Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Điện Biên năm 2012 môn Lịch sử pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.47 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX với phong trào yêu
nước đầu thế kỷ XX theo mẫu sau:

Phong trào
Nội dung so sánh
Phong trào Cần vương
cuối thế kỷ XIX
Phong trào yêu nước đầu
thế kỷ XX
Bối cảnh lịch sử
Giai cấp lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Mục tiêu đấu tranh
Hình thức đấu tranh
Kết quả, ý nghĩa

Câu 2 (3,0 điểm)
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo


khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa
chọn ấy.
Câu 3 (4,0 điểm)
Trình bày những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng đầu năm 1930.
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 5 (4,0 điểm)
Nêu nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế
kỉ XX. Tại sao nói: “khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp”?
Câu 6 (2,0 điểm)
Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
nửa sau thế kỉ XX?

Hết

UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP CƠ SỞ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Lịch sử


Câu 1 (4,0 điểm)
Bảng so sánh cần làm rõ được những nội dung sau:


Phong trào


Nội dung
Phong trào Cần vương
cuối thế kỉ XIX
Phong trào yêu nước
đầu thế kỉ XX
Điểm
Bối cảnh lịch sử
Với Hiệp ước Patơnot (1884),
Thực dân Pháp đã hoàn thành quá
trình xâm lược việt Nam, triều
đình nhà Nguyễn hoàn toàn đầu
hàng TDP, Việt Nam thực sự trở
thành nước thuộc địa nửa phong
kiến.
Sau cuộc phản công kinh thành
Huế 7/1885 không thành. Tôn
Thất Thuyết lấy danh nghĩa Vua
Hàm Nghi đã hạ chiếu Cần Vương
kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên
giúp vua chống Pháp cứu nước.
TDP đã dập tắt được phong trào
Cần Vương, chúng bắt tay vào
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất. Xã hội Việt Nam bị phân hoá
sâu sắc, nhiều giai tầng mới xuất
hiện (tư sản, công nhân, tiểu tư
sản…)

Phong trào giải phóng dân tộc
nhất là ở Châu Á (Trung Quốc,
Nhật Bản) lên cao theo khuynh
hướng mới dân chủ tư sản đã tác
động và ảnh hưởng đến Việt Nam
1,0
Giai cấp lãnh đạo
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu
là Đinh Công Tráng, Phạm Bành,
Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện
Thuật, Phan Đình Phùng…
Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh
hưởng của khuynh hướng dân chủ
tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh và một số sĩ
phu yêu nước tiến bộ. 0,75
LL tham gia
Đông đảo quần chúng nhân dân,
trước tiên là nông dân
Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác
như: Tư sản, địa chủ, phú nông,
tiểu tư sản, nông dân… 0,5
Mục tiêu ĐT
Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp
vua khôi phục lại chế độ phong
kiến độc lập ở Việt Nam.
Các phong trào bị phân hoá:
Phong trào thì đánh đuổi thực dân
Pháp khôi phục chế độ phong

kiến, phong trào thì đánh đuổi
Pháp thực hiện cải cách xã hội
theo hướng mới. 0,5
Hình thức ĐT
Đấu tranh vũ trang Đấu tranh vũ trang, đoàn kết dân
tộc, cải cách xã hội, đấu tranh
ngoại giao… 0,5
Kết quả, ý nghĩa
Tạo ra một phong trào đấu tranh
vũ trang sôi nổi trong cả nước.
Tập hợp được đông đảo quần
Tạo ra một phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc sôi nổi, sâu
rộng như: PT Đông Du, Phong 0,75
chúng nhân dân tham gia. Gây cho
Pháp nhiều tổn thất, phải mất trên
10 năm mới bình định được Việt
Nam.
Tuy thất bại, phong trào đã thể
hiện tinh thần yêu nước, tư tưởng
trung quân, ái quốc của nhân dân
ta. Báo hiệu con đường cứu nước
theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn
toàn lỗi thời.
trào Duy Tân, Phong trào chống
thuế ở Trung kỳ. Các phong trào
đã thức tỉnh lòng yêu nước của
nhân dân.
Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể
hiện tinh thần yêu nước, sự tìm

kiếm con đường cứu nước, cứu
dân của các tầng lớp nhân dân và
thể hiện tinh thần dân tộc, tạo ra
động lực bên trong cho cuộc vận
động giải phóng dân tộc theo một
khuynh hướng mới.

Câu Nội dung Điểm
Câu 2
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan
tác động đến sự lựa chọn ấy.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng CMVS. Đó là con đường kết hợp giữa độc lập dân tộc với
CNXH, tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. 1,0
Những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy là:
- Chủ quan: Truyền thống gia đình, quê hương và hoàn cảnh đất nước đã hun
đúc trong Người tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm ra đi tìm một
con đường cứu nước mới để giành lại độc lập tự do cho cho dân tộc 0,5
- Khách quan:
+ Ở Việt Nam: Đầu thế kỉ XX con đường cứu nước theo khuynh hướng DCTS
do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng đã thất bại. NAQ rất khâm
phục tinh thần đấu tranh của hai cụ Phan, song cũng nhìn thấy những hạn chế
trong con đường cứu nước của họ. 0,5
+ Trên thế giới, con đường CM theo khuynh hướng tư sản đã trở lên lỗi thời.
Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hơn nữa cách
mạng XHCN tháng Mười Nga thành công, nhà nước XHCN đầu tiên trên thế
giới đã ra đời, từng bước khẳng định được tính ưu việt của mình. 0,5
-> Năm 1920, khi được đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, Người đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc VN. Vì vậy NAQ đã

quyết định đi theo Lênin, lựa chọn con đường CMVS. 0,5
Câu 3
Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam:
- Tính chất: CMVN phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân)
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-> Hai giai đoạn trên có quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau 0,75
- Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng. 0,5
- Mục tiêu: Giành độc lập tự do; lập chính phủ C-N-B thực hiện các quyền tự
do dân chủ… 0,5
- LLCM: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc tìm cách trung lập họ. 0,5
- LĐ: ĐCSVN (nền tảng tư tưởng là CN Mác-Lênin). 0,5
- Vị trí: CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG vì vậy phải đoàn kết quốc
tế. 0,5
-> Cương lĩnh thể hiện tính khoa học, sáng tạo, biết kết hợp đúng đắn vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp, thấm đượm tinh thần yêu nước. Độc lập tự do là tư
tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. 0,75
Câu 4
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Khách quan: Phát xít Đức và bọn quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh,
quân Đồng minh chưa vào Đông Dương -> tạo thời cơ cho CM tháng Tám.
0,5
- Chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của toàn
dân tộc.
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là HCM với đường lối CM đúng
đắn, sáng tạo (vận dụng sáng tạo CN Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của

VN)
+ Quần chúng đã được tập dượt và chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng đứng lên (15
năm xây dựng lực lượng chính tri, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách
mạng…)
+ Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết đồng lòng. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh đã
linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng
nhân dân nổi dậy giành chính quyền. 1,0
Ý nghĩa lịch sử:

- Trong nước:
+ Đánh đổ ách thống trị của TDP, phát xít Nhật, lật đổ chế độ PK, đưa nhân
dân lên địa vị người làm chủ đất nước, lập nên nước VNDCCH.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CMVN, mở ra kỷ nguyên mới: độc
lập tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng XH.
+ Đảng cộng sản ĐD đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện
tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo 1,0
- Quốc tế:
+ Góp phần vào chiến thắng chống CNPX, làm lung lay hệ thống thuộc địa
của CNĐQ.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa, phụ thuộc đặc biệt là Châu
Á, Châu Phi (trực tiếp là Miên và Lào) 0,5
Câu 5
Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau
thế kỉ XX:
* Nguồn gốc
- Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, của của sản xuất, nhằm đáp ứng
nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người.
- Do những vấn đề cấp bách của toàn nhân loại như: bùng nổ dân số, tài
nguyên vơi cạn, ô nhiễm môi trường…)
-> Cần phải chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới, nguyên liệu 1,25

mới, vật liệu mới thay thế trở nên hết sức cần thiết
* Đặc điểm
- Khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp.
- Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút
ngắn, hiệu quả KT ngày càng cao.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay trải qua 2 giai đoạn:
+ Từ những năm 1940 đến nửa đầu 1970.
+ Từ nửa đầu 1970 - đến nay: Cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ tạo điều
kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu.








2,0
* Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì: Mọi phát minh về kĩ
thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, Khoa học gắn liền với kĩ thuật,
khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước
mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất,
trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
0,75
Câu 6
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đặt ra cho Việt Nam những thời
cơ và thách sau:
* Thời cơ:
- Với những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa hoc – công nghệ hiên

nay. Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi về nhiều lĩnh vực (KT- XH, KH-
KT, trình độ quản lí…), từ đó có thể đi tắt đón đầu ứng dụng những thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến nhất, qua đó rút ngắn khoảng cách kinh tế, khoa
học - kĩ thuật so với các nước trong khu vực và từng bước hội nhập với thế
giới.
- Cuộc cách mạng này cũng tạo ra một không gian rộng lớn để VN quảng bá
về văn hoá, du lịch, thu hút vốn đầu tư, tìm kiếm bạn hàng và thị trường, từng
bước khẳng định vị thế của VN trên trường quốc tế. 1,0
* Thách thức:
Hiện nay cơ sở hạ tầng của VN vẫn còn thấp, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ,
trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế… Nếu không có
chiến lược khôn khéo, rất có thể bị các nước lớn thao túng về kinh tế, chính trị.
Đồng thời cũng tạo ra nhiều nguy cơ đánh mất truyền thống, bản sắc văn
hoá của dân tộc 1,0


Hết






×