Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bảo hiểm bắt buộc là gì?Tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN MÔN BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI:
Bảo hiểm bắt buộc là gì?Tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm?
LỚP NH12 – K33
1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
2. Phan Mai Khánh Chân
3. Lương Thị Thu Hiền
4. Nguyễn Thi Ngọc Quyên
I. Bảo hiểm bắt buộc:
1. Định nghĩa:
Theo điều 8 luật kinh doanh bảo hiểm Số 24/2000/QH10 Ngày 22/2/2000
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo
hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo
hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Phân loại :
Hiện nay (tính đến thời điểm trước khi Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành), tại Việt Nam đang
có những loại hình bảo hiểm bắt buộc sau đây:
-Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thực hiện theo Nghị định số
115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới.
-Bảo hiểm công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng
do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh
nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
-Bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá; bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với
phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày


15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên
biển;
-Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tổ chức luật sư theo quy định tại Nghị định số
92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật
sư nước ngoài tại Việt Nam.
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới:
1. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP:
Mới đây nhất, ngày 16/9/2008, Chính phủ đã ban hành nghị định số 103/2008/NĐ-CP
trong đó quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa
vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng được quy định bao gồm:
• Chủ xe cơ giới (là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm
hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới) tham gia giao thông trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
Xe cơ giới được đề cập bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm
nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc
và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe
gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia
giao thông.
Nghị định mang một số điểm đáng chú ý như sau:
Theo Nghị định, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
(TNDS) theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Chủ xe cơ giới
không được đồng thời tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS trở lên cho cùng 1 xe cơ
giới.
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ

trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 5 ngày từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe phải gửi
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo tài liệu quy định trong hồ sơ yêu
cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.
Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận
được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường
hợp phải xác minh hồ sơ.
Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Nghị định cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt. Cụ thể,
không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 100.000 đồng; người
điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 500.000 đồng.
Từ chối bán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng, Tổng giám đốc
(Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 10 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của
doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng nếu sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho chủ
xe cơ giới không đúng quy định của Bộ Tài chính; bị phạt 30 triệu đồng nếu không tuân thủ thời
giạn bảo hiểm; bị phạt 50 - 70 triệu đồng nếu không tuân thủ mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính
quy định.
Việc trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng quy định bị phạt 70 triệu đồng. Cá
nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm bị phạt tiền từ 30 - 70
triệu đồng
2. Vì sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là bắt buộc:
Tai nạn giao thông từ lâu đã trở thành một vấn nạn ở nước ta. Thống kê của Uỷ ban An
toàn giao thông Quốc gia cho thấy: năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông,
làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai
nạn giao thông.
Còn theo thống kê của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, bình quân mỗi ngày trôi qua lại
có hơn 30 người chết và hơn 30 người bị thương do TNGT. Số lượng mỗi tháng có khoảng

1.000 người chết và 1.000 người khác bị thương tật nặng, thậm chí là thương tật vĩnh viễn hậu
quả từ những vụ tai nạn giao thông rất đáng phải suy nghĩ và trăn trở.
Theo Cục CSGT đường bộ - đường sắt, trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã xảy ra
hơn 6.500 vụ TNGT, làm chết hơn 5.600 người và bị thương hơn 4.800 người. Điều rất đáng chú
ý là ngoài những con số thống kê trên còn có hơn 18.000 vụ va chạm giao thông khiến 23.000
người bị thương. Ngoài những thiệt hại rất lớn về tính mạng, xã hội còn phải gánh chịu hậu quả
nặng nề do tai nạn giao thông gây ra.
Thượng tá Trần Sơn- Phó phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý TNGT Cục CSGT
đường bộ - đường sắt cho biết: Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á thì Việt Nam mất
tới 885 triệu USD/năm cho chi phí tổn thất về người và vật chất do TNGT gây ra. Đó là chưa kể
đến nguồn nhân lực lớn của ngành Y tế dành cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cho các nạn
nhân. Con số thiệt hại này còn cao hơn cả tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cho 84 triệu dân trong
năm 2005 là 817 triệu USD…
Qua đó có thể thấy người sử dụng xe cơ giới – nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ cho
riêng người điều khiển xe cơ giới mà còn gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người
thứ ba. Bộ luật Dân sự quy định, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra.
Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do
chủ xe không đủ khả năng tài chính hoặc người gây tai nạn bị chết trong tai nạn.
Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa
đáng: Nhà nước quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là một biện pháp kinh tế mà các chủ xe có
trách nhiệm đóng góp về mặt tài chính để hình thành nên quỹ bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo
hiểm quản lý. Quỹ này nhằm bảo đảm bồi thường nhanh chóng, khắc phục hậu quả kịp thời, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe
cơ giới gây ra. Đặc biệt là trong trường hợp người gây tai nạn không có khả năng về kinh tế để
đền bù thiệt hại hoặc người đó cũng đã tử vong trong chính vụ tai nạn đó.
Thông qua quỹ này, các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc bồi thường, bù đắp cho
chủ xe khi gặp phải rủi ro sự cố tai nạn xảy ra, giúp chủ xe khắc phục được hậu quả tài chính, ổn
định sản xuất, góp phần ổn định kinh tế xã hội.
Ngoài ra quỹ này còn được sử dụng một phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất

thông qua việc đóng góp xây dựng những công trình phục vụ an toàn giao thông như các đường
thoát nạn, các biển báo nguy hiểm…và tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi về luật giao
thông, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông.
Như vậy, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trước hết nhằm mục đích nhân
đạo – bảo vệ người dân: nếu không may bị tai nạn giao thông, họ được bồi thường thiệt hại.
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới cũng có lợi cho chủ xe: nếu không may
gây tai nạn, Doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe
yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho
họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường.
Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới này quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm
bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do
xe cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ giới khắc phục được hậu quả tài chính, góp phần ổn
định kinh tế, xã hội.
3. Một số vấn đề trong mua bán bh xe cơ giới hiện nay :
Với nền kinh tế phát triển, hệ thống giao thông dần được cải thiện, phương tiện vận
chuyển cơ giới đường bộ ngày càng tăng. Tai nạn giao thông xảy ra hàng loạt do nhiều nguyên
nhân: ảnh hưởng của điều kiện môi trường, ý thức và sự hiểu biết về luật giao thông đường bộ
của con người, và dù cho hệ thống giao thông đường bộ đã được cải thiện tốt hơn nhưng vẫn
chưa đủ an toàn để phương tiện có thể chạy vớI tốc độ cho phép, hoặc do chất lượng của phương
tiện v.v… Tai nạn xảy ra bất ngờ gây tổn thất về người, tài sản, tổn thất về tài chính gắn liền với
trách nhiệm của chủ xe làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của chủ xe Chế độ Bảo hiểm bắt
buộc TNDS CXCG ra đờI (cụ thể là Nghị định 115/NĐ-CP ngày 17/12/1997 ban hành chế độ
BHBB TNDS CXCG và Quyết định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 về quy tắc biểu phí mức
trách nhiệm BHBB TNDS CXCG) đã khắc phục được hậu quả do tai nạn giao thông gây ra. Tuy
nhiên còn tồn tại một số điểm bất cập sau:
3.1 Về phía người mua bảo hiểm :
• Vì đây là loại hình BHBB nên hầu hết chủ phương tiện xe cơ giới chưa ý thức được tầm
quan trọng của loại hình bảo hiểm này. Đối với họ việc mua bảo hiểm có lẽ là để đối phó
với sự kiểm tra của CSGT và các cơ quan chức năng chứ không biết được đâu là quyền lợi

và nghĩa vụ của mình. Do đó người được bảo hiểm không mấy khi quan tâm, đọc kỉ và hiểu
rõ một hợp đồng BH.
• Vì mù thông tin nên khi gây tai nạn, chủ phương tiện thường bỏ trốn hoặc làm mất dấu vết
hiện trường. Điều nàu gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền đòi bồi thường của người được
bảo hiểm và quyết định bồi thường của nhà BH.
• Phần lớn người tham gia phương tiện giao thông ở nước ta không nhận thức đầy đủ rằng bảo
hiểm là biện pháp kinh tế huy động sự đóng góp của các chủ xe để hình thành quỹ bảo hiểm,
dùng để bồi thường, bù đắp cho những chủ xe bị thiệt hại khi có tai nạn hoặc bị nạn được trả
tiền bồi thường về người (nếu mua cả bảo hiểm cho người lái và người ngồi trên xe) và về
tài sản (nếu mua bảo hiểm vật chất).
• Nhiều người chẳng biết làm gì để lấy được bảo hiểm, hoặc có quá nhiều thủ tục công đoạn
phải làm để lấy được tiền bồi hoàn. Phải làm việc với bên cảnh sát để xác nhận tai nạn, phải
làm việc với bệnh viện để xác nhận thương tật, Chính vì có quá nhiều công đoạn và giấy
tờ rắc rối như vậy đã làm nản lòng các chủ xe khi giải quyết bồi thường vì vậy họ cho là BH
TNDS CXCG không được lợi gì nên không muốn tham gia
• Trong trường hợp tai nạn xảy ra, nhiều chủ xe không có thói quen hoặc không biết cần phải
gọi ngay cho công ty bảo hiểm để khai báo nên thời gian chờ tiền bồi hoàn đôi khi bị kéo
dài. Một số người được quyền đòi tiền bồi hoàn thì cho rằng, số tiền này chẳng đáng là bao
mà lại phải mất công đi lại, gặp cả cảnh sát giao thông.
• Không ít các chủ phương tiện giao thông khi tham gia bảo hiểm ý thức được tác dụng lợi ích
của loại hình bảo hiểm này nhưng họ đã lợi dụng tính tích cực của nó gây ra một số tác động
ngược trở lại cụ thể: khi chủ xe đã tham gia bảo hiểm xem thường tính mạng điều khiển xe
cố tình vi phạm luật giao thông gây ra tai nạn hoặc một số vụ tai nạn do xe cơ giới đã tham
gia bảo hiểm gây ra nhưng lái xe không biết hoặc bỏ chạy.
• Hiện nay, thời hạn của hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của CXCG thường là 1 năm. Khi
kết thúc năm đó thường thì chủ xe lại không tiếp tục tham gia bảo hiểm ( do lỗi củ quan hay
khách quan). Nếu trong thời gian đó có xảy ra tai nạn thì nạn nhân là người chịu thiệt thòi vì
không được nhà bảo hiểm bồi thường
• Nhiều ngườI còn nghĩ rằng mình có đủ khả năng để giải quyết hậu quả, và còn chủ quan là
tai nạn chỉ có thể xảy ra, không chắc chắc là sẽ xảy ra cho mình thì cần gì phải mất một

khoản phí vô ích. Vì vậy mà họ không muốn mua BHBB.
3.2 Về phía công ty bảo hiểm :
• DNBH không công khai minh bạch việc triển khai BHBB TNDS của CXCG đối với khách
hàng một cách cụ thể. Tức trong giấy chứng nhận bào hiểm không tách riêng phí cho phần
BHBB và BH tự nguyện để khách hàng phân biệt và không hiểu sai về BH. DNBH không
ghi rõ địa chỉ nhằm thuận tiện cho khách hàng thông báo tai nạn, tiếp nhận và xử lý thông
tin kịp thời, nhanh chóng nhất. Như vậy, cơ quan nào sẽ đứng ra kiểm tra, giám sát xem
DNBH đã thực hiện đúng chức năng của mình theo Pháp luật
• Hầu hết các DNBH không trực tiếp bán Bh cho KH mà họ ủy quyền cho đại lý. Đại lý chỉ
ghi sơ sài trên một tờ giấy mà được gọi là “giấy chứng nhận BH” và cấp cho khách hàng,
ngoài ra chẳng có một điều lệ nào. Điều này cũng ảnh hưởng đến ít nhiều thông tin mà
người được BH cần biết về quyền lợi của mình khi xảy ra tai nạn giao thông.
• Bộ phận tiếp thị chưa được phổ cập và đào tạo tố về chuyên môn, hầu hết họ chỉ được đào
tạo trong thời gian ngắn nên không thể giải thích rõ các sản phẩm BH khác nhau như:
BHTN lái xe phụ, BHTN người ngồi trên xe, BH thân xe… Chưa phổ cập rộng rãi thông tin
về sự cần thiết ích lợi của BHBB TNDS của CXCG cho công nhân, nhất là tầng lớp lao
động, giúp công dân nắm bắt thông tin tham gia Bh để có thể nhận được sự trợ giúp khi tai
nạn xảy ra. Hoặc là phần lớn các tư vấn viên của công ty bảo hiểm "né tránh" trong việc giải
thích các nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm. Do đó, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm,
HDBH không dược bồi thường. Làm cho người dân có cái nh́n tiêu cực về lĩnh vực bảo
hiểm
• Trên giấy “ chứng nhận bảo hiểm” thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia
quá ít, hầu như là không có. Phần nào hạn chế hiểu biết cua nguời tham gia bảo hiểm về sản
phẩm ḿnh đă tham gia. Từ ngữ được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm tương đối khó hiểu, ít
phổ biến cũng là trở ngại rất lớn cho người dân trong việc tiếp cận lĩnh vực này.
• Hồ sơ giải quyết bồi thường chứng nhận phức tạp, đôi lúc gây thất vọng cho người tham gia
bảo hiểm (vd: khi có tai nạn xảy ra, nhà Bh yêu cầu giữ nguyên hiện trường. Sau đó gọi
nhân viên của công ty BH xuống kiểm tra xử lư. Nhưng phần lớn các vụ tai nạn xảy ra với
thiệt hai "Nhỏ" cộng với t́nh h́nh giao thông như hiện nay th́ mấy ai đợi nhân viên công ty
BH xuông kiểm tra. Như thế vô h́ình chung trong hơp đồng BH đa xuất hiện yếu tố loại trừ

với những tổn thất nhỏ.
• Trong quy định về số tiền bảo hiểm, thêm phần trợ cấp là không hợp lý. Mức trợ cấp khác
nhau là không công bằng giữa những người mua BH. Đối với nạn nhân bị thiệt hại lớn
nhưng chỉ được đền bù ít do chủ xe mua BH với STBH thấp. Mặt khác, DNBH là hoạt động
kinh doanh, không phải là tổ chức nhân đạo, vì vậy phần trợ cấp nhân đạo này không thể là
quy định bắt buộc
• Trong trách nhiệm bồi thường, công ty BH có trách nhiệm bồi thường những khoảng thu
nhập thực tế bị mất/giảm. Tuy nhiên, hiện nay o VN việc xác định khỏang thu nhập thực tế
của người dân là một vấn đề nan giải. Mặt khác, theo luật định công ty BH chỉ bồi thường
cho những khoảng thu nhập "ổn định liên tục trong 6 tháng". .Vậy nhà bảo hiểm chỉ xác
định chính xác thu nhập mất giảm của nạn nhân khi họ có kê khai thu nhập, còn những nạn
nhân không có kê khai thu nhập, hoạt động tự do hoặc mới được tăng lương thì không xác
định chính xác được thu nhập mất giảm của họ Điều này cũng gây không ít thiệt hại cho 1
số người tham gia bảo hiểm.
• Sản phẩm đưa ra chưa hấp dẫn, sản phẩm còn mới lạ, nhiều người không hiểu thế nào là BH
trách nhiệm dân sự, thế nào là bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe …
• Bên cạnh số phí phải đóng hằng năm cho loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với xe cơ giới,
nhiều chủ xe còn bỏ ra khá bộn tiền để mua thêm một số loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
Thế nhưng, để có được khoản tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm quả không dễ! Khi tai
nạn xảy ra, khách hàng nào cũng phải thấm mệt vì bị “hành” khi đi đòi bảo hiểm
• Không hẳn bất cứ khách hàng nào bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để thu thập hàng đống hồ
sơ, giấy tờ đòi bảo hiểm cũng nhận được khoản tiền bồi thường. Nhiều trường hợp khách
hàng đã vô cùng bức xúc vì đã bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường một cách hết sức vô
lý.
• Nhiều khách hàng khi mua bảo hiểm xe cơ giới hiện nay cũng tỏ ra rất bức xúc vì những qui
định bất hợp lý trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm được ký kết có nội dung rất sơ
sài, trong khi đó những qui định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chỉ được qui định cụ thể
trong những quyết định, qui tắc khác mà công ty phát hành căn cứ theo các văn bản của Nhà
nước về vấn đề này. Các qui định ấy lại rất chung chung, nhất là các điều khoản về miễn trừ
trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm hoàn toàn mù mờ, khó hiểu. Từ đó dẫn đến

tình trạng công ty bảo hiểm có thể tùy nghi muốn bồi thường cho khách hàng nào cũng được
• Ngoài những nguyên nhân nêu trên, việc một số doanh nghiệp bảo hiểm triển khai những
phương thức cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn "chụp giật", cố tình lờ đi quyền lợi của
khách hàng, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định của pháp luật về trách nhiệm của hãng bảo
hiểm đối với khách hàng cũng là một yếu tố khiến cho thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ,
Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam phát triển khá chậm chạp
3.3 Về tính pháp lý :
Có sự rời rạc do các văn bản quy định không nằm trong cùng một luật KDBH và còn
nhiều bất cập vì chưa có sự thồng nhất giữa thực tế và lý thuyết :
• Theo Điều 4 NĐ 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 “những người bị thiệt hại về thân thể
và tài sản do chủ xe cơ giới đã tham gia BHBBTNDSCXCG gây ra, có quyền khiếu nại trực
tiếp doanh nghiệp bảo hiểm đòi bồi thường thỏa đáng và kịp thời theo đúng quy định của
pháp luật”. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm, hoàn toàn có lợi cho nhà bảo hiểm. Nạn
nhân sẽ khiếu nại ở đâu, được giải quyết như thế nào trong trường hợp xe không tham gia
bảo hiểm, hay chủ xe bỏ trốn
• Theo Điều 11 của Quy tắc bảo hiểm ban hành theo QĐ 299/1998/QĐ-BTC ngày 16/03/1998
“trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi
thường theo luật dân sự về những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ 3 và hành khách chuyên
chở trên xe theo họp đồng vận chuyển do việc sử dụng xe cơ giới gây ra”. Điều này càng
dẫn đến nhiều mâu thuẫn, vì theo Điều này người được bảo vệ là chủ xe cơ giới chứ không
phải nạn nhân.
• Theo điều 9 Quyết định 23: “ Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng
nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền
mà chủ xe cơ giới phải bồi thường theo bộ luật dân sự về những thiệt hại đã xảy ra cho
người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển do việc sử dụng
xe cơ giới gây ra”. Nhận định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ
giới có sự đi lùi: trước kia nạn nhân là người được thụ hưởng nhưng bây giờ theo QĐ 23
chủ xe là người được thụ hưởng.
• Theo điểm b khoản 2 điều 7 Nghị định 115:” Khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách

nhiệm bảo hiểm, chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bồi thường cho người bị
thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra…”Như vậy chỉ có
nạn nhận của xe có mua bảo hiểm mới được bồi thường mà trước kia tất cả các nạn nhân
đều được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.Điều này có lợi cho những nhà bảo hiểm thuộc
nhà nước.
• Khoản 2.2 Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC:"Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa
tài sản khi chưa có ý kiến của DN BH". Điều này là bất hợp lý trong thực tế vì thời gian để
chờ người giám định khá lâu, nên không thể để hiện trường như vậy trong khi các phương
tiện giao thông đang lưu hành.
• Về mức trách nhiệm tối đa, nếu người được bảo hiểm gây tai nạn cho nhiều người thì người
thứ 3 ở đây chúng ta nên hiểu như thế nào, số tiền 30 triệu / người sẽ giải quyết như thế nào
nếu nhiều người là nạn nhân.Việc này không có quy định rõ, sẽ là vấn đề rắc rối khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm
4. Giải pháp :
• Sự xuất hiện các trường hợp trên đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải có
văn bản pháp lý về xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và người được
bảo hiểm vi phạm luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới nói riêng. Bên cạnh đó cần có cơ quan chuyên trách trực tiếp giải quyết những vụ
tai nạn nằm ngoài hoặc chưa xác định phạm vi trách nhiệm của nhà bảo hiểm. Hơn thế nữa
chúng ta thấy cần thiết phải có sự phối hợp với cơ quan cảnh sát giao thông để kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện chế độ BHBB này. Có như vậy nghị định 115/NĐ-CP và quyết định
23/2003/QĐ-BTC mới được thi hành nghiêm chỉnh và nề nếp.
• Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý, sưả đổi một số điều bất hợp lý, bổ xung những
điểm khiếm khuyết trong luật. Tạo một hệ thống pháp lý thống nhất và ổn định trong thời
gian dài, tạo tâm lý tin tưởng vào luật pháp trong dân chúng.
• Nhà nước cần kết hợp với các công ty BH tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BH, pháp luật
BH trong dân chúng
• Kiến nghị nhà nước nên thành lập quỹ đảm bảo xe cơ giới. Hoạt động của quỹ này nhằm
giúp giải quyết những trường hợp mà chủ xe bị từ chối bồi thương của công ty bảo hiểm,
hay khi chủ xe bỏ trốn hoặc không mua bảo hiểm. Quỹ này sẽ hỗ trợ cho BHTNDS CXCG,

góp phần vào việc nâng cao lòng tin của người dân đối với nhà nước cũng như góp phần
thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển.
• Trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cẩn phân biệt rõ giữa phần phí bắt buộc và tự nguyện. Giải
thích rõ cho khách hàng về sự khác biệt giữa 2 phần phí đó.
• Phải có một đội ngũ đại lý tư vấn bảo hiểm thật chuyên nghiệp. Đây sẽ là những người chỉ
ra cho khách hàng thấy cái nên làm và không nên làm được phép làm và không được phép
làm, những cái lợi và hại khi người được bảo hiểm tham gia trong từng trường hợp. Dẫn đến
bớt tranh chấp và khiếu nại. Đội ngũ đại lý bảo hiểm hiện nay được đào tạo hàng loạt đôi
khi vẫn chưa nắm rõ căn bản bảo hiểm là gì phần lớn không hiểu biết về luật . Do đó họ
không cho khách hàng thấy được lúc nào khách hàng được bồi thường và lúc nào không.
Giải pháp cho vần đề này là trước hết công ty bảo hiểm phải có chương trình đào tạo đại lý
tư vấn bảo hiểm một cách chuyên nghiệp hơn, Đầu vào cần xem xét trình độ, chuyên môn,
khả năng của đại lý. Việc đào tạo cần có bài bản hơn, cả lý thuyết và thực hành nâng cao
trình độ chuyên môn nghịêp vụ cho họ , để khi đại lý tốt nghịệp một khóa huấn luyện đào
tạo họ có khả năng tư vấn cho khách hàng một cách rõ ràng và chính xác những vấn đề
người được bảo hiểm có thể gặp phải
• Các DNBH phải tiến hành ngay công khai hoá thông tin về phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và các loại hình bảo hiểm tự nguyện kèm theo
để tránh tình trạng các đại lý của mình ép buộc khách hàng mua cả những loại hình bảo
hiểm tự nguyện
• Các công ty BH nên có biện pháp xử lư thích đáng đối với những nhân viên sai phạm trong
việc tư vấn cho khách hàng nhằm nâng cao uy tín của các tư vấn viên "hoạt động đúng
lương tâm"
• Các công ty BH khi ký hơp dồng BHTNDSCXCG ngoài giấy chứng nhận BH ra nên đính
kèm theo đó quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BH (phần này sau khi xem xong,
người tham gia BH co thể cắt bỏ).
• Các DNBH phải thành lập tổ chức thông tin phục vụ, giải đáp khiếu nại, thắc mắc của khách
hàng về nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, như là: tổ chức các
đường dây nóng để tiếp nhận và trả lời kịp thời những thắc mắc của người dân xung quanh
vấn đề bán, chi trả tiền bảo hiểm… Với giải pháp này sẽ giúp giảm được các thủ tục phiền

hà cho khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
và việc giải quyết bồi thường bảo hiểm được đầy đủ, kịp thời
• Để bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới tiếp cận được với đông đảo quần chúng, nên lồng
ghép việc tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này vào các lớp đào tạo và cấp phép lái xe cơ giới
cho những người tham gia giao thông. Mặc dù muộn nhưng đây cũng là một giải pháp tương
đối phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về chế độ bảo biểm bắt buộc ở VN.
• Thiết lập hợp đồng bảo hiểm có thời hạn hơn 1 năm nhưng vẫn đóng phí định kì hàng năm,
trước khi đến hạn đóng phí kế tiếp doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo đóng phí cho chủ
xe, nếu trong thời gian này có xảy ra tai nạn thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
• Việc giám định tổn thất ngay từ đầu phải do một cơ quan chuyên giám định tổn thất thực
hiện như vậy tránh tình trạng quá tải cho các doanh nghiệp BH cũng như sự không chuyện
trong quá trình thẩm định của các nhân viên của doanh nghiệp BH. Cơ quan công an hoặc
các ban ngành có liên quan có thể dựa vào kết qua của bên giám định (hoặc đào tạo thêm
một phầnnghiệp vụ này cho cơ quan giám định) tránh trường hợp tai nan xảy ra phải đợi cơ
quan có thẩm quyền giải quyết hoặc trong trường hợp nơi xảy ra tại nạn quá hẻo lánh.
Mục lục:
I. Bảo hiểm bắt buộc: 2
1. Định nghĩa: 2
2. Phân loại: 2
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới: 2
1. Nghị định số 103/2008/NĐ – CP: 2
2. Vì sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là bắt buộc: 4
3. Một số vấn đề trong việc mua bán Bh xe cơ giới hiện nay: 5
3.1 Về phía người mua bảo hiểm: 6
3.2 Về phía công ty bảo hiểm: 6
3.3 Về tính pháp lý: 8
4. Giải pháp: 9

×