Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM HỌC SINH - SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.13 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG

MÔN NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI 12:
NHOÙM 19 NH12:
VÕ PHAN HỒNG CHÂU
HÀ THỊ THANH HUYỀN
NGUYỄN ANH KIỆT
NGUYỄN DIỆU QUỲNH MAI
ĐINH THẾ NĂNG
NGUYỄN THỊ THANH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 NĂM 2010
1
Lời mở đầu
Một xã hội muốn phát triển trước hết phải có những con người khoẻ mạnh. Có sức
khoẻ con người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho chính bản thân mình và
cho cộng đồng. Nhưng không phải lúc nào con người cũng khoẻ mạnh và không phải ai cũng
có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi không may gặp rủi ro bất ngờ như ốm đau,
bệnh tật … Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai bảo hiểm y tế nhằm
giúp đỡ và tạo ra sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đối với người bệnh.
Là thế hệ trẻ của đất nước, với vai trò là nguồn tài nguyên con người chủ yếu đóng
góp cho sự phát triển kinh tế trong tương lai, học sinh-sinh viên cần được quan tâm chăm sóc
sức khoẻ ngay từ đầu để sẵn sàng gánh vác trách nhiệm lớn lao mai sau. Từ khi thành lập,
Bảo hiểm Y tế Việt Nam đã quan tâm đến việc triển khai bảo hiểm y tế học sinh-sinh viên.
Theo thời gian, bảo hiểm y tế học sinh-sinh viên càng chứng tỏ được vai trò không thể thiếu
của mình. Đó cũng chính là lý do mà Nhóm chọn đề tài “Sự cần thiết và lợi ích của Bảo hiểm
học sinh-sinh viên”
I. Lý luận chung
1. Các loại hình bảo hiểm HSSV


1.1 BHYT bắt buộc đối với HSSV
1.1.1 Khái niệm
2
Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 thì BHYT được định nghĩa như sau:
“BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không
vì mục tiêu lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm
tham gia theo quy định của Luật này.
BHYT nhằm bảo đảm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh
cho người tham gia Bảo hiểm y tê khi họ ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT do
sự đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và
cá nhân.
Tại khoản 21 điều 12 của Luật BHYT, HSSV là một đối tượng tham gia BHYT.
Cũng trong luật trên quy định, kể từ tháng 01 năm 2010, BHYT là loại hình bảo hiểm
bắt buộc đối với HSSV.
1.1.2 Mức đóng BHYT đối với HSSV
Mức đóng bằng 3% lương tối thiểu chung. Được ngân sách hỗ trợ tối thiểu bằng
30% mức đóng BHYT. Riêng đối với những học sinh – sinh viên thuộc hộ nghèo mức
hộ trợ tối thiểu bằng 50%.
Theo văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT HSSV năm học 2010-2011 số
2505/BHXH-PTHU thì năm 2010, lương tối thiểu chung là 730.000 đồng/tháng , vì
vậy mức đóng BHYT năm học 2010-2011 đối với HSSV là 262.800 đồng/12 tháng.
Trong đó: - HSSV đóng: 184.000 đồng.
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 78.800 đồng
* Đối với HSSV thuộc diện cận nghèo tại TPHCM, được mua BHYT theo diện
cận nghèo tại địa phương. Riêng HSSV diện cận nghèo ở các tỉnh, Thành phố khác
nếu chưa mua BHYT tại địa phương thì mức tự đóng là 131.400 đồng, ngân sách nhà
nước sẽ hỗ trợ phần còn lại.
1.1.3 Phạm vi, quyền lợi BHYT
Phạm vi BHYT HSSV bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu – Khám chữa bệnh
Ngoại trú – Nội trú – Tai nạn giao thông.

Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT:
- Học sinh, sinh viên được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tuyến quận, huyện, và tương đương.
- Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng là 12 tháng.
- Quyền lợi được hưởng:
• Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh
con;
• Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
• Vận chuyển người bệnh lên tuyến trên cho một số đối tượng;
3
• HSSV được thanh toán 80% kỹ thuật cao chi phí lớn nhưng
không vượt qúa 40 tháng lương tối thiểu chung cho một lần sử
dụng dịch vụ kỹ thuật đó
• Quyền lợi BHYT không phụ thuộc vào mức phí đóng BHYT.
• Danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật để thanh toán BHYT áp
dụng theo danh mục của Bộ y tế quy định.
 Trường hợp cấp cứu:
- KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào
- Xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân trước khi ra
viện
Khi khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ
BHYT, chỉ được thanh toán:
· 70% chi phí đối với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở (bệnh viện)
đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho
mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
· 50% chi phí đối với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở y tế (bệnh
viện) đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung
cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
· 30% chi phí đối với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở (bệnh viện)
đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu

chung cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG BHYT:
1. Các đối tượng khám chữa bệnh đã được ngân sách nhà nước chi trả
2. Điều dưỡng, an dưỡng
3. Khám sức khỏe
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai
5. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, KHHGĐ, nạo hút thai, phá thai
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt
8. Chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính…
9. Khám chữa bệnh phục hồi chức năng
10. Tự tử, tự gây thương tích.
11. Nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác
12. Khám chữa bệnh các tổn thương do hành vi VPPL của người đó gây ra.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần
14. Thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
1.2 Bảo hiểm tai nạn HSSV
Bảo hiểm tai nạn đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện.
Các công ty bảo hiểm của Việt nam triển khai nghiệp vụ loại hình bảo hiểm này
cho HSSV theo qui tắc chung thống nhất của Nhà nước.
4
Khoản thu bảo hiểm tan nạn HSSV không phải là khoản thu của ngành Giáo dục
và Đào tạo, của Nhà nước mà Nhà trường chỉ thu hộ cho các Doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Sự cần thiết của Bảo hiểm HSSV
Trong cuộc sống con người luôn gặp phải nhiều loại rủi ro, một trong những loại
rủi ro thường nhật mà con người gặp phải thường ngày là ốm đau bệnh tật, từ đó phát
sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Do đó việc đảm bảo khả năng tài chính cho
việc chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh là rất quan trọng đối với tất cả mọi
người trong xã hội. BHYT (BHYT) được coi như cái phao cứu sinh của người bệnh,

đặc biệt là bệnh nhân nghèo.
BHYT là một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm giúp đỡ mọi người khi
gặp rủi ro về sức khoẻ để trang trải phần nào chi phí khám chữa bệnh giúp ổn định đời
sống góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Ngày nay, BHYT có ý nghĩa quan trọng hơn khi chi phí y tế và nhu cầu khám
chữa bệnh ngày càng tăng. không ai có thể phủ nhận những thành tựu của ngành y học
mở ra cho con người những hy vọng mới , nhiều bệnh hiểm nghèo đã tìm được thuốc
phòng và chữa bệnh. Nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được đưa vào để chuẩn đoán và
điều trị. Nhiều công trình nghiên cứu về các loại thuốc đặc trị đã thành công. Tuy
nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận với những thành tựu đó đặc biệt là những
người nghèo. Đại đa số người dân bình thường không có đủ khả năng tài chính để
khám chữa bệnh, còn những người khá giả hơn cũng có thể gặp “ bẫy ” đói nghèo bất
cứ khi nào.
BHYT là sự san sẻ rủi ro của mọi người trong cộng đồng, là giải pháp hữu hiệu
để mọi người vượt qua bệnh tật. Càng ngày BHYT càng khẳng định vai trò không thể
thiếu của mình trong đời sống con người. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã
triển khai BHYT dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Tuy nhiên dù triển khai
dưới hình thức nào thì BHYT cũng có chung những tác dụng sau:
Một là giúp những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi bất
ngờ bị ốm đau, bệnh tật.
Hai là làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế.
Ba là tạo ra sự công bằng trong khám chữa bệnh.
Bốn là góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia BHYT để bảo vệ sức khoẻ cho mình.
Tuổi học sinh, sinh viên là một quãng thời gian dài không thể thiếu trong sự phát triển
của mỗi con người. Ở độ tuổi này cơ thể các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các em
còn rất hiếu động, chưa nhận thức đủ về các nguy hiểm có thể xảy ra vì vậy rất dễ gặp
rủi ro có thể dẫn đến hậu quả nặng nề sau này. Nếu không có sự quan tâm đúng đắn
đối với vấn đề chăm sóc sức khoẻ ngay từ khi còn nhỏ thì các em sẽ không có đủ điều
5

kiện tốt để tiếp thu đủ kiến thức làm hành trang bước vào đời. Có sức khỏe tốt các em
mới phát triển một cách toàn diện, mới có thể tiếp thu hết khối kiến thức mà các thầy,
các cô truyền đạt khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy thế hệ trẻ sẽ có đủ năng
lực để gánh vác trọng trách lớn là chèo lái con tàu đất nước trong tương lai.
Nếu các em không may mắc bệnh phải nằm viện điều trị thì cha mẹ các em
không yên tâm làm việc và phải nghỉ việc để chăm sóc cho các em. Như vậy cha mẹ
các em mất phần thu nhập cộng thêm chi phí KCB sẽ làm cho kinh tế gia đình gặp
nhiều khó khăn. Có BHYT thì chi phí khám chữa bệnh này sẽ được chia sẻ với nhiều
người do vậy cha mẹ các em sẽ giảm được gánh nặng kinh tế rất lớn. Cha mẹ các em
cũng không phải mất thời gian để đưa các em đi khám sức khoẻ định kỳ và yên tâm
khi các em không may gặp rủi ro trong khi đang học tập tại trường vì đã có y tế trường
học đảm nhận. Con em mình được chăm lo sức khoẻ thì cha mẹ sẽ toàn tâm toàn ý
tham gia lao động sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình và làm giàu cho xã hội.
BHYT HS-SV là một giải pháp cơ bản để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh - sinh
viên. Đây là đối tượng gắn liền với trường học nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho
các em cũng gắn liền với công tác Y tế học đường. Hiện nay ở nhiều nước trên thế
giới, công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh tại các trường học rất được chú trọng. Một
số nước như: Anh, Mỹ, Nhật, Philippin…hệ thống y tế học đường phát triển mạnh và
hoạt động rất có hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục kiến thức
sức khoẻ cho học sinh.
BHYT HS-SV là chăm lo cho thế hệ trẻ một cách toàn diện, không những chăm
lo về mặt sức khoẻ mà còn giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái. Tham gia BHYT
các em sẽ thấy được tác dụng của BHYT đối với mọi người xung quanh, với bạn bè
mình và chính bản thân mình. Thông qua BHYT các em sẽ học được cách chia sẻ khó
khăn, đồng cảm với người không may gặp rủi ro. Nhân cách sống tốt đẹp ấy sẽ hình
thành trong các em, theo các em đi hết cuộc đời và truyền từ đời này sang đời khác.
Nói tóm lại, cũng như sự cần thiết phải thực hiện BHYT nói chung, BHYT
HSSV cũng rất cần thiết phải triển khai vì tương lai của các em và vì một xã hội phát
triển.
3. Quyền lợi khi mua bảo hiểm

3.1. BHYT bắt buộc đối với học sinh, sinh viên :
Thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về
BHYT mới và Thông tư Liên bộ số 22 ngày 24/8/2005 của liên Bộ Y tế - Tài chính
hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, quyền lợi của học sinh tham gia BHYT tự
6
nguyện không những được hưởng như BHYT bắt buộc, mà còn có ưu việt hơn do
được lợi ích chăm sóc sức khoẻ tại trường học.
- Học sinh, sinh viên được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh và được hưởng
quyền lợi khám chữa bệnh.
- Học sinh có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng khi khám chữa bệnh ngoại trú, nội
trú tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập có hợp đồng khám chữa
bệnh BHYT với cơ quan BHXH và được hưởng các quyền lợi sau:
+ Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng (theo danh mục quy
định của Bộ Y tế) trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB;
+ Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;
+ Thuốc, dịch truyền trong danh mục theo quy định của Bô Y tế;
+ Máu và các chế phẩm của máu;
+ Các phẫu thuật, thủ thuật;
+ Khám thai và sinh đẻ;
+ Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
- Học sinh có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu và ở các cơ sở khám chữa bệnh khác được giới thiệu chuyển viện phù hợp với
tuyến chuyên môn kỹ thuật theo qui định của Bộ y tế. Trong trường hợp cấp cứu được
khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào thuận tiện nhất.
- Học sinh có thẻ BHYT khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn
(theo danh mục do Bộ Y tế ban hành) được cơ quan BHXH thanh toán theo quy định
như sau:
+ Đối với các dịch vụ kỹ thuật cao có mức phí dưới 7.000.000 đồng (bảy triệu
đồng) được thanh toán 100% chi phí của một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.
+ Đối với các dịch vụ kỹ thuật cao có mức phí từ 7.000.000 đồng (bảy triệu

đồng) trở lên được thanh toán 60% chi phí nhưng không quá 20.000.000 đồng (hai
mươi triệu đồng) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần còn lại do người bệnh
tự thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh. Trường hợp 60% chi phí thấp hơn 7.000.000
đồng (bảy triệu đồng) thì cơ quan BHXH thanh toán bằng 7.000.000 (đồng).
- Học sinh tham gia BHYT ngoài việc được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh
nêu trên còn được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học
và được trợ cấp 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trong trường hợp tử vong do mọi
nguyên nhân bệnh tật và rủi ro.
3.2. Bảo hiểm tai nạn:
3.2.1. Bảo hiểm toàn diện đối với học sinh:
7
Phạm vi bảo hiểm theo Điều khoản bảo hiểm này chỉ bao gồm những rủi ro xảy
ra trong lãnh thổ Việt Nam.
Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn hai hay nhiều điều kiện bảo hiểm quy
định dưới đây:
ĐIỀU
KIỆN
BẢO
HIỂM
Phạm vi
bảo hiểm
Diễn giải cụ thể

Điều kiện
A
Rủi ro được
bảo hiểm
Trường hợp chết do ốm đau, bệnh tật.
Hiệu lực bảo
hiểm

Sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm (thời gian chờ
này không áp dụng cho hợp đồng tái tục).
Quyền lợi bảo
hiểm
Bảo Việt sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng
bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.



Điều kiện
B

Rủi ro được
bảo hiểm
Trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn.
Hiệu lực bảo
hiểm
Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi người tham
gia bảo hiểm hoàn thành thủ tục đóng phí theo quy định
Quyền lợi bảo
hiểm
- Trường hợp chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo
Việt sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo
hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Trường hợp thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm, Bảo Việt trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả
tiền bảo hiểm ban hành kèm theo quyết định số 05/TCBH
ngày 2/1/1993 của Bộ Tài chính.

Điều kiện

C
Rủi ro
đượcbảo hiểm
Trợ cấp nằm viện, phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật
Hiệu lực bảo
hiểm
Sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ(thời
gian chờ này không áp dụng cho hợp đồng tái tục).
Quyền lợi bảo
hiểm
BẢO VIỆT trả tiền theo bảng tỷ lệ phẫu thuật ban hành
kèm theo Quyết định số 2963/PHH2-97 ngày 23/12/97 của
Tổng Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam.
Rủi ro được
bảo hiểm
Trợ cấp nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể
do tai nạn
8
Điều kiện
D
Hiệu lực bảo
hiểm
Sau 30 ngày đối với trường hợp ốm đau, bệnh tật (thời
gian chờ này khôngáp dụng cho trường hợp tai nạn
hoặc hợp đồng tái tục).
Quyền lợi bảo
hiểm
BẢO VIỆT trả trợ cấp nằm viện mỗi ngày 0,3% số tiền
bảo hiểm, không quá 60 ngày/năm.
Lưu ý:

· Học sinh có thể lựa chọn tham gia 2 hoặc cả 3 điều kiện bảo hiểm ở trên.
Loại trừ
Loại trừ áp dụng chung cho các điều kiện
· Hành vi cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng .
· Học sinh trung học cơ sở trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy
định của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội, vi pham nghiêm trọng luật
lệ an toàn giao thông.
·Bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác, bị
nhiễm HIV, AIDS.
·Tham gia đánh nhau, trừ với mục đích tự vệ.
·Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, đình công.
Loại trừ áp dụng riêng cho điều kiện C và D
Những điều kiện này không nhận bảo hiểm và không chi trả tiền bảo hiểm các trường
hợp :
· Nằm viện để kiểm tra sức khoẻ, khám giám định y khoa mà không liên quan
đến việc điều trị bệnh tật, thương tật.
· Điều trị, phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu
thuật trước khi bảo hiểm.
· Điều trị, phẫu thuật theo yêu cầu của người được bảo hiểm mà không liên quan
đến việc điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế qui định.
· Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm giả và lăp các bộ phận
của cơ thể.
· Những bệnh đặc biệt và bệnh có sẵn trong năm đầu tiên tham gia bảo hiểm.
3.2.2. Bảo hiểm thân thể HSSV:
Trường hợp
bảo hiểm
Mức chi trả
1.Chết BẢO VIỆT trả tiền bảo hiểm theo mức quy định tại
"Biểu phí và số tiền bảo hiểm".
9


2. Thương tật
BẢO VIỆT trả chi phí cấp cứu nạn nhân, chi phí điều trị,
chi phí bồi dưỡng. Mức trả tương ứng với tỷ lệ quy định
cho từng loại thương tật thân thể.
3. Thương tích
tạm thời (không nằm
trong loại thương tật
như ở mục 2)
BẢO VIỆT trả tiền bảo hiểm theo ngày điều trị tai nạn,
bao gồm chi phí điều trị và chi phí bồi dưỡng. Mức trả
quy định tại "Biểu phí và số tiền bảo hiểm".
Lưu ý:
• Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bảo hiểm trả cho một trường hợp thương tật
không vượt qúa số tiền bảo hiểm quy định trong "Biểu phí và số tiền bảo
hiểm".
• Số tiền bảo hiểm được trả cho Người được bảo hiểm hoặc người thừa hưởng
tiền bảo hiểm.
Loại trừ
Tai nạn xảy ra đối với Người được bảo hiểm những nguyên nhân sau đây không
thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:
· Có hành động cố ý gây tai nạn hoặc bị tai nạn do hành động cố ý hoặc hành
động tội phạm của người thừa hưởng tiền bảo hiểm.
·Trường hợp đánh nhau mà Người được bảo hiểm là nguyên nhân gây ra.
·Là học sinh cấp 2 trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, các quy định của nhà
trường, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác, vi phạm nghiêm trọng
luật lệ an toàn giao thông.
·Cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật hoặc những tai biến trong qúa trình điều trị
bệnh gây ra.
· Ngộ độc thức ăn, đồ uống.

· Điều trị tai nạn hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của cơ quan y tế.
· Sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy và các chất kích thích tương tự
khác.
· Là học sinh cấp 2 trở lên tham gia những trò chơi có tính chất nguy hiểm như:
leo trèo cây, cột điện, mái nhà hoặc những vật có độ cao tương tự, nghịch pháo, trái nổ
hoặc có hành động nguy hiểm gây ra tai nạn.
· Chiến tranh
II.Thực trạng
1. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của bảo hiểm
Kết quả khảo sát 100 sinh viên của nhóm đối với câu hỏi về các dịch vụ Bảo
hiểm sinh viên thường mua cho thấy:
10
Có đến 79% số
sinh viên mua cả 2
loại bảo hiểm là
BHYT và bảo hiểm
tai nạn. Đây cũng là
một điều đáng
mừng, cho thấy sinh
viên có ý thức cao
trong việc tham gia bảo hiểm và cũng phần nào cho thấy được sự cần thiết của bảo
hiểm đối với sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên chiếm tỉ lệ 7%
không mua bất kì loại hình bảo hiểm nào trong 2 loại này, dù rằng đây là 2 hình thức
bảo hiểm cơ bản và quan trọng hiện nay.
Theo ông Trần Đình Liệu - Trưởng ban Thu, BHXH VN: Năm 2009, có 10/15
triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm 66%. Sang đến 6 tháng đầu năm nay, số thẻ rơi
xuống chỉ còn 2,7 triệu, tức là chưa đầy 20% HSSV tham gia BHYT”. Hà Nam sụt
giảm 20%, Ninh Bình sụt giảm 12%; Kiên Giang cũng chỉ còn chưa đầy 50% HSSV
tham gia BHYT.
Với mục đích phân tích sâu thêm về tầm quan trọng của bảo hiểm đối với bản

thân, đặc biệt là sinh viên, học sinh hiện nay, nhóm cũng đã khảo sát 100 người. Kết
quả mà nhóm nhận được là:
Loại
Cực kì
quan trọng
Quan
trọng
Bình thường
thôi
Không quan
trọng
Chỉ tốn tiền!
BH Tai
Nạn
29 49 16 4 2
BH Y Tế 23 46 17 8 6
11
Như vậy theo kết quả nhận được, có đến 49 sinh viên cho rằng bảo hiểm tai nạn
quan trọng và 46 sinh viên cho rằng BHYT quan trọng, và đây cũng là kết quả có tỉ lệ
sinh viên chọn cao nhất. Có 2 vấn đề đặt ra đối với bảng kết quả này:
•Đối với mức độ cực kì quan trọng, có 29 sinh viên đồng ý đối với bảo hiểm tai
nạn và 26 sinh viên đối với BHYT, không cao bằng mức độ quan trọng.
•Vẫn còn 6% sinh viên không coi trọng việc tham gia bảo hiểm tai nạn và 14%
đối với BHYT. Tuy đây chỉ là một tỉ lệ thấp nhưng sự tồn tại của nó phản ánh một
phần nào về sự nhận thức đầy đủ của sinh viên về bảo hiểm.
Cuối cùng, với kết quả về sự cần thiết của bảo hiểm thì 5 sinh viên trả lời là cần
thiết. Còn lại 29 sinh viên trả lời là Rất cần thiết. 20 sinh viên trả lời là không cần
thiết. Kết quả này cũng không mâu thuẫn lắm với kết quả của những câu hỏi trên
nhóm khảo sát được
12

 Kết luận:
 Bảo hiểm hiện nay đã giữ vai trò quan trọng đối với HSSV hiện nay, nhưng để
tất cả đều tham gia các loại hình bảo hiểm thì cần có nhiều biện pháp như nâng
cao chất lượng bảo hiểm, dễ dàng hơn trong việc sử dụng bảo hiểm…
 Đa số các sinh viên đều cho rằng việc mua bảo hiểm là cần thiết hay rất cần
thiết. Tuy nhiên để không còn sinh viên nào cho rằng tham gia bảo hiểm là không cần
thiết hay phí tiền cũng cần thêm nhiều biện pháp để đưa bảo hiểm đến gần sinh viên
hơn nữa.
 Nguyên nhân:
• Chất lượng bảo hiểm chưa cao
• Tâm lý nhiều người cho rằng nếu khám bảo hiểm thì không được quan tâm đúng
mức
• Việc sử dụng bảo hiểm chưa phổ biến
2. Ý kiến sinh viên về chất lượng bảo hiểm
2.1. Nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm HSSV
Theo kết quả của cuộc khảo sát trên 100 SV thì đa số (50%) cho rằng mức phí BHYT
hiện tại là chấp nhận được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến (30%) cho rằng mức phí
này là cao dù đã có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
13
Với một mức phí đóng bảo hiểm như vậy thì “nghĩa vụ” phải đi đôi với “quyền lợi”
để người mua bảo hiểm hài lòng về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh mà mình
nhận được so với chi phí đã bỏ ra. Thế nhưng, thực trạng vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục.
Trong tổng số 100 SV được khảo sát, có 43 người nhận xét chất lượng thẻ bảo hiểm
mà họ được cấp là bình thường và có đến 34 người cho rằng dịch vụ thẻ bảo hiểm
HSSV không tốt. Chỉ có một số ít người có ý kiến tích cực về chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ bảo hiểm.
• Cô Trần Thị Mỹ Hạnh, nhân viên y tế THPT Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp
chia sẻ: “Sự phân biệt đối xử của nhân viên y tế đối với bệnh nhân khám chữa bệnh
14

bằng BHYT như hiện nay làm cho việc vận động học sinh mua BHYT 100% là điều
khó khăn”.
• Khảo sát các trường trên địa bàn TP HCM về ý thức tham gia BHYT bắt buộc, đa
số học sinh đều lo ngại về “quyền lợi được hưởng”. Nhiều bạn cho rằng: “Nếu bắt học
sinh sinh viên đóng BHYT 100%, ngành BHYT phải đảm bảo được quyền lợi cho
chúng em”.
• Nguyễn Bảo Trân, sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn TPHCM lắc đầu
ngao ngán khi kể về quy trình khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT của mình: “Vô khám
chữa bệnh mà trình thẻ BHYT là mình sẽ được dẫn đi một vòng chóng mặt hoặc chờ
dài cổ mới có bác sĩ ngó ngàng. Các nhân viên y tế hễ nhìn thấy thẻ BHYT là đổi sắc,
thử hỏi còn ai dám dùng thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh? Vậy mua thẻ BHYT để
làm gì khi quyền lợi người mua bị thiệt thòi?”
2.2. Nguyên nhân chất lượng BHYT còn kém:
-Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện BHYT học đường và triển khai thực
hiện BHYT năm học mới, ông Đỗ Quang Khánh, Phó giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội TP
HCM nhận định: “Bộ phận tiếp bệnh nhân tại nhiều cơ sở y tế chưa nắm vững chế độ
BHYT khiến người thụ hưởng phàn nàn, phản ứng và không muốn tham gia BHYT.”
-Chưa kể hiện nay, tình trạng quá tải tại các cơ sở khám chữa bệnh dẫn đến việc
cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên không ít phiền phức…
-Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, chính quy định lỗi thời (2.000 - 3.000 đồng/1
lần khám) áp dụng cho các đối tượng sử dụng thẻ BHYT, đã làm cho nhiều BS thiếu
nhiệt tình. Còn tại nhiều địa phương khác, những quy định thanh toán bảo hiểm “bó
chân” đã không khuyến khích các bệnh viện áp dụng các kỹ thuật mới, người bệnh có
BHYT cũng thấy không ít phiền hà.
 Công khám quá rẻ
Một nghịch lý cần phải thừa nhận rằng, chính vì quy định cứng nhắc khung viện
phí đã lỗi thời (2.000 - 3.000 đồng/1 lần khám) khi áp dụng cho các đối tượng sử dụng
thẻ BHYT, đã làm cho nhiều BS không tích cực khi khám và điều trị cho các đối
tượng này.
BS Nguyễn Minh Quân - Giám đốc BV quận Thủ Đức - kiến nghị, giá thu viện

phí khám - chữa bệnh BHYT là 3.000 đồng/lượt khám và tiền giường nằm chỉ có giá
6.000 - 9.000 đồng/ngày. Với giá cả đã quá lỗi thời như quy định trên thì khó có thể
trách tại sao bệnh nhân có thẻ BHYT chưa được khám một cách cẩn thận, tỉ mỉ được.
BS Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cũng nhận định khung giá
viện phí của Bộ Y tế đề ra từ năm 1995, đến nay đã 15 năm, thực tế đã quá lỗi thời.
 Bệnh viện tư quay lưng
Chính vì khung giá khám và điều trị đã lỗi thời nên nhiều BV tư tránh nhận bệnh
nhân đăng ký khám. Bà Lưu Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng BHYT thuộc Bảo
hiểm xã hội TPHCM - cho biết, TP có khoảng 40 BV tư và phòng khám tư. Mặc dù
15
các cơ sở tư này đã đăng ký khám BHYT cho bệnh nhân, nhưng có BV chưa khám
được thẻ nào.
Điển hình như tại BV Triều An, các nhân viên bảo hiểm xã hội đến thuyết phục
mãi, BV mới ký hợp đồng hồi đầu tháng 6, đến nay BV vẫn chưa khám được thẻ nào.
Còn tại BV An Sinh, 40% bệnh nhân khám - chữa bệnh ở BV này dùng bảo hiểm môi
giới. BV sẵn sàng ký hợp đồng với các Cty bảo hiểm môi giới vì các gói bảo hiểm này
cao hơn BHYT nhiều.
3. Mức độ sử dụng bảo hiểm hiện nay
Hiện nay, tâm lý sử dụng bảo hiểm của người dân Việt Nam còn chưa cao do
thói quen và do chưa nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm; bảo hiểm
chỉ mới phát triển ở nước ta chưa lâu. Bên cạnh đó, chất lượng bảo hiểm mang lại cho
đối tượng được bảo hiểm còn nhiều hạn chế nên mức độ sử dụng bảo hiểm còn thấp.
Theo khảo sát, có đến 43% SV không bao giờ sử dụng thẻ bảo hiểm HSSV mà họ đã
mua và 30% SV rất ít khi dùng đến; 17% thỉnh thoảng có dùng và chỉ 10% là thường
xuyên sử dụng bảo hiểm.
16
III.Bàn về vấn đề mua BHYT bắt buộc
Theo quy định của Luật BHYT (có hiệu lực từ 1/1/2010), BHYT HS-SV không
còn là hình thức tự nguyện, mà chuyển sang hình thức bắt buộc. Theo quy định của
Luật BHYT mới ban hành thì, có một số thay đổi xoay quanh BHYT HS-SV, cụ thể

như: Mức phí tăng; không chi tiền hoa hồng cho người trực tiếp làm công tác thu ở
trường… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu BHYT HS-SV
Tham gia BHYT HS-SV vừa là đảm bảo quyền lợi, vừa là trách nhiệm nhằm
hướng đến thực hiện BHYT toàn dân. Lợi ích mà thẻ BHYT mang lại đã trở nên quá
"quen thuộc" trong đời sống nhân dân, nhất là đối với học sinh. Và đối với số đông
người dân thì BHYT như là điều kiện không thể thiếu trong đời sống. Tuy vậy ở một
số địa phương, một bộ phận người dân và cả các cán bộ chức năng do nhận thức còn
hạn chế khi BHYT HS-SV chuyển đổi từ hình thức tự nguyện sang bắt buộc.
Khi nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 100 Sinh viên về mức độ tán thành việc
bị bắt buộc phải mua BHYT cho bản thân thì số sinh viên tán thành việc mua BHYT
bắt buộc đạt tỉ lệ 63%. Đồng thời có 37% sinh viên cho rằng không nên ép buộc mua
BHYT. Tỷ lệ này thể hiện, một mặt, là sự thiếu thông tin và tầm quan trọng của
BHYT bắt buộc, mặt khác, là công tác tuyên truyền và giới thiệu về BHYT bắt buộc
thật sự chưa rộng rãi trong tầng lớp sinh viên hiện nay. Phỏng vấn một số sinh viên về
lý do không tán thành, các bạn cho rằng chi phí bỏ ra quá đắt (184.000đ) trong khi
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhận được thật sự không tương xứng, bên cạnh đó
các phòng khám tư nhân hoặc khám trả tiền tại các bệnh viện thì lại nhận được chất
lượng tốt hơn nhiều. Điều này đặt ra một vần đề đáng lo ngại rằng phải chăng các bạn
sinh viên nói riêng và tầng lớp sinh viên học sinh nói chung còn “ngại” sử dụng thẻ
BHYT hay là chất lượng thực tế của chương trình BHYT hiện nay là có vấn đề?
Những bất cập của BHYT hiện nay không chỉ tác động đến người dân nói chung, mà
cũng tác động đến tầng lớp sinh viên học sinh nói riêng. Vậy đó là những bất cập gì?
1. Khuyến khích bệnh nhân “vượt tuyến”
Mới áp dụng Luật BHYT mới nhưng nhiều bệnh viện quá tải vì lượng bệnh nhân
quá đông. Tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, số ca vượt tuyến không ngừng tăng
lên mỗi ngày. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại BV Nhi đồng 2 TPHCM.
Theo phân tích của BS Châu Văn Đính, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Chấn
thương chỉnh hình, Luật BHYT mới khuyến khích người bệnh vượt tuyến. Nguyên do
là theo Luật BHYT cũ, nếu vượt tuyến không đúng quy trình, bệnh nhân phải chi trả
100% chi phí khám chữa bệnh, nhưng nay chỉ phải chi trả 70% khiến lượng người

khám ở các bệnh viện lớn tăng lên.
2. Phân biệt bệnh nhân
Tại các bệnh viện công hiện đang tồn tại 2 cơ chế song song là khám chữa bệnh
theo yêu cầu và theo BHYT. Trong khu điều trị nội trú thì mới lộ rõ sự phân biệt bệnh
nhân có điều kiện sẽ được nằm phòng riêng thay vì chung 3-4 bệnh nhân một giường
như bên BHYT. Không chỉ bệnh nhân kêu ca mà bệnh viện cũng kêu ca vì mức thanh
17
toán mà BHYT chi trả cho bệnh viện khung giá quá lỗi thời 8.000 - 10.000
đồng/giường bệnh (một giường bệnh bao gồm nhiều chi phí như: bông băng, áo, mùng
mền…) rõ ràng là bất hợp lý. Ví dụ như mức phẫu thuật viêm ruột thừa, phẫu thuật
mụn nhọt (tiểu phẫu hay cắt amiđan thì BHYT chi trả còn thấp. Cụ thể như cắt amiđan
BHYT có 40.000 đồng (không bằng tiền thuốc gây mê và chưa tính công bác sĩ). Mà
khung giá đó đã áp dụng đã 15 năm nay. Bên cạnh đó, chi phí khám bệnh cho bệnh
nhân được BHYT thanh toán 3.000 đồng/bệnh nhân, trong khi nếu làm dịch vụ thì
bệnh viện thu tới 35.000-40.000 đồng. Chính vì vậy mà không ít bệnh viện hiện vẫn
còn tâm lý không coi trọng bệnh nhân BHYT. Dù BHYT đã có những nỗ lực để thay
đổi chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng
nhìn chung những thay đổi trong thời gian qua chỉ mang tính giải pháp tình thế và
những quy chế khung giá đến nay đã không còn phù hợp.
Một trong những nguyên do cơ bản của việc ban hành Luật BHYT với cơ chế
đồng chi trả là nhằm giảm bớt sự bội chi quỹ BHYT. Tuy nhiên, cơ chế này chưa
mang lại an sinh xã hội.
3. Khó cho bệnh nhân tai nạn giao thông
Nhiều ý kiến cho rằng, người bị tai nạn giao thông không có nghĩa vụ phải
chứng minh mình không vi phạm Luật giao thông. Trách nhiệm đó phải thuộc về
những cơ quan chức năng. Trường hợp không chứng minh được người bị tai nạn có
hành vi vi phạm pháp luật về giao thông thì cơ quan bảo hiểm phải thanh toán chi phí
điều trị. Theo quy định trong luật BHYT, người tham gia BHYT chỉ bị tước quyền
được chi trả BHYT trong trường hợp do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây
ra. Việc bắt người tham gia bảo hiểm phải “có xác nhận không vi phạm pháp luật về

giao thông” đã đẩy người bị tai nạn giao thông vào thế vô cùng khó. Bởi Bộ Công an
hiện cũng chưa có quy định nào về việc cấp giấy chứng nhận không vi phạm luật giao
thông cho người bị tai nạn.
Thế nhưng rất lạ là khi bị dư luận phản đối, đại diện phía cơ quan soạn thảo
Thông tư đã giải thích rằng quy định như vậy để “giảm bớt khó khăn và tiết kiệm thời
gian trong việc giải quyết tai nạn giao thông của các cơ quan chức năng". Thay vì quy
định trách nhiệm xác định lỗi của người tham gia bảo hiểm thuộc về cơ quan BHYT
thì lại để người bệnh phải tự chứng minh. Thay vì quy định không chứng minh được
họ có lỗi sẽ đương nhiên phải thanh toán thì lại quy định phải có xác nhận không
phạm luật mới được chi trả… Những bất hợp lý này đã ít nhiều thể hiện tàn dư của tư
tưởng cửa quyền, ban ơn mà không cho thấy tính chất nhân đạo của chế định BHYT
cũng như sự công bằng trong quan hệ giữa các bên.
► Những khắc phục trước mắt và lâu dài của cơ quan chức năng
Ngày 9-6, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) - Bộ Tư pháp
một lần nữa có văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính đề nghị hai bộ phối hợp với các cơ
quan liên quan tự kiểm tra, xử lý Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC
(Hướng dẫn thực hiện BHYT - BHYT) để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật. Nếu kết quả xử lý không bảo đảm, Cục sẽ báo
18
cáo bộ trưởng Bộ Tư pháp xử lý theo quy định. Trước đó, giữa tháng 4-2010, Cục
Kiểm tra Văn bản qui phạm pháp luật đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế xử lý quy định
về việc người bệnh phải tự thanh toán BHYT khi chưa xác định được là có vi phạm
pháp luật về giao thông hay không, sau đó BHYT sẽ thanh toán lại khi có xác nhận
không vi phạm giao thông. Ngày 27-5, Bộ Y tế có công văn “phản pháo” lại văn bản
“tuýt còi” trên. Bộ Y tế khẳng định với quy định trên thì quyền lợi của người tham gia
BHYT không bị ảnh hưởng. Không những thế, đây là quy định “mở” để bảo đảm
quyền lợi của người tham gia BHYT, nâng cao trách nhiệm của họ và cơ quan được
giao quản lý quỹ BHYT. Bộ Y tế cũng giải thích Thông tư 09 không quy định là phải
có giấy xác nhận mà chỉ ghi là “khi có xác nhận không vi phạm…” và được hiểu là
khi đã có hồ sơ, giấy tờ mà cơ quan công an xác lập trong các trường hợp tai nạn giao

thông và chỉ có cơ quan công an mới có thẩm quyền xác định (như biên bản khám
nghiệm hiện trường, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu ) hay các kết luận của
cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc để làm căn cứ xác định có vi phạm pháp
luật hay không. Bộ Y tế còn dẫn khoản 6 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ nói
người dân phải có trách nhiệm trong việc chứng minh là không có vi phạm pháp luật
để được hưởng quyền lợi BHYT. “Quy định này không chỉ phù hợp với quy định của
Luật BHYT mà còn phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý tài chính” - văn
bản của Bộ Y tế khẳng định. Tại văn bản hồi đáp, Cục Kiểm tra VBQPPL cho rằng
những nhận định trên của Bộ Y tế là không có cơ sở vì trên thực tế, những hướng dẫn
trên đã gây phiền hà, thậm chí bế tắc cho những người hưởng BHYT. “Quý bộ có thể
tham khảo thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng” - văn bản hồi đáp
gợi ý. Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ là khoản 6 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ không
có quy định nào như Bộ Y tế đã dẫn. Theo Cục trưởng Lê Hồng Sơn, Thông tư 09
chưa làm rõ “cơ quan có thẩm quyền” xác nhận là cơ quan nào, cũng như ai là người
phải đưa ra giấy xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông cho cơ quan BHYT.
IV. Khó khăn vướng mắc và một sồ đề xuất:
1. Đối với cơ quan chức năng của chính phủ:
Cần có những quy định cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc
hiện nay
Sau kỳ họp Quốc hội khóa XII để xem xét, đánh giá việc giải quyết kiến nghị
của cử tri về vấn đề cấp đổi thẻ, thu nộp và thanh toán BHYT báo cáo Ban Thường vụ
Quốc hội, Ban Dân nguyện tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các ban ngành tại
TPHCM. Các đại biểu đã nghe đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố, Sở Y tế
thành phố báo cáo về việc thực hiện BHYT kể từ khi luật BHYT của Quốc hội có hiệu
lực (tháng 7/2009).
Theo đó các báo cáo và quá trình tranh luận đã vạch ra nhiều khó khăn vướng
mắc trong việc thực hiện BHYT với các đối tượng, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo,
người có công với cách mạng, học sinh - sinh viên, người bị tai nạn giao thông
(TNGT).
19

- Việc thực hiện BHYT bắt buộc tại các trường học nhưng lại cắt khoản hoa hồng
(7%) đã gây khó khăn rất lớn cho nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện. Đây là
quy định không nắm được đặc thù hoạt động của ngành BH: Mạng lưới chân rết càng
dày, có cơ chế nuôi đại lý thu - tức là kinh phí tuyên truyền vận động tham gia BH -
thì mới vận động được nhiều người tham gia.
- Đối với người bị TNGT quy định phải có xác nhận của CSGT không vi phạm luật
giao thông mới được hưởng BHYT là rất khó thực hiện. Hiện chưa có quy định của
Bộ công an về việc cấp giấy xác nhận không vi phạm luật giao thông cho người bị nạn
nên CSGT không có căn cứ để thực hiện. Do đó vấn đề này gây nhiều khó khăn cho
BHYT. Vấn đề này đối với HSSV thì đa số cho rằng quy định này là bất hợp lý (có
đến gần 60% ý kiến không đồng tình). Chính vì vậy đây là một vấn đề quan trọng mà
người làm luật phải xét lại khi hầu hết các ý kiến là phản đối.
- Báo cáo của Sở Y tế cho thấy học sinh - sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia
BHYT theo quy định của luật nhưng chưa có biện pháp chế tài nên đến nay tỷ lệ tham
gia mới chỉ đạt 83%. Hầu hết tại các trường trên cả nước đều có trường hợp HSSV
không đóng BHYT, các chế tài đối với học sinh - sinh viên không tham gia BHYT
vẫn chưa có nên việc xử lý đối với những trường hợp này làm cho giáo viên và nhà
trường lúng túng.
Đó là chưa kể đến nhiều vướng mắc đối với những đối tượng tham gia bảo hiểm
khác. Cho nên việc điều chỉnh và bổ xung các quy định để tháo bỏ những vướng mắc
trên là rất cần thiết.
2. Đối với các công ty bảo hiểm:
- Triển khai tới các trường và các cơ quan khác có liên quan những Quy định của Nhà
nước về nội dung, phạm vi bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên, Quyền lợi của
người mua bảo hiểm, thủ tục bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.
- Cung cấp cho các trường các văn bản Pháp lý và các quy tắc bảo hiểm có liên quan
đến chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên rộng rãi, thuận tiện cho việc thu và chuyển phí bảo
hiểm.
- Trả tiền bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn cho học sinh, sinh viên khi xảy ra trường hợp

thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
- Cần nâng cao chất lượng thẻ bảo hiểm trách giải quyết nhiều trường hợp rắc rối xảy
ra khi HSSV mang thẻ đến cơ quan y tế khám chữa bệnh
- Các công ty bảo hiểm cần phối hợp với ngành giáo dục và các ngành chức năng thực
hiện tốt các biện pháp đề phòng và hạn chế tai nạn học sinh, sinh viên. Hàng năm phối
hợp với ngành giáo dục Khen thưởng kịp thời các trường, lớp có thành tích suất sắc
trong công tác bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên cũng như làm tốt công tác đề
phòng và hạn chế tai nạn trong học sinh, sinh viên.
3. Đối với nhà trường:
- Phối hợp với các công ty bảo hiểm phổ biến chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh,
sinh viên cho học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh của trường, vận động học
20
sinh, sinh viên và gia đình tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên. Để phát
triển BHYT học sinh ổn định cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về BHYT
học sinh thông qua báo đài, tờ bướm tuyên truyền, phải thực hiện tốt, hiệu quả việc
chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học, có phòng y tế và cán bộ y tế chuyên
trách, có sự phối hợp chặt chẽ. Có trường hợp một học sinh bị bệnh phải điều trị với
chi phí rất cao, chi phí đó được bảo hiểm thanh toán, niềm vui đó được phụ huynh học
sinh chia sẻ với toàn thể nhà trường, để HSSV nhận thấy được lợi ích thiết thực ấy, từ
đó tham gia mua bảo hiểm với tỷ lệ cao. Điều quan trọng là phải để cho sinh viên thấy
rõ lợi ích thiết thực mà bảo hiểm mang lại.
- Giới thiệu Cán bộ làm cộng tác viên cho công ty bảo hiểm. Cộng tác viên có trách
nhiệm lập danh sách học sinh, sinh viên và thu phí bảo hiểm của học sinh, sinh viên
theo những thoả thuận với công ty bảo hiểm.
- Khi học sinh, sinh viên của trường bị tai nạn, ốm đau, điều trị nằm viện, phẫu thuật,
chết thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, đôn đốc các bộ phận chức năng và cộng
tác viên nhanh chóng làm thủ tục cần thiết theo mẫu hướng dẫn của công ty bảo hiểm
để gíúp học sinh, sinh víên hoặc gia đình học sinh, sinh viên sớm nhận được tiền bảo
hiểm.
- Các trường và các công ty bảo hiểm cần tăng cường phối hợp để quán triệt trong học

sinh, sinh viên và gia đình về lợi ích, ý nghĩa nhân đạo của hoạt động bảo hiểm, tiến
tới xây dựng nề nếp, tập quán tham gia bảo hiểm của mọi Công dân. Cần công
bố Công khai các quy trình, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, trách nhiệm
và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong
việc chăm lo sức khoẻ và thực hiện chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.
4. Đối với HSSV:
Cần nâng cao nhận thức của bản thân và gia đình về sự cần thiết từ bảo hiểm,
tìm hiểu những quy định về bảo hiểm để thấy rõ được lợi ích thiết thực cho cả bản
thân, gia đình và xã hội, từ đó nâng cao tinh thần tự giác tham gia bảo hiểm học
đường.
21
Kết luận
Bảo hiểm là dịch vụ cần thiết đối với toàn xã hội nói chung trong đó bảo hiểm học sinh
sinh viên là không thể thiếu đối với những ai ngồi ghế nhà trường nói riêng. Không chì la một
biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm học sinh sinh viên ngày càng trở nên tất yếu, không
những cho bản thân mỗi HSSV chúng ta mà còn góp phần làm cho toàn xã hội có một cuộc
sống tươi đẹp hơn.
Qua đề tài này, chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của
bảo hiểm trong quan điểm của thế hệ HSSV ngày nay, với thực tế đó đã cho thấy sự phát
triển không ngừng của dịch vụ này hiện nay. Bên cạnh những điểm tích cực đó vần còn
những khó khăn mà người tham gia vẫn còn gặp phải và vấp phải không ít ý kiến xung
quanh những hạn chế mà bài thuyết trình đã nêu. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu hy vọng
rằng trong tương lai chúng ta sẽ sớm cùng nhau khắc phục những hạn chế đó để cùng xây
dựng một dịch vụ bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn.
Với đề tài này, nhóm nghiên cúu hy vọng có thể mang lại sự phản ánh thiết thực với
tình hình bảo hiểm HSSV hiện nay. Những nghiên cứu của nhóm có thể còn chưa hoàn chỉnh
và thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của thầy và các bạn.
22
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HSSV VỂ BẢO HIỂM
1.Theo bạn, bảo hiểm cho HSSV có cần thiết không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết
2.Về quy định mới trong luật bảo hiểm, BHYT đối với HSSV là bắt buộc,bạn nghĩ như thế nào?
 Rất tán thành  Tán thành  Không tán thành  Không có ý kiến
3.Mức BHYT trong một năm được quy định là 184000đ, (đã tính số tiền nhà nước tài trợ 30%). Theo bạn
mức phí này có phù hợp không?
 Phù hợp  Chấp nhận được  Cao  Quá cao
4.Theo bạn, tầm quan trọng của BH đối với cuộc sống của bản thân là :
Loại
Cực kì quan
trọng
Quan
trọng
Bình thường
thôi
Không quan
trọng
Chỉ tốn
tiền!
BH Tai Nạn
BH Y Tế
Khác :………….
5.Trong những năm qua, bạn thường mua dịch vụ bảo hiểm nào?
 BHYT  BHTN Cả hai  Không dịch vụ nào cả
6.Bạn nghĩ sao về chất lượng thẻ bảo hiểm mà mình được cấp?
 Tốt  Bình thường  Chấp nhận được  Không tốt
7.Bạn có thường xuyên sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh khi gặp vấn đề sức khỏe?
 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Rất ít  Không bao giờ
23
8.Bạn nghĩ thế nào về quy định rằng đóng BHYT liên tục trong 36 tháng sẽ được điều trị trong điều kiện
tốt hơn so với việc đóng BH không liên tục?

 Hợp lý  Bất hợp lý  Không có ý kiến
9.Bạn có ý kiến gì về quy định trong BHYT rằng chỉ thanh toán BH khi người bị tai nạn giao thông phải
có giấy xác nhận của cảnh sát giao thông rằng người đó không phạm luật?
 Hợp lý  Bất hợp lý  Không có ý kiến
10. Theo bạn, đóng bảo hiểm là vì bản thân hay vì mục tiêu xây dựng cộng đồng?
 Vì bản thân  Vì cộng đồng  Cả hai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. />3. />bang!/D56409490CDA401B/
4. />phap-tuyt-coi-lan-2.htm
5. />tu-nguyen/45242594/248/
6. />bao-hiem-y-te-bat-buoc/200910/63087.datviet
24
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I.Lý luận chung 2
1.Các loại hình bảo hiểm HSSV 2
1.1. Bảo hiểm y tế đối với HSSV 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Mức đóng BHYT đối với HSSV 2
1.1.3. Phạm vi, quyền lợi của BHYT 2
1.2. Bảo hiểm tai nạn HSSV 4
2. Sự cần thiết của bảo hiểm HSSV 4
3. Quyền lợi khi mua bảo hiểm 6
3.1. BHYT bắt buộc đối với HSSV 6
3.2. Bảo hiểm tai nạn 7
3.2.1 Bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 7
3.2.2. Bảo hiểm thân thể HSSV 9
II. Thực trạng 10
1.Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của bảo hiểm 10

2. Ý kiến sinh viên về chất lượng bảo hiểm 13
2.1. Nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm HSSV 13
2.2. Nguyên nhất chất lượng BHYT còn kém 14
3. Mức độ sử dụng bảo hiểm hiện nay 16
III. Bàn về vấn đề mua BHYT bắt buộc 16
1.Khuyến khích bệnh nhân vượt tuyến 17
2. Phân biệt bệnh nhân 17
25

×