Sự cần thiết và nội dung của công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính
phủ.
1.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn
1.1.1. Tín dụng Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm của tín dụng Nhà nước
Tín dụng là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với sự
ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nền sản xuất hàng hoá phát
triển với sự ra đời của tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung đã tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy các quan hệ tín dụng phát triển. Lịch sử phát
triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, vào thời kì Công xã nguyên
thuỷ, khi phân công lao động xã hội phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu
và phân chia giai cấp thì Nhà nước ra đời. Để thực hiện tốt chức năng của
mình là quản lý kinh tế - xã hội thì Nhà nước ngày càng cần một lượng vốn
lớn hơn để đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dự án nhằm đạt tới một
xã hội ưu việt hơn xã hội đang có, nhưng nguồn lực thì luôn là có hạn, vì thế
mà Nhà nước gặp không ít những khó khăn về vốn trong khi đó một lượng
vốn lớn còn nằm rải rác trong dân chúng, họ có vốn mà không thể sử dụng
chúng như một sự quay vòng vốn, làm thế nào để Nhà nước có thể sử dụng
lượng vốn này theo mục đích của mình ? Tín dụng Nhà nước ra đời đã giải
quyết được vấn đề khó khăn đó.
Chính vì vậy, có thể hiểu Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng mà Nhà
nước là chủ thể đi vay, để đảm bảo các khoản chi tiêu của NSNN đồng thời là
chủ thể cho vay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - Chính trị- xã hội của
Nhà nước.
1.1.1.2 Đặc điểm, bản chất của Tín dụng Nhà nước.
Tín dụng Nhà nước trước hết cũng mang đặc điểm như mọi loại hình tín
dụng khác đó là tính hoàn trả có thời hạn và phải trả một khoản tiền về sử
dụng vốn vay. Song không nên nhầm các quan hệ đó với tín dụng Ngân hàng ở
chỗ tín dụng Ngân hàng, tiền vay được sử dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân,
các tổ chức kinh tế vay, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất mở
rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiền vốn tín dụng được sử dụng như là tư
bản đã tạo ra điều kiện để hoàn trả tiền vay và lãi vay bằng việc tăng giá trị
sản xuất sản phẩm thặng dư. Tín dụng Nhà nước hoạt động không vì lợi ích lợi
nhuận mà nhằm tăng nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện chức năng
quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
Chủ thể trong các quan hệ Tín dụng Nhà nước là Nhà nước và các chủ
thể khác có liên quan với tư cách là người cho Nhà nước vay nợ hoặc chủ thể
được Nhà nước cho vay. Như vậy chủ thể liên quan có thể là các tổ chức doanh
nghiệp, cá nhân...nếu là chủ thể trong nước, chính phủ các quốc gia khác, các tổ
chức kinh tế xã hội nước ngoài , các tổ chức tài chính , tín dụng quốc tế ( IMF,
ADB, WB...) nếu là chủ thể ngoài nước. Do đó nguồn vốn huy động được từ tín
dụng Nhà nước là rất phong phú.
Nhà nước dùng uy tín và trách nhiệm để tham gia vào các quan hệ tín
dụng, một mặt tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, một
mặt cho vay ưu đãi đầu tư vào các công trình, dự án cơ sở hạ tầng kinh tế- xã
hội, dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khi cho vay không có nghĩa
là Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu vốn cho người đi vay và việc cho vay,
không phải là sự trao tặng mà người cho vay chỉ cấp tiền vay, chuyển quyền sử
dụng cho người đi vay trong một thời hạn nhất định, vì vậy mà người đi vay
khi nhận tín dụng, sử dụng vốn vay phải đảm bảo giải phóng kịp thời tiền vốn
khỏi luân chuyển và hoàn trả nợ đúng hạn.
Tín dụng Nhà nước biểu hiện quan hệ phân phối lại giá trị sản phẩm xã
hội và một phần tài sản quốc dân. Bản chất của tín dụng Nhà nước là mối
quan hệ kinh tế giữa chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, gắn liền với quá trình
phân phối lại các nguồn vốn và tài sản được đưa vào luân chuyển và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả hơn. Nhờ có tín dụng Nhà nước mà vốn tiền tệ đã được
luân chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm thoả mãn các nhu cầu về vốn
trong nền kinh tế . Vốn chỉ được chuyển giao tạm thời trong một thời gian nhất
định và về thực chất chỉ có giá trị sử dụng được chuyển đến người chủ mới.
Tính hoàn trả trực tiếp, có thời hạn trong tín dụng Nhà nước được biểu hiện :
khi Nhà nước là chủ thể đi vay, các khoản nợ trong nước và ngoài nước để tạo
lập nguồn tài chính bổ sung cho NSNN, thì phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
trực tiếp các khoản nợ vay đúng thời hạn đã cam kết. Nếu khi đến hạn thanh
toán mà Nhà nước vẫn không tìm được nguồn vốn để cân đối thì buộc phải áp
dụng một biện pháp tình thế đó là huy động vốn theo phương châm lấy nợ mới
trả nợ cũ, bởi lẽ Tín dụng Nhà nước gắn chặt với uy tín của bộ máy Nhà nước,
bên cạnh đó thì mỗi hình thức vay là có sự khác nhau về lãi suất, thời gian,
hình thức thanh toán...Chẳng hạn khi phát hành TPCP, Nhà nước không thể
đàm phán với dân chúng ( người cho vay) để gia hạn nợ, giãn nợ, xoá nợ...
Chính vì vậy mà Nhà nước cần phải tính toán quá trình sử dụng vốn ra sao cho
hiệu quả và thoát khỏi tình trạng trên. Khi Nhà nước là chủ thể cho vay , Nhà
nước quy định rõ thời hạn của khoản vay và các chủ thể vay nợ cũng phải thực
hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay đúng thời hạn đã cam kết. Người đi vay không
có quyền sở hữu tiền vay mà họ chỉ bỏ ra một số tiền bằng lãi suất vay để trả
cho việc sử dụng khoản tiền đó, như vậy khi kết thúc một vòng tuần hoàn thì
khoản tiền này phải trả về cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, tín dụng Nhà nước vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính
xã hội:
Tính kinh tế đối với chủ thể cho Nhà nước vay là lợi tức tiền vay, lợi ích
từ các hàng hoá công cộng do Nhà nước đầu tư, lợi ích về thuế quan xuất nhập
khẩu hàng hoá ( đối với chủ thể ngoài nước). Với Nhà nước thì lợi ích là nguồn
lực tài chính động viên được để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, là lợi
tức tiền vay khi Nhà nước cho vay và tăng nguồn lực tài chính động viên từ
thuế thông qua tăng nguồn thu. Tính xã hội thể hiện uy tín của Nhà nước
thông qua thực hiện các khoản vay nợ và các khoản cho vay tài trợ, mục đích
không vì lợi nhuận mà mục đích là sự phát triển kinh tế- xã hội. Ví như Nhà
nước đầu tư vào các chương trình mục tiêu: Giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, trồng lại 5 triệu ha rừng bảo vệ môi trường thiên nhiên...
Cuối cùng nhu cầu vốn của NSNN sẽ quyết định mức huy động vốn, và
lượng vốn này sẽ chủ yếu dành cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội thông qua
hình thức cho vay tài trợ. Quan hệ giữa tín dụng Nhà nước và NSNN có thể
được minh hoạ như sau:
Huy động vốn
(TCPP, Công trái)
Thu thuế, phí, lệ phí
NSNN
Chi cho vay của NSNN
Chi TX, đầu tư, chi trả nợ, chi khác
1.1.2 Sự cần thiết của công tác huy động vốn cho NSNN
1.1.2.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn thông qua phát hành
TPCP
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước có những thay đổi đáng kể . Ngoài chức năng vốn có của mình là quyền
lực để thống trị xã hội, Nhà nước còn có chức năng tham gia quản lý điều tiết
vĩ mô cac hoạt động kinh tế- xã hội. Chức năng của Nhà nước mở rộng thì nhu
cầu chi của Nhà nước cũng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó nguồn thu của
NSNN là có hạn, nguồn thu trong cân đối NSNN chủ yếu lấy từ thuế, phí, lệ phí
và chúng đã được xác định ổn định trong dự toán NSNN hàng năm. Nhà nước
không thể vì mục đích chi tiêu cho dù những khoản chi tiêu là hợp lý để tăng
thu NSNN với thuế là nguồn thu chủ yếu. Bởi lẽ đánh thuế cao sẽ là yếu tố kìm
hãm và bóp chết nền sản xuất trong nước. Tác động sẽ quay ngược lại, không
những không đảm bảo được nguồn thu hiện tại mà còn không nuôi dưỡng
được nguồn thu trong tương lai.
Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển ngành kinh tế và hoàn thành quá trình
công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước vào năm 2020, luôn là vấn đề cấp
bách. Các nhà dự báo kinh tế cho rằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong thời gian tới chúng ta cần khoảng 45 đến 55 tỷ USD, số tiền khổng lồ đó
lấy ở đâu? Hơn nữa, với hoạt động đa dạng, phong phú của bộ máy Nhà nước
với đời sống kinh tế- xã hội luôn luôn phát triển, khi đời sống con người được
cải thiện, họ đòi hỏi mức sống cao hơn, nhu cầu hàng hoá công cộng phong phú
hơn, trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn, thì Nhà nước không thể hạn chế chỉ
tiêu của mình và càng không thể rút bớt chi tiêu cho các ngành then chốt, các
lĩnh vực chủ yếu, các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng. Vì nếu làm như
vậy đất nước sẽ tụt hậu và trong cảnh giậm chân tại chỗ. Nhưng nếu chi thì lấy
nguồn thu ở đâu?
Tất cả những nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như :
Mức tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình quân đầu người, chính sách
tăng trưởng kinh tế, hiệu quả các hoạt động kinh tế và hiệu lực hoạt động của
bộ máy Nhà nước.
Huy động vốn là một công cụ tài chính hữu hiệu, giải quyết hài hoà sự
xung đột trên mà vẫn đảm bảo tổng lưu lượng tiền trong lưu thông không thay
đổi, tăng năng lực tài chính cho NSNN cân đối thu chi, thúc đẩy nền kinh tế
quốc dân phát triển.
Huy động vốn thực chất và việc vay nợ của Chính phủ theo nguyên tắc
hoàn trả và có lãi , nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trước đây, để giải quyết vấn đề về vốn
chúng ta đều đặn nhận viện trợ, nền kinh tế không hề có một dấu hiệu lạc
quan. Sau đó chúng ta phát hành tiền đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái
hoặc thậm chí đi vay nợ nước ngoài với những điều kiện ràng buộc, đó là thời
kỳ đen tối nhất của nền kinh tế. Thời hian gần đây, nhu cầu về vốn ngày càng
lớn,đặc biệt là nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng
Nhà nước đã xử lý khá hiệu quả thông qua công tác huy động vốn nhàn rỗi
trong dân chúng bằng TPCP, đã tập chung một lượng vốn lớn củng cố năng lực
tài chính và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, huy động vốn thông qua
phương thức phát hành TPCP, sẽ phát huy được tiềm năng sẵn có, và sự phát
triển của một đất nước dựa vào chính nội lực của đất nước ấy mới là sự phát
triển bền vững.
Như vậy dù là giải pháp tình thế hay là giải pháp chiến lược thì huy
động vốn vẫn là nhu cầu tất yếu khách quan để có thể phát triển nền kinh tế
đất nước . Vai trò huy động vốn được khái quát bởi các nét chính sau:
1.1.2.2 Vai trò của công tác huy động vốn vào NSNN.
Thứ nhất: Huy động vốn góp phần bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN.
Đất nước ta đã thực sự chuyển mình khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhu cầu chi của NSNN ngày càng cao,