Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.31 KB, 4 trang )
Nuôi tôm càng Hồ Tây
Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium
nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh
mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần
đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây
(Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965). Tôm càng cơ thể dài 5 –
10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi
càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 –
2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và
tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt,
lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con
cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.
Kỹ thuật nuôi:
Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.
Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và
thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 –
3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn
thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2
lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm
trong ao.
Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự
nhiên cho tôm.
- Không để tôm bị nổi đầu.
- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5
tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.
* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá.