẩn đưa ra 03 yêu chính cầu đối với hoạt động cải tiến gồm:
- Cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thông qua
việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá,
phân tích dữ liệu, hành động khắc phục phòng ngừa và xem xét của lãnh
đạo.



- Phải thực hiện các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù
hợp để ngăn ngừa việc tái diễn.
- Phải thực hiện các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù
hợp tiềm ẩn để ngăn ngừa sự xuất hiện.
Tại FOMECO, đoàn đánh giá nhận thấy cơng đã xây dựng một quy trình trong
đó quy định rõ việc:
- Ghi nhận sự không phù hợp đã xảy ra hoặc sự không phù hợp tiềm ẩn
- Xác nhận nguyên nhân gốc rễ của các điểm không phù hợp này
- Đánh giá sự cần thiết của các hành động để đảm bảo sự không phù hợp tái
xuất hoặc xuất hiện
- Xác định và thực thi các hành động cần thiết
- Ghi nhận kết quả của các hành động khắc phục, phịng ngừa đã thực hiện
Cơng ty cũng tiến hành đào tạo các kỹ năng nhằm thực hiện các hành động
khắc phục phòng ngừa phục vụ cho việc cải tiến liên tục của hệ thống quản lý chất
lượng như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng chống lỗi ( error-proofing)
- Tác động của hành động khắc phục
- Phân tích các sản phẩm bị trả lại bởi khách hàng.
Cơng ty cũng tiến hành các hoạt động khuyến khích cơng nhân viên đưa ra đề
tài cải tiến. Năm 2013 và đặc biệt từ đầu năm 2014 đã có rất nhiều đề tài cải tiến
được áp dụng.


c. Kết luận chung so với yêu cầu chương 8
Công ty về cơ bản đã đáp ứng các điều khoản tiêu chuẩn ISO/TS 16949 nêu
trong Điều 8. Có 01 điểm không phù hợp mức độ nhẹ liên quan đến các điều khoản
này như sau:

Điểm khơng phù hợp:
Điều khoản: 8.2.2
Q trình: Đánh giá nội bộ
Nội dung khơng phù hợp: Q trình đánh giá nội bộ chưa được triển khai một
cách hiệu quả
Bằng chứng: Đánh giá nội bộ ngày 10,11,12/6/2014 và 29,30,31/7/2014
- Không đủ bằng chứng chứng tỏ phê duyệt năng lực chuyên gia đánh giá tại
một vài khu vực: ví dụ chuyên gia đánh giá sản phẩm
- Một số bộ phận đánh giá khơng có bảng kiểm tra đánh giá ví dụ đánh giá bộ
phận trong đánh giá hệ thống
- Hành động khắc phục (phân tích nguyên nhân; ngăn ngừa tái diễn và theo
dõi sau đánh giá) chưa được thực hiện một cách thích hợp Ví dụ CAR No.
13, 9.1 và 9.3
- Đánh giá q trình sản xuất khơng thể hiện được rõ việc đánh ca 2 và ca 3
Công ty cần thiết lập kế hoạch khắc phục và thực hiện khắc phục điểm không
phù hợp nêu trên. Bằng chứng khắc phục cần được gửi đến TUV NORD trong
vòng 60 ngày kể từ ngày đánh giá. Hiệu lực của hoạt động khắc phục sẽ được xem
xét trong lần đánh giá giám sát tiếp theo.

Ngày 9/10/2014
Cán bộ dự án

Chuyên gia đánh giá trưởng

Nguyễn Hải Yến

Jaranchai Kornkedmahachai




×