1
XÂY DỰNG SƯU TẬP GỐM TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM Ở
BẢO TÀNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Xây dựng sưu tập hiện vật là một hoạt động nghiệp vụ mang tính khoa
học trong cơng tác bổ sung kiện tồn kho cơ sở của bảo tàng. Thực sự làm
tốt việc xây dựng thì các sưu tập hiện vật gốc trong kho cơ sở mới được quản
lý một cách chính xác cả về số lượng và chất lượng để phục vụ cho nghiên
cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng, phục vụ trưng bày giáo dục – thông
tin của bảo tàng đối với quần chúng và xã hội.
Khi xây dựng và thực hiện dự án đầu tư xây dựng các sưu tập hiện vật,
nâng cao năng lực nghiên cứu của Bảo tàng Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, bên cạnh việc sưu tầm các
hiện vật Dân tộc học, sưu tầm tư liệu văn hóa phi vật thể, sưu tầm tư liệu
Hán - Nơm, sưu tập hiện vật văn hóa Đơng Sơn thì các chuyên viên ở bảo
tàng đã chọn gốm Chu Đậu từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một nguồn hiện
vật cần sưu tầm cho bảo tàng.
Từ dự án này, bảo tàng đã sưu tập một bộ sưu tập gồm 39 hiện vật,
chất liệu gốm sứ, niên đại khoảng thế kỷ XV thuộc dòng gốm Chu Đậu (tên
gọi chung của các loại gốm do nhiều lò gốm ở hai bên bờ sơng Thương, sơng
Thái Bình thuộc tỉnh Hải Dương sản xuất.
I.
MỤC ĐÍCH VÀ TIÊU CHÍ BẢO TÀNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA XÂY
I.1.
DỰNG BỘ SƯU TẬP GỐM TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM
Mục đích sưu tập
Sưu tập hiện vật bảo tàng chính là tiền đề, cơ sở cho việc hình thành và
phát triển của bảo tàng. Toàn bộ hoạt động của bảo tàng đều phải dựa trên cơ
sở hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa
2
học… và nó là trọng tâm của các khâu cơng tác nghiệp vụ khoa học bảo
tàng1.
Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa lựa chọn xây dựng bộ sưu tập hiện vật gốm
tàu đắm cổ Cù Lao Chàm nhằm hai mục đích chính.
Thứ nhất: bộ sưu tập hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm sẽ là
nguồn sử liệu chủ yếu, cơ bản nhất phục vụ cho nghiên cứu khoa học ở
nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với nội dung của bảo tàng.
Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa là một bảo tàng mà đối tượng phục vụ
chính của bảo tàng là sinh viên các ngành Khoa học xã hội nhất là ngành lịch
sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh, thầy cô giáo trong trường, một số khách khi tới thăm trường tham
quan, và sinh viên chuyên ngành bảo tàng, văn hóa của các trường trong khu
vực tới học tập, nghiên cứu.
Bộ sưu tập hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là bộ sưu tập hiện
vật gốc, là nguồn tư liệu quý, hiếm và độc đáo phục vụ cho thầy cô giáo, sinh
viên nghiên cứu khoa học xã hội cũng như việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc
khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm - một cuộc khai quật khảo cổ học dưới
nước nổi tiếng của nước ta cuối thế kỷ XX.
Con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An - Quảng Nam được các ngư dân
ngẫu nhiên phát hiện vào đầu thập kỷ 90, được khảo sát 3 đợt trong năm 1997
và khai quật trong 3 năm (1997-1999) ở một độ sâu gần 70m, ngoài khơi
cách đảo Cù Lao Chàm khoảng 20km về phía Đơng. Với sự huy động sức
người, sức của, với trang thiết bị tương đối hiện đại và một phương pháp lặn
đầu tiên được áp dụng đối với khảo cổ học dưới nước đã thu được những kết
quả khả quan. Trong suốt 3 năm lăn lộn với cuộc tìm kiếm này, đồn khai
quật đã thu được hơn 240.000 hiện vật nguyên vẹn và hàng hàng hiện vật vỡ.
1Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Cơ sở Bảo tàng học (giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao
đẳng ngành Bảo tàng, nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2008, tr199.
3
Những hiện vật gốm này chứa đựng trong nó cả một kho tàng tri thức về lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật của đất nước ta trong lịch sử.
- Sau khi trục vớt, chúng ta thấy được hàng hóa trên tàu chủ yếu là
gốm Việt Nam, có niên đại vào thế kỷ 15 tương ứng với gốm thời Lê Sơ.
Nguồn gốc có thể đốn định được là từ Chu Đậu, các lò gốm khác trên đất
Hải Dương, gốm kinh thành Thăng Long, một ít hiện vật gốm gia dụng của
Thái Lan, và gốm Chăm. Chúng tôi đồng tình với giả thuyết con tàu được
đóng ở Thái Lan, xuất phát từ Thái Lan đến Vân Đồn vào mùa xuân và sau
thời gian buôn bán quay trở về Thái qua khu vực cảng biển miền trung do
chở nặng, gặp gió nên bị chìm.
- Tàu đắm cổ Cù Lao Chàm chứa những hiện vật mang ý nghĩa về đạo
đức, những triết lý cao trong các đề tài thể hiện nghệ thuật gốm đạt đến đỉnh
cao và cho biết khả năng sáng tạo của người Việt xưa. Ngoài giá trị về sử
dụng, gốm còn đạt tới giá trị về thẩm mỹ rất lớn. Chính điều đó giúp chúng ta
phân biệt giữa các loại men, giữa gốm của Việt Nam và gốm trên thế giới.
- Gốm Cù Lao Chàm được khai quật dưới nước đầu tiên đã thu được
một số lượng lớn hiện vật khác nhau. Khơng chỉ có trang trí ở bên ngồi mà
cịn ở cấu tạo bên trong của gốm. Những hiện vật này mang một dáng vẻ
khác nhau nhưng đều có ý nghĩa về thẩm mỹ riêng. Trên bình diện khoa học,
gốm Cù lao Chàm cho biết nghề làm gốm lúc bấy giờ khá phát triển, còn
đứng về phương diện lịch sử thì xã hội lúc bấy giờ cũng đã dành nhiều thời
gian và tâm huyết để làm nên những sản phẩm gốm có mặt ở nhiều nước trên
thế giới. Yếu tố khoa học còn thể hiện ở khả năng tiếp nhận trên cơ sở của
gốm đất nung, của những men lam, họa tiết hoa dây, hình học để sáng tạo
thành những hình đặc thù góc cạnh.
- Gốm trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một bộ sưu tập đầy đủ về nền
văn hóa gốm vào thế kỷ 15. Những thơng tin khoa học trên gốm có thể giúp
4
các nhà nghiên cứu có nhiều tư liệu quý giá để suy xét, khám phá nhiều lĩnh
vực khác nhau.
- Con tàu là sự minh chứng cho sự tham gia vào con đường tơ lụa trên
biển của gốm sứ Việt Nam ở thế kỷ 15. Và là minh chứng xác định tính xác
thực của những hiện vật gốm sứ Việt Nam phát hiện ở các cảng biển, các di
tích khảo cổ học tại nhiều nước trên thế giới.
- Ngoài ra, khai quật con tàu cổ này không những đã cung cấp một số
lượng lớn hiện vật cho bảo tàng và phục vụ cho việc bán đấu giá cổ vật nước
ta trên đất Mỹ mà còn cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báo cho ngành khảo
cổ học dưới nước Việt Nam trên bước đường phát triển. Để phát triển, ngành
cần được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cấp, chính quyền và toàn thể
xã hội.
Từ những kiến thức thu thập được và những hiểu biết chúng tơi đã
phân tích, trình bày một cách hệ thống các giá trị con tàu đắm này đối với
việc nghiên cứu lịch sử (nghiên cứu lịch sử gốm sứ Việt Nam về kỹ thuật chế
tạo, cách trang trí hoa văn, các hoa văn thể hiện, các loại men gốm…, lịch sử
ngoại thương thời vua Lê Thái Tông, giá trị đối với nghiên cứu lịch sử mỹ
thuật); Giá trị đối với việc tìm hiểu con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 15 và sự
tham gia tích cực của hàng hóa Việt Nam trên con đường bn bán này; Giá
trị đối với việc tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống dân tộc; Giá trị về mặt
giáo dục và khoa học; Giá trị đối với bảo tàng và kinh tế trong đó trình bày
tính chất nhiều mặt của vấn đề đấu giá cổ vật, một vấn đề đang gây nhiều bức
xúc trong xã hội...
Thứ hai, bộ sưu tập hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đồng
thời cũng phục vụ cho công tác trưng bày – giáo dục – tuyên truyền.
Trong bảo tàng, công tác trưng bày được tiến hành trên cơ sở hiện vật
gốc và sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng2. Nếu như những cổ vật được
2 Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Cơ sở Bảo tàng học (giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao
đẳng ngành Bảo tàng, nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2008, tr200.
5
sưu tầm về mà chỉ mang cất giữ thì giá trị của nó sẽ rất hạn chế. Cho nên cổ
vật đó phải được mang ra giới thiệu rộng rãi đến công chúng để hôm nay và
mai sau biết được lịch sử văn hóa dân tộc. Nhìn lại q khứ để tự hào về nền
văn hóa lâu đời của vùng đất, con người trong nước Việt Nam ngàn năm văn
hiến.
Xác định được ý nghĩa như vậy nên từ khi sưu tập được bộ sư tập cổ
vật gốm từ tàu đắm Cù Lao Chàm, bộ sưu tập này đã được lựa chọn và đưa ra
trưng bày tại phòng trưng bày D2 đã cung cấp thơng tin tập trung, nhanh,
chính xác và phong phú của bộ sưu tập với công chúng; bảo tàng trường sẽ
thu hút hơn, hấp dẫn hơn cho sinh viên, và quý thầy cô đến chiêm ngưỡng,
thưởng thức và suy ngẫm. Từ đó nâng cao được ý thức và tri thức được làm
giàu và thỏa mãn những nhu cầu về nghiên cứu, học tập của sinh viên. Do đó
có thể nói trưng bày bộ sưu tập cổ vật gốm từ tàu đắm Cù Lao Chàm vừa góp
phần thực hiện tốt chức năng nghiên cứu vừa góp phần thực hiện chức năng
tuyên truyền, giáo dục của bảo tàng. Có được một bộ sưu tập cổ vật gốm từ
tàu đắm Cù Lao Chàm được là niềm mong ước của nhiều bảo tàng trên thế
giới. Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa được xây dựng với mục đích kết hợp khoa
học và thực tiễn trong công tác giảng dạy – nghiên cứu khoa học, bước đầu
đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, học tập của sinh viên các ngành khoa
học xã hội và Nhân văn đã rất may mắn khi được những nhà sưu tầm đổ cổ
nhượng lại bộ sưu tập này.
Bộ sưu tập này giúp các chuyên viên bảo tàng nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ trong công tác bảo quản hiện vật.
Nhưng hiện vật này do có q trình hơn 500 năm ngâm dưới lòng biển
sâu, tuy lúc khai quật lên đã được đoàn khai quật xử lý kỹ thuật, khử mặn…
tuy nhiên, trong quá trình bảo quản hiện vật cũng địi hỏi các bảo tàng phải có
những cách thức bảo quản phù hợp.
6
I.2.
Tiêu chí xây dựng bộ sưu tập
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là sự tập hợp liên kết hiện vật bảo tàng có
giá trị lịch sử - văn hóa – khoa học hàm chứa những thông tin tư liệu về một
hoặc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Chúng được liên kết với
nhau chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất dựa trên cơ sở những dấu hiệu
chung (đặc điểm chung) về hình thức thể hiện bên ngồi của hiện vật như
chất liệu, loại hình, chức năng sử dụng, kỹ thuật chế tác, hoặc nội dung bên
trong của hiện vật – lịch sử hiện vật như thời gian, khơng gian xuất hiện, tính
chất hiện vật, nhân vật, sự kiện, vẫn đề lịch sử, tác giải, chủ sở hữu hiện vật,
danh nhân…”3
Những dấu hiệu chung đó chính là những tiêu chí là cơ sở quan trọng
trong việc lựa chọn giải pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng trong kho
cơ sở của bảo tàng ở các loại hình khác nhau.
Trong bảo tàng, cơng tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt
động thường xuyên mang tính khoa học và là một hoạt động khoa học đặc
trưng. Đối tượng để xây dựng sưu tập chủ yếu là hiện vật bảo tàng. Tuy nhiên
không phải tất cả các hiện vật bảo tàng đều được xây dựng thành sưu tập, mà
bảo tàng phải nghiên cứu, lựa chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở các tiêu
chí xây dựng sưu tập của mỗi bảo tàng. Các bảo tàng có nội dung và loại hình
khác nhau thì thành phần hiện vật bảo tàng ở kho cơ sở và hệ thống trưng bày
cũng khác nhau. Do đó mỗi bảo tàng thuộc loại hình khác nhau cần phải tự
xác định và xây dựng các tiêu chí thích hợp để hình thành các sưu tập hiện
vật của mình phục vụ cho các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bảo tàng.
Hơn nữa, trong bảo tàng mỗi hiện vật bảo tàng thường mang nhiều dấu
hiệu đặc trưng, cho nên đòi hỏi cán bộ bảo tàng phải nghiên cứu sâu sắc đầy
đủ toàn diện nội dung và hình thức của nó, để có thể xếp hiện vật ấy vào bộ
3 Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Cơ sở Bảo tàng học (giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao
đẳng ngành Bảo tàng, nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2008, Tr201
7
sưu tập này hay bộ sưu tập khác cho phù hợp để phát huy được giá trị của sưu
tập.
Đối với bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, lại là một bảo tàng trường học,
nên bảo tàng phải vừa sưu tầm các hiện vật theo đề tài lịch sử như: thời kỳ
lịch sử từ thời đồ đá, đồng, sắt; các hiện vật thể hiện lịch sử phát triển, đấu
tranh dựng nước và giữ nước dân tộc; vừa phải sưu tầm các chủ đề về văn
hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, văn hóa tộc người; sưu tầm theo tiêu chí loại
hình hiện vật; sưu tầm theo tiêu chí cơng dụng hiện vật… nên trong bảo tàng
có rất nhiều bộ sưu tập với các tiêu chí khác nhau như: bộ sưu tập đồ đá thuộc
văn hóa Đồng Nai, bộ sưu tập đồ gốm văn hóa Ĩc Eo ở di tích Gị Tư Trăm,
Bộ sưu tập đồ gốm thời Lý, bộ sưu tập Cồng Chiêng của các dân tộc Tây
Nguyên, bộ sưu tập trang phục các dân tộc ở Tây Bắc, bộ sưu tập gốm Bát
Tràng, bộ sưu tập gốm Lái Thiêu,. bộ sưu tập gốm Chăm, bộ sưu tập đồ đồng
Phước Kiều, bộ sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm… trong số đó thì
bộ sưu tập hiện vật gốm từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một bộ sưu tập rất
quan trọng do nhưng ý nghĩa to lớn của nó mà chúng tơi đã trình bày ở phần
trên.
Bộ sưu tập hiện vật gốm Chu Đậu từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm được
xây dựng theo các tiêu chí:
-
Chất liệu: đồ gốm sứ
Nguồn gốc: gốm Chu Đậu nhưng có nguồn gốc từ di chỉ tàu đắm cổ Cù Lao
Chàm.
II.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG LỊCH
II.1.
SỬ - VĂN HÓA ĐÃ SƯU TẦM ĐƯỢC
Nguồn gốc:
8
Hiện vật do Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa – Trường ĐHKHXH & NV
sưu tầm được từ của Cửa hàng sành sứ mỹ nghệ Ngọc Loan (số 14, Lê Cơng
Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, Quận I, TP.HCM) năm 2010. Đây là những
hiện vật gốm Chu Đậu có nguồn gốc từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, có thể là
được dân vớt lên trước lúc con tàu được các cơ quan khai quật hoặc là dân
“mót” “vét” những hiện vật cịn sót lại sau khi cuộc khai quật đã tiến hành.
II.2.
Chất liệu
Sưu tập gốm Chu Đậu ở bảo tàng Lịch sử - Văn hóa gồm có 39 hiện
vật chất liệu gốm sứ được sản xuất vào khoảng thế kỷ XV. Đây cũng là
những hiện vật chủ yếu đã khai quật được ở tàu đắm cổ Cù Lao Chàm.
II.3.
II.3.1.
Các loại hình
Ấm Tỳ Bà.
Hiện vật có ký hiệu trong sổ Kiểm kê bước đầu (KKBĐ) của bảo tàng
là 2827. Hiện vật có kích thước cao : 22,7 cm, đk : 10 cm, được chế tác từ
bàn xoay với chất liệu chính là Gốm đất sét, phủ men hoa lam. Ấm cao,
miệng tròn nhỏ, cổ thon, thân phình to. Giữa thân đắp nổi 2 hoa văn chạm
lộng hình bơng cúc, dây hoa lá, nằm giữa 2 hoa văn chạm lộng là hình chim.
Tồn thân in hoa văn bông cúc. Quai cầm thon dài. Vịi dài, thon. Hiện vật
cịn ngun vẹn.
II.3.2.
Bình Kendi.
Hiện vật có ký hiệu KKBĐ của bảo tàng là KK2863/ G 164 và 2864/ G
165. Bình cao 15cm. Bình G164 trang trí lân và hoa lá cách điệu. Bình phình
to ở giữa thân. Có vịi và tay cầm. Phần cổ bình cao. Lỗ trịn cổ bình; Bình
G165 trang trí hoa văn hoa lá. Giữa thân phình phình to. Phần đầu và phần
đi nhỏ. Phần nối với thân phình to, đầu vịi nhỏ. Đầu vịi có trang trí hai
vịng.
II.3.3.
Đậu
9
Có ký hiệu KKBĐ của bảo tàng là KK 2866 và KK2867.
Hiện vật KK 2866 có kích thước là cao 10cm, ĐK miệng: 8,7 cm.
Hiện vật KK 2867 có kích thước là cao: 15cm, ĐK miệng: 10,5 cm.
Hai hiện vật thân và chân trang trí dây hoa lá. Bên trong đậu trang trí
hoa và sóng nước, phần chân đế được tơ đỏ. Men xanh trắng, bề mặt men có
vết rạn nhỏ.
II.3.4.
Bát miệng loe, chân đế cao
Hiện vật có ký hiệu trong sổ KKBĐ của bảo tàng là 2828. Hiện vật
gốm hoa lam có kích thước cao cao : 8 cm, đk : 11,2 cm. Bát chân cao được
chế tác theo kỹ thuật ve lòng, làm bằng bàn xoay. Thân bát vẽ hoa văn bông
cúc. Viền miệng mặt trong in hoa văn chấm trịn xung quanh.
II.3.5.
Bình ngọc hồ xn hoa lam (bình tỳ bà)
Hiện vật có ký hiệu trong sổ KKBĐ của bảo tàng là 2829, Hiện vật
gốm hoa lam có kích thước cao : 25,5 cm. Bình Tỳ Bà được chế tác từ bàn
xoay. Bình cổ thon, miệng loe nhỏ, thân phình to. Hoa văn chia làm 4 phần từ
miệng xuống đáy với các đề tài cây cỏ, hoa đào, hình vẩy cá.
II.3.6.
Đĩa
Trong bộ sưu tập này có 25 hiện vật loại hình đĩa. Có ký hiệu trong sổ
KKBĐ của bảo tàng là từ 2830 đến 2854. Gồm các loại đĩa tam thái, đĩa gốm
hoa lam, đĩa gốm hoa lam men rạn. Hoa văn trang trí trên các đĩa gồm các đề
tài như:
-
Trang trí mây cách điệu giữa trang trí cá chép đầu rồng (vẽ cá hóa long).
Đĩa trang trí hình lân và nhiều chấm trịn xung quanh, lân trang trí 2 vịng
trịn màu xanh lam. Miệng có gờ, gần miệng trang trí hình gương sen. Mặt
-
ngịai trang trí cánh sen màu lam.
Trang trí vẽ bơng cúc và viền bơng cúc. Miệng có gờ, gần gờ miệng trang trí
nhiều dấu x đậm nhạt. Mặt ngịai trang trí cánh sen và Hoa lá cách điệu; trang
trí bơng cúc ở tâm dĩa, xung quanh vẽ đường tròn và hoa lá cách điệu, phần
ngòai vẽ cánh sen.
10
-
Trang trí 2 cây có nhỏ ở tâm hiện vật. Xung quanh trang trí hoa lá.
Chính giữa dĩa trang trí 1 cành trúc. Xung quanh trang trí 2 vịng trịn và hoa
lá cách điệu. Mặt ngịai có trang trí hình cánh sen, lồng phía trong cánh sen là
-
trang trí cách điệu chữ.
Trang trí đề tài trúc tước, vẽ chim cúc đậu cành trúc, viền hoa văn chữ
-
“khánh”
Trang trí hình chim đậu cành mai, xung quanh trang trí 2 vịng trịn đồng tâm
-
và hoa lá cách điệu.
Trang trí hình cá, hoa cách điệu, vân mây, trong cặp vòng tròn đồng tâm, kế
tiếp là 1 vịng trịn thứ 3 và mơ tiếp trang trí hoa lá cúc đĩa có gờ đĩa trang trí
hoa dây.
Kích thước các đĩa này gồm 2 lồi. Loại đĩa lớn kích thước khoảng
đường kính mặt 36 cm và chiều cao đĩa 8cm. Loại đĩa nhỏ có đường kính mặt
23cm và chiều cao 5 cm.
II.3.7.
Hộp gốm nhỏ, hoa lam
Gồm 7 hiện vật. Chủ yếu là các hũ tròn loại nhỏ xung quanh vành vẽ
bơng cúc. Thân hũ vẽ hình chim sẻ đang bay và cành cây đan xen nhau. Các
hộp gốm này đều phủ men xanh trắng.
Kích thước: cao từ 4,2cm đến 4,9 cm. Đường kính miệng: 1,6 cm đến
2,1cm.
II.3.8.
Hũ vng
Hiện vật có ký hiệu trong sổ KKBĐ của bảo tàng là 2862.
Hũ có hình vng, được chế tác từ bàn xoay, chất liệu chính: đất sét.
Hũ gốm men xanh lam, miệng hũ nhỏ, trang trí bơng cúc và cặp vịng trịn.
Thân hũ trang trí hình trúc lan xen kẽ hình vảy cá theo mơ tiếp cách điệu và
hoa văn hình học. Nắp hũ trang trí hình nhụy hoa cúc.
Kích thước: Đường kính miệng hũ: 3,4 cm, chiều cao hũ: 9,4 cm, chiều
cao nắp hũ: 2,2 cm, đường kính nắp hũ: 4,1 cm
11
ĐỀ XUẤT HƯỚNG SƯU TẦM
III.
3.1. Lý do sưu tầm
-
Dòng gốm này có 18 chủng loại chính, hơn 100 chủng loại phụ như
đĩa, bát, bình, chén, quả đào có gắn tượng vẹt, các loại ấm trà, các loại nậm,
ống nhổ, bình vơi, tượng người quỳ nâng bình rượu, tượng cơ tiên, các loại
tượng động vật (sư tử, voi, cua, cá…). Trong số đó có một số đồ gốm lần đầu
tiên được phát hiện như chiếc bát hoa lam vẽ rồng. Đặc biệt, có loại mỏng
như vỏ trứng được dập hình chìm hoa lá và rồng4.
4 Phạm Quốc Quân, Tống Trung Tín (2000), Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước tàu
đắm cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) (1997 – 1999), Hà Nội.
12
-
Hoa văn trên gốm rất phong phú. Đề tài con người có các vị thần tiên,
phụ nữ quý tộc, cụ già câu cá, người cưỡi ngựa, chiến binh phi ngựa, trẻ em
nô đùa, trẻ em chăn trâu thổi sáo…
-
Đề tài động vật có rồng, phượng, sư tử, voi, hổ, ngựa, trâu, bò, cá chép,
ong, bướm, chuồn chuồn…
-
Đề tài thiên nhiên cây cỏ có hoa sen, tùng, mai, trúc, mẫu đơn, các loại
cây cổ thụ…
-
Tranh vẽ trên gốm có nhà cửa, sông nước, đường, núi non, mây trời…
Mỗi loại đề tài thể hiện nhiều kiểu, tư thế, nhiều đồ án biến ảo, nhiều hình vẽ
tạo nên sự phong phú đa dạng chưa từng thấy.
3.2. Hướng sưu tầm
Sưu tầm bổ sung thêm các loại hình gốm sứ cịn thiếu. Đặc biệt các
loại hình đặc trưng, phổ biến của dịng gốm này như bát, các loại ấm trà, các
loại nậm, ống nhổ, bình vơi…
Về các loại hình hiện vật đã có thì sưu tầm bổ sung thêm các kiểu hoa
văn trang trí đặc biệt những đề tài về con người, động vật và những đề tài về
sơn thủy…
Sưu tầm thêm các loại gốm thuộc dòng men nhiều màu, men trắng.
3.3. Địa điểm sưu tầm
-
Các cửa hàng buôn bán đồ cổ ở Hội An.
Hiện nay, theo khảo sát mới nhất của tác giả thì ở khu vực phố cổ Hội
An có khoảng 6 cửa hàng chuyên bán đồ gốm sứ cổ. Trong đó theo như giới
thiệu của các chủ cửa hàng đó thì phần đa hiện vật là những hiện vật sưu tầm
được từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Giá các hiện vật giao động trong khoảng
từ 300 nghìn đến 30 triệu tùy vào từng hiện vật. Giá trung bình mỗi bát, đĩa là
5 triệu đến 10 triệu. Các loại hình chính là bát, đĩa, bình Kendi, hộp gốm…
13
Do tính chất kinh doanh nên trong số các hiện vật bày bán không phải tất cả
đều là hiện vật thật, nhưng đây cũng là một nguồn hiện vật quan trọng mà
chúng ta có thể dễ tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm.
Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng Hải Dương.
-
Bảo tàng Quảng Nam và bảo tàng Hải Dương là nơi cất giữ số lượng
lớn hiện vật, đặc biệt các hiện vật vỡ. Những hiện vật này tuy không có giá trị
kinh tế cao nhưng nó cung cấp những giá trị khoa học lớn. Giúp nghiên cứu
một cách toàn diện hơn về lịch sử. Đây là nguồn hiện vật quan trọng mà
chúng ta có thể liên hệ sưu tầm để trưng bày, giới thiệu cho sinh viên chuyên
ngành cũng như sinh viên trong trường tham khảo.
Một số công ty bn đồ cổ ở Lê Cơng Kiều.
-
Ngồi ra, hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm cũng đang là một
trong những mặt hàng được bán nhiều ở phố Lê Cơng Kiều, Tp Hồ Chí Minh.
Nếu có điều kiện kinh tế, chúng ta cũng nên sưu tầm thêm từ các công ty ở
đây.
Xin, mua từ các bộ sưu tập tư nhân khác.
-
Các nhà sưu tập tư nhân cũng đang giữ một khối lượng lớn hiện vật
trong đó nhiều hiện vật đặc sắc, độc đáo. Đây cũng là một nguồn quan trọng
để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu, sưu tầm.
-
Các ngư dân vùng biển ở Quảng Nam
Trước và sau khi khai quật di tích tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, các ngư
dân vùng biển Quảng Nam trong quá trình hoạt động ngư nghiệp của mình đã
phát hiện ra di tích và vớt được rất nhiều cổ vật từ con tàu đắm này. Bên cạnh
một lượng lớn cổ vật được các ngư dân bán trục lợi và số hiện vật giao nộp
cho chính quyền, bảo tàng địa phương thì vẫn cịn rất nhiều hiện vật đặc biệt
các mảnh vỡ được các gia đình ở đây bảo quản. Nếu có cơ hội thực tế, tiếp
cận thì đây cũng là nguồn hiện vật mà chúng ta có thể sưu tầm được để bổ
sung, hồn thiện bộ sưu tập của bảo tàng.
14
KẾT LUẬN
Gốm sứ Việt Nam thế kỷ XV được xem là đã đạt đến đỉnh cao về loại
hình sản phẩm, nghệ thuật trang trí lẫn cơng nghệ sản xuất. Phần lớn các hiện
vật được khai quật từ con tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm thuộc dòng
gốm Chu Đậu đã chứng minh cho quá khứ vàng son của gốm Việt từ thế kỷ
XV – XVI. Vì vậy, có được một bộ sưu tập gốm sứ này ở bảo tàng Lich sử Văn hóa là sự cố gắng rất lớn của những nhân viên làm công tác sưu tầm tại
bảo tàng. Và đây là nguồn tài liệu quý báu phục vụ cơng tác tìm hiểu, học tập,
nghiên cứu của q thầy cơ giáo trong trường và tồn bộ các bạn học sinh.
Gốm Chu Đậu là dòng gốm rất phong phú về loại hình: bát chân cao,
bát chân thấp, đĩa lớn nhỏ các loại, chén, nậm, lọ, hủ, tước, bình vơi, nghiên
mực, bình tỳ bà, tượng người và một số loại động vật… Gốm chu đậu có
nhiều loại men như men trắng, hoa lam, men nâu, men tam thái (3 màu), ngũ
thái (5 màu)… Đề tài trang trí trên gốm từ phong cảnh đến người; các loại
15
động vật như chim, cá, vịt, dê, long, lân, quy, phụng, long mã; các hoa văn
hình học, mây nước, cánh sen… Vì vậy, để hồn thiện hơn cho bộ sưu tập
này địi hỏi nhân viên bảo tàng cần có chiến lược tiếp tục sưu tầm các hiện
vật thuộc dòng gốm này.
Bộ sưu tập này cũng có thể được bổ sung, hoàn thiện hơn nếu tiếp tục
sưu tầm tại các cửa hàng buôn bán đồ cổ ở Hội An, Bảo tàng Quảng Nam,
Bảo tàng Hải Dương, một số công ty buôn đồ cổ ở Lê Công Kiều, một số nhà
sưu tập tư nhân trong và ngoài nước, các ngư dân vùng biển ở Quảng Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Hồ sơ dự Án đầu tư xây dựng các sưu tập hiện vật, nâng cao năng lực
nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
2.
Tài liệu hồ sơ hiện vật bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
3.
Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở Bảo tàng học (giáo trình dùng cho
sinh viên đại học và cao đẳng ngành Bảo tàng, nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
4.
Phạm Quốc Quân, Tống Trung Tín (2000), Báo cáo kết quả khai quật
khảo cổ học dưới nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) (1997
– 1999), Hà Nội.
5.
Phạm Quốc Quân, Tống Trung Tín (2001), “Khai quật khảo cổ học
dưới nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam (1997 –
2000)”, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thông báo khoa học, Hà Nội.
16
6.
Trịnh Quang Vũ (2002), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb VH – TT,
Hà Nội.