KỶ NĂNG HOÀ GIẢI CỦA LUẬT SƯ
Các văn bản pháp luật liên quan:
1. Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2004
2. Nghị quyết số 01
3. Nghị quyết số 02/2006/
4. giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự phần viết về kỹ năng
hoà giải.
I. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA HOÀ GIẢI
Cần lưu ý đến tư cách tham gia:
1. Nếu Luật sư tham gia hoà giải với tư cách là người đại diện
đương sự thì chỉ có quyền đề xuất với đương sự
2. Nếu Luật sư tham gia hoà giải với tư cách là người được uỷ
quyền thì luật sư được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong
phạm vi được uỷ quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho khách hàng
3. Nếu Luật sư tham gia hoà giải với tư cách là người bảo về
quyền và lợi ích của đương sự thì chỉ có quyền tham vấn và đề
xuất với đương sự, không được quyền phát biểu
II. TÍNH BẮT BUỘC VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA CÁC THỜI
ĐIỂM HOÀ GIẢI
Các quy định của pháp luật về hoà giải:
1. Hoà giải ngoài tố tụng: là một điều kiện bắt buộc trong hoà
giải về tranh chấp đất đai, nhưng trong Hôn nhân gia đình thì
không bắt buộc hoà giải. Điều 135 của Luật Đất đai bắt buộc
phải có hoà giải cơ sở, xem như là một thủ tục tiền tố tụng.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất
2. Xác định các thời điểm hoà giải theo quy định của Bộ Luật
TTDS
• Hoà giải trước phiên toà sơ thẩm : là một thủ tục bắt buộc với
hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp quy định tại
điều 181 Bộ Luật TTDS. Đó là thời điểm chuẩn bị xét xử , Toà
án phải có những tiến hành hoà giải vì Toà án sẽ phải ban hành
các quyết định đó QĐ công nhận hoà giải thành. Điều 181 Bộ
LTTDS : “Đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc
trái đạo đức xã hội”
• Hoà giải trong phiên toà sơ thẩm : là thủ tục không bắt buộc
(Điều 220 Bộ Luật TTDS). Quyết định đưa vụ án ra xét xử
trong thời hạn từ 1 tháng đến 2 tháng (Khoản 3 Điều 176 Bộ
Luật TTDS). Trước phiên toà phải lập Biên bản hoà giải thành.
Tại phiên toà thì hoà giải sẽ được ghi nhận trong Quyết định
công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này sẽ
có hiệu lực ngay khi ban hành,đương sự không được quyền
kháng cáo kháng nghị
• Hoà giải ở cấp phúc thẩm: không phải là thủ tục bắt buộc
(theo điều 270 Bộ Luật TTDS). Khác với cấp sơ thẩm thì hoà
giải thành ở cấp phúc thẩm chia làm 2 giai đoạn : Hoà giải ở
giai đoạn chuẩn bị xét xử trước phúc thẩm thì Toà vẫn phải lập
Biên bản hoà giải thành nhưng vẫn phải xét xử để ban hành
quyết định công nhận sự hoà giải và Hoà giải ngay tại phiên toà
cấp phúc thẩm. Tất cả đều phải ban hành bản án công nhận sự
hoà giải thành
III. CHUẨN BỊ ĐỂ THAM GIA HOÀ GIẢI TRƯỚC KHI MỞ
PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
1. Yếu tố tâm lý
2. Các chứng cứ chừng minh yêu cầu của mỗi đương sự
3. Các quy phạm pháp luật cần được áp dụng để giải quyết
4. Thảo luận với khách hàng về phương án hoà giải : thông báo
cho khách hàng về tình trạng pháp lý của mình. Phân tích
những ưu thế và bất lợi của khách hàng. Phân tích những ưu thế
và bất lợi của đối phương. Các phương án hoà giải và phản ứng
của đối phương. Các phương án nhượng bộ lựa chọn các giải
pháp tối ưu. Luật sư chỉ đưa ra giải pháp
5. Phải chuẩn bị về tài liệu, chuẩn bị về lý lẽ, chuẩn bị về tâm lý
và cách ứng xử theo từng đối tác
IV. THAM DỰ HOÀ GIẢI CÙNG VỚI ĐƯƠNG SỰ
Luật sư phải tham vấn cho khách hàng đưa ra những yêu cầu hoặc
nhượng bộ đúng pháp luật và phù hợp với thoả thuận mà luật sư và khách
hàng đã trao đổi trước đó.Phải biết định lượng
Luật sư cần phải ghi chép đầy đủ, chi tiết diễn biến của phiên hoà giải.
Nếu như hoà giải không thành thì đây chính là tài liệu quan trọng để luật
sư chuẩn bị phương án bảo vệ tại toà án
V. TỔNG KẾT, LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA BÀI
GIẢNG
1. Vai trò của luật sư khi tham gia hoà giải với tư cách uỷ quyền